Trang chủDestinationsNam ĐịnhNơi lưu giữ những tư liệu, hình ảnh quý về Bác Hồ

Nơi lưu giữ những tư liệu, hình ảnh quý về Bác Hồ


Nằm ở trung tâm thành phố Nam Định giữa một không gian rợp bóng cây xanh mát, Nhà truyền thống ngành Dệt may Việt Nam là lưu trữ những hình ảnh, hiện vật, tái hiện lịch sử truyền thống tự hào của ngành Dệt may cả nước nói chung, dệt may Nam Định nói riêng trong hơn 1 thế kỷ qua. Đặc biệt, nơi đây vẫn còn nhiều hình ảnh, kỷ vật thiêng liêng của Bác Hồ trong những lần Người về thăm cán bộ, công nhân Nhà máy liên hợp Dệt Nam Định.





Nhà truyền thống ngành Dệt May Việt Nam.
Nhà truyền thống ngành Dệt May Việt Nam.

Dẫn chúng tôi đi thăm một vòng Nhà truyền thống ngành Dệt may Việt Nam ở số 5, đường Hoàng Hoa Thám, giới thiệu tỷ mỷ từng khu trưng bày, hướng dẫn viên Phạm Thị Thu Hà, Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết: “Em thân thuộc nơi đây như ngôi nhà thứ hai của mình. Công việc hướng dẫn viên Nhà truyền thống đối với em lúc nào cũng mới mẻ, thu hút, bởi phía sau mỗi hiện vật được trưng bày đều là những câu chuyện, sự kiện lịch sử. Em thích nhất là khu vực trưng bày các hiện vật liên quan đến Bác Hồ. Thông qua những hiện vật được trưng bày, giúp em có cơ hội hiểu sâu sắc hơn con người Bác, những lần Bác về thăm nhà máy, tình cảm Bác Hồ dành cho Nam Định nói chung, ngành Dệt may nói riêng”. Nhà truyền thống ngành Dệt may được Tập đoàn Dệt may Việt Nam tiếp quản từ khu nhà truyền thống của Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định. Công trình được cải tạo, xây dựng từ năm 2010, hoàn thành năm 2012. Đây cũng chính là cái nôi của ngành Dệt may Việt Nam và là nơi lưu giữ những giá trị, hiện vật thể hiện truyền thống chiến đấu, lao động sản xuất của cán bộ, công nhân ngành Dệt may 





Cô và trò Trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành (thành phố Nam Định) tìm hiểu các hiện vật về Bác Hồ được trưng bày tại Nhà truyền thống ngành Dệt May Việt Nam.
Cô và trò Trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành (thành phố Nam Định) tìm hiểu các hiện vật về Bác Hồ được trưng bày tại Nhà truyền thống ngành Dệt May Việt Nam.

Nhà truyền thống ngành Dệt may Việt Nam có tổng diện tích 1,2ha. Hiện nay, toà nhà vẫn còn lưu giữ được những dấu ấn kiến trúc cổ của Pháp. Toà nhà gồm nhiều gian, trong đó mỗi gian có một chủ đề trưng bày riêng biệt. Đa phần các hiện vật trưng bày trong Nhà truyền thống đều giữ được sự hài hòa, cân đối giữa nét đẹp truyền thống và hiện đại nhằm phản ánh sự phát triển của ngành Dệt Nam Định nói riêng và ngành Dệt Việt Nam nói chung thông qua các thời kỳ khác nhau thể hiện tinh thần anh dũng trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và những thành tựu đã đạt được trong thời kỳ đổi mới. Ngoài việc trưng bày nhiều hiện vật, hình ảnh về lịch sử Nhà máy liên hợp Dệt Nam Định từ thời Pháp thuộc như: Bức thư của những người công nhân gửi ông chủ khi bị đánh đập, chà đạp; hình ảnh các khu xưởng sợi dệt thời Pháp thuộc, tại đây, còn trưng bày những vũ khí đã được Trung đoàn tự vệ của Nhà máy liên hợp Dệt Nam Định dùng để chiến đấu với giặc Mỹ, bảo vệ nhà máy… Nhà truyền thống ngành Dệt may Việt Nam còn dành khu vực trung tâm, trang trọng nhất để trưng bày các hình ảnh, kỷ vật về Bác và những tình cảm của công nhân ngành Dệt may với Bác Hồ, những di vật ghi lại lời căn dặn sâu sắc của Bác đối với tập thể cán bộ, công nhân nhà máy khi Người về thăm. Có thể kể đến các kỷ vật, di vật: Phòng nghỉ của Bác khi về thăm nhà máy vào các năm 1957, 1963; những bức ảnh tư liệu quý về cán bộ, công nhân Nhà máy Dệt vui mừng đón Bác về thăm vào ngày 24-4-1957; Bác Hồ thăm phân xưởng dệt năm 1957; Chủ tịch Hồ Chí Minh xem các sản phẩm của nhà máy năm 1957; Bác Hồ thăm nhà mẫu giáo dành cho con em cán bộ, công nhân Nhà máy liên hợp Dệt Nam Định năm 1963; những văn bản ghi lại lời dạy của Hồ Chủ tịch đối với Đảng bộ, nhân dân trong tỉnh nói chung, công nhân ngành Dệt may nói riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước… 





Chiếc ghế đá Bác Hồ từng ngồi, nói chuyện được trưng bày tại Nhà truyền thống ngành Dệt May Việt Nam.
Chiếc ghế đá Bác Hồ từng ngồi, nói chuyện được trưng bày tại Nhà truyền thống ngành Dệt May Việt Nam.

Trong số những kỷ vật mà Nhà truyền thống lưu giữ trong 3 lần Bác thăm nhà máy, chúng tôi đặc biệt ấn tượng với căn phòng Bác từng nghỉ. Căn phòng Bác nghỉ ngơi nhỏ hơn so với các căn phòng khác trong khu nhà. Căn phòng được sắp xếp, bày trí rất đơn sơ, giản dị với các đồ dùng, vật dụng thường nhật hàng ngày như: giường ngủ, hai bên giường có hai tủ gỗ nhỏ để Bác đặt những đồ dùng cá nhân. Ngay sát giường ngủ của Bác là bộ bàn ghế làm việc. Trong thời gian nghỉ tại đây, Người đã làm việc trên chiếc bàn này, đưa ra những quyết sách quan trọng cho dân tộc, những Huấn thị dành cho Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nam Định, cũng như cho Nhà máy Liên hợp Dệt Nam Định. Bên cạnh giường ngủ, cạnh lối ra hiện còn trưng bày chiếc mũ cối, bộ quần áo ka ki, đôi dép cao su của Bác. Đây là những đồ vật được Bác sử dụng trong một lần về thăm, làm việc với nhà máy. Phía trước giường ngủ, cạnh cửa sổ còn kê bộ bàn ghế tiếp khách, được làm bằng gỗ, gồm một bàn, hai ghế… Hiện nay, phía trên tường gần bàn làm việc còn trưng bày nhiều hiện vật gắn liền với những dấu ấn, bút tích của Bác tại Nam Định như: Mẫu cờ của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Nhà máy Dệt Nam Định làm để tặng cho Nhà máy Dệt Bình Nhưỡng (Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên) thể hiện tình đoàn kết, gắn bó giữa 2 nước và 2 nhà máy. Trên mẫu cờ có bút tích sửa chữa của Bác. Bản dự thảo giao ước thi đua của nhà máy Dệt, trong đó có bút tích sửa chữa của Bác ngày 4-4-1963. Đặc biệt là Bức điện báo chúc Tết Bác Hồ gửi công nhân và cán bộ Nhà máy Liên hợp Dệt Nam Định, ngày 28-12-1963. Trong bức điện có đoạn viết: “… Bác thân ái gửi lời khen công nhân và cán bộ đã thi đua thực hiện tốt kế hoạch năm 1963 trước thời hạn. Bác chúc các cô, các chú năm mới vui vẻ, mạnh khỏe và cố gắng thi đua để giành thắng lợi to hơn nữa theo kịp anh chị em nhà máy dệt Bình Nhưỡng…”

Thăm căn phòng Bác từng ở, từ khung cửa sổ nhìn ra, vẫn còn đây cây muỗm tán đã cao vượt cửa sổ. Dưới gốc cây muỗm già này là chiếc ghế đá Bác từng ngồi trao đổi công việc với các đồng chí Lê Đức Thọ, Lê Văn Lương và các đồng chí lãnh đạo tỉnh trong lần cuối Bác về thăm Nam Định. Sau hơn 60 năm, cây muỗm khi xưa ngày càng xanh tốt, cành lá xum xuê, toả bóng mát. Chiếc ghế đá Bác ngồi nói chuyện vẫn được các cán bộ, nhân viên Nhà truyền thống ngành Dệt may Việt Nam bảo quản, giữ gìn. Vào những dịp quan trọng, khách phương xa đến tham quan Nhà truyền thống lại được các hướng dẫn viên dẫn ra đây, giới thiệu kỹ càng “lai lịch”, từ đó có thêm tư liệu, kiến thức để hiểu sâu hơn về con người, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chủ tịch.

60 năm kể từ lần cuối Bác Hồ về thăm Nam Định, căn phòng cũng như các hiện vật, tài liệu Bác Hồ về thăm Nhà máy liên hợp Dệt Nam Định vẫn luôn được cán bộ, nhân viên Nhà truyền thống ngành Dệt may Việt Nam nâng niu, trân trọng, gìn giữ, bảo quản với tất cả tấm lòng tôn kính, tri ân. “Chúng tôi xác định đó vừa là trách nhiệm nhưng cũng niềm vinh dự, tự hào của cán bộ, nhân viên Tập đoàn Dệt May Việt Nam trong việc tiếp tục gìn giữ, phát huy các giá trị di sản văn hóa, những tình cảm ấm áp mà Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nam Định nói chung, cán bộ, công nhân ngành Dệt may nói riêng”, chị Hà khẳng định./.

Bài và ảnh: Hoa Xuân





Source link

Cùng chủ đề

Toàn cảnh vụ sập cầu Phong Châu ở tỉnh Phú Thọ

Tại thời điểm xảy ra sự cố sập cầu Phong Châu, có 10 phương tiện đang di chuyển trên cầu; 3 người đã được đưa đi cấp cứu, vẫn còn 8 người mất tích.   Do ảnh hưởng của bão số 3, nước lũ trên sông Thao (sông Hồng) lên rất cao, tại Ấm Thượng là +27,25m (trên báo động 3 là 1,25m). Do nước sông lên cao, chảy xiết, vào khoảng 10 giờ 2 phút ngày 9/9, cầu Phong Châu tại...

Cú hích mới cho các dự án PPP hạ tầng giao thông

Quá trình gọi vốn đầu tư cho các đại dự án đường bộ cao tốc sẽ trở lên thuận lợi hơn nếu việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) được cấp có thẩm quyền thông qua. Rào cản nâng đời cao tốc Chỉ đúng một tuần sau khi Cục Đường bộ Việt Nam...

Chưa phát hiện sai phạm trong đấu giá đất Thanh Oai và Hoài Đức

Chưa phát hiện sai phạm trong đấu giá đất Thanh Oai và Hoài ĐứcĐây là kết luận mới nhất từ đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Còn theo nhìn nhận của giới chuyên gia, hành vi thổi giá đất đấu giá sẽ rất khó để xác định. Trong cuộc họp báo phổ biến các quy định trong Luật Đất đai 2024, lãnh đạo...

Lãnh đạo TKV kiểm tra công tác phòng chống bão số 3 tại các đơn vị

Lãnh đạo TKV kiểm tra công tác phòng chống bão số 3 tại các đơn vị Đoàn kiểm tra của TKV về công tác phòng chống, ứng phó với bão số 3 và mưa lớn đã thị sát tại một số đơn vị, khu vực trọng điểm vùng Cẩm Phả và Hòn Gai. Thực hiện công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ,...

Doanh thu hai tháng đầu quý III/2024 tăng 33% so với cùng kỳ

Ban lãnh đạo Dabaco cho biết doanh thu tháng 8/2024 vượt mốc 2.024 tỷ đồng, tăng 11% so với tháng trước. Doanh thu 2 tháng đầu quý III/2024 tăng 12% với 2 tháng liền kề trước đó và tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Báo cáo tại cuộc họp giao ban các khối sản xuất kinh doanh của tất các đơn vị thành...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Nhà thờ Đổ Nam Định

Nhà thờ đổ, vốn là nhà thờ Thánh Maria Madalena, còn có tên gọi khác là nhà thờ Trái Tim, được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp. Là người con Hải Hậu chắc hẳn ai ai cũng từng nghe đến cái tên nhà thờ đổ - một cái tên rất lạ và gợi sự tò mò cho nhiều người.

Những người thợ làm chén Thánh trong nhà thờ Kiên Lao

Những chiếc chén thánh như những tác phẩm điêu khắc được những người thợ làng Kiên Lao gò bằng tay và tạo hình rất đẹp. Đã từng theo nghề hơn 30 năm, ông Thanh cũng là người nổi tiếng trong làng về làm sản phẩm này...

Nghề đúc đồng Ý Yên hội nhập và phát triển

Ở Nam Định, đúc đồng là một trong những nghề truyền thống nổi tiếng cả nước. Ngoài Xuân Trường, Ý Yên cũng là địa phương nổi tiếng với nghề đúc đồng. Nhưng sản phẩm đúc đồng của Ý Yên có lẽ được nâng lên tầm cao hơn với số lượng cung cấp cho thị trường lớn hơn. Công việc của những người thợ đúc đồng ở Ý Yên nhiều liên tục trong năm ko bất kể mùa nào, do...

Thúc đẩy vai trò hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ công lập

Thời gian qua, cùng với các doanh nghiệp, công ty tư nhân, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH và CN), các tổ chức KH và CN công lập đã bắt kịp xu hướng và hoạt động tích cực chuyển giao công nghệ. Qua đó, bước đầu đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các sản phẩm của Trung tâm Ứng dụng, Dịch vụ Khoa học và Công nghệ (Sở Khoa học và Công...

Hôm nay, U23 Việt Nam “thử lửa” với U23 Bahrain trước thềm U23 Đông Nam Á

Hôm nay 15/8, U23 Việt Nam sẽ đá giao hữu với U23 Bahrain vào lúc 18h00 để chuẩn bị cho giải U23 Đông Nam Á 2023. HLV Hoàng Anh Tuấn của U23 Việt Nam. Hôm nay (15/8), U23 Việt Nam sẽ đá giao hữu với U23 Bahrain để chuẩn bị cho giải U23 Đông Nam Á 2023. Cuộc đọ sức này sẽ diễn ra lúc 18h00 chiều nay. Do tính chất phục vụ riêng cho công tác chuyên môn của hai đội...

Mới nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính đến vùng lũ ngập sâu nhất ở Bắc Giang

VOV.VN - Sáng 10/9, trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp khó lường, gây mưa lớn trên diện rộng ở Bắc Bộ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra tình hình nước lũ tại thị xã Việt Yên tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh nơi vùng ngập sâu, chịu ảnh hưởng nặng nề...

Tập đoàn Hàn Quốc đầu tư 200 triệu USD vào cụm cảng quốc tế Long An

Ngày 10-9, tại Cảng quốc tế Long An (xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, Long An), Tập đoàn Đồng Tâm Group đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với Tập đoàn CS Wind (Hàn Quốc) về việc cho thuê...

Nhiều dịch bệnh tại Hà Nội có xu hướng giảm

Tin mới y tế ngày 10/9: Nhiều dịch bệnh tại Hà Nội có xu hướng giảmTuần qua, số ca mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng, ho gà trên địa bàn TP.Hà Nội đều giảm so với tuần trước đó. Nhiều dịch bệnh có xu...

Thanh Hóa: Xuất hiện nhiều vết nứt trên đồi, nguy cơ sạt lở cao

Mưa lớn đã khiến quả đồi khu vực bản Đỏ, xã Phú Thanh, huyện vùng cao Quan Hóa xuất hiện nhiều vết nứt lớn, đe dọa đến tính mạng của nhiều hộ dân dưới chân đồi.   Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to đã gây sạt lở...

Mới nhất