Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNỗi lo sau khi cầm bằng cử nhân

Nỗi lo sau khi cầm bằng cử nhân

Cầm tấm bằng cử nhân trong tay, bên cạnh niềm hân hoan với thành quả sau 4-5 năm cố gắng học tập thì nhiều bạn trẻ phải đối mặt với nỗi lo tìm việc, kiếm tiền để xoay xở với cuộc sống đắt đỏ ở Hà Nội hiện nay.

Đi làm vẫn phải xin tiền bố mẹ

Tốt nghiệp trường đại học (ĐH) không danh tiếng nên suốt một năm gửi đơn ứng tuyển (CV) ở nhiều công ty, Trần Phương Loan (quê Bắc Giang) vẫn không xin được việc làm. Cô phải làm công việc tạm thời là nhân viên thu ngân quán cà phê. 

Làm cả ngày với mức lương chưa được 6 triệu đồng/tháng, Phương Loan cho biết cô vẫn phải xin tiền trợ cấp từ bố mẹ. “Em phải xin bố mẹ “tài trợ” tiền thuê nhà, tiền điện nước là 3 triệu đồng/tháng. 

Với số lương ít ỏi của em, em phải tằn tiện mới đủ chi tiêu cho việc ăn uống, sinh hoạt cá nhân. Hiện tại, em vẫn chờ cơ hội để xin được công việc tốt hơn như công việc văn phòng…

Thấy cuộc sống Hà Nội ngày càng đắt đỏ, tiền thuê nhà tăng chóng mặt, giá cả thực phẩm như thịt, cá, rau cũng tăng hơn trước, em thực sự rất lo. Đã nhiều lúc em tính, hay mình về quê làm công nhân ở khu công nghiệp thì cuộc sống của em sẽ thoải mái hơn. 

Em sẽ không mất tiền thuê nhà, tiền ăn uống, em sẽ tiết kiệm được lương của mình. Thế nhưng, em lại tiếc tấm bằng ĐH và vẫn le lói hy vọng biết đâu cơ hội tốt sẽ đến với mình”, Phương Loan trải lòng.

Ra trường mới được 2 tháng nên Hoàng Minh Ngọc (Nam Định) xác định thời gian này đi làm công việc tạm thời và đi “rải” CV. Ngọc làm nhân viên bán quần áo với mức lương 7 triệu đồng/tháng. 

Mẹ ở nhà buôn bán nhỏ, bố làm thợ sửa xe, phải nuôi 2 em ăn học nên Ngọc phải tự lo cuộc sống của mình. Cô muốn làm thêm một công việc nữa nhưng thời gian làm ở cửa hàng quần áo kéo dài đến tối nên cô không thể làm gì. 

Ngọc cho biết, cô phải tiết kiệm bằng cách thuê nhà trọ rẻ tiền, ăn uống đạm bạc và không mua sắm cho cá nhân, không đi cà phê, ăn uống với bạn bè. 

Nỗi lo sau khi cầm bằng cử nhân- Ảnh 1.

Tốt nghiệp khoa tiếng Nhật, ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội, cách đây 1 năm, Lương Thu Thủy cho biết, các bạn lớp cô không gặp khó khăn khi đi xin việc.

“Em chỉ mong tìm được công việc phù hợp và có mức thu nhập cao hơn hiện tại. Em sẽ bắt đầu từ những công ty nhỏ để học hỏi kinh nghiệm. Khi có kinh nghiệm, có thêm nhiều kỹ năng, em hy vọng mình sẽ có một công việc để có thể nuôi sống bản thân, để có thể lo cho em gái sẽ lên Hà Nội học ĐH trong 2 năm tới”, Ngọc chia sẻ.

Hướng nghiệp tốt, cơ hội việc làm cao

Giống như Phương Loan, Minh Ngọc, tìm được việc làm là mối quan tâm rất lớn của những tân cử nhân mới ra trường. Để lo cho cuộc sống nơi thành thị đắt đỏ khi chưa tìm được công việc phù hợp, nhiều bạn trẻ phải làm các công việc “chân tay” hoặc những công việc tạm thời như chạy Grab, bán hàng siêu thị, nhân viên quán cà phê…

Tốt nghiệp khoa tiếng Nhật, ĐH Ngoại Ngữ ĐH QG Hà Nội cách đây 1 năm, Lương Thu Thủy cho biết, các bạn lớp cô không gặp khó khăn khi đi xin việc. “Ngành ngôn ngữ hiện có cơ hội việc làm nhiều và đa dạng. 

Số bạn làm đúng chuyên ngành (ngành biên phiên dịch) chỉ khoảng 30%. Còn lại, các bạn sẽ làm những công việc, ngành nghề có liên quan đến ngôn ngữ mình học như giáo viên dạy ngoại ngữ, IT comtor tiếng Nhật (phiên dịch viên tiếng Nhật chuyên về lĩnh vực công nghệ thông tin), Tester tiếng Nhật (là những người kiểm tra chất lượng phần mềm, phát hiện ra các lỗi, sai sót hay bất cứ vấn đề nào có thể ảnh hưởng đến chất lượng phần mềm)… 

Mức lương trên chục triệu đồng/tháng với sinh viên mới ra trường, em thấy cuộc sống của mình khá ổn. Em tin, trong vài năm tới, khi có cơ hội tốt hơn, thu nhập của em cũng sẽ cao hơn”, Thu Thủy cho biết.

Theo kinh nghiệm của Thu Thủy, để không bị áp lực tìm việc làm sau khi ra trường, ngay từ khi còn là học sinh đã cần định hướng nghề nghiệp tốt. Cần tìm hiểu những công việc phù hợp với khả năng, tính cách của bản thân. 

Đặc biệt, trước khi đăng ký tuyển sinh cần tìm hiểu thị trường công việc trong tương lai chứ không nên đặt nguyện vọng vào trường ĐH theo phong trào, theo bạn bè…

Từng bị nhiều công ty từ chối vì thiếu kinh nghiệm thực tế nhưng Nguyễn Nhật Anh (cựu sinh viên ĐH Thương Mại) không bỏ cuộc. Cậu quyết định tham gia các khóa học ngắn hạn để nâng cao kỹ năng mềm và tìm kiếm cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp nhỏ. 

Cậu cũng tích cực tham gia các buổi hội thảo, gặp gỡ và kết nối với những người trong ngành để mở rộng mạng lưới quan hệ. Sau thời gian nỗ lực, cậu đã nhận được lời mời vào làm việc đúng với chuyên ngành mình học. Nhật Anh cho biết sẽ làm việc thật chăm chỉ, học hỏi đồng nghiệp, tích lũy kinh nghiệm để khẳng định được năng lực của mình.





Nguồn: https://danviet.vn/noi-lo-sau-khi-cam-bang-cu-nhan-20241101104607091.htm

Cùng chủ đề

Sinh viên ‘đua’ làm thêm lấy kinh nghiệm xin việc

Trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường lao động, nhiều sinh viên đã chủ động xây dựng và phát triển hồ sơ cá nhân, tích cực cọ xát công việc thực tế từ khi còn đi học để tăng khả năng cạnh tranh xin việc sau này. ...

Lợi nhuận Đóng tàu Sông Cấm bật tăng mạnh mẽ nhờ loạt dự án mới

Công ty Đóng tàu Sông Cấm dự kiến doanh thu, lợi nhuận năm 2024 vượt kế hoạch hơn 50%. ...

Global Future Fair 2025 – Cơ hội vàng cho các trường đại học danh tiếng, doanh nghiệp hàng đầu và học sinh tinh hoa

Tháng 3/2025, tại TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra sự kiện quy mô đặc biệt lớn, chưa từng có trước đây, dành cho giáo dục và nghề nghiệp quốc tế: Global Future Fair 2025 Education, Careers & Opportunities.

Global Future Fair 2025 – Cơ hội vàng cho các trường đại học danh tiếng, doanh nghiệp hàng đầu và học sinh tinh hoa

Tháng 3/2025, tại TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra sự kiện quy mô đặc biệt lớn, chưa từng có trước đây, dành cho giáo dục và nghề nghiệp quốc tế: Global Future Fair 2025 Education, Careers & Opportunities.

Bỏ phố về quê lương 20 triệu vẫn ngập ngừng muốn trở lại thành phố

Về quê được vài năm, có cuộc sống và công việc ổn định, thậm chí mức thu nhập khá nhưng không ít người vẫn muốn trở lại thành phố. Vì lý do gì? Học hết cấp 3, theo định hướng của gia đình, N.M....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vì sao Biển Đông liên tục đón bão? Ngay sau bão số 8 sẽ xuất hiện bão số 9

Tin bão mới nhất: Chuyên gia nhận định, trong những ngày tới trên biển Đông có thể xuất hiện bão số 8 và số 9. ...

Trồng chanh bông tím ở Bình Phước kiểu gì mà trái quanh năm, hái liên tục, hễ bán là hết veo?

Tuy không phải là mô hình mới nhưng nắm bắt được thị trường và lợi thế địa phương, cùng với quyết tâm cao, mô hình trồng chanh bông tím đang mang lại nguồn thu khá cho gia đình anh Võ Huy Dũng ở ấp Tân Bình, xã Tân Tiến, huyện Bù...

Đã bán 1,5 tỷ USD tôm, cá sang Mỹ, doanh nghiệp Việt cần chuẩn bị những gì dưới thời Tổng thống Donald Trump sắp...

Theo khuyến nghị của VASEP, để tăng trưởng xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong bối cảnh thay đổi chính sách thương mại quốc tế dưới thời Tổng thống Donald Trump, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cần chủ động và linh hoạt trong việc thích ứng với các yếu...

Cận cảnh “toa tàu hóa thạch” đồ sộ từ hơn 15.000 mảnh gốm ở tuyến metro Nhổn

Tác phẩm nghệ thuật "5 giờ sáng, Hà Nội thức giấc - Il est cinq heures, Hanoï s’éveille" được đặt tại ga S8 - Cầu Giấy tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội đphác họa một toa tàu hóa thạch đồ sộ từ hơn 15.000 mảnh gốm. ...

Hà Nội tổ chức Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề lần thứ 3 trong 5 ngày

Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024 sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ (29/11-3/12/2024) tại Khu đô thi Mailand HaNoi City, xã An Khánh, huyện Hoài Đức. Dự kiến sẽ có 260 đơn vị tham gia trưng bày, giới thiệu, quảng bá...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Giáo sư nghiên cứu tập sự 33 tuổi nhận giải Toán học danh giá của Mỹ

TRUNG QUỐC - Ở tuổi 33, Vương Nghệ Lâm - giáo sư nghiên cứu tập sự của Viện Nghiên cứu cao cấp Études (Pháp), trở thành chủ nhân giải thưởng Toán học danh giá Salem 2024. Ngày 30/10, Viện Nghiên cứu cao cấp Princeton (IAS) công bố nhà khoa học nhận giải Salem 2024 lĩnh vực Toán học. Giáo sư nghiên cứu tập sự Vương Nghệ Lâm, 33 tuổi, là một trong hai nhà Toán học trẻ nhận giải. Theo...

Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Chủ đề cuộc thi UPU lần thứ 54 hay nhất trong 10 năm qua

Tại lễ phát động cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2025, nhà thơ Trần Đăng Khoa chia sẻ, đối với ông, chủ đề cuộc thi năm nay hay nhất trong 10 năm qua. Ngày 11/11, chia sẻ tại lễ phát động cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2025, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng Phạm Tấn Ngọc Thụy cho hay, cuộc thi viết thư quốc tế UPU là một sân chơi ý nghĩa, bổ ích,...

Cùng chuyên mục

Mathnasium Championship 2024:Kiến tạo tương lai từ tư duy Toán học

Hành trình tìm kiếm tài năng Toán Tư duy khép lại với 36 thí sinh xuất sắc nhất toàn quốc tại vòng Chung kết Mathnasium Championship 2024.

Thi đâu thắng đó với suy nghĩ “học để ứng dụng vào thực tế”

Chi tiết máy là một môn học chuyên ngành quan trọng trong lĩnh vực Cơ khí. Bằng tình yêu khoa học, Nguyễn Thị Thanh Nguyên (Khoa Cơ khí, trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TPHCM)...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

TP.HCM gặp gỡ tri ân những nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô

Sáng 11-11, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức gặp gỡ những nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Hồ Hải - phó...

Trường Đại học Thể dục Thể thao TP.HCM hoàn thành đợt Khảo sát chính thức đánh giá ngoài 02 chương

(Tổ Quốc) - Ngày 11/11, Trường Đại học Thể dục Thể thao TP.HCM và Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) Sài Gòn tổ chức lễ Bế mạc và ký biên bản hoàn thành đợt khảo sát chính thức 02 chương trình đào tạo: Huấn luyện Thể thao và...

Mới nhất

2.200 đặc công cùng máy bay sẽ trình diễn tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Theo thông tin từ ban tổ chức, dự kiến lễ khai mạc Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 sẽ có màn trình diễn bay của lực lượng không quân và khoảng 2.200 cán bộ, chiến sĩ đặc công biểu diễn...

Doanh nghiệp Quảng Ninh thực hiện tiết kiệm điện

Lợi ích lớn từ tiết kiệm điệnCông ty Cổ phẩn Xi măng Vicem Hạ Long (Xi măng Vicem Hạ Long) mỗi năm trung bình sản xuất đạt từ 1,6-1,9 triệu tấn clinker và 1,4-2,2 triệu tấn xi măng. Thống kê mỗi năm, công ty chi khoảng 20-23 tỷ đồng tiền điện và nguồn kinh phí này đang chiếm tới...

Mới nhất