Trang chủKinh tếNông nghiệpNỗi lo chung về sầu riêng

Nỗi lo chung về sầu riêng


Hiện đang là cao điểm vụ thu hoạch sầu riêng ở Tây Nguyên. Nhiều thương lái từ các địa phương đang đổ về đây để thu mua. Nhiều người trồng sầu riêng cũng đang hồ hởi với cây trồng đang được gọi là cây “bạc tỷ” này.

Gần 1.400 tỷ đồng ngăn mặn cho vùng sầu riêng xuất khẩu Xuất khẩu sầu riêng ước đạt trên 500 triệu USD

Được mùa, được giá

Khác với trước đây thường là “được mùa, mất giá”, hiện sầu riêng lại đang “được cả mùa” và “được cả giá”, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông sản và thu nhập của người trồng. Ông Châu Văn Hận, trú xã Ia Bang, huyện Chư Prông (Gia Lai) cho biết, vườn sầu riêng của gia đình năm nay cho năng suất khá, chất lượng tốt nên các thương lái đến thăm và ký kết thu mua với giá 80 ngàn đồng/kg. Với giá này và sản lượng đạt khoảng 35 tấn thì sau khi trừ hết chi phí, gia đình còn thu lãi khoảng 2,5 tỷ đồng.

Có thể nói, chưa bao giờ người trồng sầu riêng ở Tây Nguyên lại được mùa, được giá, trúng lớn như vậy. Bên cạnh, được mùa lẫn được giá, với thông tin năm nay sầu riêng ở Thái Lan mất mùa do thời tiết, điều này càng khiến nhiều nhà vườn ở Tây Nguyên tự tin sẽ có thêm một vụ mùa thắng lớn, với lợi nhuận tiền tỷ. Trên thực tế, những năm gần đây nhiều người trồng sầu riêng ở Tây Nguyên cũng như ở miền Trung đã “trúng đậm” với cây sầu riêng. Bởi vậy, nhiều hộ nông dân đã và đang đua nhau trồng cây “bạc tỷ” này, kèm theo đó là mong ước đổi đời.

Lợi nhuận cao, diện tích trồng sầu riêng ở Tây Nguyên cũng như cả nước đang tăng chóng mặt. Những năm gần đây, diện tích trồng sầu riêng ở các địa phương liên tục tăng, từ gần 32 nghìn ha năm 2015 lên tới hơn 151 nghìn ha năm 2023. Sản lượng sầu riêng cũng tăng qua từng năm, đạt gần 1,2 triệu tấn năm 2023, trong khi năm 2015 chỉ khoảng 366 nghìn tấn. Kéo theo đó, giá trị xuất khẩu sầu riêng tăng từ 29,2 triệu USD năm 2016 lên 420 triệu USD năm 2022 và năm 2023 đạt mức gần 2,3 tỷ USD.

Tại Đắk Lắk diện tích trồng sầu riêng đang tăng vọt. Từ chỗ người dân trồng sầu riêng theo kiểu “được chăng hay chớ”, đến năm 2023 Đắk Lắk đã vươn lên dẫn đầu cả nước về quy mô trồng với hơn 32,78 nghìn ha. Với mức giá thu mua tại vườn giao động từ 70 đến 90 nghìn đồng/kg, uớc tính, mỗi ha trồng sầu riêng thu về 1 – 1,2 tỷ đồng, trừ chi phí người trồng “bỏ túi” khoảng 700 đến 800 triệu đồng/ha… Ở địa phương lân cận là Gia Lai cũng đang có gần 6 nghìn ha sầu riêng. Trong đó, diện tích kinh doanh chiếm khoảng một nửa, tập trung ở các huyện như, Chư Prông, Ia Grai, Đăk Đoa, Chư Sê và Chư Pưh. Gia Lai cũng đã xây dựng được 16 mã số vùng trồng sầu riêng và đang xây dựng sầu riêng thành nông sản chiến lược.

Diện tích trồng sầu riêng đang phát triển “nóng” ở nhiều địa phương
Diện tích trồng sầu riêng đang phát triển “nóng” ở nhiều địa phương

Cần phát triển theo hướng ổn định

Tuy nhiên, diện tích sầu riêng phát triển nhanh chóng, ồ ạt và vượt định hướng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường, đặc biệt là sự phát triển thiếu sự bền vững đang gây nên những mối lo. Ngay trên mảnh đất Tây Nguyên, có nhiều loại cây nông sản từng lên “cơn sốt” như cây sầu riêng bây giờ. Song, sau đó lại khiến cho nhiều gia đình rơi vào cảnh khó khăn, túng quẫn. Dễ dàng có thể “điểm danh” như cây hồ tiêu khi giá nông sản này tăng cao đã khiến nhiều hộ nông dân ở Tây Nguyên phá bỏ cà phê, điều… để trồng loại cây này. Đến khi, hồ tiêu rớt giá thảm hại trên thị trường, bà con lại quay sang chặt bỏ, thậm chí rơi vào cảnh nợ nần khi đầu tư quá nhiều tiền vào hồ tiêu. Tương tự, nhiều bà con các tỉnh Tây Nguyên cũng đã từng điêu đứng với cây trồng được mệnh danh là “vàng trắng” – cây cao su, khi phát triển ồ ạt cây công nghiệp này.

Quay trở lại với sầu riêng, mặc dù đang trên “đỉnh”, nhưng nếu không kiểm soát tốt tình hình, sầu tiêng có thể sẽ đi theo “vết xe đổ” của các loại nông sản khác. Bởi, với diện tích sầu riêng tăng ồ ạt như hiện nay không theo định hướng sẽ dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu, dư thừa sản lượng; một số vùng trồng không phù hợp, không chủ động nguồn nước tưới… sẽ gây thiệt hại về năng suất và chất lượng sầu riêng, đồng thời có thể phá vỡ quy hoạch của một số cây trồng khác.

Thực tế thời gian qua, một số lô hàng sầu riêng xuất khẩu đã nhận cảnh báo của nước nhập khẩu, dẫn đến phải tạm dừng sử dụng mã số đối với các đơn vị có lô hàng nhiễm rệp sáp (đối tượng kiểm dịch thực vật của Trung Quốc). Bên cạnh đó, còn chưa kể đến tình trạng gian dối, đánh cắp mã số vùng trồng; tranh mua, tranh bán; tình trạng chốt giá sớm, “bẻ cọc” hợp đồng mua bán… Theo đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, trên thực tế, quy mô sản xuất sầu riêng của địa phương còn nhỏ lẻ, chưa có vùng nguyên liệu rộng lớn, trình độ kỹ thuật của nông dân còn thiếu và yếu về tư duy sản xuất hàng hóa chuyên nghiệp. Đặc biệt, hiện giữa các chủ vườn, hợp tác xã và doanh nghiệp chưa có mối liên kết thực sự chặt chẽ.

Ông Lê Anh Trung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk thẳng thắn chia sẻ, thị trường sầu riêng tại Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng đang bị thả nổi. Bởi vậy, việc “bẻ cọc”, phá giá, tranh giành trong hỗn loạn tại vườn hay mất uy tín ở thị trường xuất khẩu diễn ra như hiện nay cũng là dễ hiểu.

Trong khi đó, trên thị trường đầu ra cho sản phẩm sầu riêng vẫn còn phụ thuộc vào các thương lái. Thị trường tiêu thụ chính của sầu riêng Việt Nam là Trung Quốc – một thị trường khá bấp bênh. Bên cạnh đó, tại Trung Quốc, sầu riêng của Việt Nam đang vấp phải sự cạnh tranh gắt gao của các “đối thủ”, đặc biệt là từ Thái Lan.

Để phát triển cây sầu riêng theo hướng bền vững, tránh được những rủi ro, chính quyền các địa phương cũng như cơ quan chức năng cần khuyến khích người dân tham gia liên kết chuỗi, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp, HTX liên kết với nông dân trong việc trồng, chế biến và tiêu thụ trái sầu riêng, tìm hướng xuất khẩu chính ngạch vào các thị trường. Về lâu dài, cơ quan quản lý nhà nước cần đồng hành, có thêm nhiều chính sách gắn liền với chuỗi các hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân, làm “cầu nối” hiệu quả giữa các bên. Trước mắt, cần tăng cường, truyền thông khuyến cáo các nhà vườn tính toán kỹ lưỡng, thận trọng khi mở rộng diện tích sầu riêng, tránh tình trạng phát triển ồ ạt gây hậu quả về lâu về dài… Về phía người trồng cũng cần tuân thủ theo các kỹ thuật canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu khó tính, thay vì quá phụ thuộc vào một thị trường chủ lực như hiện nay.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/noi-lo-chung-ve-sau-rieng-153532.html

Cùng chủ đề

Nhà máy biến vỏ trái cây thành phân bón hữu cơ đầu tiên ở Tiền Giang

TIỀN GIANG Do đang vận hành thử nghiệm nên nhà máy chỉ hoạt động khoảng 60% công suất, thu hồi từ 30 -...

Mức sinh thấp nhất trong lịch sử, Bộ Y tế khuyến khích mỗi gia đình sinh đủ 2 con

Năm 2023 mức sinh thay thế tại Việt Nam ước tính là 1,96 con/phụ nữ, thấp nhất trong lịch sử và dự báo tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo. Đây là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn...

Xuất khẩu sầu riêng dần chiếm “”miếng bánh”” thị phần tại Trung Quốc

Sầu riêng Việt Nam chiếm tới 46,9% lượng sầu riêng Trung Quốc nhập khẩu, đứng thứ hai, chỉ sau Thái Lan với 52,4%. Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho biết, trong 10 tháng năm 2024, Trung Quốc nhập khẩu sầu riêng đạt xấp xỉ 1,5 triệu tấn, trị giá gần 6,68 tỷ USD, tăng 10,1% về lượng và tăng 4,4% về trị giá so...

Trung Quốc chi 6,7 tỷ USD mua sầu riêng, ồ ạt chốt đơn hàng giá rẻ từ Việt Nam

Là loại trái cây khoái khẩu của người dân, Trung Quốc đã chi ra gần 6,7 tỷ USD để nhập sầu riêng về ăn. Trong đó, các doanh nghiệp của quốc gia này ồ ạt chốt đơn mua sầu riêng Việt Nam, bởi có giá rẻ hơn hàng Thái Lan. Theo số liệu từ cơ quan hải quan Trung Quốc, trong 10 tháng năm 2024, quốc gia này đã chi gần 6,7 tỷ USD để nhập khẩu khoảng 1,5 triệu...

Sầu riêng dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu trái cây

(Dân trí) - Sầu riêng là loại trái cây có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất Việt Nam sau 10 tháng đầu năm, chiếm tỷ trọng 46% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của cả nước. Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 11 (1/11-15/11), xuất khẩu rau quả thu về 222,63 triệu USD.Tính chung từ đầu năm đến 15/11, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt 6,38 tỷ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Rào cản đầu tư vào nông nghiệp: Những nút thắt cần tháo gỡ

Để xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, Việt Nam cần thu hút mạnh mẽ hơn nữa đầu tư của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thiếu quy hoạch, khó khăn trong tiếp cận đất đai và vốn đang là những trở ngại lớn. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến phát biểu tại diễn đàn Vẫn còn khoảng trống đầu...

Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Chiều ngày 18/12, Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TDMNPB) lần thứ tư đã diễn ra tại Hòa Bình. Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng chủ trì Hội nghị. Báo cáo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm cho...

Tín dụng chính sách “xóa trắng” hộ nghèo

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đặt chỉ tiêu không còn hộ nghèo. Như vậy, gần 7.000 hộ nghèo trong toàn tỉnh Quảng Ninh, theo thống kê năm 2014, chỉ mất 10 năm đã được “xóa trắng”. Đây là kết quả của các chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững mà tỉnh đã triển khai, trong đó có vai trò quan trọng của vốn tín dụng chính sách, nhất là từ sau khi Chỉ thị số 40/CT-TW ngày...

Tín dụng chính sách “xóa trắng” hộ nghèo

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đặt chỉ tiêu không còn hộ nghèo. Như vậy, gần 7.000 hộ nghèo trong toàn tỉnh Quảng Ninh, theo thống kê năm 2014, chỉ mất 10 năm đã được “xóa trắng”. Đây là kết quả của các chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững mà tỉnh đã triển khai, trong đó có vai trò quan trọng của vốn tín dụng chính sách, nhất là từ sau khi Chỉ thị số 40/CT-TW ngày...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 17/12

Tỷ giá trung tâm giảm 2 đồng, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 2,07 điểm hay trong 15 năm hoạt động của thị trường trái phiếu chính phủ, Chính phủ đã huy động được 3,37 triệu tỷ đồng... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 17/12. Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 9-13/12 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/12 ...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

133 doanh nghiệp nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đạt doanh thu 500.000 tỷ, có 2 “ông lớn” nông nghiệp

Trong năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký 03 Quyết định trao giải thưởng Chất lượng Quốc gia cho 133 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021, 2022 và 2023. Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Cùng chuyên mục

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị quan tâm hộ nghèo, đồng bào DTTS

Tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (từ năm 2021 đến năm 2025), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị...

Rào cản đầu tư vào nông nghiệp: Những nút thắt cần tháo gỡ

Để xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, Việt Nam cần thu hút mạnh mẽ hơn nữa đầu tư của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thiếu quy hoạch, khó khăn trong tiếp cận đất đai và vốn đang là những trở ngại lớn. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến phát biểu tại diễn đàn Vẫn còn khoảng trống đầu...

Huyện Gia Lâm đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng giao UBND Thành phố Hà Nội có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo UBND huyện Gia Lâm tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về quy hoạch và môi trường để bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới. Quyết định có hiệu lực từ ngày 16/12/2024. Huyện Gia Lâm đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới...

Hành trình 20 năm xây dựng ngành nông nghiệp bền vững

Trong bức tranh phát triển nông nghiệp Việt Nam suốt hai thập kỷ qua, Tập đoàn Mavin đã nổi lên như một doanh nghiệp tiên phong đổi mới, sáng tạo và trách nhiệm với cộng đồng. ...

Ở khu rừng rậm nổi tiếng Nam Xuân Lạc tại Bắc Kạn có hơn 3.700 cây gỗ quý, đó là cây gì?

Năm 2024, Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc (huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) đã gắn biển thêm 869 cây gỗ quý, nâng tổng số cây được gắn biển từ năm 2022 đến nay lên 3.729 cây. ...

Mới nhất

Thủ tướng: Học viện Kỹ thuật Quân sự cần đẩy mạnh đào tạo lưỡng dụng

Thủ tướng chỉ đạo Học viện Kỹ thuật Quân sự cần tập trung xây dựng các chương trình đào tạo, hướng nghiên cứu vào vấn đề mới như AI, công nghệ bán dẫn, Internet vạn vật, cơ sở dữ liệu, dữ liệu lớn… Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày...

Ra mắt sản phẩm dịch vụ văn hoá Đế đô khảo cổ ký

(CLO) “Đế Đô khảo cổ ký” là dự án tiên phong trong việc kết hợp công nghệ và di sản, mở ra một mô hình khai thác bản quyền di sản...

Giá vàng hôm nay 18/12 biến động thế nào?

Giá vàng nhẫn trong nước hôm nay (18/12) ghi nhận phiên tăng khá mạnh tại Công ty SJC khi tăng tới gần 500 nghìn đồng ở chiều mua, trong khi các thương hiệu khác bất động. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) hôm nay điều chỉnh tăng giá vàng nhẫn. Giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ...

UAV của Quân đội nhân dân Việt Nam

Nhiều thiết bị bay không người lái (UAV) do Việt Nam sản xuất, đã được đưa vào biên chế chiến đấu của các đơn vị quân đội. Tiên phong, đi đầu và các sản phẩm mang đậm dấu ấn trí tuệ "Made in Việt Nam" trong lĩnh vực nghiên cứu, chế tạo, sản xuất thiết bị bay không người lái...

Phát huy vai trò của nhà lãnh đạo, nhà quản lý thúc đẩy công tác hiến máu tình nguyện

NDO - Chiều 18/12, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương tổ chức Chương trình gặp mặt nhà lãnh đạo, nhà quản lý và Lễ trao Giải thưởng “Giọt hồng” năm 2024. Theo PGS,TS Nguyễn Hà Thanh, Viện trưởng Huyết học-Truyền máu Trung ương, Chương trình gặp mặt nhà lãnh đạo, nhà quản lý và trao Giải...

Mới nhất