Trang chủNewsThời sựNSƯT Phạm Việt Tùng và câu chuyện sau các thước phim vô...

NSƯT Phạm Việt Tùng và câu chuyện sau các thước phim vô giá ngày 30/4/1975

NSƯT Phạm Việt Tùng và câu chuyện sau các thước phim vô giá ngày 30/4/1975

(Dân trí) – “Tôi vinh dự được chứng kiến sự kiện lịch sử oanh liệt của dân tộc: Miền Nam hoàn toàn giải phóng, non sông thu về một mối!”, NSƯT Phạm Việt Tùng chia sẻ.

NSƯT, đạo diễn Phạm Việt Tùng là một trong số ít phóng viên chiến trường có mặt tại Dinh Độc Lập ngay thời khắc lịch sử vĩ đại của dân tộc – khi nội các chính quyền Sài Gòn đầu hàng quân Giải phóng vào ngày 30/4/1975.

Đi qua hai cuộc chiến, ở tuổi U90, đạo diễn – NSƯT Phạm Việt Tùng vẫn giữ giọng nói vô cùng hào sảng và nhiệt huyết. Ông say sưa kể với phóng viên Dân trí về một thời vác máy quay trên vai làm vũ khí ra chiến trường, về những câu chuyện sau các thước phim tài liệu vô giá và cả những kỷ niệm khó quên, những mảnh đời đau thương trong cảnh mưa bom bão đạn…

NSƯT Phạm Việt Tùng và câu chuyện sau các thước phim vô giá ngày 30/4/1975 - 1

Thưa đạo diễn – NSƯT Phạm Việt Tùng, trải qua 49 năm kể từ ngày miền Nam giải phóng thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), cảm xúc của ông thế nào khi nhớ về thời khắc lịch sử ấy?

– Khi đến Dinh Độc Lập, sào ổ cuối cùng của Ngụy quyền, tôi xúc động và hạnh phúc vô cùng vì biết mình không chết.

Lúc đó, tôi nghĩ, cha ông mình đã đóng góp rất nhiều sức lực cho các cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm, biết bao lớp người đã hy sinh, không biết độc lập tự do là gì nhưng chúng tôi lại biết cảm giác đó.

Tôi vinh dự được chứng kiến sự kiện lịch sử oanh liệt của dân tộc: Miền Nam hoàn toàn giải phóng, non sông thu về một mối!

Tôi rất sung sướng vì nghĩ đời con cháu mình không phải khổ nữa, các cháu được học hành, được biết chữ như người ta, nhân dân từ nay được độc lập, được tự do.

Trong thời khắc lịch sử đó, người dân hai miền Nam – Bắc ôm nhau vui sướng lắm. Có những người cười nhưng cũng có người buồn và khóc vì không tìm thấy anh em trong nhà mình.

Đặc biệt, trên gương mặt những sinh viên Sài Gòn – Gia Định ánh lên niềm sung sướng, tự hào. Những cảm xúc đó được gói gọn trong những thước phim tôi thực hiện.

Thời khắc lịch sử đó, ông đã quay được những thước phim vô giá về Sài Gòn ngày đầu giải phóng. Ông có thể kể những kỷ niệm, những khó khăn và cả những câu chuyện không thể  quên khi thực hiện những thước phim đó?

– Tôi không gặp khó khăn gì trong quá trình tác nghiệp để ghi lại những thước phim ngày đầu Sài Gòn giải phóng, chỉ hơn nhau ở chỗ góc nhìn chọn lọc. 

Tôi tìm đến Dinh Độc Lập. Vì là người miền Bắc nên tôi đã nhờ các sinh viên chở mình đi và chi trả xăng xe. Trên đường đi, tôi hỏi một anh bạn của tôi rằng: “Nguyên ơi, bây giờ biểu hiện cái gì là rõ nhất của chiến thắng?”. Tuy bạn tôi không trả lời kịp nhưng tôi nghĩ, trong thời chiến, khi thua, họ vứt súng ống xuống, còn bây giờ chế độ mới thì những đồ thuộc chế độ cũ, họ sẽ vứt đi.

Thế là cảnh xe tăng của ta nghiến lên lá cờ 3 sọc của Ngụy quyền là thước phim đầu tiên tôi quay về ngày đầu giải phóng 30/4/1975. Lúc đó, để quay được những thước phim có màu rất khó và đắt tiền. Tuy nhiên, tôi được tài trợ để quay và đến bây giờ những thước phim có màu đó vẫn rất đẹp, không bị bạc màu.

Không khí ở Dinh Độc lập trưa 30/4/1975 cũng khác lắm, người dân trong Sài Gòn ùa ra, vui sướng. Họ muốn xem gương mặt của những anh bộ đội. 

Cuộc sống của người dân Sài Gòn lúc mới giải phóng rất xáo trộn và nhiều hoàn cảnh khác nhau. Có người vui, có người khổ, có người được ra tù nhưng cũng có người giải phóng rồi không biết bám vào đâu. Họ vui sướng vì giành được độc lập, đuổi đế quốc ra khỏi đất nước, nhưng cũng không biết ngày mai đất nước sẽ ra sao.

Lúc đấy, tôi không nghĩ nhiều cho bản thân mình, chỉ nghĩ hết chiến tranh thì đất nước, người dân sẽ sống hòa thuận với nhau như thế nào.

Gia đình tan tác cũng nhiều, có những người chạy ngược chạy xuôi không gặp lại nhau. Song hơn tất cả, có đau thương, mất mát nhưng cuối cùng, dân tộc ta vẫn cùng chung một niềm vui chiến thắng.

NSƯT Phạm Việt Tùng và câu chuyện sau các thước phim vô giá ngày 30/4/1975 - 2

Nhắc đến đạo diễn, NSƯT Phạm Việt Tùng và những thước phim tài liệu vô giá của ông, không thể không nhắc đến hình ảnh máy bay B52 của Mỹ bốc cháy rực trời bên cột Truyền hình 58 Quán Sứ năm 1972. Ông đã quay được hình ảnh đó như thế nào? Cảm xúc của ông khi nhớ lại 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không?

– Hà Nội linh thiêng những ngày đó chìm trong cảnh “đất rung, ngói tan, gạch nát” nhưng luôn toát lên tâm thế hào hùng.

Cuối năm 1972 tại Hội nghị Paris, phía Mỹ tuyên bố “hòa bình đã ở trong tầm tay” khiến chúng ta lạc quan rằng cuộc chiến tranh Việt Nam sẽ chấm dứt.

Thế nhưng, Mỹ đã lật lọng, dùng B52 oanh tạc Hà Nội và một số thành phố ở miền Bắc Việt Nam. 

Lúc đó, tôi đang công tác tại Ban Truyền hình (thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam), nằm trong số những người ở lại Hà Nội làm nhiệm vụ, trong lúc lệnh sơ tán triệt để toàn thành phố được khẩn trương thực hiện.

Khi đó, mảnh đạn rơi rào rào trên các mái nhà, không biết sống chết thế nào nhưng tôi vẫn quyết tâm quay bằng được trận chiến hào hùng của quân và dân Hà Nội.

Tôi và các đồng nghiệp bất chấp nguy hiểm, có mặt trên các nóc nhà cao tầng giữa lúc hàng đàn máy bay của Mỹ dội bom ầm ầm xuống thành phố. Một trong những địa điểm tôi chọn để quay là tháp nước trên nóc Khách sạn Hòa Bình (Hà Nội) bây giờ.

Còn nhớ, đêm đông rét mướt 27/12/1972, tôi dùng một chiếc khăn cột người vào lan can tháp nước, cùng phụ quay Đắc Lương chờ đợi dưới làn mưa bom đang làm rung chuyển toàn thành phố.

Tôi hướng máy quay về phía phà Khuyến Lương, nơi tên lửa và cao xạ của ta đang mãnh liệt trút lửa lên bầu trời đặc quánh tiếng gầm rú của máy bay Mỹ.

Bất chợt, Đắc Lương hét lên: “Anh Tùng. Nó ở đằng này cơ, anh Tùng!”. Mọi việc chỉ diễn ra trong tích tắc, nên tôi không kịp ngắm, chỉ theo phản xạ bấm và chỉnh máy quay về hướng tay của người phụ quay.

Thế là hình ảnh pháo đài bay B52 như một quả cầu lửa khổng lồ ngùn ngụt trên bầu trời Hà Nội lọt trọn vào khuôn ngắm của tôi trong vài giây, sau đó nó rơi xuống phía đường Hoàng Hoa Thám.

NSƯT Phạm Việt Tùng và câu chuyện sau các thước phim vô giá ngày 30/4/1975 - 3

Đó cũng là “cảnh chốt” trong phim “Hà Nội – Điện Biên Phủ”, ông có thể chia sẻ thêm về bộ phim này?

– Ban đầu tôi nghĩ, muốn dùng cụm từ “Điện Biên Phủ” thì nhất định phải xin ý kiến Đại Tướng Võ Nguyên Giáp.

Thế là tôi đăng ký xin gặp Đại Tướng. Nghe tôi trình bày ý tưởng làm phim tài liệu mang tên Hà Nội – Điện Biên Phủ về cuộc chiến chống giặc Mỹ xâm lược miền Bắc và Thủ đô Hà Nội bằng pháo đài bay B52, Đại Tướng đi chậm rãi mấy vòng quanh chiếc bàn họp lớn suy nghĩ, rồi nói: “Đồng ý! Hà Nội – Điện Biên Phủ“!

Thế là những thước phim quý giá mà tôi tố cáo tội ác giặc Mỹ rải thảm bom tàn phá Thủ đô ta, đã tạo nên bộ phim Hà Nội – Điện Biên Phủ. Bộ phim đoạt Giải Đặc biệt Liên hoan phim Quốc tế tại Tiệp Khắc năm 1974.

Sau này ông còn quay phim tại chiến trường biên giới phía Bắc?

– Nói vui như các đồng nghiệp ở Đài Tiếng nói Việt Nam thì tôi là người tránh bom đạn giỏi nên được phân công lên Cao Bằng tác nghiệp trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979.

Tôi băng rừng, từ Tài Hồ Sìn sang Đông Khê, Thất Khê. Trời thì lạnh, mưa phùn, vắt rừng nhiều vô kể. Đói, khát, may lúc đó tôi còn có anh phụ quay đi cùng. Ba lô phim phải giữ gìn cẩn thận, không để cho bị ẩm. Sau đó, tôi lại được cử ra Ải Nam Quan. Chúng tôi đói nhưng vẫn nín thở để quay phim.

NSƯT Phạm Việt Tùng và câu chuyện sau các thước phim vô giá ngày 30/4/1975 - 4

Là nhà quay phim trưởng thành trong khói lửa của chiến tranh, bước vào cuộc chiến với tư cách là “người chép sử bằng hình”, hẳn mỗi bước chân qua chiến trường luôn để lại trong ông những kỷ niệm khó quên trong đó có cả những kỷ niệm đau thương nhất?

– Nhiều lắm, kể ra thì không biết khi nào mới hết. Tôi vẫn nhớ năm 1975, cả Đài Tiếng nói Việt Nam có 3 đoàn phóng viên, biên tập viên vào miền Nam.

Như bà Tố Uyên và ông Huỳnh Văn Tiểng – Phó Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam – vừa mới cưới thì lên xe đi vào Nam quay và xem đó là tuần trăng mật của mình.

Lúc ấy, chúng tôi đi mà không biết ngày về, cũng chẳng biết sống chết thế nào nhưng ai cũng tự hào “mình là con cháu Cụ Hồ”, đã quyết tâm đi thì phải làm được một cái gì đó. Trên đường chúng tôi vào Nam, hai bên vẫn còn đánh nhau.

Chúng tôi đi ngày đi đêm, quân giặc đánh phá các cây cầu nên phải đi vòng dưới vực, xong lại lấy đá chèn để xe vượt lên. Bom đạn ác liệt, làm gì có nhà ở trên mặt đất, chúng tôi phải ngủ hầm. Đoàn có nhiều biên tập, quay phim lại ít, nhiệm vụ của chúng tôi là ghi lại hình ảnh, sự thật.

Quần áo ướt hết nhưng máy quay mình vẫn phải đeo, phải giữ cho không bị ướt. Nếu máy bị ướt, hỏng thì khi vào miền Nam sẽ không có cái để quay và chuyến đi trở nên vô nghĩa. Vì thế, chết thì ai cũng sợ nhưng vẫn phải đi để hôm nay có được độc lập tự do cho đất nước.

Tôi đã nghĩ, lúc đó có thể chết đấy nhưng cũng có thể sống để tự hào rằng mình đã góp một phần nho nhỏ vào chiến thắng.

Đó là chuyện năm 1967, cô sinh viên Đại học Y Hà Nội xinh đẹp, tên là Ngô Thị Ngọc Tường, khám bệnh cho người dân ngoại thành. Sau đó 5 năm, cô chuẩn bị làm đám cưới, đã phát thiệp hồng tới bạn bè, người thân.

Nhưng đau thương thay, đúng một ngày trước đám cưới, trên đường đi làm từ Bệnh viện Bạch Mai về nhà ở khu vực Lò Đúc, cô đã bị bom Mỹ cướp đi mạng sống. Gia đình đưa xác cô về nhà, chiếc áo cưới trở thành tấm áo liệm. Những tấm thiệp cưới xơ xác trong căn nhà u ám. Giữa tình cảnh bi thương ấy, vẫn toát lên niềm tin chiến thắng.

Hay năm 1968, tôi có mặt ở trận địa Vĩnh Linh, nơi từng bị đế quốc Mỹ ném bom dữ dội nhất để ghi hình. Trên đường đi quay, tôi gặp 10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc. Nhưng khi quay hình trở về, các cô đều đã hy sinh. Đó là một trong những kỷ niệm đau thương khiến tôi nhớ nhất.

NSƯT Phạm Việt Tùng và câu chuyện sau các thước phim vô giá ngày 30/4/1975 - 5

Được biết, NSƯT Phạm Việt Tùng là người quay phim đầu tiên của đài Truyền hình Việt Nam may mắn được cầm máy quay đi theo Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những kỷ niệm, những lời dạy nào của Bác khiến ông xúc động, không thể nào quên?

– Bác Hồ luôn dạy chúng tôi: “Văn hóa văn nghệ là một mặt trận, người làm báo là một chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Mỗi người làm báo đều phải nâng cao trình độ của mình, làm điều gì cũng phải xuất phát từ nhân dân, phục vụ nhân dân.

Bác cũng luôn tạo điều kiện giúp đỡ cho những người quay phim, chụp ảnh. Lắm khi Bác hỏi: “Các chú có mang đủ phim không, nếu không mang đủ phim thì Bác đi lại cho mà quay”.

Bác Khánh Dư là người quay phim về Bác Hồ trong thời điểm đi sang Liên Xô. Bao giờ Bác cũng đi trước còn quay phim, trợ lý đi sau nhưng để có những bức ảnh, thước phim đẹp thì quay phim, chụp ảnh phải đi trước.

Bác biết người quay phim đó không quay được nên mới bảo lại rằng: “Cháu ơi, lúc nãy không quay được à? Bác đi nhanh quá nên cháu không quay được đúng không? Vậy Bác bước lại lên xe đi xuống để cháu quay nhé”. Rồi Bác chỉ cho quay cảnh này đến cảnh nào, quay như thế nào để thể hiện được tính chính trị, lòng tự hào dân tộc, sự ngang hàng của Việt Nam với thế giới.

Hay từng có một lần Bác họp Hội đồng Chính Phủ trong phòng tối, bằng mắt thường thì mọi người vẫn họp được nhưng nếu để quay phim thì không thể quay được vì không đủ sáng. Lúc đó, Bác bảo các chú trèo lên mái nhà, gỡ mấy tàu lá xuống, ánh sáng lọt vào là quay được ngay. Nói như vậy để thấy rằng, Bác rất hiểu nghề và gần gũi với anh em quay phim chúng tôi.

Hay có lần, các chị bên Hội Phụ nữ cứu quốc thấy Bác nhờ vá áo, mà áo lại sờn quá nên đã may tặng Bác cái áo mới, nhưng Bác kiên quyết không dùng, Bác để lại đến khi gặp mặt các cụ phụ lão xuất sắc thì Bác đem ra tặng. Còn với cán bộ thì Bác luôn căn dặn: “Phục vụ cách mạng thì làm thật nhiều, nhưng kể công với cách mạng thì kể ít thôi”.

Theo ông, điều gì quyết định ông trở thành “người chép sử bằng hình” xuất sắc?

– Tôi rất yêu nghề và dành nhiều thời gian cho sự nghiệp nên lập gia đình muộn. Cuộc đời tôi làm hàng trăm phim, mỗi một phim phải chọn cho mình đúng góc nhìn mà người dân trong nước cũng như thế giới quan tâm.

Phải có tính liên kết đến hiện tại thì phim của tôi mới có giá trị lâu dài. Và đặc biệt là phải có tính phản biện. Tôi nói gì cũng phải có lý giải.

NSƯT Phạm Việt Tùng và câu chuyện sau các thước phim vô giá ngày 30/4/1975 - 6

Ông có bị ám ảnh bởi những điều mà mình đã trải qua trong chiến tranh?

– Thật sự, có những đêm đang nằm, tự nhiên tôi chồm dậy vì nhớ đến tiếng bom, rồi nghĩ đến những cảnh mình trải qua trong quá trình tác nghiệp, cảm thấy tự hào vì mình có đóng góp nho nhỏ với cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Đôi lúc chúng tôi cũng “giận hờn” vì có những người trở về sau cuộc chiến không được đền đáp xứng đáng. Họ chịu đựng gian khổ để đánh giặc, bảo vệ Tổ quốc là việc đáng làm. Nhưng khi trở về, cuộc sống khó khăn, người ta không biết dựa vào đâu.

Rồi ngẫm nghĩ, thời xưa ông bà phải hy sinh, phải khổ cực như thế nào để có hòa bình, dù có khổ nhưng vẫn tự hào còn thời nay… có “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.

Cuộc chiến đã đi qua nhưng khi xem lại những thước phim tư liệu, những câu chuyện mà mình được chứng kiến, ông còn ấp ủ đề tài nào về chiến tranh?

– Tôi muốn kể câu chuyện về một người phụ nữ tên Nhàn (ở Đông Anh, Hà Nội), hiện vẫn còn sống. Cuộc đời của chị bất hạnh khi lấy chồng chưa được bao lâu, chưa kịp biết đời sống tình cảm vợ chồng như thế nào thì anh mất do bom B52.

Cách đây 26 năm, tôi được gặp chị và nghe câu chuyện rất đau thương ấy. Bản thân câu chuyện đã là lời lên án chiến tranh thuyết phục nhất, không cần phải kể thêm bom đạn hay ta thắng, địch thua…

Ở tuổi U90, làm sao NSƯT Phạm Việt Tùng vẫn toát lên sự minh mẫn, giọng nói hào sảng, sôi nổi và đầy nhiệt huyết, không có dáng vẻ gì của một người ở tuổi “xưa nay hiếm” cả?

– Thật sự, dù đã phải trải qua vất vả, nguy hiểm để có được từng thước phim trong chiến tranh nhưng tôi vẫn luôn tự hào và hạnh phúc khi chính khói lửa, bom đạn đã tôi luyện cho những người quay phim như mình một tinh thần quyết liệt, một cái tôi nghệ thuật đầy cá tính.

Đi qua hai cuộc chiến, ở tuổi này tôi thấy hạnh phúc vì giờ tôi vẫn có thể làm việc, không nghỉ ngơi. Tôi vẫn làm cố vấn lịch sử cho những bạn trẻ có đam mê với thể loại truyền hình bởi tôi luôn tâm niệm “cho đi là nhận lại”, chẳng bao giờ suy nghĩ thiệt hơn.

Thỉnh thoảng, tôi vẫn đến nói chuyện, trao đổi kinh nghiệm với các cán bộ, phóng viên các đài truyền hình Trung ương và địa phương như Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình TPHCM, Đài Phát thanh và Truyền hình Tuyên Quang… để đỡ “nhớ nghề”.

Còn cuộc đời thì thời bình hay thời chiến, bao giờ chẳng có đấu tranh, đấu tranh để trở thành một con người tốt, loại bỏ dần cái xấu. Tôi nuôi dạy con cái trở thành những con người tử tế và đó là hạnh phúc lớn nhất của một người cha.

Trân trọng cảm ơn ông vì những chia sẻ!

NSƯT Phạm Việt Tùng và câu chuyện sau các thước phim vô giá ngày 30/4/1975 - 7

Thiết kế: Hữu Bách

Nội dung: Hương Hồ

01/05/2024 – 06:11

Dantri.com.vn
Nguồn: https://dantri.com.vn/van-hoa/nsut-pham-viet-tung-va-cau-chuyen-sau-cac-thuoc-phim-vo-gia-ngay-3041975-20240429135935401.htm

Cùng chủ đề

NSƯT Hoài Anh rạng rỡ tuổi 42, hé lộ bí quyết cân bằng sự nghiệp, gia đình

NSƯT Nguyễn Thị Hoài Anh sinh năm 1982, sinh ra trong gia đình có truyền thống nghệ thuật khi ông ngoại là NSND Mạnh Tuấn, bác là NSND Minh Thu, các cậu là biên đạo múa NSƯT Tuấn Khôi, NSƯT Tuấn Kha.Cô thi đỗ Học viện Múa Việt Nam hệ 7 năm khi 11 tuổi. Năm 2006, Hoài Anh đỗ khoa múa của Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, sau đó tốt nghiệp thủ khoa và...

Khám phá văn hoá qua “Kiến trúc đô thị và cảnh quan Sài Gòn

Sách dày 392 trang, gồm 4 chương: Giới thiệu về Thành phố Hồ Chí Minh; Sài Gòn - Chợ Lớn xưa và nay; Các kiến trúc đô thị tiêu biểu của Thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn; Di sản kiến trúc, văn hóa và lịch sử - Tổng quan...

Bạn trẻ viết sổ tang tại lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Bác là thần tượng của chúng con

Khán phòng nơi viết sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nhiều người trẻ lưu lại, xúc động ghi chia sẻ với người lãnh đạo đáng kính, "thần tượng" như một số bạn ghi trong sổ tang. Có thời điểm 24 bàn ghi sổ tang đều là các bạn trẻ cặm cụi viết. Dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại TP.HCM Bạn Thảo Nhi xúc động viết sổ tang chiều 25-7 tại lễ...

NSƯT Lan Anh: Giảng viên nổi tiếng dạy nhiều ca sĩ tài năng, kín tiếng đời tư

Từ biệt danh "chim sơn ca" đến giảng viên thanh nhạc NSƯT Lan Anh sinh năm 1976 tại Nam Định. Cô ghi dấu ấn qua các ca khúc: Cô gái vót chông, Cánh chim báo tin vui, Người lái đò trên sông Pô Cô, Trường ca sông Lô, Lời ca dâng Bác... Năm 2023, cô vinh dự được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT). Hiện tại, ngoài vai trò ca sĩ, Lan Anh còn là giảng viên...

Dinh Độc Lập – Biểu tượng của thống nhất đất nước

Dinh Độc Lập là một công trình kiến trúc đặc sắc, một di tích lịch sử đặc biệt và là biểu tượng của Sài Gòn – TP.HCM. Dinh Độc Lập không chỉ là một “chứng nhân” lịch sử, nơi lưu dấu mốc son chói lọi – chiến thắng ngày 30/4/1975, mà còn là một biểu tượng của sự hòa hợp, thống nhất đất nước, đúng như tên gọi ngày nay của công trình này – Hội trường Thống Nhất.   Vnews Nguồn:https://vnews.gov.vn/video/dinh-doc-lap-bieu-tuong-cua-thong-nhat-dat-nuoc-119174.htm

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hà Nội: Quán cà phê rộng 1.600m2 với 3 tấn sách đặt trên chiếc kệ khổng lồ

(Dân trí) - Quán cà phê mới mở nằm tại quận Hoàng Mai, Hà Nội, thu hút phần lớn tệp khách hàng trẻ tới chụp ảnh và trải nghiệm nhờ không gian giếng trời độc đáo có kệ sách khổng lồ chứa khoảng 3 tấn sách. Dù tới vào ngày trong tuần nhưng lượng khách tới quán cà phê Tiny Revolution khá nhộn nhịp. Trong đó, đa phần là giới trẻ tới trải nghiệm không gian mới, học tập, làm...

Chủ tịch nước kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu tại “Quân đoàn chủ lực”

(Dân trí) - Chủ tịch nước Lương Cường yêu cầu Quân đoàn 12 duy trì nghiêm nề nếp, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng quân đoàn "tinh, gọn, mạnh", luôn luôn là quân đoàn chủ lực, cơ động chiến lược số 1. Sáng 18/12, Chủ tịch nước Lương Cường đến thăm, động viên và kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu tại Quân đoàn 12 (Bộ Quốc phòng), nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân...

Mặt bằng “xôi đỗ” 20 năm, khu đô thị tại huyện Mê Linh có tiến triển mới

(Dân trí) - Sau 20 năm, những vướng mắc về giải phóng mặt bằng, quy hoạch tại Khu đô thị Chi Đông (huyện Mê Linh, TP Hà Nội) đang được UBND TP Hà Nội tháo gỡ. Cử tri đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo rà soát, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án Vinaconex tại thị trấn Chi Đông có tổng diện tích khoảng 75ha. Tuy nhiên, hiện nay dự án mới hoàn thành giải...

Công chức, viên chức cấp xã dôi dư được hỗ trợ tối đa 100 triệu đồng

(Dân trí) - Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành nghị quyết hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức và người hoạt động không chuyên trách dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tối đa 100 triệu đồng/người. Ngày 18/12, Hội đồng Nhân dân tỉnh Gia Lai đã công bố nghị quyết về việc hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không chuyên trách bị dôi dư...

Cận cảnh dự án Movenpick Central bị thu hồi đất vì nợ thuế 98 tỷ đồng

Dự án Movenpick Central với tổ hợp khách sạn và nhà ở kết hợp kinh doanh - shophouse nằm trên đường Quách Xuân Kỳ, phường Hải Đình, thành phố Đồng Hới (Quảng Bình).Theo hợp đồng ký kết với Sở Xây dựng Quảng Bình, nhà đầu tư là Công ty cổ phần Việt Group thực hiện dự án trong thời gian 29 tháng, hoàn thành vào ngày 15/3/2023.Đến nay, thời gian thực hiện hợp đồng quá hạn gần 2 năm...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy ở tỉnh Thái Bình

Chiều 10/12, Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng Kỳ họp thứ 37 triển khai các văn bản của Ban Chỉ đạo tỉnh về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo tổng kết Nghị...

AFF Cup 2024: Cơ hội cho đội tuyển Việt Nam khắc chế Indonesia

HLV Kim Sang-sik cùng trợ lý đã theo dõi rất kỹ màn thể hiện của Indonesia để vạch ra con đường chiến thắng cho đội tuyển VN, trong trận đấu giữa hai đội vào ngày 15.12 trên Sân vận động Việt Trì (Phú Thọ). THIẾU SÓT CỦA INDONESIA Trận hòa 3-3 trước Lào là cú ngã đau đớn của đội tuyển Indonesia, ngay trước khi thầy trò HLV Shin Tae-yong bước vào trận quyết đấu với VN trên sân Việt Trì vào 20 giờ...

Cùng chuyên mục

Đà Lạt vào mùa đón khách quốc tế

Đà Lạt đang làm mới sản phẩm với những dịch vụ du lịch từ văn hóa và tài nguyên thiên nhiên, để đón dòng khách trong và ngoài nước dịp cuối năm. Du khách Hàn Quốc chụp ảnh tại Đường hầm điêu khắc - Ảnh: QUANG ĐỊNH Ngày 17-12, đoàn chuyên gia trong nước và quốc tế, các sinh viên, doanh nghiệp du lịch, lữ hành đã có dịp tham quan nhiều điểm đến mới của Đà Lạt, nhằm hiểu thêm các...

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở khu vưc biên giới biển tỉnh Sóc Trăng: Hệ thống chính trị vào cuộc – Người dân...

Sóc Trăng xác định công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, để đảm bảo sự nhất quán và sớm phát huy hiệu quả các chương trình, dự án, từ đó đóng góp vào sự phát triển toàn diện và bền vững của tỉnh. Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra trong thời gian qua, là nhờ tinh thần đoàn...

Anh Nguyễn Tường Lâm giữ chức Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam

Ủy ban Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam khóa IX đã hiệp thương cử anh Nguyễn Tường Lâm, Bí thư T.Ư Đoàn, Phó chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam khóa VIII, giữ chức Chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam khóa IX. Chiều 17.12, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, thủ đô Hà Nội đã diễn ra Hội nghị lần thứ nhất Ủy ban Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam khóa IX, nhiệm...

Yên Bái: Bồi dưỡng kiến thức kỹ năng cho lực lượng cốt cán, Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Trạm Tấu

Nhằm nâng cao kỹ năng tuyên truyền, vận động cho lực lượng cốt cán, Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Trạm Tấu, Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái đã tổ chức 2 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng. Nguồn kinh phí thực hiện thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG...

Phát triển kinh tế – xã hội gắn với xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc

Kinhtedothi-Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 18/12, UBND phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm tổ chức tổng kết công tác xây dựng nền Quốc phòng toàn dân năm 2024. Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn tham dự chương trình. Báo cáo của UBND phường Tràng Tiền, quận Hoàn...

Mới nhất

Gần 1.000 lượt khách tìm hiểu dự án xanh

Ngày 14/12, sự kiện giới thiệu dự án Essensia Sky với chủ đề “Đất lành hoa nở” diễn ra tại TP.HCM, thu hút và ghi dấu ấn đậm nét trong lòng đông đảo khách hàng, nhà đầu tư. Gần 1.000 lượt khách tìm hiểu dự án xanh - sức khỏe Essensia Sky tại Nam Sài Gòn Ngày 14/12, sự kiện...

Giá xăng dự báo tăng trong kỳ điều hành ngày mai 19/12/2024

Giá xăng trong nước ngày mai (19/12) được dự báo tăng, nếu không tác động đến Quỹ bình ổn giá xăng dầu, giá xăng có thể tăng từ 350-370 đồng/lít. Ngày mai (19/12) là đến kỳ điều hành giá bán lẻ xăng dầu theo Nghị định 80/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị...

Anh Nguyễn Tường Lâm giữ chức Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam

Ủy ban Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam khóa IX đã hiệp thương cử anh Nguyễn Tường Lâm, Bí thư T.Ư Đoàn, Phó chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam khóa VIII, giữ chức Chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam khóa IX. Chiều 17.12, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, thủ...

Cận cảnh những tuyến đường ở TPHCM dự kiến mang tên các nhà lãnh đạo

TPO - Nhiều tuyến đường được dự kiến đổi tên sau Kỳ họp thứ 20, HĐND TPHCM khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 biểu quyết thông qua Nghị quyết về đặt tên đường, công trình công cộng và điều chỉnh lý trình trên địa bàn TPHCM. TPO - Nhiều tuyến đường được dự kiến đổi tên sau Kỳ...

Bên trong khu xạ trị ung thư đầu tiên ở Hà Tĩnh

TPO - Khu Xạ trị kỹ thuật cao của Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh được đầu tư hệ thống máy móc hiện đại, bác sĩ chuyên môn cao, dự kiến đi vào hoạt động vào cuối năm 2024. 18/12/2024 | 14:30 ...

Mới nhất