Trang chủThừa Thiên - HuếKinh tếNông nghiệp bền vững, nông dân hiện đại

Nông nghiệp bền vững, nông dân hiện đại


Thay đổi thói quen, tạo thêm giá trị

Một thời, nhiều người từng rời quê hương vào TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam sinh sống và lập nghiệp. Lý do rời quê hương vì thu nhập bấp bênh, trồng lúa hồi đó năng suất, chất lượng sản phẩm thấp, chủ yếu để ăn và bán để làm thức ăn chăn nuôi.

Giờ đây, cứ mỗi lần có dịp trở về quê hương, họ đều cảm nhận sự đổi thay nhanh chóng từng ngày của quê mình. Trong những đổi thay đó, điều mà nhiều người quan tâm hơn hết là điều kiện thu nhập của người dân có bước tiến hơn. Trồng lúa, rau, nuôi trồng thủy sản bây giờ đạt năng suất cao, sản phẩm đạt chất lượng nên dễ bán, thu nhập khá.

Những vùng đất cát hoang hóa, hay những cánh đồng chua phèn giờ thay vào đó là những vườn rau, luống ném, hành, khoai lang, nuôi tôm… theo hướng an toàn, VietGAP. Từ phương thức trồng, bón phân hóa học, phun thuốc hóa học trừ sâu, giờ đây bà con nông dân hoàn toàn bón phân hữu cơ, phun thuốc trừ sâu bằng chế phẩm sinh học.

Nguồn rau sạch, khoai lang VietGAP ở Quảng Công, Quảng Thái, Quảng Thành, Quảng Thọ (Quảng Điền), Điền Lộc, Điền Hòa (Phong Điền)… khi thu hoạch đảm bảo chất lượng, an toàn không chỉ tiêu thụ tại địa phương, các vùng lân cận mà còn bán đi nhiều nơi, vào nhà hàng, khách sạn. Rau sạch, ném ở Điền Lộc, Quảng Thành, Quảng Thọ… không chỉ dễ tiêu thụ mà còn bán được giá, bình quân mỗi ha mang lại thu nhập 250-300 triệu đồng/năm.

Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Quảng Thọ 2 (Quảng Điền), ông Nguyễn Lương Trí chia sẻ, trồng lúa, rau màu hồi đó khác xa bây giờ. Cứ xuống vụ là bón phân hóa học, rồi phun thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh vô tội vạ, vậy mà năng suất lúa vẫn cứ thấp. Chất lượng lúa thấp cũng là điều dễ hiểu. Bà con một nắng hai sương, bám đồng từ đầu đến cuối vụ. Cày đất thì bằng trâu, cấy lúa cứ lom khom suốt ngày, đến thu hoạch còn còng lưng dùng liềm để bứt. Tuốt lúa cũng bằng máy thô sơ, mất nhiều công sức, thời gian.

Còn bây giờ, bà con mình trồng lúa sướng lắm, công đoạn nào cũng bằng máy móc, cơ giới. Cày đất bằng máy, xuống giống bằng gieo sạ rất khỏe, lại tốn ít thời gian, ít chi phí phân, thuốc. Mới đây, một số nơi bắt đầu ứng dụng công nghệ phun thuốc phòng trừ sâu bệnh bằng máy bay không người lái. Rồi đến thu hoạch lúa bằng máy gặt, đập liên hợp, cùng lúc vừa gặt lúa vừa đóng lúa vào bao, vừa cuộn rơm ngay trên đồng… Cũng phải kể đến hệ thống đê bao nội đồng được xây dựng hoàn thiện không chỉ phục vụ tưới tiêu, ngăn lũ mà còn giúp máy móc vào tận đồng ruộng phục vụ sản xuất.

Nhiều địa phương đang ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp, như trồng lúa, trồng rau hữu cơ, VietGAP, trồng rau, củ quả trong nhà màng. Tại các xã Điền Lộc, Điền Hòa cũng như nhiều địa phương, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đang liên kết với các doanh nghiệp, công ty đầu tư trồng lúa, rau hữu cơ, VietGAP, chăn nuôi gia súc, gia cầm an toàn theo hướng trang trại, gia trại. Các doanh nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, cung cấp giống chất lượng và bao tiêu toàn bộ sản phẩm sau thu hoạch. Với mô hình này không chỉ tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng mà còn bán được giá, người dân yên tâm sản xuất.

Đã có không ít người xa quê giờ trở lại quê nhà đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn. Trong số đó có Lê Quang Cao ở thị trấn Sịa (Quảng Điền) sau bốn năm sinh sống, lập nghiệp ở miền Nam, giờ đã trở về quê nuôi thủy sản, trồng sen. Từ vùng đất hoang hóa, chua phèn hơn 4,5ha ở thị trấn Sịa được ông Cao cải tạo thành ao hồ trồng sen cao sản theo hướng VietGAP. Ngay từ vụ đầu tiên, hồ sen cho thu hoạch hơn 11 tấn sản phẩm tươi, lãi gần 300 triệu đồng.

Ấp ủ mô hình nuôi cá chình thương phẩm từ lâu, ngay sau khi trở về quê hương, ông Cao không chần chừ, ngần ngại khi đầu tư đến 7 tỷ đồng xây dựng mô hình nuôi cá chình giống và thương phẩm an toàn, VietGAP ngay trên vùng đất chua phèn, trồng lúa hiệu quả thấp. Từ lứa nuôi đầu tiên có đến 157 ngàn con chình giống và đến nay có 25 ngàn con cá chình thương phẩm, mô hình hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao trên vùng đất Sịa nói riêng và Quảng Điền nói chung.

Nhân rộng, phát triển

Ở Việt Nam, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, VietGAP đã và đang phát triển mạnh, đặc biệt là trong 10 năm trở lại đây. Tại Thừa Thiên Huế, Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm là một trong những đơn vị đầu tiên đã có những bước đi mạnh dạn trong việc xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ từ năm 2019. Đến nay, các mô hình vẫn đang được tiếp tục triển khai và đạt được một số kết quả tích cực.

Sau Tập đoàn Quế Lâm, một số doanh nghiệp như Công ty CP Vật tư nông nghiệp tỉnh, Công ty CP Giống cây trồng và vật nuôi tỉnh… phối hợp, liên kết với các hợp tác xã, nông dân sản xuất mô hình trồng lúa hữu cơ, VietGAP với các giống lúa chất lượng cao. Các doanh nghiệp sau khi thu mua, chế biến thành những sản phẩm gạo chất lượng cao như “Vua ngự”, ST24, gạo sạch Quế Lâm, gạo ngon Thủy Thanh, gạo thơm Phú Hồ…

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Nguyễn Đình Đức thông tin, ngành nông nghiệp đang tổ chức lại theo hướng sản xuất hàng hóa thâm canh, củng cố liên kết theo ngành hàng. Ngành nông nghiệp phát triển theo hướng công nghệ cao, tuần hoàn và hữu cơ, mở rộng quy mô các cơ sở đạt tiêu chuẩn VietGAP, nâng cao khả năng cạnh tranh hàng nông sản địa phương.

Đến nay, bình quân mỗi năm, toàn tỉnh sản xuất khoảng 500ha rau quả và nuôi khoảng 7.500 con lợn hữu cơ, khoảng 120ha nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình GlobalGAP, ASC, BMP, 12ha nuôi trồng thủy sản theo chuẩn VietGAP… Toàn tỉnh  đã xây dựng 40 nhà lưới với tổng diện tích khoảng 55 ngàn m2. Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tiếp tục phát triển, mở rộng với hơn 5.100ha lúa và rau các loại… Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2022 toàn tỉnh đạt 7.280 tỷ đồng, giá trị các mặt hàng nông – lâm – thủy sản ước đạt 190 triệu USD.




Để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, Thừa Thiên Huế ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, tập trung thực hiện có hiệu quả Chiến lược Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trên cơ sở đó, thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, sớm xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025.



Nguồn

Cùng chủ đề

Petrovietnam khảo sát tiến độ thi công dự án tái thiết thôn Kho Vàng

Tham gia đoàn công tác, về phía tỉnh Lào Cai có ông Nguyễn Trọng Hài – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; cùng đại diện lãnh đạo tỉnh Lào Cai, huyện Bắc Hà; đại diện ban quản lý dự án, các nhà thầu thi công. Về phía Petrovietnam có ông Đỗ Chí Thanh - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn; đại diện Ban Truyền thông và Văn hóa Doanh nghiệp Tập đoàn; đại diện các đơn vị thành viên PVEP,...

Một doanh nghiệp đề xuất xây hầm vượt sông Đồng Nai thay vì xây cầu Cát Lái

Công ty cổ phần Fecon đề xuất xây dựng hầm vượt sông Đồng Nai thay cho dự án cầu Cát Lái để giảm giải phóng mặt bằng và giảm tác động đến người dân. Một doanh nghiệp đề xuất xây hầm vượt sông Đồng Nai thay vì xây cầu Cát LáiCông ty cổ phần Fecon đề xuất xây dựng hầm vượt sông Đồng Nai thay cho dự án cầu Cát Lái để giảm giải phóng mặt bằng và giảm tác...

Khánh Hòa thông qua Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng KCN Dốc Đá Trắng 187ha

Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng (tỷ lệ 1/200) Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng được định hướng sẽ hình thành khu công nghiệp tập trung có quy mô lớn. Khánh Hòa thông qua Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng (tỷ lệ 1/200) Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng được định hướng sẽ hình thành khu công nghiệp tập trung có quy...

Ấn tượng chương trình Kỷ niệm 70 năm “Tập kết ra Bắc – Tình sâu nghĩa nặng”

Tại điểm cầu Cà Mau, chương trình có sự tham dự của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư; đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân - Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Chủ tịch Quốc hội; đồng chí Lê Hồng Anh - Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, Nguyên Thường trực Ban Bí thư; đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương;...

Thanh Hóa điều chỉnh vốn đầu tư dự án tuyến đường ngã ba Voi

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt điều chỉnh vốn đầu tư dự án tuyến đường ngã ba Voi (TP.Thanh Hóa) đi TP.Sầm Sơn từ 1.360 tỷ đồng lên 1.497 tỷ đồng. Thanh Hóa điều chỉnh vốn đầu tư dự án tuyến đường ngã ba Voi - Sầm Sơn lên 1.497 tỷ đồngUBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt điều chỉnh vốn đầu tư dự án tuyến đường ngã ba Voi (TP.Thanh Hóa) đi TP.Sầm Sơn từ 1.360 tỷ đồng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiếp tục các giải pháp đồng bộ, quyết liệt tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế

Thông báo nêu rõ, ngày 16/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2023.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến của các...

Sửa chữa cấp bách đảm bảo an toàn đập Thảo Long

Công trình đập ngăn mặn, giữ ngọt Thảo Long có vị trí nằm trên hạ lưu sông Hương (TP. Huế) được khởi công xây dựng từ tháng 8 năm 2001, hoàn thành cơ bản đưa vào khai thác từ tháng 6 năm 2006, với tổng mức đầu tư 151 tỷ đồng. Quy mô công trình gồm cống ngăn mặn được thiết kế với khẩu độ thông nước 480,5m, gồm 15 khoang, mỗi khoang rộng 31,5m và một khoang âu...

Đổi thay từ du lịch cộng đồng

Năm 2019, ngay sau khi Nghị quyết 05/NQ-HĐND của HĐND tỉnh ban hành về chính sách hỗ trợ xây dựng và phát triển du lịch, Hương Thủy đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện đến tận cơ sở. Nhưng cũng từ thời điểm này đến những năm tiếp theo, tác động tiêu cực của COVID-19 đã khiến du lịch nói chung, du lịch Hương Thủy nói riêng chịu ảnh hưởng nặng nề. Để phục hồi...

Hơn 80 bằng, án và thuyền đăng ký tham gia Lễ hội Điện Huệ Nam

Ngày 17/8, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho biết, đơn vị vừa tổ chức cuộc họp để rà soát toàn bộ công tác nhằm chuẩn bị cho việc tổ chức Lễ hội Điện Huệ Nam tháng bảy Âm lịch năm 2023. Lễ hội Điện Huệ Nam (hay Lễ hội Điện Hòn Chén) được biết đến là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên...

Bài đọc nhiều

“Thước đo” dự báo, cảnh báo trước tác động môi trường

Công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (gọi tắt ĐTM) là 1 trong 4 công cụ quản lý môi trường hiện nay, cùng với 3 công cụ: thanh kiểm tra, kiểm soát; xử lý ô nhiễm và quan trắc. Công cụ này đã từng bước phát huy hiệu quả trong việc cảnh báo, dự báo, quản lý chất lượng và bảo vệ môi trường (BVMT). Tại Thừa Thiên Huế, công tác thẩm định báo...

Doanh nghiệp gặp trở ngại đầu tư cho chuyển đổi số

Trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và xu thế chuyển đổi số mạnh mẽ trên toàn thế giới, đang đòi hỏi các quốc gia như Việt Nam cần có những chính sách tăng trưởng theo chiều sâu để tạo bước đột phá giúp các doanh nghiệp thoát khỏi những khó khăn trong giai đoạn hiện nay. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, Việt Nam cũng đã có những hành động và bước đi quyết liệt...

Mạnh dạn làm giàu

Ông Sáu sinh ra và lớn lên tại địa phương vốn là vùng đất trũng chuyên độc canh cây lúa. Ông luôn trăn trở với những khó khăn của bà con nông dân, nhất là khi sản phẩm bị lái buôn ép giá. Năm 2000, ông đầu tư cơ sở, các trang, thiết bị máy móc xay xát để thu mua lúa gạo cho nông dân, tránh bị tư thương ép giá. Ông không ngừng tìm tòi, học...

Người dân vẫn vô tư đốt đồng

Chạy dọc Quốc lộ 49B, đoạn đi qua địa phận các xã Hương Phong, Hải Dương (TP. Huế) ngày 24/5, chúng tôi chứng kiến cảnh đốt đồng cháy nghi ngút, khói bay mù mịt, lan sang đường giao thông. Điều này gây trở ngại lớn, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn đối với các phương tiện giao thông trên tuyến đường này. Anh Dương Ngọc Long ở xã Quảng Ngạn (Quảng Điền) cho rằng, tình trạng đốt đồng trên...

Hứa hẹn một vụ mùa chất lượng

Tháng 6, đi dọc một số tuyến đường trên địa bàn xã Dương Hòa (TX. Hương Thủy), rất dễ nhận thấy, bên cạnh những cành thanh trà đang trĩu quả là khá đông thương lái từ nhiều nơi đang trao đổi, thương lượng với chủ vườn về giá cả, về chuyện bao mua nguyên vườn… Ông Nguyễn Vinh (thôn Buồng Tằm) cho hay: “Sản lượng thanh trà năm nay không bằng năm 2022, nhưng bù lại trái to, đẹp,...

Cùng chuyên mục

Sửa chữa cấp bách đảm bảo an toàn đập Thảo Long

Công trình đập ngăn mặn, giữ ngọt Thảo Long có vị trí nằm trên hạ lưu sông Hương (TP. Huế) được khởi công xây dựng từ tháng 8 năm 2001, hoàn thành cơ bản đưa vào khai thác từ tháng 6 năm 2006, với tổng mức đầu tư 151 tỷ đồng. Quy mô công trình gồm cống ngăn mặn được thiết kế với khẩu độ thông nước 480,5m, gồm 15 khoang, mỗi khoang rộng 31,5m và một khoang âu...

Những mô hình hiệu quả trong hợp tác xã kiểu mới

HTX Nông nghiệp Quảng Thọ 2 (Quảng Điền) được biết đến là đơn vị thành công trong mô hình sản xuất, chế biến trà rau má, bột rau má matcha. Khi thành công với mô hình này đã tạo đà cho HTX hướng đến sản xuất theo chuỗi giá trị với một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác. Mới đây, HTX liên kết với Công ty CP Vật tư nông nghiệp tỉnh sản xuất lúa chất...

Giá hàng hóa tiếp tục suy yếu, chỉ số MXV-Index giảm liên tiếp 5 ngày

Lực bán chiếm ưu thế đã kéo chỉ số MXV-Index chốt ngày giảm 0,14% xuống 2.218 điểm, nối dài chuỗi giảm sang ngày thứ 5 liên tiếp. Trong khi đó, dòng tiền đầu tư ổn định trở lại, thể hiện qua giá trị giao dịch toàn Sở tăng liên tục 5 ngày, đạt trên 4.100 tỷ đồng. Cà-phê Arabica giảm 7 ngày liên tiếp  Giá Arabica hợp đồng tháng 9 đánh dấu phiên giảm thứ 7 liên tiếp, chốt ngày...

Máy làm đá Fushima loại nào phù hợp với mô hình kinh doanh nhỏ? Đánh giá ưu điểm

Phân loại nào của máy làm đá Fushima phù hợp với mô hình kinh doanh nhỏ? Máy làm đá Fushima có thể đáp ứng đa dạng nhu cầu của người dùng với đủ các công suất khác nhau. Trong đó, với mô hình kinh doanh nhỏ như các quán đồ uống, cafe, trà sữa, văn phòng công ty… nên lựa chọn các máy có công suất như sau: Máy làm đá Fushima FSM30 Máy làm đá Fushima FSM30 là dòng sản...

Lão nông lan tỏa tinh thần lao động

Bà Tống Thị Mỹ Hòa, Phó Chủ tịch UBND xã Vinh An nói rằng, ông Nguyễn Mảnh là một trong những nông dân dù tuổi đã cao, nhưng luôn lan tỏa tinh thần lao động, vươn lên một cuộc sống tốt đẹp hơn trong cộng đồng. Nhiều người dân trên địa bàn tấm tắc, đi mỏi chân mới hết vườn, ruộng của vợ chồng ông Mảnh, với diện tích 8 nghìn mét vuông trồng rau; 4 nghìn mét...

Mới nhất

Cần xử lý thế nào khi đau khớp tái phát lúc trời lạnh?

Thời tiết bắt đầu trở lạnh cũng là lúc những người bị viêm khớp, đau nhức khớp do chấn thương cảm thấy khó...

Bão Man-yi giật cấp 16, đổ bộ Biển Đông

Lúc 22h, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (134-149 km/h), giật cấp 16. Bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ khoảng 25 km/h.Dự báo trong 24 giờ tới, bão trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 440 km về phía Đông Bắc, di chuyển theo hướng Tây...

Đại biểu SSEAYP tạm biệt Việt Nam

Sau những ngày ngắn ngủi lưu lại Việt Nam, các đại biểu SSEAYP không khỏi xúc động trước tình cảm chân thành mà các gia đình nuôi và người dân địa phương dành cho họ. Nhiều đại biểu và gia đình nuôi đã rơi nước mắt khi...

Tràn đầy hy vọng ở tương lai

Tối 16/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình Thay lời tri ân năm 2024 với chủ...

Công ty ông Đặng Thành Tâm phát hành cổ phiếu trả nợ, 4 cá nhân bỏ nhiều nghìn tỉ mua

Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc do ông Đặng Thành Tâm làm chủ tịch cần hơn 6.000 tỉ đồng để tái cơ cấu các khoản nợ. Do vậy đã lên kế hoạch huy động thông qua phát hành cổ phiếu riêng lẻ. ...

Mới nhất