Trang chủDi sảnNỗi lòng bảo tồn di sản văn hoá Ca trù

Nỗi lòng bảo tồn di sản văn hoá Ca trù

Nỗi lòng bảo tồn di sản văn hoá Ca trù
Nhiều năm qua, những nghệ nhân tại huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) vẫn miệt mài với nghiệp giữ gìn, bảo tồn di sản văn hoá Ca trù dẫu “cơm áo không đùa với khách thơ”.

Giữ gìn di sản

Như thường lệ, vào mỗi chiều thứ 3 và thứ 5 hàng tuần, Câu lạc bộ Ca trù Nguyễn Công Trứ (CLB) lại tổ chức sinh hoạt. Những làn điệu ca trù được các thành viên CLB cất vang trong không gian tôn nghiêm tại Khu di tích Dinh điền sứ Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ (đóng tại xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).

Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) được xem là người đặt nền móng cho ca trù Cổ Đạm (Nghi Xuân). Sau thời gian bị lãng quên, từ năm 1998, di sản văn hóa ca trù được phục hồi, nhiều thế hệ nghệ nhân, ca nương Nghi Xuân tiếp tục giữ gìn và lan tỏa trong đời sống, trong số đó, phải kể đến vợ chồng Nghệ nhân ưu tú Dương Thị Xanh (Phó Chủ nhiệm CLB Ca trù Cổ Đạm) và Trần Văn Đài (Chủ nhiệm CLB Ca trù Cổ Đạm).

Nỗi lòng bảo tồn di sản văn hoá Ca trù- Ảnh 1.

Một buổi sinh hoạt của CLB tại Khu di tích Dinh điền sứ Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ.

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất có truyền thống ca trù, những câu hát của các nghệ nhân cổ như cụ Phan Thị Nga, Trần Thị Gia đã ngấm vào máu của Nghệ nhân ưu tú Dương Thị Xanh. Niềm đam mê với làn điệu ca trù quê hương theo đó cũng “dày” lên theo năm tháng. Nghệ nhân Dương Thị Xanh càng may mắn khi có chồng là Nghệ nhân ưu tú Trần Văn Đài cũng cùng chung tình yêu và chí hướng.

Năm 2007, với khao khát cháy bỏng giữ gìn, phát huy văn hóa Ca trù, vợ chồng Nghệ nhân Dương Thị Xanh đã đóng cửa hàng kinh doanh, bỏ tiền túi cùng nhau ra Hà Nội học nâng cao kỹ thuật hát Ca trù để về truyền dạy cho các ca nương tại địa phương. Liên tiếp trong 3 năm miệt mài, vợ chồng Nghệ nhân Xanh đã âm thầm cùng nhau thực hiện lý tưởng làm sao để giữ gìn, bảo tồn và phát triển được văn hóa ca trù.

Nỗi lòng bảo tồn di sản văn hoá Ca trù- Ảnh 2.

Vợ chồng Nghệ nhân ưu tú Dương Thị Xanh là thế hệ thứ 2 của Ca trù Cổ Đạm.

Năm 2009, tại kỳ họp của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO), ca trù đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Lúc này, vợ chồng Nghệ nhân ưu tú Dương Thị Xanh và một số nghệ nhân, ca nương mới được UBND huyện Nghi Xuân ký hợp đồng lao động, hỗ trợ 1 bậc lương cơ bản. Cũng từ đó, CLB Ca trù Cổ Đạm, CLB Ca trù Nguyễn Công Trứ mới có sự định hướng, hoạt động quy cũ để giữ gìn, bảo tồn và truyền dạy cho các thế hệ trẻ tại địa phương.

Nghề không nuôi được nghề

Trong không gian văn hóa tôn nghiêm tại Khu di tích Nguyễn Công Trứ, chúng tôi được thưởng thức làn điệu của bài Ca trù “Hồng hồng tuyết tuyết” do nhóm nghệ nhân CLB thể hiện. Những ca từ sâu lắng, chạm đến tầng sâu xúc cảm. Khi làn điệu Ca trù cất lên, cũng là khi nỗi lòng của những người nghệ nhân bày tỏ.

Theo ông Lê Xuân Hải, chủ nhiệm CLB Ca trù Nguyễn Công Trứ, để giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa ca trù quê hương là cả một quá trình đầy nỗ lực của các thế hệ, nghệ nhân, ca nương khi “nghề không nuôi được nghề”. Các nghệ nhân, ca nương tại đây hiện chỉ được hưởng chế độ hỗ trợ 1 bậc lương cơ bản. Họ đã bám trụ “nghiệp” Ca trù hàng chục năm qua với chế độ hỗ trợ từ những năm một bậc lương cơ bản chỉ 400.000 đồng cho đến nay. Chưa kể, ca trù được ví là “âm nhạc bác học”, là loại hình nghệ thuật kén người nghe, kén không gian biểu diễn gần như khó tiếp cận đối với thế hệ trẻ nên “nghề không nuôi được nghề” lại càng khó khăn trong việc phát triển hơn.

Nỗi lòng bảo tồn di sản văn hoá Ca trù- Ảnh 3.

Các nghệ nhân có khao khát cháy bỏng bảo tồn và phát triển được văn hóa Ca trù cho tầng lớp thế hệ trẻ.

Cũng theo ông Hải, hiện, Nghi Xuân có CLB Ca trù Nguyễn Công Trứ và CLB Ca trù Cổ Đạm đang hoạt động song song. Tổng 2 CLB có khoảng 50 thành viên thường xuyên sinh hoạt. Mặc dù, qua thời gian, cả 2 CLB đều đã đào tạo được rất nhiều thế hệ ca nương yêu và đam mê với làn điệu ca trù nhưng lại có rất ít “người tài” gắn bó ở lại quê hương do không có những cơ chế đãi ngộ.

Cuộc sống “cơm áo gạo tiền” cũng bủa vây những nghệ nhân hiếm hoi của Ca trù Cổ Đạm. Nghệ nhân ưu tú Dương Thị Xanh cũng đã từng phải gác lại đam mê để đi xuất khẩu lao động. Hay đến thời điểm bây giờ, ngoài những giờ phút “sống trọn” với Ca trù vào 2 buổi chiều thứ 3 và thứ 5 sinh hoạt CLB, họ – những nghệ nhân ca trù cũng phải bươn chải với cơm, áo, gạo, tiền phục vụ cuộc sống hàng ngày.

Nỗi lòng bảo tồn di sản văn hoá Ca trù- Ảnh 4.

Một tiết mục biểu diễn của các Nghệ nhân CLB Ca trù Nguyễn Công Trứ tại “Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được Unesco ghi danh” tổ chức vào hồi tháng 11 vừa qua.

Ông Nguyễn Long Thiên, Giám đốc Trung tâm Văn hóa – Truyền thông UBND huyện Nghi Xuân cho hay, có nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan khiến sự tồn tại của Ca trù đã và đang bị đe dọa. Với các điều kiện chính trị, xã hội và kinh tế hiện nay, sự giao lưu các nền văn hoá, sự phát triển truyền thông đại chúng, sự thay đổi nếp sống, lối sống, sự tấn công vào truyền thống dân gian của các hình thức âm nhạc, giải trí… được du nhập từ phương Tây với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật và sự phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin đang khiến cho vị trí của Ca trù bị lung lay trong lòng dân chúng.

Nỗi lòng bảo tồn di sản văn hoá Ca trù- Ảnh 5.

Ca trù là một loại hình nghệ thuật kén người nghe, người hát bởi độ khó nhất định trong phách, nhịp, vần điệu.

“Mặc dù được đánh giá cao là một trong những dòng nhạc bác học nhưng Ca trù kén người nghe và rất hạn chế về số người đam mê theo đuổi loại hình nghệ thuật này. Cho nên sau 36 năm Hội thảo Ca trù từng bước được bảo tồn và phát huy đến nay vẫn chỉ thành lập được 2 CLB. 

Vấn đề tồn tại và hạn chế trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Ca trù có rất nhiều nguyên nhân như: Chưa có các chủ trương, chính sách ưu tiên đối với việc bảo tồn phát huy giá trị di sản Ca trù; Quy hoạch thiết chế văn hóa, đào tạo nguồn nhân lực đang còn nhiều bấp cập, địa phương nơi có di sản Ca trù chưa có hệ thống thiết chế văn hoá đồng bộ; Trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho các hoạt động bảo tồn phát huy giá trị di sản còn nhiều hạn chế; Đội ngũ tác giả soạn lời mới cho Ca trù hầu như là con số 0, tính sau 35 năm trên địa bàn toàn huyện chỉ có được một vài bài viết lời mới cho nghệ thuật Ca trù, một phần do việc viết lời mới cho làn điệu Ca trù vô cùng khó, đặc biệt là chưa có sự động viên và chưa được quan tâm đúng mức đối với đội ngũ viết lời mới cho Ca trù…”, ông Thiên trải lòng. 

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/noi-long-bao-ton-di-san-van-hoa-ca-tru-204241218105651885.htm

Cùng chủ đề

WWF hỗ trợ Quảng Trị bảo tồn loài Sao la tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa

UBND tỉnh Quảng Trị vừa có Quyết định số 3164/QĐ-UBND ngày 23/12/2024 phê duyệt dự án “Bảo tồn loài Sao la” tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa do tổ chức World Wide Fund for Nature (WWF) tài trợ. Với tổng vốn viện trợ không hoàn lại 27.584 USD, tương đương gần 665 triệu đồng và thời gian thực hiện đến hết tháng 12/2025, Dự án gắn với mục tiêu nhằm phát hiện và bảo...

Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ

Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ là một trong những lễ hội xuân đặc sắc của tỉnh Lạng Sơn. Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ được ghi vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2015. Nhằm phát huy và từng bước nâng tầm giá trị di sản văn hóa độc đáo này, những năm qua, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều...

Tuyên Quang: Tăng cường công tác bảo tồn và phát triển kinh tế từ nuôi động vật hoang dã có nguồn gốc hợp pháp

Những năm gần đây, ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã xuất hiện những mô hình phát triển kinh tế từ nuôi động vật hoang có nguồn gốc hợp pháp, các mô hình đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ gia đình.Những năm gần đây, ngành chức năng tỉnh Tuyên Quang đã siết chặt công tác quản lý các cơ sở nuôi động vật hoang dã, qua đó góp phần...

Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hoá phi vật thể “Thực hành Then”

"Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam" được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Những năm qua, các cấp chính quyền và người dân tỉnh Lạng Sơn đã chung tay gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị để di sản Then trở thành tài sản chung của nhân loại. Loại hình nghệ thuật đặc sắc Năm 2019, "Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam" chính...

Du lịch tránh gây tiêu cực đến di sản văn hóa

Di sản văn hóa - báu vật do ông cha để lại Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo trải dài 4.000 năm lịch sử dân tộc, tất cả những điều đó góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với các di sản được UNESCO vinh danh. Trong đó có các di sản thiên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tạo đà phát triển cho doanh nghiệp nông sản qua lễ hội OCOP tại Tp.HCM

Chuỗi sự kiện kết nối sản phẩm OCOP thông qua lễ hội nông sản góp phần quảng bá sản phẩm 63 tỉnh thành Việt Nam góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, quảng bá địa phương. Ngày 20/12, tại trụ sở Văn phòng Liên cơ quan Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã diễn ra lễ khai mạc chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại Tp.HCM” với chủ đề “Lễ hội nông sản”. Đại diện lãnh...

Khám phá phiên chợ nông sản OCOP của Tp.Bảo Lộc

Tp.Bảo Lộc tổ chức Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP để chào mừng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024, đồng thời giới thiệu và quảng bá các sản phẩm đặc trưng của Thành phố đến du khách. Ngày 13/12, tại đường 28 tháng 3, UBND Tp.Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) đã tổ chức khai mạc Phố đêm - Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP của địa phương. Dự lễ khai mạc có đại...

Hà Nội dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

Tính đến hết tháng 4/2024, Hà Nội tiếp tục duy trì vị thế lá cờ đầu với số lượng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên lớn nhất. Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, thông qua Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm (OCOP), ngày càng có nhiều sản phẩm, đặc sản, nông sản, ngành nghề nông thôn được khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của các địa phương. Thông tin trên báo Sài Gòn Giải Phóng,...

Quảng Ninh: Phát triển 393 sản phẩm OCOP đạt từ 3 – 5 sao

393 sản phẩm OCOP 100% được ngành chức năng tỉnh Quảng Ninh cấp mã vạch và QR code cũng như đưa lên sàn thương mại điện tử. Qua đó, góp phần đẩy mạnh tiêu thụ cho các chủ thể OCOP. Ngày 6/8, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức họp trực tuyến sơ kết đánh giá tình hình thực hiện "Chương trình OCOP tỉnh Quảng Ninh" 7 tháng và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2024. Quang cảnh cuộc họp...

Hải Phòng: Đưa loài cá “bình dân” thành sản phẩm OCOP nổi tiếng

Qua hơn 10 công đoạn với thời gian kho kéo dài hơn 10 tiếng, sản phẩm cá mòi kho của huyện Kiến Thụy, Tp.Hải Phòng, trở thành đặc sản được biết đến gần xa và là quà biếu quý mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Một sớm giữa tháng 11/2024, tại cơ sở cá mòi kho Thái Tín ở thôn 4, xã Kiến Quốc, huyện Kiến Thụy, Tp.Hải Phòng, quang cảnh bận rộn, tấp nập. Gần 10 lao động luôn...

Bài đọc nhiều

Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ

Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ là một trong những lễ hội xuân đặc sắc của tỉnh Lạng Sơn. Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ được ghi vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2015. Nhằm phát huy và từng bước nâng tầm giá trị di sản văn hóa độc đáo này, những năm qua, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều...

Ngũ trò của làng Viên Khê-một làng cổ ở Thanh Hóa là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngũ trò Viên Khê ở làng cổ Viên Khê, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Mã với những lời ca giản dị, chân thực, được các thế hệ cha ông sáng tạo trong quá trình lao động sản xuất và được các thế hệ chắt chiu, chọn lọc và trao truyền cho đến ngày nay. Ngũ trò Viên Khê hay còn gọi là dân ca, dân...

Hang Sơn Đoòng: Kỳ Quan Địa Chất Lớn Nhất Thế Giới Tại Quảng Bình

Hang Sơn Đoòng, một trong những kỳ quan thiên nhiên kỳ vĩ nhất thế giới, nằm trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, thuộc tỉnh Quảng Bình. Không chỉ là niềm tự hào của Việt Nam, hang động này còn là minh chứng cho sức mạnh kỳ diệu của tự nhiên trong việc tạo nên những công trình vượt xa trí tưởng tượng của con người. Câu chuyện về sự phát hiện Sơn Đoòng bắt...

Nón ngựa Phú Gia đón bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nón ngựa Phú Gia, ‘kiệt tác’ nón lá của làng Phú Gia, xã Cát Tường (huyện Phù Cát, Bình Định) vinh dự đón bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia… Không chỉ là chiếc nón Nghề chằm nón ngựa ở làng Phú Gia, xã Cát Tường (huyện Phù Cát, Bình Định) hình thành đến nay đã hơn  200 năm. Từ đó đến nay, người dân làng Phú Gia không ngừng gìn giữ, bảo tồn nghề truyền thống của...

Thêm 3 di sản văn hóa của Quảng Ninh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành các quyết định (số 3975/QĐ-BVHTTDL, 3976/QĐ-BVHTTDL và 3989/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024) về việc đưa 3 di sản văn hóa của Quảng Ninh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, tỉnh Quảng Ninh có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia được công nhận gồm: Tục Kiêng gió của người Dao xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu; Lễ cấp sắc...

Cùng chuyên mục

Giữ hơi ấm cho Hội An để ‘phố là của tất cả mọi người’

Được kế thừa quần thể di sản vật thể và phi vật thể vô giá, cộng đồng người dân Hội An và các cơ quan quản lý nhà nước đang ngày càng làm tròn trách nhiệm giữ gìn hơi ấm không gian di sản. Sản phẩm nghệ thuật từ củi lũ của nghệ nhân Lê Ngọc Thuận - chủ Làng củi lũ Hội An - Ảnh: NGỌC THUẬN Những ngày cuối năm, khách du lịch đổ về TP Hội An đón...

Hang Sơn Đoòng: Kỳ Quan Địa Chất Lớn Nhất Thế Giới Tại Quảng Bình

Hang Sơn Đoòng, một trong những kỳ quan thiên nhiên kỳ vĩ nhất thế giới, nằm trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, thuộc tỉnh Quảng Bình. Không chỉ là niềm tự hào của Việt Nam, hang động này còn là minh chứng cho sức mạnh kỳ diệu của tự nhiên trong việc tạo nên những công trình vượt xa trí tưởng tượng của con người. Câu chuyện về sự phát hiện Sơn Đoòng bắt...

Ngắm cây di sản, chim biển ở Côn Đảo

Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) vừa tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Cây di sản và Bằng xác lập kỷ lục sân chim Hòn Trứng. Sự kiện đánh dấu nỗ lực của vườn trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường bền vững. Đồng thời, đây còn là dịp giới thiệu và quảng bá đa dạng sinh học...

Cơ hội thưởng lãm di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Ngày 25/12, trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp tổ chức Triển lãm “Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác”, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh (TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) từ ngày 25 - 28/12/2024. Khai mạc triển lãm, ông Nguyễn Đăng Chương, Giám...

Xuân Phả, điệu múa và tích trò cổ nghìn năm ở xứ Thanh

Đã từ nhiều đời nay, các thế hệ người dân ở xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá vẫn cùng nhau gìn giữ, bảo tồn trao truyền một trò diễn dân gian. Tương truyền, trò diễn này có từ thời Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 xứ quân rồi lên ngôi Hoàng đế. Tháng 9/2016, trò Xuân Phả được Bộ VHTT&DL ra quyết định công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Di...

Mới nhất

Góc trời Âu giữa lòng Quảng Trị

Có ai từng nghĩ rằng giữa lòng Việt Nam lại ẩn chứa một góc trời Âu với cánh rừng phong rực rỡ? Vào mỗi độ cuối đông đầu xuân, rừng phong hương Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị lại khoác lên mình tấm áo mới như làm tỉnh thức cả một vùng thiên nhiên hữu tình nơi đây. Tạp chí Heritage  

Nghệ An ‘trồng’ thêm 700 trạm BTS để xóa vùng lõm sóng di động

Ngoài xóa vùng lõm sóng di động, Nghệ An đặt mục tiêu trong năm 2025 sẽ phủ sóng 4G, 5G ở 100% khu dân cư tại thành phố, thị xã, thị trấn, các điểm du lịch và khu công nghiệp. Với địa hình đồi núi phức tạp, thời tiết khắc nghiệt, Nghệ An - tỉnh có diện tích lớn nhất...

8 loại trái cây giúp giảm cân và tăng cường sức khỏe trong mùa đông

Để giảm cân và duy trì mức năng lượng cao trong mùa đông, có thể điều chỉnh chế độ ăn uống và bổ sung một số loại trái cây. ...

Lãi suất ngân hàng hôm nay 26/12/2024: Soi nhà băng có kỳ hạn 12 tháng cao nhất

Lãi suất ngân hàng hôm nay 26/12/2024, ngày thứ sáu liên tiếp không ghi nhận ngân hàng nào điều chỉnh lãi suất huy động. Mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng cao nhất đang là 6,3%/năm. Khảo sát biểu lãi suất huy động trực tuyến của các ngân hàng ngày 26/12 cho thấy, lãi suất huy động cao...

Chi Pu tăng sức ảnh hưởng tại thị trường Trung Quốc

Trên Weibo, Chi Pu đăng tải loạt ảnh đồng hành với một nhãn mỹ phẩm ở Trung Quốc, cho thấy cô ít nhiều gặt hái được thành công ở thị trường nước ngoài. Nhờ sự ủng hộ lớn của người hâm mộ, Chi Pu được cộng tác với nhiều thương hiệu tại thị trường Trung Quốc Ảnh: NVCC Việc Chi Pu được...

Mới nhất