Trang chủKinh tếNông nghiệpNông dân Nam Định gây dựng mô hình chăn nuôi, trồng trọt...

Nông dân Nam Định gây dựng mô hình chăn nuôi, trồng trọt trị giá tiền tỷ nhờ dòng vốn đầu tư này


Tiếp vốn cho nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở Nam Định

Với mô hình trồng lan, anh Nguyễn Văn Hoan, đội 2, xã Hải Thanh (Hải Hậu) là điển hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở địa phương. Anh Hoan cho biết, bắt đầu từ năm 2019, đến nay anh sở hữu vườn lan 1.800 gốc với 15 loại lan, chủ yếu là quế và đai trâu, tổng trị giá khoảng 1 tỷ đồng, bán phục vụ thị trường Tết. Mỗi năm trừ chi phí anh có thu nhập 200 triệu đồng từ trồng lan.

Tháng 1/2024 vừa qua, được vay 100 triệu đồng chương trình giải quyết việc làm từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hải Hậu, anh Hoan tiếp tục đầu tư mở rộng vườn lan.

Nông dân Nam Định gây dựng mô hình chăn nuôi, trồng trọt trị giá tiền tỷ nhờ dòng vốn đầu tư này- Ảnh 1.

Mô hình vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội đầu tư trồng dưa lưới hiệu quả tại xã Yên Khánh, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Ảnh: Trần Việt

Ông Lê Văn Thanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hải Thanh thông tin, Hội Nông dân xã có 1.650 hội viên, trong đó có 400 hội viên đã được tiếp cận vốn tín dụng chính sách với dư nợ 8 tỷ 125 triệu đồng…

Hiện nay, Hội Nông dân tỉnh Nam Định đang nhận uỷ thác vốn vay ưu đãi Ngân hàng Chính sách xã hội với tổng dư nợ 1.714 tỷ đồng, thông qua 1.112 tổ tiết kiệm và vay vốn, cho 38.730 hộ vay. Tổng nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân các cấp Hội Nông dân trong tỉnh Nam Định hiện đang quản lý là 37 tỷ 949 triệu đồng cho vay 335 dự án với tổng số 1.523 hộ vay.

Ông Nguyễn Hùng Mạnh – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nam Định cho biết: Từ các nguồn vốn vay, hội viên nông dân trong tỉnh đã hăng hái thi đua lao động, sản xuất, đổi mới cách nghĩ, cách làm, vươn lên làm giàu; tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ; khai thác tiềm năng, thế mạnh về đất đai, lao động của từng địa phương, mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất. Nhiều mô hình có quy mô sản xuất lớn thu hút hàng trăm lao động, cho thu nhập từ vài trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng mỗi năm.

Kết quả, năm 2024, qua phát động phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã có 261.981 hộ đăng ký danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.

Hội Nông dân các cấp còn lựa chọn và đề cử 2 hội viên nông dân tiêu biểu tham gia bình chọn danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024” gồm các ông Đinh Văn Thuận, xã Hải Đông (Hải Hậu) và Vũ Đình Kiên, xã Trực Nội (Trực Ninh).

Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp vốn cho nông dân làm ăn

Cùng với tạo điều kiện cho nông dân vay vốn, trong 6 tháng đầu năm, các cấp Hội trực tiếp và phối hợp tổ chức trên 100 buổi tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho gần 13 nghìn lượt hội viên, nông dân. Hội còn phối hợp tổ chức 20 lớp dạy nghề cho 700 lượt người; đồng thời phối hợp tổ chức tư vấn và giới thiệu việc làm cho trên 1.000 người; hướng dẫn và trực tiếp thành lập mới 8 tổ hợp tác, nâng tổng số mô hình kinh tế tập thể toàn tỉnh lên 211 mô hình với trên 2.900 thành viên tham gia.

Trao đổi về hiệu quả từ nguồn vốn tín dụng chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình giảm nghèo bền vững ở Nam Định, ông Trần Duy Hưng, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nam Định khẳng định, liên tục 21 năm qua, nguồn vốn chính sách đã hỗ trợ giúp cho hơn 820.000 hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở Nam Định được vay vốn doanh số gần 15.000 tỷ đồng.

Riêng quý 1/2024 có đến 7 nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo kể cả hộ mới thoát nghèo được vay vốn với số tiền xấp xỉ 300 tỷ đồng. Đến nay, dư nợ tín dụng chính sách ước đạt 4.6002 tỷ đồng, tăng 20,3 lần so với cùng kỳ khi thành lập đơn vị (2002). Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm đạt 16,6%.

Nguồn vốn tín dụng chính sách cùng mô hình tổ chức quản lý phù hợp như hệ thống Điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội trải khắp địa bàn xuống tận các xã, phường, thị trấn và mạng lưới Tổ tiết kiệm và vay vốn (TKVV) tại các thôn, xóm, khối phố.

Cũng nhờ có nguồn vốn chính sách, đông đảo hộ nghèo, hộ cận nghèo có đủ điều kiện thuận lợi chủ động đầu tư sản xuất, kinh doanh và đã xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, nhiều gương điển hình  sản xuất giỏi, làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất quê hương.

Để có được hiệu quả từ các chương trình cho vay vốn tín dụng chính sách, Ngân hàng Chính sách xã hội Nam Định đã tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp và phối hợp chặt trẽ với các Sở, Ban ngành liên quan, các tổ chức chính trị xã hội triển khai thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi kịp thời hiệu quả đúng đối tượng, hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác vượt qua mọi khó khăn, chủ động phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.

Hiện tại, 12 chương trình tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nam Định đã phủ đều các nhóm đối tượng yếu thế của xã hội trong hành trình đồng hành ” thấu hiểu lòng dân – tận tâm phục vụ”, cùng hộ nghèo và các đối tượng chính sách tạo động lực xóa nghèo bền vững, làm giàu cho quê hương.

Giai đoạn tiếp theo, tỉnh Nam Định xác định tiếp tục là trụ cột quan trọng trong giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. Nhận thức sâu sắc điều đó, Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục làm nòng cốt chuyển tải vốn chính sách đến các đối tượng thụ hưởng trên toàn địa bàn, tích cực tham mau cho cấp ủy, chính quyền triển khai chỉ thị 40 CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng để tiếp tục quan tâm bổ sung nguồn vốn nhận uỷ thác của địa phương nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Tập trung cho vay các chương trình theo chỉ tiêu kế hoạch Trung ương giao.

Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cấp, các đơn vị, tích cực tuyên truyền các chủ trương chính sách của Nhà nước về tín dụng chính sách; đồng thời tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ tham gia hoạt động tín dụng chính sách đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, qua đó nâng cao chất lượng tín dụng chính sách ngày càng hiệu quả hơn.





Nguồn: https://danviet.vn/nong-dan-nam-dinh-gay-dung-mo-hinh-chan-nuoi-trong-trot-tri-gia-tien-ty-nho-dong-von-dau-tu-nay-20240626190546714.htm

Cùng chủ đề

Sử dụng hiệu quả vốn tín dụng ưu đãi trong phát triển kinh tế – xã hội địa phương

Thị xã Hồng Lĩnh nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh, có 6 đơn vị hành chính, bao gồm: Phường Bắc Hồng, phường Nam Hồng, phường Đậu Liêu, phường Đức Thuận, phường Trung Lương và xã Thuận Lộc, với tổng diện tích 5.897,3 ha, dân số trung bình năm 2023 là 40.412 người; mật độ dân số trung bình là 685 người/km2. Hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi ở Quế Phong...

An Giang: Hiệu quả từ các chương trình tín dụng chính sách xã hội

Trong những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh An Giang đã tập trung chỉ đạo toàn diện các mặt hoạt động, kịp thời giải ngân đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất - kinh doanh của hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua đó, giúp hàng nghìn người dân trên địa bàn được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế hộ,...

Lan toả câu chuyện sản phẩm OCOP hấp dẫn, nông dân Bắc Giang tăng giá trị nông sản

Với sự đồng hành của các cấp Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang, nhiều nông dân, HTX trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã phát huy, lan toả quảng bá những giá trị đặc trưng của sản phẩm OCOP đến với cộng đồng, thị trường. Tự hào trái dứa Hương Sơn, phát huy lợi thế địa phương HTX dứa sạch Hương Sơn ở thôn Kép 11, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là 1 trong 63 HTX tiêu...

Sản phẩm OCOP có thương hiệu, nông dân một huyện ở Bắc Giang bán cả nghìn tấn ổi hết nhanh vèo vèo

Sản phẩm Ổi Tân Yên được công nhận OCOP 4 sao, việc kinh doanh của HTX nông nghiệp Quyên Phong, thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên , tỉnh Bắc Giang được nâng lên và đạt giá trị hiệu quả kinh tế rõ rệt. Lan toả những sản phẩm OCOP tiêu biểu của nông dân Tân Yên Sản phẩm OCOP "Ổi Tân Yên" là một trong những sản phẩm tiêu biểu của nông dân huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Bà...

Tuyên Quang: Hiệu quả nguồn vốn vay nước sạch, vệ sinh môi trường

Nguồn vốn vay từ chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp hàng chục nghìn hộ dân trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có thêm điều kiện đầu tư xây dựng công trình vệ sinh và công trình nước đạt tiêu chuẩn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện môi trường và bảo vệ sức khỏe cho người dân.Hội thảo sâm Ngọc Linh - sâm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cận cảnh hơn trăm xe buýt nằm bãi sẵn sàng vận hành cùng Metro 1

150 xe buýt điện của 17 tuyến kết nối các nhà ga Metro số 1 đã có mặt tại TP.HCM, sẵn sàng vận hành chở khách khi tuyến Metro chính thức đưa vào khai thác thương mại. ...

Nông dân Cần Giờ “chơi lớn” đầu tư tiền tỷ nuôi tôm công nghệ cao

Nghề nuôi tôm được TP.HCM quan tâm đẩy mạnh và được xem là sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản chủ lực. Trong đó, ở Cần Giờ người dân mạnh dạn ứng dụng công nghệ để xây dựng các mô hình nuôi tôm đạt hiệu quả cao. ...

Cần cơ chế pháp lý, giúp các tổ “danh chính ngôn thuận”

Mặc dù cả nước đã có 5.036 tổ khuyến nông cộng đồng (KNCĐ) được thành lập, song số lượng các tổ KNCĐ hoạt động có hiệu quả còn ít. Một phần do chưa hiểu rõ cách thức hoạt động, vai trò của tổ, năng lực còn hạn chế; một phần chưa...

Tọa đàm: Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024

Sáng nay 19/12, Báo NTNN/Dân Việt phối hợp với Văn phòng Bộ Nông nghiệp PTNT tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Xuất khẩu nông sản năm 2024 - Kỷ lục mới, vị thế mới”. ...

Kinh thành cổ Lam Kinh ở Thanh Hóa có 5 bia đá Bảo vật quốc gia, 3 cây cổ thụ nổi tiếng về sự...

Khu di tích Lam Kinh (xã Xuân Lam, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) mang giá trị văn hóa thiêng liêng và còn là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, mang dấu ấn văn hóa cung đình, minh chứng bước phát triển rực rỡ của...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Cùng chuyên mục

Nông dân Cần Giờ “chơi lớn” đầu tư tiền tỷ nuôi tôm công nghệ cao

Nghề nuôi tôm được TP.HCM quan tâm đẩy mạnh và được xem là sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản chủ lực. Trong đó, ở Cần Giờ người dân mạnh dạn ứng dụng công nghệ để xây dựng các mô hình nuôi tôm đạt hiệu quả cao. ...

Cần cơ chế pháp lý, giúp các tổ “danh chính ngôn thuận”

Mặc dù cả nước đã có 5.036 tổ khuyến nông cộng đồng (KNCĐ) được thành lập, song số lượng các tổ KNCĐ hoạt động có hiệu quả còn ít. Một phần do chưa hiểu rõ cách thức hoạt động, vai trò của tổ, năng lực còn hạn chế; một phần chưa...

Sử dụng hiệu quả vốn tín dụng ưu đãi trong phát triển kinh tế – xã hội địa phương

Thị xã Hồng Lĩnh nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh, có 6 đơn vị hành chính, bao gồm: Phường Bắc Hồng, phường Nam Hồng, phường Đậu Liêu, phường Đức Thuận, phường Trung Lương và xã Thuận Lộc, với tổng diện tích 5.897,3 ha, dân số trung bình năm 2023 là 40.412 người; mật độ dân số trung bình là 685 người/km2. Hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi ở Quế Phong...

Tọa đàm: Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024

Sáng nay 19/12, Báo NTNN/Dân Việt phối hợp với Văn phòng Bộ Nông nghiệp PTNT tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Xuất khẩu nông sản năm 2024 - Kỷ lục mới, vị thế mới”. ...

Kinh thành cổ Lam Kinh ở Thanh Hóa có 5 bia đá Bảo vật quốc gia, 3 cây cổ thụ nổi tiếng về sự...

Khu di tích Lam Kinh (xã Xuân Lam, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) mang giá trị văn hóa thiêng liêng và còn là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, mang dấu ấn văn hóa cung đình, minh chứng bước phát triển rực rỡ của...

Mới nhất

Quản lý chặt hành lang bảo vệ đê điều, đất bãi sông, bãi nổi

Kinhtedothi - Sáng 19/12, tại phiên giải trình của Thường trực HĐND TP Hà Nội, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc (QH-KT) Nguyễn Trọng Kỳ Anh đã báo cáo về công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn TP. Phê duyệt 9 Quy hoạch chung...

3 cung hoàng đạo phát tài nhờ kinh doanh trong 2 năm tới

GĐXH - Nếu bạn thuộc một trong 3 cung hoàng đạo này, cơ hội để bạn trở nên giàu có trong 2 năm tới là rất lớn. ...

Ứng Hòa phát triển sản phẩm OCOP từ vùng trồng lúa tập trung

Là vùng chuyên canh lúa gạo lớn của thành phố, huyện Ứng Hòa đã xây dựng và phát triển chuỗi giá trị gạo chất lượng cao gắn với nhãn hiệu “Gạo chất lượng Khu Cháy”. Đặc biệt, với vùng sản xuất tập trung, chất lượng thơm ngon, từ năm 2019, sản phẩm gạo Japonica giống J02 của Hợp tác xã...

Giá cà phê robusta đang chịu áp lực, Fed giảm thêm lãi suất, thị trường tiếp tục chinh phục kỷ lục mới?

Sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ này dự kiến đạt khoảng 1,6 triệu tấn. Tiêu thụ cà phê nội địa dự báo đạt từ 270.000-300.000 tấn. Sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ nội địa kết hợp với sản lượng sản xuất thấp có thể ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung nguyên liệu cho xuất khẩu, tuy nhiên, xuất khẩu sẽ vẫn còn thuận lợi, theo Vicofa.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam...

Sáng 19-12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Báo Quân đội nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi lễ. Thưa lãnh đạo Bộ Quốc phòng và Quân đội các nước! Thưa quý vị đại biểu,...

Mới nhất