Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNữ giảng viên gỡ chiếc "mặt nạ" cau có, nói về sứ...

Nữ giảng viên gỡ chiếc “mặt nạ” cau có, nói về sứ mệnh người thầy

(Dân trí) – “Trở thành giảng viên ở tuổi 22, tôi đi uốn tóc xù, mặc đồ chỉn chu, mặt mày cau có để xây dựng mẫu hình đạo mạo. Khi đó, tôi già như bây giờ”.

Đó là tiết lộ của TS giáo dục Nguyễn Thị Thu Huyền, nguyên giảng viên Trường Đại học Sư phạm TPHCM tại tọa đàm “Sách & sứ mệnh người thầy” được tổ chức tại Đường sách TPHCM mới đây.

Nữ giảng viên gỡ chiếc mặt nạ cau có, nói về sứ mệnh người thầy - 1

Các giảng viên chia sẻ tại tọa đàm “Sách & sứ mệnh người thầy” (Ảnh: Thu Hương).

Lãng phí thời gian của học sinh 

Hơn 20 năm về trước, tốt nghiệp thủ khoa, cô Huyền được giữ lại Trường Đại học Sư phạm TPHCM. Cô nhớ lại về hình ảnh của mình khi trở thành giảng viên ở tuổi 22: “Khi đó, vừa ra trường nhưng tôi già như bây giờ”.

Để xây dựng hình mẫu người giảng viên đạo mạo, cô nữ sinh vừa tốt nghiệp lúc ấy đi uốn tóc xù, mặc đồ thật chỉnh chu, mặt mày lúc nào nghiêm nghị, cau có…

“Nhưng giờ đây, qua hơn 20 năm trong ngành giáo dục, tôi nhìn về sứ mệnh người thầy vô cùng đơn giản. Sứ mệnh của người thầy là làm cho mỗi khoảnh khắc mà học sinh ở với chúng ta sẽ trở thành những khoảnh khắc có ý nghĩa nhất trong cuộc đời của các em”, TS Nguyễn Thị Thu Huyền cho hay.

Nữ giảng viên gỡ chiếc mặt nạ cau có, nói về sứ mệnh người thầy - 2

TS Nguyễn Thị Thu Huyền nói về sứ mệnh của người thầy (Ảnh: Hoài Nam).

TS Huyền kể, cô gặp nhiều giáo viên vùng sâu vùng xa rất khổ tâm trong việc duy trì hứng thú, động lực đến trường của học sinh. Họ suy nghĩ, lo lắng các em rơi vào vòng luẩn quẩn thất học, lấy chồng, sinh con, nghèo đói…

Cô chia sẻ với thầy cô, khoan nghĩ đến những điều này mà cần tập trung cho giây phút hiện tại. Ngày hôm nay, khi học sinh đang có mặt ở trường cùng với mình thì mình có thể làm gì để ngày hôm đó trở nên có ý nghĩa với các em.

Dự giờ ở nhiều tiết dạy học, bà Huyền phải nói rằng khoảng 20 phút trong giờ học, giáo viên đã dạy những điều không cần thiết. Đó là những học sinh đã biết và điều các em không cần.

Đó là chúng ta đang làm lãng phí thời gian của các em. 20 phút đó không chỉ là 20 phút mà phải nhân theo sĩ số học sinh trong lớp. 

Trong khi, sứ mệnh của người thầy là cần biến mọi khoảnh khắc với học trò trở nên có ý nghĩa. Trẻ đến với mình là trẻ sẽ học được điều gì đó có giá trị cùng những giây phút vui vẻ và hạnh phúc. Qua đó, trẻ mới nhìn thấy việc học là niềm hạnh phúc, sung sướng nhất.

“Với sứ mệnh này, người thầy sẽ trân quý từng giây phút chúng ta hiện diện trong cuộc đời của học sinh. Đây là định nghĩa, phương châm mà chính tôi cũng phải thực hành mỗi ngày”, TS Huyền bày tỏ.

Cãi không lại thầy, sinh viên bỏ thẳng ra khỏi lớp

Sau khi đi du học ở Anh về, bà Huyền cho hay mình là giảng viên có phong cách ăn mặc phải nói là “khác người”.

Bà nghe sinh viên chia sẻ lại, thích đến giờ của cô để xem hôm nay cô mặc đồ gì, đi đôi giày nào. Nhìn phong cách của cô, các em nhìn thấy sự phóng khoáng, cởi mở.

Nữ giảng viên gỡ chiếc mặt nạ cau có, nói về sứ mệnh người thầy - 3

Người thầy có thể học được nhiều từ sinh viên (Ảnh: Hoài Nam).

Đặc biệt, các em ấn tượng về việc có một giảng viên có thể thoải mái thừa nhận ý kiến trái chiều, phản biện, tranh luận từ sinh viên.

Nữ tiến sĩ cho hay, để làm được điều này, mỗi người thầy cần tâm thế thừa nhận giới trẻ bây giờ nhanh nhạy hơn, thông minh hơn mà mình có thể học được từ các em. Còn mình là sản phẩm của giáo dục truyền thống, của giáo dục công lập.

Bà Huyền thừa nhận, chỉ sau khi đi du học, bà mới thật sự học được về tư duy phản biện, đón nhận những tranh luận từ sinh viên. 

Người này nhớ lại, khi mới sang Anh, bà sốc với trường hợp một sinh viên mặt đỏ tía tai cãi nhau với thầy ngay giữa lớp. Cãi không lại, bạn này xách túi bỏ ra khỏi lớp, còn người thầy vẫn thản nhiên: “Ok, bye bye”.

Bà Huyền nghĩ nếu ở Việt Nam, người thầy bực mình có nhiều khả năng cho cả lớp nghỉ luôn giờ học đó. 

Chưa hết, đến tiết học sau, bạn sinh viên kia sau khi đã lên thư viện tìm hiểu thông tin, quay lại lớp… cãi tiếp với thầy. Người thầy sẵn sàng đón nhận điều đó, sẵn sàng tranh luận với sinh viên. 

Có những người thầy khác của mỗi người 

Cùng với tâm thế người thầy học được từ học sinh, những người thầy tham dự tọa đàm cũng cho hay, có những người thầy khác ở ngay bên cạnh mỗi người. 

Theo giảng viên, đại sứ văn hóa đọc TPHCM Trung Nghĩa, cha mẹ chính là người thầy đầu tiên và người thầy lớn của mỗi người, từ tiếng khóc lọt lòng đến trưởng thành.

Nữ giảng viên gỡ chiếc mặt nạ cau có, nói về sứ mệnh người thầy - 4

Giảng viên Trung Nghĩa và Giáng Ngọc nói về “người thầy khác” của mỗi người (Ảnh: Thu Hương).

Và một người thầy lớn khác có thể ở bên mình mọi lúc mọi nơi chính là sách. Để học tập suốt đời đòi hỏi người học phải học, phải đọc.

Ông Nghĩa băn khoăn dường như giờ đây các bạn trẻ khó tiếp cận với sách hơn. Có những cháu nhỏ khi đút cơm cũng phải có điện thoại trước mặt mới chịu ăn.

Để người thầy này có thể đi cùng các em suốt đời, ông Nghĩa cho rằng trước hết, ngay từ trong gia đình cần để sách mọi nơi, nhìn đâu cũng phải thấy sách để xây dựng tình yêu đọc sách cho trẻ. 

Có 3 năm làm việc tại Trường Đại học Ngân hàng TPHCM, MC Giáng Ngọc nêu quan điểm: “Người thầy bất hủ của mỗi người là sách”.

TS Nguyễn Thị Thu Huyền nói thêm, các thế hệ giờ đây phải trải qua các giai đoạn khủng hoảng tuổi 20, 30, 40… Và cách duy nhất để vượt qua khủng hoảng là học tập suốt đời. Ở đó điều cần nhất là việc đấu tranh về nội tâm và dám thừa nhận mình yếu kém để học hỏi.



Nguồn: https://dantri.com.vn/giao-duc/nu-giang-vien-go-chiec-mat-na-cau-co-noi-ve-su-menh-nguoi-thay-20241117085002792.htm

Cùng chủ đề

Đề xuất hỗ trợ giáo sư về dạy ở Đại học Hải Phòng 500 triệu đồng

Hải Phòng dự kiến hỗ trợ một lần đối với giảng viên là giáo sư (trong nước, ngoài thành phố) 500 triệu đồng, phó giáo sư 400 triệu đồng, tiến sĩ 300 triệu đồng khi về công tác giảng dạy tại Đại học Hải Phòng. ...

Vợ tướng Vịnh kể hậu trường viết ‘Người thầy’ giành 2 Giải thưởng Sách Quốc gia

Bà Đặng Thị Minh Ngọc - vợ cố Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - bày tỏ bà "vui và xúc động" khi nhận 2 Giải thưởng Sách Quốc gia cho cuốn sách của chồng. Tại lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia 2024, cuốn sách Người thầy của cố Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, do Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân phát hành, giành giải C và giải Sách được bạn đọc yêu thích. Bà Đặng Thị Minh Ngọc - vợ cố Thượng...

Câu nói của người thầy khiến nhiều người rơi nước mắt

Vượt qua nhiều định kiến, khó khăn, thử thách để đến với nghề giáo, nhiều người thầy đã trao đi những yêu thương, tin tưởng, niềm xúc động cho nhiều học trò và các đồng nghiệp của mình. ...

Giảng viên dạy trình độ tiến sĩ phải công bố ít nhất 50 bài báo khoa học

Giảng viên dạy trình độ tiến sĩ và thạc sĩ phải đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm trong tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học liên quan tới ngành đào tạo. Trong đó có yêu cầu cụ thể về số lượng...

Giảng viên đại bỏ phố lên núi sống như người nguyên thủy hiện ra sao sau 14 năm?

GĐXH - Câu chuyện đằng sau việc 2 giảng viên tại đại học danh giá nhất Trung Quốc từ bỏ công việc nhiều người mơ ước và trở thành người đi ngược xu thế xã hội đã được hé lộ. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cuộc hẹn 17 năm của tuyến metro đầu tiên ở TPHCM

(Dân trí) - Tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TPHCM từ những bước chuẩn bị đầu tiên đến đầu tư xây dựng nay đã hoàn thành, sẵn sàng đón hành khách sau 17 năm chờ đợi. 12 năm xây dựng, 5 lần lùi kế hoạch hoàn thành, 1 năm cuối cùng chạy nước rút là những cột mốc tượng trưng, gắn liền với tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Thời khắc tuyến đường sắt đô...

Liên ngành chung tay phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định

(Dân trí) - Lãnh đạo Cục Trẻ em khẳng định, mạng lưới phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp trẻ em lao động trái quy định của pháp luật và trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em đã được triển khai. Giảm tỷ lệ lao động trẻ emQuyết định phê duyệt Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030...

Hình mẫu trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Mỹ Sơn

Sau 25 năm được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa thế giới, Mỹ Sơn trở thành một quần thể kiến trúc Chămpa với những nhóm tháp được bảo tồn nguyên vẹn, cùng kho tàng văn hóa phi vật thể phong phú. Khu đền tháp đổ nát được vinh danh di sản Cách đây 25 năm, vào ngày 4/12/1999, khu đền tháp Mỹ Sơn được tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc (UNESCO) vinh danh...

Khu trưng bày thành tựu 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam diễn ra tại Hà Nội

Cục Kinh tế được Bộ Quốc phòng giao chủ trì triển khai Khu trưng bày thành tựu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân từ ngày 19-22/12, tại Hà Nội Sự kiện diễn ra nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Khu trưng bày được tổ chức góp phần tuyên truyền sâu rộng về truyền...

Con gái bầu Đức muốn mua 1 triệu cổ phiếu HAG

(Dân trí) - Bà Đoàn Hoàng Anh - con gái bầu Đức - muốn mua vào cổ phiếu của Hoàng Anh Gia Lai để gia tăng sở hữu. Bà Đoàn Hoàng Anh - con gái ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (mã chứng khoán: HAG) - đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu HAG từ ngày 23/12 đến 21/1/2025. Dự kiến sau giao dịch theo hình thức khớp lệnh, bà Hoàng Anh...

Bài đọc nhiều

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Chiếm 0,2% dân số, tại sao người Do Thái ‘ẵm’ nhiều giải Nobel nhất thế giới?

Giải thưởng Nobel, do nhà bác học Alfred Nobel thiết lập, là giải thưởng cao quý nhất để tôn vinh các nhà khoa học có đóng góp đặc biệt cho nhân loại trong các lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Y học, Văn học, Hòa bình và Kinh tế. Xét về mặt sắc tộc, người Do Thái là một trong những dân tộc ghi nhiều dấu ấn nhất trong lịch sử giải Nobel. Chỉ chiếm 0,2% dân số thế...

Cùng chuyên mục

IELTS 8.0, SAT 1560, vừa nhận học bổng 7,5 tỷ đồng du học Mỹ

Trần Nam Khánh, học sinh lớp chuyên Anh 12A3, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ vừa nhận được học bổng 7,5 tỷ đồng cho 4 năm học từ ngôi trường top đầu của Mỹ. ...

Lập hội đồng đánh giá lại luận án tiến sĩ bị kết luận đạo văn

Đại học Huế cho biết sẽ mời các chuyên gia để lập hội đồng thẩm định lại luận án tiến sĩ được xác định có đạo văn. Ngày 19-12, lãnh đạo Ban đào tạo và công tác sinh viên (Đại học Huế) cho biết...

“Đông ấm” trong giá rét của thầy trò vùng cao Hà Giang

Mùa đông, tại các vùng núi cao của tỉnh Hà Giang thường xuyên xuất hiện những đợt rét đậm, rét hại kéo dài. Trước tình hình đó, huyện Yên Minh đã triển khai nhiều biện pháp nhằm bảo vệ sức khỏe học sinh trong mùa đông khắc nghiệt. ...

Bao giờ ‘chốt’ phương án tuyển sinh?

Thời gian từ nay cho tới kỳ thi vào lớp 10 năm 2025 diễn ra không còn nhiều, nhưng tới thời điểm này học sinh lớp 9 và các nhà trường trên cả nước vẫn chưa biết phương án tuyển sinh. ...

Mới nhất

Tuyến cao tốc hơn 10.000 tỉ đồng chưa thu phí đã dặm vá lởm chởm

(NLĐO) - Tuyến cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết đưa vào vận hành từ tháng 5-2023 xuất hiện nhiều điểm ổ gà, sụt lún phải dặm...

Trẻ em di cư ở châu Phi cần được tăng cường bảo vệ

Ngày 18/12 hàng năm được biết đến là Ngày Quốc tế di cư, và trong bối cảnh của Kenya, đặc biệt là tại thủ đô Nairobi, việc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ trẻ em di cư trở nên càng cấp thiết hơn. Các cơ quan của Liên hợp quốc đã chỉ ra rằng trẻ em...

Quyết liệt tìm giải pháp duy trì mức sinh thay thế trên cả nước

Mức sinh trên toàn quốc đang có xu hướng giảm dưới mức sinh thay thế với tổng tỷ suất sinh năm 2023 là 1,96 con/phụ nữ. Đây mức giảm thấp nhất từ trước tới nay và dự báo sẽ tiếp tục giảm. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Ông Lê Thanh Dũng - Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế)...

Cần chủ động và sáng tạo trong việc lan tỏa những câu chuyện về nhân quyền

Nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948 – 10/12/2024), sáng 19/12 tại Hà Nội, Bộ...

Mới nhất