Trang chủKinh tếNông nghiệpNông sản Việt thích ứng nhanh để giữ thị trường

Nông sản Việt thích ứng nhanh để giữ thị trường


EU ra quy định mới về thuốc bảo vệ thực vật: Nông sản Việt thích ứng nhanh để giữ thị trường   - Ảnh 1.

Theo TS.Ngô Xuân Nam (ảnh)- Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hàng nông sản Việt Nam muốn giữ được thị trường EU thì người sản xuất (cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp) cần chủ động cập nhật thông tin, điều chỉnh quy trình sản xuất, kiểm soát chặt chẽ hơn đối với các mức dư lượng tối đa cho phép (MRL) ở mức thấp (0,01 ppm) để đáp ứng được quy định của EU trong thời gian tới.

Vừa qua, EU có thông báo quy định mới về thuốc bảo vệ thực vật, ông có thể thông tin cụ thể về vấn đề này?

– Phải khẳng định rằng, không riêng thị trường EU mà nhiều thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thời gian gần đây đều gia tăng việc thông báo lấy ý kiến các thành viên WTO về việc thay đổi các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS). Trung bình, hàng tháng, Văn phòng SPS Việt Nam nhận được khoảng 100 thông báo dự thảo và thông báo có hiệu lực.

Trước hết, chúng ta phải hiểu cho đúng: Đây là các thông báo dự thảo quy định thay đổi mức dư lượng tối đa (MRL) đối với 4 hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật, đó là: Zoxamide, Fenbuconazole, Penconazole và Acetamiprid do EU thông báo ý kiến thành viên WTO, theo đó tùy từng sản phẩm cụ thể, mức MRL có thể tăng hoặc giảm hoặc giữ nguyên. Trong đó, có nhiều mức MRL giảm sâu đối với từng sản phẩm cụ thể. Chi tiết mức độ thay đổi, chúng tôi đã cập nhật trên website của Văn phòng SPS Việt Nam.

EU ra quy định mới về thuốc bảo vệ thực vật: Nông sản Việt thích ứng nhanh để giữ thị trường   - Ảnh 2.

Chế biến cà phê ở Đăk Đoa, Gia Lai. Ảnh: RT.L

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam tới các thị trường thuộc khu vực châu Âu đạt 2,55 tỷ USD, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm 2023. Thị phần xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam sang châu Âu chiếm 13,4% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Về thời gian lấy ý kiến thành viên WTO là 60 ngày và ngày hết hạn góp ý đối với thông báo cuối cùng là: 12/9/2024. Thời gian EU áp dụng dự kiến từ tháng 2/2025.

Đáng chú ý, phạm vi áp dụng gồm tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu nông sản thực phẩm vào EU và kể cả nội khối EU, chứ không phải riêng cho Việt Nam như một số thông tin trên mạng xã hội.

Ông đánh giá mức độ ảnh hưởng của quy định mới của EU với các loại nông sản của Việt Nam khi nhập khẩu vào khối EU như thế nào? Những mặt hàng nào của Việt Nam sẽ chịu tác động trực tiếp?

– Bất kỳ một thay đổi nào về quy định của thị trường cũng đều ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, có thể thuận lợi hơn nếu nới lỏng mức MRL hoặc đòi hỏi chúng ta phải kiểm soát chặt chẽ hơn nếu giảm mức MRL. Đối với các thông báo này của EU, tùy từng hoạt chất và tùy từng sản phẩm cụ thể đã được phía EU quy định rõ trong thông báo dự thảo.

Với thông báo mới của EU, sẽ có một số mặt hàng của Việt Nam chịu tác động. Ví dụ, đối với hoạt chất Zoxamide, dự kiến tăng trong cà chua (từ 0,5 – 2 ppm, tăng 4 lần), hành, tỏi (từ 0,02 – 0,7 ppm, tăng 35 lần); dự kiến giữ nguyên trong dưa chuột, dưa hấu, bí ngô (2 ppm), hạt tiêu (0,05 ppm).

Trong khi đó, mức dư lượng tối đa cho phép đối với hoạt chất Zoxamide lại dự kiến giảm ở nhóm quả có múi, nhóm hạt (bao gồm lạc, hạt điều, mắc ca…); nhóm quả lớn, vỏ không ăn được (quả bơ, chuối, xoài, đu đủ, dứa, ổi, sầu riêng và các loại quả khác); nhóm rau tươi hoặc đông lạnh, ớt chuông, đậu bắp, cải bắp, nhóm ngũ cốc (gạo…) từ 0,02 xuống 0,01, giảm 2 lần; đặc biệt đối với rau diếp, xà lách, cải bó xôi giảm từ 30 ppm xuống 0,01 ppm, tức giảm 3.000 lần.

Đối với hoạt chất Acetamiprid, EU dự kiến giữ nguyên trong trái cây họ cam quýt (0,9 ppm), dừa, hạt điều, hạt mắc ca (0,07 ppm)… Dự kiến giảm đối với các sản phẩm: Chuối, dưa chuột, bí xanh, dưa (melons), bí ngô, dưa hấu, cải bắp, rau cải bó xôi, cà chua, ớt chuông, ớt ngọt… giảm từ 2,5 đến 80 lần tùy từng sản phẩm.

Đối với 2 hoạt chất: Fenbuconazole và Penconazole, EU cũng đưa ra MRL đối với các nhóm quả có múi, nhóm hạt (lạc, điều, mắc ca…), nhóm quả lớn, vỏ không ăn được (quả bơ, chuối, xoài, đu đủ, dứa, ổi, sầu riêng và các loại quả khác), nhóm rau tươi hoặc đông lạnh, hành, tỏi, cà chua, ớt, đậu bắp, trà, cà phê, hạt tiêu, gạo, mật ong…

Có thể thấy tùy từng sản phẩm cụ thể hoặc tùy từng hoạt chất mà EU dự kiến thay đổi MRL, trong đó nhiều mức MRL giảm sâu liên quan đến nhiều sản phẩm mà Việt Nam đã và đang xuất khẩu sang EU.

Trước những thay đổi này từ thị trường EU, ông có khuyến nghị đến doanh nghiệp Việt Nam như thế nào?

– Như tôi đã nói, những thay đổi của thị trường nhập khẩu là thường xuyên, liên tục, do vậy hàng nông sản Việt Nam muốn giữ được thị trường EU và nhiều thị trường khác thì người sản xuất (cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp) cần chủ động cập nhật thông tin, điều chỉnh quy trình sản xuất, kiểm soát chặt chẽ hơn đối với các MRL ở mức thấp (0,01 ppm) để đáp ứng được quy định của EU trong thời gian tới.

Vùng trồng, vùng nuôi, doanh nghiệp, cơ sở đóng gói, chế biến, hiệp hội, ngành hàng, cơ quan quản lý và địa phương tăng cường liên kết theo hướng đồng quản lý an toàn thực phẩm, chất lượng, góp phần chuẩn hóa ngay từ nguyên liệu đầu vào.

Văn phòng SPS Việt Nam cam kết sẽ hỗ trợ, cập nhật và minh bạch thông tin về an toàn thực phẩm (thay đổi mức MRL, quy định về phụ gia thực phẩm…), các quy định về đối tượng kiểm dịch… của tất cả các thị trường để giúp các bên liên quan đáp ứng tốt nhất các quy định này.

Xin cảm ơn ông!





Nguồn: https://danviet.vn/eu-ra-quy-dinh-moi-ve-thuoc-bao-ve-thuc-vat-nong-san-viet-thich-ung-nhanh-de-giu-thi-truong-20240815174105926.htm

Cùng chủ đề

Xuất khẩu nông – lâm

Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024: Cầm chắc trong tay 54 - 55 tỷ USD Hoa Kỳ nhận Đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp với thép chống ăn mòn Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản của...

Giảm chi phí logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Giảm chi phí logistics, tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế Kéo giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng Việt tại thị trường Brazil Ông Bùi Văn Quỳ, Chủ tịch Hiệp hội Cảng biển Đông Nam Á, Phó Tổng Giám đốc Tân Cảng Sài Gòn - đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương...

Lễ công bố xuất khẩu chanh leo sang Australia

Ông Huỳnh Tấn Đạt - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho biết, Việt Nam có tiềm năng và lợi thế về trái cây nhiệt đới. Hiện trái cây Việt Nam xuất khẩu đi hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Riêng chanh leo là 20 quốc gia, dưới nhiều dạng như quả tươi, đông lạnh, nước ép. ...

Kết nối chuỗi, nâng cao giá trị nông sản

Ông Nguyễn Quang Vĩnh - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai - đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này. Được biết, Lào Cai có ban hành Nghị quyết số 10-NQ/BTV-TU về chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, xin ông cho biết các ngành hàng...

Tăng cường hợp tác logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Bài 2: Tăng cường hợp tác logistics, giảm nỗi lo do cước tàu biển tăng 'phi mã' Thành phố Hải Phòng và Cảng Gothenburg (Thụy Điển) tăng cường hợp tác trong lĩnh vực logistics Sự kiện được tổ chức ngày 6/9, trong khuôn khổ Diễn đàn Việt Nam – Thuỵ Điển được tổ chức nhân dịp 55 năm quan hệ ngoại giao Việt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Top 8 ứng viên sáng giá nhất chung kết Miss Universe Vietnam 2024

Tối 11/9, bán kết Miss Universe Vietnam 2024 khép lại với kết quả Top 5 thí sinh trình diễn bikini xuất sắc nhất gồm: Phí Phương Anh, Noémie Paris Bảo Nhi (hay Paris Bảo Nhi), Đoàn Thị Thu Hà, Quách Tapiau Maily và Nguyễn Cao Kỳ...

Phụ huynh phản ánh suất ăn bán trú có gián, Hiệu trưởng trường tiểu học ở Hà Nội nói gì?

Mới đây, trên mạng xã hội xôn xao vụ việc phụ huynh phản ánh cho rằng bếp ăn nhà trường "tắc trách" dẫn đến thức ăn bán trú của trẻ có gián. Trao đổi với PV Dân Việt, anh K., phụ huynh có 2 con theo...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu tỉnh Nam Định sớm có giải pháp hỗ trợ nông dân khôi phục sản xuất

Mỹ Tân là địa phương nằm ven sông Hồng. Những ngày qua, nước lũ từ thượng nguồn chảy về sông Hồng đoạn qua xã Mỹ Tân khiến mực nước lên nhanh, tràn qua đê bối, gây ngập lụt nhiều diện tích hoa màu, nhà ở của...

Nước sông Hoàng Long lên nhanh, Ninh Bình lệnh di dân vùng phân lũ, chậm lũ ở Gia Viễn, Nho Quan trước 18h chiều...

Sẵn sàng tinh thần cao nhất khi có phương án xả trànTheo dự báo, lũ trên sông Hoàng Long tại Bến Đế vào 19 giờ tối nay (12/9) đạt đỉnh 5,3m đúng điểm vận hành xả tràn; 1h00...

Bài đọc nhiều

vùng dân cư ven sông Cầu, sông Cà Lồ chìm trong biển nước

Hơn 3.300 hộ dân bị ảnh hưởng Nằm ven sông Cầu, xã Trung Giã là nơi đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi lũ sông Cầu lên cao. Hiện, tại thôn An Lạc (xã Trung Giã) có ít nhất 364 hộ với gần 1.500 người dân bị ảnh hưởng ngập lụt. Cách đó không xa, tại thôn Hòa Bình, con số này vào khoảng 169 hộ (677 nhân khẩu). Tại thôn Ngô Đạo (xã Tân Hưng), 617 hộ với...

Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Lào Cai

Hôm nay (11/9), Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai đã ban hành thông báo khẩn số 398/TB-BQL do ông Vương Trinh Quốc - Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh ký về việc khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh qua cửa...

Vì sao gọi báo động 1, báo động 3?

Hệ thống cảnh báo lũ hiện nay, lũ trên sông được tính theo 3 cấp độ: Báo động 1 (viết tắt: BĐ I), báo động II (BĐ II) và báo động III (BĐ III). Tại miền Bắc, hệ thống cảnh báo lũ được đo theo các...

Ngư dân Cái Rồng nuốt nước mắt mặn đắng lội xuống biển “làm lại từ đầu” sau bão số 3

Vân Đồn là địa phương có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn của tỉnh Quảng Ninh, người dân sống nhờ biển, bám biển, làm giàu từ biển, tuy nhiên chỉ sau cơn bão số 3 (Yagi), toàn bộ diện tích nuôi trồng nhuyễn thể, ô lồng nuôi cá trên biển của người dân bị bão đánh...

Bộ NNPTNT khẳng định thuỷ điện Thác Bà vẫn an toàn

Sáng 11/9, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã đi thị sát tình hình hồ thủy điện Thác Bà (tỉnh Yên Bái) và kiểm tra công tác vận hành công trình này.Tại thời điểm này, hồ thủy điện đang vận hành ổn định, lưu lượng nước...

Cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu tỉnh Nam Định sớm có giải pháp hỗ trợ nông dân khôi phục sản xuất

Mỹ Tân là địa phương nằm ven sông Hồng. Những ngày qua, nước lũ từ thượng nguồn chảy về sông Hồng đoạn qua xã Mỹ Tân khiến mực nước lên nhanh, tràn qua đê bối, gây ngập lụt nhiều diện tích hoa màu, nhà ở của...

Nước sông Hoàng Long lên nhanh, Ninh Bình lệnh di dân vùng phân lũ, chậm lũ ở Gia Viễn, Nho Quan trước 18h chiều...

Sẵn sàng tinh thần cao nhất khi có phương án xả trànTheo dự báo, lũ trên sông Hoàng Long tại Bến Đế vào 19 giờ tối nay (12/9) đạt đỉnh 5,3m đúng điểm vận hành xả tràn; 1h00...

“Đại gia” ngành trái cây đem sầu riêng Việt Nam giới thiệu tại hội chợ lớn nhất châu Á

Ông Nguyễn Đình Tùng - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Vina T&T Group, "đại gia" trong ngành xuất khẩu trái cây tại Việt Nam cho biết, ông và các nhân viên vừa có chuyến đi giới thiệu sầu riêng và các loại trái cây...

Mới nhất

Cần đổi mới tư duy giáo dục chứ không phải đồng phục

TPO - Quan ngại về chất lượng giáo dục, Chủ tịch thành phố Buôn Ma Thuột yêu cầu đổi mới tư duy, chứ không phải đổi quần, áo mới. Chiều 11/9, UBND TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2023–2024 và triển khai nhiệm vụ năm học 2024–2025. Theo...

Những bệnh dịch cần đề phòng mùa mưa, lũ

Tin mới y tế ngày 12/9: Những bệnh dịch cần đề phòng mùa mưa, lũTheo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, sau mưa bão, lũ lụt, rất nhiều vi sinh vật, chất thải trôi theo dòng nước gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. ...

Tập đoàn Vietravel ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với tỉnh Fukushima

Kể từ đầu thập niên 1990 khi quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản được hâm nóng trở lại, điều đó đồng nghĩa với việc các hoạt động giao lưu văn hóa - du lịch nhằm thúc đầy tình hữu nghị giữa hai nước càng trở nên phát triển. Bên cạnh đó, sự gắn kết giữa...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác khắc phục hậu quả mưa bão tại Nam Định

Tại một số điểm đê thuộc xã Tân Mỹ, thành phố Nam Định; đê Nghĩa An, huyện Nam Trực, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao nỗ lực, quyết tâm thực hiện công tác phòng chống, khắc phục hậu quả mưa lũ với tinh thần "bốn tại chỗ" của cấp ủy, chính quyền tỉnh Nam Định,...

Mới nhất