Trang chủKinh tếNông nghiệpNông dân miền núi Hà Tĩnh thất thu vì thứ quả được...

Nông dân miền núi Hà Tĩnh thất thu vì thứ quả được ví như “vàng đen” mất mùa chưa từng có


“Vàng đen” miền sơn cước

Những ngày này, thời điểm trám đen bắt đầu chín rộ, cũng là lúc bà con nông dân bận rộn với công việc thu hoạch quả để bán ra thị trường. Khác với khung cảnh tấp nập, nhộn nhịp xe của thương lái vào các địa phương tìm mua trám đen, năm nay sản lượng trám đen giảm mạnh, nhiều gia đình không có để bán, thương lái ít tìm đến mua khiến bà con điêu đứng.

Nông dân miền núi Hà Tĩnh thất thu vì “vàng đen” mất mùa chưa từng có - Ảnh 1.

Huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh được xem là thủ phủ cây trám đen của Hà Tĩnh, hiện là thời điểm trám đen bắt đầu chín rộ. Ảnh: PV

Trám đen được trồng nhiều ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Trám đen thuộc cây thân gỗ, khi trưởng thành cao từ 10-30m, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), cho ra quả lớn, màu tím thẫm, có hương vị bùi, béo, ngậy, đặc trưng nên được nhiều gia đình lựa chọn trồng.

Nông dân miền núi Hà Tĩnh thất thu vì “vàng đen” mất mùa chưa từng có - Ảnh 2.

Trám đen là loại cây thân gỗ lớn, sau hơn 10 năm trồng mới cho thu hoạch quả. Ảnh: PV

Trước đây cây trám ít có giá trị, vào thời điểm thu hoạch nhiều nơi trám rụng đen gốc nhưng không ai nhặt. Nhiều gia đình khó khăn còn dùng loại quả này ướp muối mặn để ăn dần cả năm.

Những năm gần đây, khi diện tích trồng trám thu hẹp, giá loại quả này bất ngờ tăng cao lên đến 130.000 -150.000 đồng/kg. Ngoài giá trị kinh tế, trám đen còn có giá trị ẩm thực, dược liệu với nguồn dinh dưỡng khá cao, được người dân ví là “vàng đen” giúp nông dân huyện Hương Sơn tăng thu nhập.

Nông dân miền núi Hà Tĩnh thất thu vì “vàng đen” mất mùa chưa từng có - Ảnh 3.

Trám đen Hương Sơn, Hà Tĩnh có quả lớn, màu tím thẫm, có hương vị bùi, ngậy, đặc trưng nên được thị trường đón nhận, giá thành có khi đạt 150.000 đồng/kg. Ảnh: PV

Tại xã Sơn Ninh (huyện Hương Sơn) có khoảng 500 cây trám đen của gần 100 hộ trồng. Ông Lê Ngọc Huân- Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Ninh cho biết: “Sơn Ninh là địa phương trồng trám đen nhiều nhất huyện, đây là loại cây lâu năm cho kinh tế tốt nhất địa phương.

Nông dân miền núi Hà Tĩnh thất thu vì “vàng đen” mất mùa chưa từng có - Ảnh 4.

Được xem là “vàng đen” vì mang lại nguồn thu nhập cao nên nhiều người dân huyện Hương Sơn trồng trám đen trong vườn nhà. Ảnh: PV

Nông dân “méo mặt” vì mất mùa

Trung bình hàng năm mỗi hộ gia đình trồng trám thu về khoảng 20-25 triệu đồng, đặc biệt có những hộ trồng nhiều đạt 80 triệu/năm. Tuy nhiên, năm nay do thời tiết nắng nóng khiến năng suất trám sụt giảm mạnh, chỉ đạt khoảng 30-40% sản lượng so với các năm trước. Có những gia đình cây trám không cho quả, từ trước đến nay chưa từng ghi nhận trám mất mùa lớn như hiện nay”.

Nông dân miền núi Hà Tĩnh thất thu vì “vàng đen” mất mùa chưa từng có - Ảnh 5.

Năm nay trám đen mất mùa nặng khiến nông dân huyện Hương Sơn thất thu. Ảnh: PV

Nhìn những cây trám của gia đình, ông Nguyễn Văn Hân (trú thôn Tạ Sơn, xã Sơn Ninh) cho biết: “Đây là thời điểm thu hoạch chính vụ quả trám đen, những năm trước luôn tấp nập những thương lái chạy xung quanh làng để tìm mua. Tuy nhiên, năm nay sản lượng quả sụt giảm nghiêm trọng, thương lái cũng không mặn mà đến thu mua. Năm trước thu nhập từ 7 cây trám được hơn 10 triệu thì năm nay chỉ được 4 triệu”.

Nông dân miền núi Hà Tĩnh thất thu vì “vàng đen” mất mùa chưa từng có - Ảnh 6.

Theo ông Nguyễn Văn Hân, trú tại huyện Hương Sơn, chưa năm nào trám mất mùa như năm nay, thậm chí có một số cây không đậu quả. Ảnh: PV

Gia đình ông Nguyễn Văn Chinh (trú tại xã Sơn Ninh, Hương Sơn) cho hay: “Gia đình tôi có 8 cây trám đen lâu năm, trước đây trung bình mỗi cây cho sản lượng gần 100kg quả/năm, tổng thu nhập khoảng 35 triệu/năm. Năm nay, do ảnh hưởng của thời tiết khiến cây cho rất ít quả, vì sản lượng thấp nên cũng kén thương lái đến mua nếu như bán cả vườn cũng chỉ thu về 1-2 triệu đồng. Gia đình tôi coi như mất trắng mùa trám năm nay”.

Nông dân miền núi Hà Tĩnh thất thu vì “vàng đen” mất mùa chưa từng có - Ảnh 7.

Gia đình ông Nguyễn Văn Chinh, trú tại huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh “mất trắng” mùa trám năm nay. Ảnh: PV

Dù sản lượng giảm mạnh nhưng giá trám không tăng nhiều. Giá bình quân năm 2023 là 110.000 -130.000 đồng/kg, năm nay chỉ “nhích lên” khoảng 150.000 đồng/kg. Với giá bán này, bà con trồng trám của huyện Hương Sơn vẫn thất thu.

Nông dân miền núi Hà Tĩnh thất thu vì “vàng đen” mất mùa chưa từng có - Ảnh 8.

Trám đen là loài cây lâu năm tự nhiên của địa phương, sau hơn 10 năm mới cho thu nhập. Cây ít cần chăm sóc đa phần dựa vào vào thiên nhiên nên hiện nay bà con trồng trám chưa có biện pháp để khắc phục trình trạng mất mùa “vàng đen”. Ảnh: PV

Bà Nguyễn Thị Hiền (trú tại xã Sơn Ninh) cho biết: “Những năm trước, gia đình chị đều thuê người hái trám với chi phí 1 triệu đồng/ngày. Tuy nhiên, năm nay nếu tiếp tục làm như vậy tiền bán trám sẽ không đủ để trả công thuê người nên gia đình chị đã trực tiếp thu hoạch”.

Nông dân miền núi Hà Tĩnh thất thu vì “vàng đen” mất mùa chưa từng có - Ảnh 9.

Do sản lượng trám đen kém nên năm nay vợ chồng bà Nguyễn Thị Hiền tự thu hoạch mà không thuê người như các năm trước. Ảnh: PV

Chồng chị Hiền là anh Nguyễn Đình Hoành (51 tuổi) sẽ leo lên cây trám cao dùng chiếc sào tre dài hơn 10m, gắn liềm phía trước để ngoắc các cành có quả rụng xuống đất. Phía dưới đất, chị Hiền dùng rổ gom trám.

Nông dân miền núi Hà Tĩnh thất thu vì “vàng đen” mất mùa chưa từng có - Ảnh 10.

Nghề “người nhện” thu hoạch trám với thu nhập 1 triệu đồng/ngày, nay bỗng thất thu. Ảnh: PV

“Đến mùa trám đen hàng năm, chúng tôi đều thuê người đến các vườn trám của xã để thu mua nguyên liệu để chế biến thành sản phẩm trám muối, trám sấy khô. Năm trước, cơ sở tôi thu mua của bà con khoảng 8 tấn trám, năm nay mất mùa ước tính chỉ thu mua được 2.5 tấn. 

Hiện nay, đơn đặt hàng sản phẩm trám khá nhiều nhưng tôi sợ không đủ nguồn nguyên liệu. Chúng tôi cố gắng thu mua những sản phẩm trám chất lượng để duy trì cơ sở chế biến của mình”, chị Đặng Thị Khánh Ly – chủ cơ sở chế biến trám đen Hùng Lý ở thôn Trà Sơn, xã Sơn Ninh cho hay.

Nông dân miền núi Hà Tĩnh thất thu vì “vàng đen” mất mùa chưa từng có - Ảnh 11.

Theo chị Đặng Thị Khánh Ly (bên trái, thương lái thu mua trám đen), năm nay lượng trám mà cơ sở thu mua được ước đạt chỉ bằng 1/3 so với năm trước. Ảnh: PV

Xã Kim Hoa, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh cũng là địa phương có số lượng cây trám đen nhiều ở huyện Hương Sơn với trên 400 gốc, phân bố ở 20 thôn. Trong đó, nhiều nhất là ở các thôn: Châu Lâm, Hồng Thủy, Trung Hoa, Hội Sơn. Thời điểm này đang vào mùa thu hoạch nhưng theo bà con, năm nay sản lượng giảm mạnh so với năm 2023.

Nông dân miền núi Hà Tĩnh thất thu vì “vàng đen” mất mùa chưa từng có - Ảnh 12.

Theo ông Lê Văn Kỉnh trú ở xã Kim Hoa, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh, trung bình mỗi năm gia đình thu về hơn 10 triệu tiền bán trám đen nhưng năm nay thất thu chỉ bán được 3 triệu đồng. Ảnh: PV

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Trần Quang Hòa, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hương Sơn cho biết: “Trám là một loại quả đặc trưng của huyện Hương Sơn, hiện đã phân bố rất nhiều tại các xã Sơn Ninh, Sơn Bằng, Sơn Tiến, Sơn Phú, Kim Hoa, An Hòa Thịnh…

Nông dân miền núi Hà Tĩnh thất thu vì “vàng đen” mất mùa chưa từng có - Ảnh 13.

Trám đen mất mùa khiến bà con huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh kém vui. Ảnh: PV

Trám đen không phải là cây phát triển kinh tế chủ lực của huyện. Tuy nhiên, vẫn cho nguồn thu lớn góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương. Năm nay, bà con trồng trám mất mùa gây ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu nhập. Đây là loài cây bản địa, sau hàng chục năm trồng mới cho thu hoạch, bà con ít công chăm sóc đa phần dựa vào tự nhiên”.





Nguồn: https://danviet.vn/nong-dan-mien-nui-ha-tinh-that-thu-vi-thu-qua-duoc-vi-nhu-vang-den-mat-mua-chua-tung-co-20240811194536474.htm

Cùng chủ đề

Chàng trai 8x lên phố núi Đà Lạt liên kết với các nông hộ trồng 100ha cà phê hữu cơ

Chiều ngày 10/9, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trò chuyện với chàng “kỹ sư” nông nghiệp Bùi Xuân Thắng (36 tuổi, trú tại xã Xuân Trường, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng), để tìm hiểu về quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch hàng chục hecta cà phê hữu cỡ. Chàng "kỹ sư" nông nghiệp Bùi...

ĐBSCL: Trồng lúa ST25, nông dân đạt lợi nhuận 50 triệu đồng/ha

Vụ lúa hè thu 2024, nhiều nông dân ở ĐBSCL trồng lúa ST25 đạt lợi nhuận 50 triệu đồng/ha, cao gấp 2 lần so với trồng các giống lúa khác. Thời điểm này, nông dân các tỉnh miền Tây đang tập trung thu hoạch lúa hè thu. Tại các địa phương có diện tích trồng lúa nhiều như An Giang, Đồng Tháp, TP Cần Thơ…, giá lúa IR 50404 được thương lái thu mua từ 7.500...

Tháo dỡ hàng nghìn cọc bê tông nuôi hàu trái phép trên sông ở Hà Tĩnh

Ngày 8/9, UBND xã Cẩm Lĩnh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị đã huy động lực lượng tháo dỡ hàng nghìn cọc bê tông nuôi hàu trái phép trên sông Rác. Theo UBND xã Cẩm Lĩnh, hiện có 78 hộ tự ý nuôi trồng thủy sản trái phép trên tuyến sông Rác, đoạn qua địa bàn xã Cẩm Lĩnh và bãi bồi, cửa biển. Mặc dù đã được mời làm việc, tuyên truyền, thông báo tự thực...

Hà Tĩnh: Huy động 150 lượt người tháo dỡ “trận địa bẫy cọc” trên sông Rác

Sáng 8/9, trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo UBND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) cho biết, vừa qua đơn vị này đã giao UBND xã Cẩm Lĩnh thành lập đoàn kiểm tra, rà soát thực trạng các hộ dân tự ý cắm cọc nuôi thủy sản trên sông Rác, đoạn qua thôn 1, 4 và 6 của xã Cẩm Lĩnh.Kết quả rà soát cho thấy có 78 hộ tự ý nuôi trồng thủy sản trái...

Nhà máy Thủy điện Hương Sơn vận hành trong quý IV/2024

Dự án đầu tư Nhà máy Thủy điện Hương Sơn có tổng công suất lắp đặt 39,4 MW, đấu nối vào lưới điện quốc gia tại trạm biến áp 2x25MVA-110/35/22KV Linh Cảm - Hà Tĩnh. Ban Quản lý Khu kinh tế Hà Tĩnh ban hành Quyết định số 186/QĐ-KKT về việc chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nhà máy Thủy điện Hương...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Một ngôi làng cổ ở Huế giàu truyền thống hiếu học, giáo sư, tiến sĩ, cử nhân, thạc sĩ đếm không xuể

Làng cổ Phước Tĩnh - Vẹn nguyên nét đẹp trầm mặc và quyến rũ của làng cổ ViệtLàng cổ Phước Tĩnh được thành được thành lập vào năm 1470, dưới triều vua Lê Thánh Tông, khi nhà nước phong kiến Đại Việt mở mang bờ cõi về phương...

Nhiều trường ở Hà Nội cho tan học sớm trước cảnh báo mưa to, gần 120 trường nghỉ học trực tiếp

Học sinh Hà Nội nghỉ học tránh mưa ngậpChia sẻ với PV báo Dân Việt, chị Lê Thu Hương, có con học lớp 8, Trường THCS Nguyễn Du, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết: "Sáng nay tôi nhận được thông báo từ nhà trường...

Ngắm trường Liên cấp 1-2 “đỉnh” nhất Quảng Ngãi trị giá 145 tỷ đồng

Dự án trường Tiểu học và THCS thị trấn La Hà, có tổng mức đầu tư 145 tỷ đồng, trong đó chi phí xây lắp và thiết bị gần 98 tỷ đồng, còn lại là chi phí khác,...

Coi thí sinh chiến thắng ở Đường lên đỉnh Olympia là tài năng đất nước là chưa phải

VTV3 cũng chưa tổng kết xem bao nhiêu em được giải trở thành tài năng, đóng góp cho lĩnh vực nào, được tôn vinh ra sao.Thí sinh thông minh nhưng người tài thì chưa phải Liên quan đến sự việc, ...

Bài đọc nhiều

Vướng quy định chi trả kinh phí bán tín chỉ carbon rừng, Quảng Bình có văn bản kiến nghị Bộ NNPTNT

Liên quan tới việc tỉnh Quảng Bình nhận được hơn 235 tỷ đồng từ việc bán tín chỉ carbon (giai đoạn 2023 - 2025) tuy nhiên việc chi trả gặp nhiều khó khăn do các quy định còn chồng chéo và chưa sát thực tế, lãnh...

Hà Nội mưa sầm sập, sấm ầm ầm, Trung tâm Khí tượng cảnh báo ngập lụt nặng tại nhiều tuyến phố

Cơ quan khí tượng dự báo mưa dông ở Hà Nội sẽ tiếp diễn trong những ngày tới. Trước đó, cơ quan khí tượng cảnh báo, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Bắc Bộ kết hợp áp cao lục...

Ngành nông nghiệp Hà Nội tập trung khôi phục sản xuất

Thông tin từ Sở NN&PTNT Hà Nội, do ảnh hưởng của mưa, giông, hầu hết các địa phương đều bị ảnh hưởng, thiệt hại. Riêng khu vực ngoại thành, tính đến chiều ngày 9/9 có 2.243ha lúa, 1.250ha rau màu, 1.185ha cây ăn quả, hoa, cây hàng năm và 257ha thủy sản bị úng ngập. Ngoài ra, có hàng chục nghìn ha lúa, rau màu, cây ăn quả, hoa, cây hàng năm, thủy sản bị gãy, đổ, dập...

Núi lở như dội bom ở Lục Yên (Yên Bái), người dân bàng hoàng kêu cứu

Vị trí lở núi xảy ra tại thôn Khe Bín, xã Tân Phượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Theo quan sát, đất đá từ trên núi đổ xuống vùi lấp 3 nhà dân, một số người đã kịp chạy đến khu an toàn. Thời điểm hiện...

lũ lên nhanh uy hiếp an toàn nhiều tuyến đê sông

Lũ lên mức báo động Tại rốn lũ huyện Chương Mỹ, mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua đã khiến mực nước sông Bùi lên cao vượt mức báo động. Bên cạnh việc khiến nhiều hộ dân bị ngập, nước sông dâng cao còn gây sạt lở 5m tuyến đê Bùi II. Trong khi đó tại huyện Ba Vì, do hồ chứa xả lũ, mực nước sông Hồng lên cao đã gây sạt lở 10m mái đê hữu Hồng. Hiện...

Cùng chuyên mục

Một ngôi làng cổ ở Huế giàu truyền thống hiếu học, giáo sư, tiến sĩ, cử nhân, thạc sĩ đếm không xuể

Làng cổ Phước Tĩnh - Vẹn nguyên nét đẹp trầm mặc và quyến rũ của làng cổ ViệtLàng cổ Phước Tĩnh được thành được thành lập vào năm 1470, dưới triều vua Lê Thánh Tông, khi nhà nước phong kiến Đại Việt mở mang bờ cõi về phương...

“Cây dại” giúp người dân miền núi Quảng Nam thoát nghèo

Từ “cây dại” trở thành cây giảm nghèoDưới cái nắng tháng 8 như đổ lửa, nhưng trên những cánh đồng ớt ở xã Mà Cooih, huyện Đông Giang (Quảng Nam), hàng chục người dân vẫn miệt mài nhặt từng trái ớt nhỏ bỏ vào gùi. Thời điểm này, cũng là lúc bước vào vụ thu hoạch chính cây ớt A Riêu.Theo ông Arất Bói, Chủ tịch UBND xã Mà Cooih, từ một cây dại mọc trong rừng,...

Thoát nghèo từ nuôi bò thương phẩm

Được biết, cách đây 5 năm, tổng đàn bò của 3 xã vùng DTTS của huyện Đức Trọng là Đa Quyn, Tà Năng và Tà Hine chỉ có trên 2.500 con thì hiện nay đã phát triển lên 8.000 con. Nhiều địa phương đã thành lập được tổ hợp tác chăn nuôi bò, tạo điều kiện thuận lợi giúp người dân trong vùng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.Bà Ma Vương Nai Huyền, Phó Chủ...

Tre, trúc không còn bị “bạc đãi” ở vùng đất Tây Nam bộ

Khi nghề đan cần xé ở Ngã Bảy qua thời hoàng kim, ông Phạm Thành Lập nhạy bén cải tiến cần xé thành những cái khênh có hình thù, cấu tạo giống như cần xé, nhưng được gia công, cải tiến thêm nhiều phần hơn. “Khênh có kích thước rộng bằng cần xé nhưng chiều cao thấp hơn. Phần đáy được gia công thêm 2 lớp nan, giữ thăng bằng khi khuân vác không bị cấn. Phần...

dừng bơm tiêu nước vào sông Tích do lũ đã vượt báo động III

Chiều 10/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội đã có Văn bản số 162/BCHA về dừng vận hành các trạm bơm tiêu vào sông Tích. Thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, do mực nước sông Tích lên cao (tại xã Kim Quan, huyện Thạch Thất đạt 8,73m, trên báo động III là 0,33m), đã xuất...

Mới nhất

Nga-Iran sắp có sự hợp tác “bùng nổ” về an ninh; Tehran phản pháo phương Tây vì cáo buộc chuyển giao vũ khí

Ngày 10/9, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu thông báo, nước này sắp hoàn tất các thủ tục nội bộ để đi đến ký kết một thỏa thuận khung liên quốc gia mới ở cấp cao nhất với Iran.

Phim “Mai” thắng lớn với giải Cánh diều vàng

Giải thưởng biên kịch xuất sắc phim truyện điện ảnh cũng được trao Trấn Thành - Bình Bồng Bột trong phim "Mai". Phim “Móng vuốt" của đạo diễn Lê Thanh Sơn nhận về 2 giải đạo diễn và quay phim xuất sắc.Nam diễn viên chính xuất sắc phim truyện điện ảnh thuộc về Quyền Linh, vai Hai Muối...

Mới nhất