Trang chủNewsKinh tếNông dân đã ý thức 'đốt rơm là đốt tiền'

Nông dân đã ý thức ‘đốt rơm là đốt tiền’



KIÊN GIANG Sử dụng chế phẩm vi sinh SUMITRI xử lý rơm rạ giúp bổ sung dinh dưỡng cho đồng ruộng, giảm chi phí, bảo vệ môi trường, nông dân có lợi nhuận gần 47 triệu đồng/ha.

Bổ sung chất hữu cơ cho đất

Văn phòng Thường trực tại Nam Bộ (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia) vừa phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang và Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp Phương Nam tổ chức hội thảo đánh giá mô hình xử lý rơm rạ thành phân bón ngay tại ruộng bằng phân bón hữu cơ Crowel M+ kết hợp chế phẩm vi sinh SUMITRI. Mô hình được thực hiện trong vụ lúa hè thu 2024 tại Hợp tác xã Nông nghiệp – Nông dân Vĩnh Phú (xã Vĩnh Phú, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang) với quy mô 5ha, sử dụng giống lúa OM18.

Mô hình xử lý rơm rạ thành phân bón ngay tại ruộng bằng phân bón hữu cơ Crowel M+ kết hợp chế phẩm vi sinh SUMITRI tại xã Vĩnh Phú (huyện Giồng Riềng) rất hữu ích, mang lại hiệu quả cao. Ảnh: Trung Chánh.

Mô hình xử lý rơm rạ thành phân bón ngay tại ruộng bằng phân bón hữu cơ Crowel M+ kết hợp chế phẩm vi sinh SUMITRI tại xã Vĩnh Phú (huyện Giồng Riềng) rất hữu ích, mang lại hiệu quả cao. Ảnh: Trung Chánh.

Vĩnh Phú là vùng đất chuyên canh lúa 2 vụ/năm, nông dân thường gặp khó khăn trong xử lý rơm rạ sau thu hoạch, gây ngộ độc hữu cơ. Hơn nữa, việc đốt rơm rạ để vệ sinh đồng ruộng càng làm suy thoái đất, ảnh hưởng tới năng suất, hiệu quả kinh tế và gây ô nhiễm môi trường.

Mô hình sử dụng chế phẩm sinh học SUMITRI đã giúp nông dân xử lý nhanh rơm rạ tại đồng ruộng, tạo nguồn phân hữu cơ bổ sung dinh dưỡng cho đất, nâng cao hiệu quả trong sản xuất lúa. Theo đó, sau khi thu hoạch vụ lúa đông xuân 2023 – 2024, nông dân tiến hành xử lý rơm rạ bằng chế phẩm SUMITRI với liều lượng 3kg/ha (giá bán 200.000 đồng/kg). Sau 15 ngày xử lý, rơm rạ đã phân hủy khoảng 70 – 80%, trở thành nguồn hữu cơ bổ sung cho đồng ruộng.

Ông Phạm Xuân Hưng, Giám đốc Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp Phương Nam – đơn vị sản xuất và cung ứng chế phẩm sinh học SUMITRI cho biết, mỗi kg rơm rạ sau khi xử lý sẽ cho ra khoảng 0,6kg phân hữu cơ. Mỗi ha lúa sau khi thu hoạch sẽ để lại khoảng 8 tấn rơm rạ trên đồng ruộng, xử lý sẽ cho ra gần 5 tấn phân hữu cơ bổ sung dinh dưỡng cho đất. Do đó, giúp nông dân giảm được khoảng 30% phân hóa học và giảm 2 – 3 lần phun thuốc BVTV do lúa ít bị sâu bệnh.

Nhờ áp dụng chế phẩm vi sinh SUMITRI để xử lý rơm rạ bổ sung dinh dưỡng hữu cơ cho đất mà nông dân Vĩnh Phú có vụ lúa hè thu thắng lợi lớn, đạt lợi nhuận cao nhất. Ảnh: Trung Chánh.

Nhờ áp dụng chế phẩm vi sinh SUMITRI để xử lý rơm rạ bổ sung dinh dưỡng hữu cơ cho đất mà nông dân Vĩnh Phú có vụ lúa hè thu thắng lợi lớn, đạt lợi nhuận cao nhất. Ảnh: Trung Chánh.

Kết quả sản xuất vụ lúa hè thu 2024 đã mang lại niềm vui lớn cho bà con. Tham quan đồng ruộng cho thấy có sự khác biệt rất lớn giữa ruộng có xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học SUMITRI và ruộng không xử lý, cây lúa phát triển mạnh, nở bụi với nhiều chồi hữu hiệu, bông to, chắc hạt và màu vàng sáng, lúa không bị đổ ngã, thuận lợi cho thu hoạch bằng cơ giới.  

Ông Dư Văn Kiều, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp – Nông dân Vĩnh Phú phấn khởi cho biết, năng suất lúa ruộng có xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học SUMITRI đạt 7,2 tấn/ha (lúa tươi thu hoạch bằng máy), ruộng kết hợp thêm phân hữu cơ bón lót đạt 8,5 tấn/ha, ruộng đối chứng đạt 7,2 tấn/ha.

Chi phí sản xuất trong ruộng mô hình lần lượt là 20 và 18,5 triệu/ha nhờ giảm được phân bón hóa học và thuốc BVTV, còn ruộng đối chứng là 22,2 triệu/ha. Giá lúa (giống OM18) thương lái mua tại ruộng 7.700 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, ruộng mô hình lần lượt đạt lợi nhuận 40 và gần 47 triệu đồng/ha, trong khi ruộng đối chứng chỉ đạt gần 33,2 triệu đồng/ha.

Mô hình xử lý rơm rạ tại ruộng bằng chế phẩm vi sinh SUMITRI đã cung cấp chất hữu cơ cho đất, giúp lúa phát triển tốt, ít sâu bệnh, giảm chi phí, đạt năng suất cao. Ảnh: Trung Chánh.

Mô hình xử lý rơm rạ tại ruộng bằng chế phẩm vi sinh SUMITRI đã cung cấp chất hữu cơ cho đất, giúp lúa phát triển tốt, ít sâu bệnh, giảm chi phí, đạt năng suất cao. Ảnh: Trung Chánh.

“Do ứng dụng một số kỹ thuật trong sản xuất lúa nên ruộng trong mô hình đã giảm được giá thành sản xuất, tăng năng suất, giúp lợi nhuận tăng thêm từ 6,8 – 13 triệu đồng/ha, đạt gần 47 triệu đồng/ha, đây là mức cao nhất đối với vụ lúa hè thu mà nông dân nơi đây đạt được”, Giám đốc Dư Văn Kiều phấn khởi.

Đốt rơm là đốt tiền

Ông Nguyễn Văn Kỉa, thành viên Hợp tác xã Nông nghiệp – Nông dân Vĩnh Phú chia sẻ: “Nông dân chúng tôi đã ý thức được việc bán rơm giống như người ta bán máu, còn đốt rơm rạ trên đồng ruộng là đốt tiền. Tuy nhiên, do không có phương thức xử lý hiệu quả nên đành phải đốt chứ xót của lắm”.

Qua một vụ lúa sử dụng chế phẩm sinh học SUMITRI để xử lý nhanh rơm rạ tại đồng ruộng, tạo nguồn phân hữu cơ bổ sung dinh dưỡng cho đất, đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Chi phí sản xuất lúa giảm, năng suất thu hoạch tăng, lợi nhuận đạt cao. Vì vậy ông Kỉa và nhiều thành viên khác cho biết sẵn sàng mua và sử dụng chế phẩm sinh học SUMITRI để xử lý rơm rạ thay cho đốt đồng như trước đây.

Giồng Riềng là huyện thuộc vùng Tây Sông Hậu, có diện tích canh tác lúa gần 47.000ha, được chia thành 3 tiểu vùng. Đất đai ở đây phù sa màu mỡ, nguồn nước ngọt quanh năm, được đầu tư hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh nên có tiềm năng phát triển thâm canh lúa 3 vụ/năm. Vụ lúa thu đông 2024, Giồng Riềng có kế hoạch gieo sạ 25.000ha nhưng đến nay nông dân đã xuống giống đạt hơn 31.000ha.

Ông Lê Văn Chi, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Giồng Riềng cho biết, diện tích xuống giống lúa thu đông chính là những tiểu vùng sản xuất lúa 3 vụ/năm của huyện. Do làm lúa 3 vụ/năm nên thời gian giãn cách giữ các vụ ngắn, nông dân gặp áp lực trong xử lý rơm rạ nên thường chọn giải pháp đốt đồng. Tuy nhiên, những tháng mùa mưa nông dân sẽ gặp khó khăn trong xử lý, phải trục vùi trong nước gây ô nhiễm môi trường, rơm rạ phân hủy tự nhiên chậm nên gây ngộ độc hữu cơ cho vụ lúa tiếp theo.

Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang - ông Nguyễn Văn Hiển (bìa phải) cùng bà con nông dân đánh giá hiệu quả mô hình xử lý rơm rạ tại ruộng bằng chế phẩm vi sinh SUMITRI. Ảnh: Trung Chánh.

Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang – ông Nguyễn Văn Hiển (bìa phải) cùng bà con nông dân đánh giá hiệu quả mô hình xử lý rơm rạ tại ruộng bằng chế phẩm vi sinh SUMITRI. Ảnh: Trung Chánh.

Theo ông Chi, qua thực tế mô hình sử dụng chế phẩm sinh học SUMITRI để xử lý nhanh rơm rạ tại đồng ruộng ở Vĩnh Phú cho thấy đây là giải pháp hiệu quả, hữu ích nên cần nhân rộng, khuyến khích nông dân trong huyện áp dụng.

Huyện Giồng Riềng cũng đã xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất lúa hữu cơ và có chính sách hỗ trợ để nông dân thực hiện. Ngoài ra, huyện đang tham gia thực hiện Đề án phát triển 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 nên rất cần các giải pháp xử lý rơm rạ hiệu quả, giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính.

Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang Nguyễn Văn Hiển cho rằng, hiện nay ngành nông nghiệp đã chuyển từ sản xuất sang làm kinh tế nông nghiệp và làm nông nghiệp có trách nhiệm. Để thực hiện chuỗi giá trị nông nghiệp, nhà nông cần tham gia liên kết sản xuất thông qua tổ chức nông dân để có diện tích đủ lớn, quy trình đồng nhất, tạo ra lượng hàng hóa đủ lớn đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.

Do đó, nông dân phải tuân theo quy trình sản xuất đã được khuyến cáo, tham dự các buổi tập huấn kỹ thuật do ngành nông nghiệp, cán bộ khuyến nông tổ chức. Thay đổi những tập quán sản xuất lạc hậu, có hại cho môi trường như đốt đồng hay cày vùi rơm rạ vào trong nước để tự phân hủy. Bà con cần ghi nhật ký sản xuất để hạch toán chi phí, tính toán hiệu quả, lợi nhuận của mỗi vụ.

Mô hình xử lý rơm rạ tại ruộng bằng chế phẩm vi sinh SUMITRI giúp giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, tăng hiệu quả sản xuất lúa, nâng cao thu nhập cho nhà nông. Ảnh: Trung Chánh.

Mô hình xử lý rơm rạ tại ruộng bằng chế phẩm vi sinh SUMITRI giúp giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, tăng hiệu quả sản xuất lúa, nâng cao thu nhập cho nhà nông. Ảnh: Trung Chánh.

Một trong những yêu cầu của Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao là phải đưa rơm rạ ra khỏi đồng ruộng để trồng nấm, làm thức ăn chăn nuôi hoặc phải có giải pháp xử lý hiệu quả bằng vi sinh ngay tại đồng ruộng để làm phân hữu cơ nhưng không gây phát thải khí nhà kính. Do đó, mô hình sử dụng chế phẩm sinh học SUMITRI xử lý nhanh rơm rạ tại ruộng là cách làm mới cần được tập huấn kỹ thuật để nông dân áp dụng hiệu quả.

TS Nguyễn Văn Bắc, Phó Trưởng Văn phòng Thường trực tại Nam bộ (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia) đánh giá: “Chế phẩm sinh học SUMITRI không chỉ giúp nông dân xử lý nhanh rơm rạ tại đồng ruộng, không gây ô nhiễm môi trường mà còn tạo thành nguồn dinh dưỡng bổ sung cho đất để sản xuất lúa vụ tiếp theo hiệu quả hơn. Vì vậy, chính quyền địa phương, ngành nông nghiệp, khuyến nông cần có chính sách hỗ trợ, tập huấn cho các tổ chức nông dân áp dụng để sản xuất lúa giảm phát thải và bền vững”.





Nguồn: https://nongsanviet.nongnghiep.vn/nong-dan-da-y-thuc-dot-rom-la-dot-tien-d394694.html

Cùng chủ đề

Trồng lúa giảm phát thải, nông dân ĐBSCL sắp được chi trả tiền tín chỉ carbon

Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) vừa phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng sơ kết 7 mô hình thí điểm Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030. Theo đề án, hiện có 7 mô hình thí điểm trồng lúa giảm phát thải tại 5 tỉnh ĐBSCL gồm: Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Đồng Tháp và...

Triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao không phải để bán tín chỉ carbon

Không bán tín chỉ carbon khi thí điểm Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấpSáng 4/9, tại tỉnh Sóc Trăng đã diễn ra Hội nghị sơ kết mô hình thí điểm Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát...

Cháy rừng đẩy Canada vào top 4 quốc gia phát thải CO2

Theo một nghiên cứu được công bố vào ngày 28/8 trên tạp chí Nature, năm ngoái Canada đã chứng kiến ​​một loạt các vụ cháy rừng thảm khốc trên khắp cả nước, với 15 triệu ha - khoảng 4% tổng diện tích rừng của Canada - bị thiêu rụi và hơn...

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao giúp dân Kiên Giang sản xuất gắn liền tiêu thụ

Khơi thông thủy lợi nội đồng để dân quản lý nước trồng lúaÔng Trần Thanh Nam - thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - khẳng định bà con nông dân hợp tác xã đã làm đúng quy trình sản xuất theo đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao. Đây là thành công và cũng là bước...

Làm gì để mục tiêu xanh hóa ngành ô tô ‘cán đích’?

Cần nhiều nguồn lực Ngành ô tô Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn trong việc chuyển đổi sang công nghệ xanh. Để “xanh hóa” hiệu quả, theo giới chuyên gia, cần đầu tư mạnh vào công nghệ và cơ sở hạ tầng mới, cùng với sự hỗ trợ quyết liệt từ các cơ quan nhà nước. Tại Hội thảo “Giảm phát thải ngành ô tô:...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tôm khô Hiểu Phát dai ngọt tự nhiên

KIÊN GIANG Tôm khô của Hợp tác xã Hiểu Phát được làm từ tôm thẻ thiên nhiên, nuôi theo mô hình xen...

Trồng nấm theo hướng hữu cơ cho chất lượng ngon, ngọt

KHÁNH HÒA Hợp tác xã Nấm Nha Trang kiên định trồng nấm theo hướng hữu cơ nên sản phẩm chất lượng, ngon,...

Vườn cà phê 30 năm tuổi vẫn sung sức nhờ canh tác theo hướng hữu cơ

GIA LAI Nhờ trồng theo hướng hữu cơ, vườn cà phê của gia đình ông Huỳnh Thông đã gần 30 năm nhưng...

Sầu riêng hữu cơ trên vùng đất khó, khách muốn ăn phải đặt trước

TÂY NINH Với sự kiên trì đến cùng, ông Huỳnh Quới đã thành công canh tác sầu riêng hữu cơ trên vùng...

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đồng Tháp cần nghiên cứu thương hiệu lúa gạo mùa nước nổi

Muốn sản xuất được nông nghiệp có trách nhiệm, trước tiên phải nâng cao nhận thức cho người sản xuất về các...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Kết nối chuỗi, nâng cao giá trị nông sản

Ông Nguyễn Quang Vĩnh - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai - đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này. Được biết, Lào Cai có ban hành Nghị quyết số 10-NQ/BTV-TU về chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, xin ông cho biết các ngành hàng...

VinaPhone hỗ trợ người dân các tỉnh chịu ảnh hưởng bão Yagi

Ngày 8/9/2024, VNPT VinaPhone ra quyết định triển khai nhanh một số chính sách viễn thông hỗ trợ người dân, khách hàng tại các địa phương chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi. Cụ thể, VinaPhone miễn phí cho các khách hàng trong vùng ảnh hưởng của bão Yagi ở 6 tỉnh, thành gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Hưng Yên, Hà Nội 100 phút gọi trong nước (nội/ngoại mạng) và 15Gb Data trong vòng 3...

Giá rau xanh tăng ‘phi mã’ sau bão Yagi

Theo khảo sát của phóng viên báo Tin tức ngày 8/9 tại các chợ lớn ở Hà Nội, giá thịt lợn, bò, gà... vẫn tương đối ổn định như trước bão, nhưng giá các loại rau xanh, củ quả... đều tăng mạnh. ...

Cập nhật giá vàng SJC, DOJI, PNJ, 9999, giá vàng nhẫn hôm nay 9/9

Tính đến thời điểm khảo sát lúc 8 giờ sáng ngày 9/9, giá vàng miếng các thương hiệu trong nước ổn định ở cả hai chiều mua và bán. Cụ thể, Công ty VBĐQ Sài Gòn SJC niêm yết giá vàng mua vào ở mức 78,5 triệu đồng/lượng; giá bán ra là 80,5 triệu đồng/lượng, so với phiên giao dịch mở cửa cùng ngày, giá vàng SJC giảm 500.000 đồng/lượng ở...

Giá vàng hôm nay 9/9/2024: Vàng nhẫn đồng loạt giảm cả hai chiều

Diễn biến giá vàng hôm nay cho thấy vàng nhẫn trong nước sáng nay được điều chỉnh giảm. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 77,15-78,45 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 150 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với kết phiên giao dịch cuối tuần qua. Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji cũng hạ 150 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua...

Mới nhất

Mới nhất