Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếNồm ẩm, gia tăng tình trạng người già, trẻ nhỏ phải nhập...

Nồm ẩm, gia tăng tình trạng người già, trẻ nhỏ phải nhập viện


Lượng bệnh nhân đến viện có xu hướng tăng

Miền Bắc đang bước vào những ngày mưa phùn, nồm ẩm. Đây là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi, gây nhiều bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người.

Thực tế ghi nhận tại nhiều bệnh viện, lượng bệnh nhân đến khám và điều trị có xu hướng gia tăng, nhất là nhóm bệnh liên quan đến hệ hô hấp như cúm, viêm phổi, viêm phế quản…

Có mặt từ sáng sớm ngày 15/3 tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội), ông N.X.H (Chương Mỹ, Hà Nội) cho biết, bản thân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính từ năm 2007 nên mỗi khi thời tiết thay đổi, ông đều bị khó thở, người nóng ran rất khó chịu. Đợt này giao mùa, nồm ẩm, các triệu chứng trên của ông càng trầm trọng hơn. Vì vậy, ông H được người nhà đưa đi khám, dự phòng bệnh có nguy cơ trở nặng thêm.

Gia tăng tình trạng người già, trẻ nhỏ nhập viện do thời tiết nồm ẩm- Ảnh 1.

Bác sĩ khám cho bệnh nhi mắc viêm phổi tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông

Bên cạnh người cao tuổi, trẻ nhỏ cũng là đối tượng dễ mắc bệnh trong điều kiện thời tiết thay đổi nóng ẩm như hiện nay. Ngồi chăm con gái 3 tuổi đang điều trị tại Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, chị P.T.T.T (ở Yên Nghĩa, Hà Đông) cho biết, hơn một tuần trước, thời tiết thay đổi mưa nắng thất thường, con gái chị có dấu hiệu sốt cao, ho nhiều, gia đình đưa bé đến viện khám, được các bác sĩ chẩn đoán viêm phổi, chỉ định nhập viện điều trị.

Cũng có con phải nằm viện điều trị vì viêm phổi, chị Đ.T.H (Kim Bài, Thanh Oai, Hà Nội) cho biết, bé nhà chị rất “nhạy cảm” với thời tiết. Vì vậy, khi thời tiết bất thường, bé rất hay bị ốm. Lần này, anh chị thấy con bỏ bú, ho, chảy nhiều mũi, khó thở nên đưa con đi khám thì được chẩn đoán viêm phổi.

Tương tự, tạị Bệnh viện Thanh Nhàn, thời gian gần đây đơn vị này cũng tiếp nhận lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tăng so với thời điểm trước. Trong đó, số bệnh nhân mắc cúm và viêm phế quản đến khám và điều trị trong tuần này tăng mạnh so với tuần trước.

Ngoài ra, Bệnh viện cũng tiếp nhận nhiều cháu bé nhập viện mắc bệnh lý do thời tiết nồm ẩm gây ra như viêm phổi, một số bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, sốt virus, bệnh sởi…

Thận trọng các bệnh về đường hô hấp

BSCKI Phạm Chiến Thắng, Phó trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết, gần đây, thời tiết thay đổi liên tục, nóng ẩm khiến lượng bệnh nhân mắc các bệnh về đường hô hấp tăng cao. Cụ thể, 1-2 tuần trở lại đây, bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện tăng 20-30% so với ngày thường. Chủ yếu là các bệnh đường hô hấp như viêm phổi, bệnh phổi mãn tính, hen phế quản, giãn phế quản…

Gia tăng tình trạng người già, trẻ nhỏ nhập viện do thời tiết nồm ẩm- Ảnh 2.

Thời tiết thay đổi, gia tăng các bệnh về đường hô hấp

Theo BS Phạm Chiến Thắng, với tình trạng bệnh nhân tăng, Bệnh viện đã tổ chức khám, sàng lọc. Với những trường hợp nặng sẽ chỉ định nhập viện điều trị, còn những trường hợp nhẹ, không cần thiết phải nhập viện sẽ được bác sĩ hướng dẫn theo dõi, điều trị tại nhà, tránh tình trạng quá tải, lây nhiễm chéo trong thời điểm nền nhiệt ẩm như hiện nay.

Lý giải về nguyên nhân khiến các bệnh đường hô hấp gia tăng trong thời tiết nồm ẩm, BSCKII Nguyễn Văn Giang, Phó trưởng Khoa Hô hấp và Bệnh phổi, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết: Nồm ẩm, độ ẩm tăng cao là điều kiện thuận lợi để virus, vi khuẩn, nấm mốc, ký sinh trùng phát triển. Với những bệnh nhân bệnh phổi mãn tính với nền sức khỏe kém cộng với yếu tố môi trường như vậy, càng gia tăng nguy cơ bội nhiễm cũng như kích thích các đợt cấp bệnh phổi xuất hiện trở lại.

Đáng chú ý, theo BSCKII Nguyễn Văn Giang, tại Khoa Hô hấp và Bệnh phổi đang điều trị cho một số bệnh nhân có diễn biến phức tạp, diễn tiến bệnh nhanh, nặng hơn thời gian trước rất nhiều. Theo đó, buổi sáng bệnh nhân có thể bình thường nhưng buổi chiều đã xuất hiện các cơn khó thở, co thắt. Vì vậy, các bác sĩ luôn theo dõi sát sao bệnh nhân, tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.

Đối với đối tượng bệnh nhân là trẻ nhỏ, các bác sĩ cho rằng, trẻ em là đối tượng đầu tiên dễ bị ảnh hưởng sức khoẻ do thời tiết nhất. Khi thay đổi thời tiết, trời lạnh quá hay nồm ẩm như hiện nay trẻ em do sức đề kháng kém rất dễ ốm, đặc biệt là những trẻ có cơ địa dị ứng với thời tiết.

Trường hợp trẻ mắc bệnh nếu không điều trị sớm, virus vào phổi có thể gây suy hô hấp rất nhanh. Đặc biệt với những trẻ có cơ địa dị ứng, bị hen phế quản rất dễ lên cơn hen trong thời tiết này do tác động của không khí ẩm, lại thêm tác nhân nấm mốc ở ngay trong nhà khiến cơn hen bùng phát.

Cách phòng ngừa bệnh trong thời tiết nồm ẩm

Theo các chuyên gia, để phòng bệnh trong mùa nồm ẩm cách tốt nhất là cần có giải pháp để giữ gìn vệ sinh môi trường sống và nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Nên duy trì chế độ sinh hoạt khoa học: ngủ đúng giờ và đủ giấc; chú ý tập thể dục hằng ngày để tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nâng cao đề kháng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Gia tăng tình trạng người già, trẻ nhỏ nhập viện do thời tiết nồm ẩm- Ảnh 3.

Các bác sĩ Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, gần đây đơn vị này cũng tiếp nhận lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tăng so với thời điểm trước, chủ yếu là các bệnh cúm, viêm phế quản…

Đặc biệt đối với người già và trẻ nhỏ, cần chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, cân bằng và đầy đủ các dưỡng chất, vi chất, vitamin cần thiết. Ăn chín, uống sôi để tránh mắc các bệnh về đường tiêu hóa; hạn chế tối đa việc ăn đồ tái, sống.

Bên cạnh đó, khi ra khỏi nhà, nên đeo khẩu trang để phòng bệnh. Mặc đủ quần áo để thích ứng với thời tiết bên ngoài. Luôn mang theo ô hoặc áo mưa khi ra ngoài để cơ thể không bị dính nước mưa nhiễm lạnh.

Ngoài ra, cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời tiết nồm ẩm; không ăn đồ ăn ôi thiu, mốc để tránh nhiễm khuẩn; giữ cho bát đũa sạch sẽ, không bị ẩm mốc.

Nên sử dụng máy hút ẩm để tạo độ khô ráo hoặc bật điều hòa ở chế độ khô để giảm bớt độ ẩm, duy trì độ ẩm không khí ở mức 40 – 60% là tốt nhất. Quần áo cần được sấy thật khô để tránh tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.

Mặt khác, sàn nhà, cửa kính là những nơi dễ đọng nước, gây ẩm ướt và trơn trượt, dễ gặp nguy hiểm khi di chuyển nên cần được lau thường xuyên bằng khăn khô. Hạn chế mở cửa để không khí ẩm nồm có thể vào nhà.

Các chuyên gia khuyến cáo, khi có triệu chứng bệnh như ho, sổ mũi, sốt, đau họng…, người dân cần đi khám để chẩn đoán chính xác bệnh, không tự ý mua thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt điều trị, không dùng lại đơn thuốc cũ.

Những người có bệnh mãn tính cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, duy trì đơn thuốc và biện pháp kiểm soát bệnh tốt bệnh. Nếu có các biểu hiện bất thường, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn kịp thời. 

Bí quyết sống lâu của người Okinawa



Nguồn

Cùng chủ đề

Châu Phi đã đạt được tiến bộ đáng kể trong cuộc chiến chống bệnh lao

Báo cáo Bệnh lao toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố cho thấy châu Phi đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong điều trị bệnh lao, tuy nhiên vẫn còn những thách thức to lớn. Nhân viên y tế lấy máu để xét nghiệm. (Nguồn: Getty Images) Theo...

Gia tăng nhiễm ký sinh trùng từ thú cưng

Thông tin được bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chia sẻ bên lề Hội nghị Khoa học toàn quốc về bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS, diễn ra ngày 1/11.Theo bác sĩ Cấp, sự thay đổi của môi trường sống, điều kiện kinh tế xã hội cũng tạo điều kiện cho nhiều loại ký sinh trùng có cơ hội bùng phát. Điển hình là bệnh giun đũa chó mèo lây...

Số ca mắc sởi tại TP.HCM đã giảm

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM vừa báo cáo tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tuần 43, trong đó số ca mắc sởi và tay chân miệng giảm. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính từ ngày 21 đến 27-10,...

“Với nghiên cứu khoa học, không bao giờ là quá muộn”

Đó là chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hoài, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bệnh truyền nhiễm (Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TPHCM), 1 trong 11 cá nhân vừa được trao...

GSK cùng Hiệp hội Y khoa triển khai chuỗi hội thảo khoa học về phòng bệnh truyền nhiễm

GSK cùng Hiệp hội Y khoa triển khai chuỗi hội thảo khoa học về phòng bệnh truyền nhiễmCông ty TNHH Dược phẩm GSK Việt Nam (GSK Việt Nam) vừa đồng hành cùng các hiệp hội y khoa tổ chức chuỗi hội thảo khoa học với chủ đề cập nhật tình hình dịch tễ và giải pháp chủ động phòng ngừa các bệnh nhiễm nguy hiểm cho trẻ nhỏ một cách hiệu quả nhất. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tuyệt chủng gần 90 năm bất ngờ được tìm thấy nhờ một chú chó

Xuất hiện lần cuối vào năm 1937, các nhà nghiên cứu cũng không thể ngờ lại có thể nhìn thấy loài động vật này xuất hiện giữa những cồn cát ở Nam Phi. ...

Chồng thường xuyên chuyển tiền cho “người đặc biệt”, biết danh tính mà tôi tức điên người

Lần này, tôi quyết không dung thứ cho hành động "qua mặt" của chồng nữa. ...

Nhập viện do thói quen dùng thuốc nhiều người hay gặp phải

GĐXH – Sau khi tự mua thuốc trên mạng về bôi trị ngứa, bệnh nhân phải nhập viện vì ngứa nhiều, dát và mảng đỏ khắp người. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán xác định bệnh nhân bị nhiễm nấm da toàn thân. ...

Giúp kiểm soát đường huyết, khỏe da, mượt tóc

Trong loại hạt này có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của người dùng. ...

Loài chim quý hiếm bậc nhất thế giới vừa nở ra đã biết bay nhảy

Loài chim quý hiếm này đào hố dưới đất đẻ trứng để nhiệt độ nóng từ núi lửa truyền tới ấp nở trứng. Con non sau khi nở chui lên khỏi mặt đất và có thể chạy, bay ngay được. ...

Bài đọc nhiều

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Top 6 loại rau vừa nấu canh hằng ngày vừa làm thuốc chữa bệnh

Các loại rau nấu canh quen thuộc như rau muống, ngót, cải cúc… là dược liệu cho nhiều bài thuốc Đông y. ...

Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện. Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởiSở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc...

Cùng chuyên mục

Mỗi năm Việt Nam có 200.000 ca đột quỵ

Đột quỵ não là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế trên toàn thế giới. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 12.2 triệu ca đột quỵ mỗi năm. Đột quỵ não là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế trên toàn thế giới. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 12.2 triệu ca đột quỵ mỗi năm. Gánh nặng bệnh...

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án "Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo'.

Nhập viện do thói quen dùng thuốc nhiều người hay gặp phải

GĐXH – Sau khi tự mua thuốc trên mạng về bôi trị ngứa, bệnh nhân phải nhập viện vì ngứa nhiều, dát và mảng đỏ khắp người. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán xác định bệnh nhân bị nhiễm nấm da toàn thân. ...

Giúp kiểm soát đường huyết, khỏe da, mượt tóc

Trong loại hạt này có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của người dùng. ...

Ăn rau húng quế thường xuyên có tác dụng gì?

Tổng quan và thành phần hoá học của húng quếBáo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời BSCK2. Trần Ngọc Quế, Phó Viện trưởng Viện Dược liệu Toàn cầu cho biết, húng quế còn có tên khác là húng giổi, rau é, é tía, é quế, hương thái, Tên khoa học của chúng là Ocimum basilicum L, thuộc họ Hoa môi (Labiatae).Húng quế là cây thân thảo mọc quanh năm, mọc hoang dại hoặc được trồng, thân hình...

Mới nhất

Mới nhất