Trang chủKinh tếNông nghiệpNông dân Nam Định đi nhặt rác-thứ vứt đi biến thành phân...

Nông dân Nam Định đi nhặt rác-thứ vứt đi biến thành phân bón hữu cơ, tiết kiệm khối tiền


Sản xuất phân hữu cơ từ rau hỏng, củ quả thối

Thay vì vứt bỏ nguồn rác hữu cơ ra ngoài môi trường như trước đây, nhiều năm nay, bà con nông dân ở xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đã biết tận dụng nguồn rác hữu cơ này để sản xuất phân bón hữu cơ tại nhà.

Nông dân Nam Định sản xuất phân hữu cơ:

Ông Trần Thái Học, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hải Anh (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) hướng dẫn hội viên nông dân cách tưới chế phẩm sinh học trong quá trình sản xuất phân bón hữu cơ. Ảnh: Mai Chiến.

Ông Trần Thái Học, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hải Anh khoe với tôi rằng, nhờ công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, theo phương châm “mưa dầm, thấm lâu”, nên người dân trong địa bàn xã dần dà thay đổi suy nghĩ, tích cực thực hiện, tham gia mô hình “Phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn”.

Người dân đã có ý thức trong việc phân loại rác thải sinh hoạt, tận dụng nguồn rau hỏng, củ quả thối… để sản xuất phân hữu cơ, bón cho cây trồng. Qua đó, giảm được lượng rác thải từ gia đình ra khu xử lý rác thải tập trung, giảm được chi phí sản xuất, không phải mua phân bón vô cơ…

“Năm 2021, mô hình được triển khai, thực hiện rộng rãi trên toàn xã. Đến nay, người dân ở 24/24 xóm đều tham gia mô hình, chấp hành nghiêm việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn”, ông Học chia sẻ.

Ông Học cho biết thêm, đến nay trên địa bàn xã có 1.800 thùng và khoảng 600 hố sản xuất phân bón hữu cơ có nắp đậy. Bình quân mỗi gia đình có 1 thùng hoặc 1 hố có nắp đậy xử lý rác hữu cơ thành phân bón hữu cơ.

Theo chân Chủ tịch Hội Nông dân xã Hải Anh đi tham quan 1 vòng quanh xã, chúng tôi nhận thấy, quang cảnh nông thôn nơi đây đẹp như tranh vẽ; hạ tầng giao thông, thủy lợi nội đồng, cho đến các dòng sông, con mương đều rất sạch sẽ, không có tình trạng người dân vứt rác bữa bãi.

Rác thải sinh hoạt được các hộ gia đình đổ vào 2 thùng nhựa đựng rác được kí hiệu khác nhau. Một thùng chứa đựng rác vô cơ, còn một thùng chứa đựng rác hữu cơ để sản xuất phân hữu cơ.

Nông dân Nam Định sản xuất phân hữu cơ:

Bà Trần Thị Nga (xóm 3, xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) tự sản xuất phân hữu cơ để bón cho vườn rau của gia đình. Ảnh: Mai Chiến.

Gia đình bà Trần Thị Nga (xóm 3, xã Hải Anh) có một mảnh vườn nho nhỏ ở trước sân nhà. Bà chủ yếu trồng rau muống, rau ngót, rau cải… để phục vụ riêng cho gia đình.

Những năm qua, được sự hướng dẫn, giúp đỡ của cán bộ Hội Nông dân xã, bà đã biết cách sản xuất phân bón hữu cơ từ nguồn rác thải hữu cơ. Nhờ đó, hạn chế việc sử dụng phân bón vô cơ, tiết được chi phí sản xuất…

Bà bảo, cách thức sản xuất phân bón hữu cơ trong thùng nhựa rất đơn giản. Rau thừa, lá cây dễ phân hủy… được bà đổ hết vào trong thùng nhựa, sau đó tưới chế phẩm sinh học. Sau 30 ngày, nguồn rác hữu cơ phân hủy thành phân bón thì lấy ra bón cho rau màu, cây trồng trong vườn.

“Từ khi biết cách làm phân bón hữu cơ, gia đình tôi không phải mua phân vô cơ về bón cho rau màu nữa. Từ đó, tiết kiệm được chi phí sản xuất, đất trồng tơi xốp, không bị bạc màu”, bà Nga đúc kết.

100% xã, thị trấn thực hiện mô hình

Với sự hỗ trợ của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, năm 2018, Hội Nông dân tỉnh Nam Định triển khai xây dựng mô hình: “Phân loại rác thải sinh hoạt và xử lý rác thải hữu cơ làm phân bón tại hộ gia đình” tại xã Hải Lý (cũ), nay là thị trấn Cồn, huyện Hải Hậu.

Nông dân Nam Định sản xuất phân hữu cơ:

Hằng năm, Hội Nông dân huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định phối hợp với các địa phương trên địa bàn huyện tổ chức các buổi tập huấn về phân loại rác thải tại nguồn thành phân hữu cơ. Ảnh: Mai Chiến.

Bà Nguyễn Thị Hoa, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định cho hay, tham gia mô hình, bà con nông dân nắm bắt được các kiến thức, kỹ năng về phân loại rác thải và xử lý rác thải hữu cơ làm phân bón cho cây trồng tại nhà.

Ngoài ra, bà con nông dân cũng đã nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường. Nhờ đó, giảm được lượng rác thải ra môi trường, góp phần giữ gìn cảnh quan, vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp…

“Phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn góp phần tiết kiệm được tài nguyên; giảm thiểu ô nhiễm, lượng rác thải trong cộng đồng ra môi trường nhằm giảm tải cho môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý. Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường”, bà Hoa chia sẻ về những lợi ích của việc phân loại rác thải tại nguồn.

Với mục tiêu mô hình được “phủ sóng” toàn huyện, tháng 8/2020, Hội Nông dân huyện Hải Hậu đã phát động phong trào “Thu gom, phân loại và xử lý rác thải mềm thành phân bón hữu cơ tại hộ gia đình”, khuyến khích các hộ dùng thùng nhựa xử lý rác; tiếp tục duy trì hiệu quả và nhân rộng mô hình thu gom phân loại và xử lý rác thải mềm tại hộ gia đình.

Từ mô hình điểm ở xã Hải Lý (cũ), đến nay 100% các xã, thị trấn trong huyện Hải Hậu đều có mô hình và thực hiện rất hiệu quả, tạo được sức lan tỏa trong cộng đồng dân cư ở Hải Hậu.

Qua thống kê, toàn huyện Hải Hậu có 48.364 thùng và hố có nắp đậy xử lý bằng men vi sinh và trên 30.000 hố rác hữu cơ tại các hộ gia đình, góp phần xây dựng gia đình, xóm/TDP nông thôn mới kiểu mẫu “Sáng – xanh – sạch – đẹp để phát trển bền vững”, đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu trên địa bàn huyện.

Nông dân Nam Định sản xuất phân hữu cơ:

Người dân trên địa bàn huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định tích cực tham gia mô hình “Phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn”. Ảnh: Mai Chiến.

Theo bà Hoa, những năm qua, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Hải Hậu đã tích cực, chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động cán bộ hội viên và nhân dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường, tham gia mô hình “Phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn”.

“Các cấp Hội Nông dân thường xuyên hướng dẫn các hộ gia đình nên sử dụng 2 thùng rác để phân loại ngay tại nhà, gồm thùng rác vô cơ và rác hữu cơ, các thùng rác được ký hiệu rõ ràng.

Đối với rác hữu cơ, các hộ gia đình chỉ cần thu gom rác hữu cơ vào thùng có nắp đậy, dùng thêm gói chế phẩm vi sinh, ủ sau 30 ngày là phân hủy thành phân bón dùng trong nông nghiệp, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, vừa duy trì độ phì cho đất và nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.

Đối với rác vô cơ, sau khi phân loại tại hộ gia đình, sẽ có tổ thu gom rác đến từng hộ gia đình, cơ sở thu gom lại và tập kết về điểm tập trung để xe làm dịch vụ vệ sinh môi trường vận chuyển ra khu xử lý rác tập trung, xử lý bằng lò đốt chuyên dụng”, bà Hoa bộc bạch.

Hội Nông dân tỉnh Nam Định thông tin, đến nay, mô hình “Thu gom, phân loại và xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón tại hộ gia đình” đã được triển khai ở các huyện, thành trong tỉnh, với 153/170 cơ sở tham gia, 1.464/2.006 chi hội tham gia.

Số hộ tham gia mô hình là 188.219. Trong đó, có 104.841 hộ xử lý rác hữu cơ bằng thùng nhựa, 83.378 hộ xử lý rác hữu cơ bằng hố có nắp đậy.





Nguồn: https://danviet.vn/nong-dan-nam-dinh-di-nhat-rac-thu-vut-di-bien-thanh-phan-bon-huu-co-tiet-kiem-khoi-tien-20241011211338416.htm

Cùng chủ đề

Kho xưởng của một công ty giày da ở Nam Định bốc cháy dữ dội

(Dân trí) - Một kho xưởng giày da của một công ty đóng tại xóm 3, xã Nghĩa Hải, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định bất ngờ bốc cháy dữ dội. Ngày 19/12, lãnh đạo UBND xã Nghĩa Hải, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định xác nhận, kho xưởng giày da của một công ty đóng trên địa bàn xã này vừa xảy ra hỏa hoạn, rất may không có thiệt hại về người.Thông tin ban đầu, khoảng 10h cùng...

Cháy công ty giày da ở Nam Định

Ngọn lửa bất ngờ bùng phát tại một kho xưởng giày da ở xã Nghĩa Hải (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định), cột khói bốc lên hàng chục mét. Trưa 19/12, trao đổi với PV, lãnh đạo UBND xã Nghĩa Hải xác nhận, vụ cháy vừa xảy ra trên địa bàn. Theo đó, khoảng 10h cùng ngày, tại nhà kho của công ty giày da tại xóm 3 Phú Thọ (xã Nghĩa Hải) bất ngờ phát hỏa, ngọn lửa nhanh chóng lan...

Hợp long cầu dây văng 1.200 tỷ bắc qua sông Đào ở Nam Định

Với quyết tâm cao, tinh thần “vượt nắng, thắng mưa”, liên tục “3 ca 4 kíp”, sau gần 25 tháng tổ chức thi công, đến nay cầu dây văng 1.200 tỷ bắc qua sông Đào ở Nam Định đã hoàn thành lao lắp bản mặt cầu toàn bộ các nhịp dẫn, hợp long nhịp liên tục. ...

Trại lợn ở Nam Định phát tán mùi hôi thối, bí thư huyện ra ‘tối hậu thư’

Sau phản ánh của VietNamNet về tình trạng mùi hôi thối phát tán từ một trang trại nuôi lợn ở huyện Vụ Bản (Nam Định), Bí thư Huyện ủy Vụ Bản đã chỉ đạo các biện pháp xử lý dứt điểm. Liên quan đến bài phản ánh của VietNamNet về việc trang trại chăn nuôi lợn của Công ty CP Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Bách Phượng (Công ty Bách Phượng) có địa chỉ tại thôn Làng Mới,...

Xuyên đêm thi công cầu dây văng 1.200 tỷ đồng ở Nam Định

Tại công trường xây dựng cầu qua sông Đào nối từ đường Song Hào đến đường Vũ Hữu Lợi (TP Nam Định), không khí thi công đang diễn ra khẩn trương và sôi động bất kể ngày đêm. Dự án xây dựng cầu qua sông Đào có tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng; chiều dài 1,6km bao gồm đường dẫn, trong đó cầu vượt sông dài khoảng 0,8km, mặt cắt ngang 20,5m. Cầu được thiết kế gồm 16 nhịp,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Một ông giám đốc Quảng Ninh tự tin xuất khẩu hàu đại dương, hải sản đại bổ nhờ công nghệ này

Bằng tư duy nhạy bén, anh Nguyễn Văn Cường (xã Liên Hòa, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) đã đầu tư công nghệ hiện đại để chế biến và bảo quản hàu Đại Dương. Qua đó, không chỉ nâng cao giá trị hàu Đại Dương, mà còn đảm bảo sản phẩm...

Phụ huynh vui mừng, nhà trường đồng thuận

TPHCM vừa đề xuất hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT công lập, ngoài công lập và học viên GDTX hệ THPT từ năm học 2025 - 2026. ...

Gành Dầu tăng tốc đạt xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2025

Xã Gành Dầu (TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) là một trong nhưng xã đầu tiên của đảo ngọc đạt chuẩn nông thôn mới. Với lợi thế cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm… được đầu tư bài bản, trên địa bàn xã có nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư...

Xây dựng tổ khuyến nông cộng đồng thành lực lượng chủ lực của ngành nông nghiệp ở cơ sở

Do là tổ chức mới hình thành nên các tổ khuyến nông cộng đồng chưa thể vận hành và hoạt động "trơn tru" ngay được; một số nơi còn chưa rõ về mô hình tổ chức, tư cách pháp nhân và thiếu nguồn lực hoạt động; năng lực của một số...

IELTS 8.0, SAT 1560, vừa nhận học bổng 7,5 tỷ đồng du học Mỹ

Trần Nam Khánh, học sinh lớp chuyên Anh 12A3, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ vừa nhận được học bổng 7,5 tỷ đồng cho 4 năm học từ ngôi trường top đầu của Mỹ. ...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Các địa phương còn lúng túng triển khai thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Chiều 17/12, UBND tỉnh An Giang tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện "Đề án phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 tại An Giang" (đề án). Ông...

Cùng chuyên mục

Nguồn vốn chính sách giúp người dân Đắk Nông giảm nghèo nhanh và bền vững

Tại tỉnh Đắk Nông, những năm qua với “trợ lực” là nguồn vốn chính sách đã tiếp sức cho công tác giảm nghèo nhanh và bền vững. Nhờ có nguồn vốn này mà hàng nghìn hộ dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã phát triển sinh kế, ổn định sản xuất để nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững, giúp người dân vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền...

Quảng Nam công nhận 68 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

UBND tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức cuộc họp Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024.Nhiều nông dân ở Thái Nguyên đang áp dụng hiệu quả mô hình nuôi lợn bằng bột trà xanh giúp lợn nhanh lớn, tăng sức đề kháng và chất lượng thịt thơm ngon. Nhờ đó, lợn thịt khi xuất bán ra thị trường được nhiều khách hàng ưa chuộng, săn lùng.Sáng 19/12, Bộ Quốc phòng...

Một ông giám đốc Quảng Ninh tự tin xuất khẩu hàu đại dương, hải sản đại bổ nhờ công nghệ này

Bằng tư duy nhạy bén, anh Nguyễn Văn Cường (xã Liên Hòa, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) đã đầu tư công nghệ hiện đại để chế biến và bảo quản hàu Đại Dương. Qua đó, không chỉ nâng cao giá trị hàu Đại Dương, mà còn đảm bảo sản phẩm...

Ngọt giòn cải làn Tân Liên

Sản phẩm OCOP 3 sao “Rau cải làn Tân Liên” của Hợp tác xã (HTX) sản xuất rau an toàn Tân Liên (thôn Nà Hán, xã Tân Liên, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) đang từng bước khẳng định chất lượng, thương hiệu trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Thời điểm này, người dân thôn Nà Hán, xã Tân Liên, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đang tất bật trồng gối vụ, chăm sóc và thu hoạch...

Gành Dầu tăng tốc đạt xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2025

Xã Gành Dầu (TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) là một trong nhưng xã đầu tiên của đảo ngọc đạt chuẩn nông thôn mới. Với lợi thế cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm… được đầu tư bài bản, trên địa bàn xã có nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư...

Mới nhất

Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản 2021 – 2030

Kế hoạch được ban hành nhằm định hướng cho các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện Quy hoạch. Cùng với đó, xây dựng lộ trình, tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm các mục...

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại huyện Bác Ái

Ngày 19/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719) tại UBND huyện Bác Ái. Bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ...

Phi công tiêm kích Su30-MK2 kể về màn khoan, thả đạn nhiễu

Tập trung cao độ, phi công điều khiển chiếc tiêm kích Su30-MK2 mang số hiệu 8591 tiến về phía khu vực lễ đài, bật tăng lực bay thẳng đứng thả 96 quả đạn nhiễu, đồng thời làm động tác khoan xoay nhiều vòng. ...

Giáo dục quyền con người trong cơ sở giáo dục mầm non

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội thảo “Đánh giá thực hiện Đề án Giáo dục quyền con người trong cơ sở giáo dục mầm non”. ...

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 5 BCĐ tổng kết thực hiện NQ số 18-NQ/TW

Kinhtedothi - Chiều 19/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW chủ trì phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo. Tham dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang...

Mới nhất