Dàn mẫu và NTK Lê Minh Phú trong sự kiện vừa diễn ra.
Chia sẻ về ý tưởng để ra mắt BST thời trang mang hơi thở “cổ trang” NTK Lê Minh Phú nói: “Cải lương là loại hình ca kịch sân khấu truyền thống, sản phẩm văn hóa nghệ thuật hình thành và phát triển trên mảnh đất Nam Bộ. Buổi đầu, nghệ thuật cải lương ra đời dần thay thế vị trí của hát bội trên sân khấu Nam bộ. Sự chuyển hướng trong tiếp nhận nghệ thuật sân khấu, diễn ra ở Nam bộ khá mạnh mẽ vào thập niên hai mươi của thế kỷ XX. Sân khấu cải lương ra đời xuất phát từ nhịp sống xã hội kinh tế, văn hóa,…; đồng thời đáp ứng thị hiếu thẩm mỹ nghệ thuật sân khấu của công chúng. Đó là lý do để Lê Minh Phú hướng giới mộ điệu thời trang quay về “Cội Nguồn” ra đời để hồi ức văn hóa dân tộc”.
Hot Tiktok – Á Hậu Doanh Nhân Việt Nam Lữ Ngọc Hiền
Nói về nghệ thuật cải lương, NTK Lê Minh Phú tâm tình: “Là một người yêu thích bộ môn cải lương, đậm đà bản sắc Nam bộ. Cải lương không chỉ cuốn hút tôi mà còn hàng triệu triệu người dân tộc Việt. Ở đó bộ môn nghệ thuật này, không chỉ vì nó là sân khấu với đèn màu rực rỡ, với đào kép đẹp, hát hay, diễn giỏi mà nó còn là cuộc đời. Sân khấu phản ánh cuộc đời bằng chính những mỹ cảm, hỉ – nộ – ái – ố của mình, chính vì chạm đến cõi lòng khán giả mà nó mang sức sống mãnh liệt trong mọi thời đại.
Từ khi ra đời đến nay, nghệ thuật cải lương trải qua chặng đường gần một trăm năm gắn bó với công chúng Nam bộ nói riêng, Việt Nam nói chung. Trong quá khứ, cải lương từng chiếm giữ vị trí độc tôn, được công chúng Nam bộ yêu chuộng và say mê. Giữa cơn lốc thị trường văn hóa – nghệ thuật đa dạng thì sân khấu cải lương vẫn có chỗ đứng cho riêng mình trong lòng khán giả”.
Người mẫu Lý Trinh.
Quán quân Tài danh tân cổ 2023
Ngày nay, xã hội đang vận hành trong xu thế toàn cầu hóa kết hợp với khoa học kỹ thuật thế giới phát triển nhanh chóng, thông tin bùng nổ, các loại hình nghệ thuật hiện đại ra đời đáp ứng nhu cầu thưởng thức của đa dạng khán giả.
Văn hóa, nghệ thuật nước ngoài nhanh chóng du nhập vào nước ta với các loại hình văn học, ca nhạc, điện ảnh,… Cải lương đang phải đối diện với những khó khăn nhất định trước xã hội thời đại (lượng khán giả bị thu hẹp, đội ngũ sáng tác và diễn viên chưa đáp ứng được những kỳ vọng của khán giả…).
Diễn viên – Vương Hoàng Khánh
Với tình hình đó NTK Lê Minh Phú muốn góp một phần giữ gìn và phát huy bộ môn nghệ thuật cả lương nói chung và trang phục cổ trang nói riêng. Và thật may mắn, khi mùa Trung thu năm nay, hình ảnh cổ trang của chị Hằng Nga cũng mang hơi thở của văn hóa truyền thống, gắn kết với “Cội Nguồn”. Giảng viên – NTK Lê Minh Phú rất vinh dự khi được ban tổ chức chương trình Đêm hội sắc nguyệt mời diễn bô sưu tập cổ trang mang tên Cội Nguồn.
NTK Lê Minh Phú (đứng giữa) cùng 2 người mẫu trong BST vừa trình diễn.
Nội dung BST “Cội Nguồn” kể về một cặp vợ chồng vừa giàu, vừa có lòng thương người luôn giúp đỡ người dân có hoàn cảnh khó khăn và bệnh tật hiểm nghèo. Một hôm người vợ thấy chuyện bất bình ở xã hội nên lên tiếng đấu tranh vạch trần tội ác… Sau đó, chân lý phơi bày, cô ta vẫn trở về cuộc sống cống hiến chia sẻ tình yêu thương cho mọi người.
Model nam Hồ Thanh Tú và model nữ Quỳnh Tâm.
Giảng Viên – NTK Lê Minh Phú nhận ra rằng cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa hơn nhờ sự sẻ chia giữa người với người, nhờ sự cho đi không tính toán, nhờ sự dâng hiến cho đời. Hết lòng vì người khác, xả thân đời mình, bất chấp hiểm nguy, đem hết tài năng, trí tuệ dâng hiến cho người, cho đời là tinh thần thiêng liêng của sự cống hiến. Tuổi trẻ hôm nay và mai sau cần dốc lòng, dốc sức cống hiến cho đời, viết tiếp những trang đời xanh tươi của thế hệ đi trước.
Với ý nghĩa nhân văn và mong muốn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, BST “Cội Nguồn” của NTK Lê Minh Phú đã gửi thông điệp có sức lan tỏa giữa thời đại công nghệ 4.0. Một thế giới mở và phát triển quá nhanh, đôi khi giới trẻ chúng ta bị ảo giác mà quên mất cốt lõi của giá trị truyền thống từng một thời hoàng kim.
NTK Lê Minh Phú (thứ 3 từ trái sang) nhận hoa từ Ban tổ chức chương trình.
NTK Lê Minh Phú đang là giảng viên chuyên ngành Thiết kế thời trang
Lê Minh Phú đã có hai bộ trang phục tự tay thiết kế lấy cảm hứng từ nhân vật Dương Quý Phi trong vở tuồng “Xử án Bàng Quý Phi”, được trình diễn và được đánh giá cao trong buổi bảo vệ tốt nghiệp tại trường đại học Công nghiệp TP HCM và chương trình Họp mặt kỷ niệm 38 năm ngày Nhà giáo Việt Nam tại trường Đại học Cửu Long cùng với bộ sưu tập của NTK Quỳnh Paris.
– Năm 2018-2020: Làm việc tại Công ty Cổ phần Đầu tư Mặt Trời Việt (Vietsun).
– Năm 2020, Lê Minh Phú đã có các bộ trang phục được trình diễn trong Chương trình “Chung dòng Mê Kông” và giao lưu văn hóa các nước Đông Nam Á tỉnh Bình Dương lần thứ VII.
– Năm 2020 đến nay: Là giảng viên ngành Thiết kế thời trang, Trường Cao đẳng Công nghệ cao Đồng An.
– Năm 2021: Huấn luyện viên của Mạng lưới Phụ nữ khởi nghiệp WSUN, đã có những chia sẻ hữu ích về ngành thiết kế thời trang cho người khởi nghiệp.
– Năm 2022:
+ Nhận bằng khen đã có đóng góp tích cực trong chương trình Giao lưu Văn hóa Nghệ thuật Kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc 2022 của đại sứ Nguyễn Phú Bình.
+ Đã thiết kế các trang phục trong các trích đoạn cải lương Việt Nam đặc biệt như bộ trang phục Lục Vân Tiên, Tử Thủ Tế Châu do Tài danh Tân cổ nghệ sĩ Hùng Vương thể hiện.
+ Nhận bằng khen hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm học 2021-2022 của trường Trường Cao đẳng Công nghệ cao Đồng An.
– Năm 2023 anh là cố vấn chương trình Scrap of Jeans- Make ADifference.
P. Nguyễn