Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNơi “đất lành chim đậu”

Nơi “đất lành chim đậu”

Theo các chuyên gia, ĐBQH, để nâng cao chất lượng GD đại học, đầu tư vào con người, nhất là đội ngũ giảng viên là yếu tố tiên quyết.

Tuyển dụng giảng viên: Nơi “đất lành chim đậu”- Ảnh 1.

Giảng viên, sinh viên Trường ĐH Khoa học và Công nghệ. Ảnh: NTCC

Muốn vậy, cần tạo cơ chế tuyển dụng được người giỏi, thu hút giảng viên nước ngoài.

“Mở cửa” với giảng viên trẻ tài năng

Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Bình – nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH CMC (Hà Nội), nhiều cơ sở đào tạo thiếu lực lượng giảng viên giỏi, tài năng, nhất là giáo sư, phó giáo sư, nhà khoa học. Với những trường đại học định hướng nghiên cứu và trường đại học đào tạo khối ngành khoa học cơ bản lại càng thiếu trầm trọng đội ngũ này. Do vậy, những trường tự chủ, có tiềm lực về tài chính sẽ có nhiều chính sách thu hút, đãi ngộ đối với lực lượng này.

Đồng thời tạo môi trường nghiên cứu và giảng dạy tiên tiến, cởi mở. Giảng viên cần được tôn trọng và tự giác trong hoạt động học thuật. Do vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của Trường ĐH CMC là làm thế nào tập hợp được thầy cô giỏi, đã thành danh ở trong và ngoài nước về giảng dạy tại trường.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Bình cho hay, để làm được điều này, nhà trường đưa ra nhiều chế độ đãi ngộ tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giảng dạy, nghiên cứu và công tác của các giảng viên. Bên cạnh đó, nhà trường “mở cửa” với giảng viên trẻ tài năng với quy trình tuyển dụng công khai, minh bạch và chặt chẽ. Trường ĐH CMC đang xây dựng môi trường đào tạo và nghiên cứu tiên tiến, theo chuẩn mực quốc tế…

Để thu hút và giữ chân giảng viên, nhà khoa học xuất sắc, PGS.TS Nguyễn Ngọc Bình gợi mở, bên cạnh môi trường làm việc và có chế độ chính sách, đãi ngộ hợp lý, về lâu dài, các trường đại học cần tập trung đầu tư, nghiên cứu các giải pháp nhằm đào tạo, bồi dưỡng và phát triển từ nguồn giảng viên nội tại.

Ngoài ra, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện và đầu tư cho nhà trường lẫn giảng viên để có thể nâng cao chất lượng chuyên môn, thực hiện các công trình nghiên cứu có giá trị để phục vụ cho nền giáo dục.

“Giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng không thể làm tắt trong một vài năm, mà cần kiên trì, bền bỉ nhưng luôn khuyến khích sáng tạo, đột phá và hiệu quả…”, PGS.TS Nguyễn Ngọc Bình trao đổi.

Tuyển dụng giảng viên: Nơi “đất lành chim đậu”- Ảnh 2.

Giảng viên, sinh viên Trường ĐH Phenikaa. Ảnh: NTCC

Cần chính sách nuôi dưỡng và đầu tư

Đề cập đến vấn đề thu hút trọng dụng giảng viên, nhà khoa học giỏi trong nước và quốc tế, PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng – Giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội nhìn nhận, chúng ta có chính sách tốt nhưng khi đi vào thực tế cần giải pháp cụ thể, tháo gỡ những khó khăn để trọng dụng tốt hơn. Cái họ cần là cơ chế để biến những tri thức trở thành giải pháp có thể áp dụng vào cuộc sống. Ngoài ra, cần có chính sách trọng dụng, giải pháp để tháo gỡ thủ tục hành chính, trong đó có quy định về tuyển dụng.

Từ kinh nghiệm thực tế, PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng cho rằng, để thu hút trọng dụng nhân tài – đội ngũ trí thức khắp nơi trên thế giới có thể dựa vào hệ thống mạng lưới sinh viên. Đơn cử như ĐH Bách khoa Hà Nội, hệ thống mạng lưới sinh viên đã tốt nghiệp một số năm trước đây đang ở độ tuổi sung sức, trở thành các chuyên gia giỏi tại nhiều hãng nước ngoài, hoặc là giảng viên, nhà khoa học giỏi của các đại học trên thế giới. Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để mời họ phối hợp, kết hợp làm việc với chuyên gia, giảng viên trong nước.

Người Việt Nam rất thông minh, thành đạt, thành công trên thế giới. Vì thế, cần có chính sách thu hút và trọng dụng người tài, trong đó có Việt kiều hoặc người gốc Việt về làm việc, giúp đỡ nước nhà. Họ không cần phải về Việt Nam mà chỉ cần có mối liên hệ mật thiết với các nhóm giảng viên, nhà khoa học trong nước.

Tuyển dụng giảng viên: Nơi “đất lành chim đậu”- Ảnh 3.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam có nhiều chính sách thu hút giảng viên, nhà khoa học giỏi . Ảnh: NTCC

Hiện, các trường đại học có xu thế tự chủ; do vậy việc phát triển hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam phải được hoạch định khoa học, thúc đẩy các chiến lược phát triển, được Nhà nước đầu tư có chiều sâu và bài bản. “Đảng, Nhà nước cần hai chính sách về thu hút: Nuôi dưỡng và đầu tư. Từ đó, mới có thể thu hút, trọng dụng người giỏi, giảng viên nước ngoài, đội ngũ trí thức mạnh cả về số lượng và chất lượng”, PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, TS Lê Viết Khuyến – Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, cần tạo điều kiện về vật chất và tinh thần, môi trường làm việc để thu hút giảng viên, nhà khoa học trình độ cao trong và ngoài nước về công tác tại các cơ sở giáo dục, đào tạo. Mặt khác, tiếp tục cải cách chính sách ưu đãi về lương, điều kiện làm việc, sinh hoạt… đối với trí thức công tác ở các cơ sở đào tạo thuộc vùng khó khăn.

Còn theo PGS.TS Bùi Thị An – Chủ tịch Hội Nữ trí thức TP Hà Nội, thu hút nhân tài không chỉ là một khâu của quy trình quản lý nguồn nhân lực, mà phải là tổng thể các cơ chế, chính sách tạo sức hấp dẫn nhằm kêu gọi, giữ chân được họ. Bên cạnh các cơ chế, chính sách, giải pháp mang tính đột phá, cần có sự giám sát, chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên khi thực hiện.

Do đó, cần có chiến lược cả về tài chính, cơ chế tuyển dụng, đặc biệt phải tạo môi trường làm việc. Nếu chúng ta tuyển dụng về mà không tạo môi trường làm việc thì cũng không giữ được nhân tài; đồng thời có cơ chế phát huy năng lực sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo vì lợi ích chung.

Tuyển dụng giảng viên: Nơi “đất lành chim đậu”- Ảnh 4.

Một lớp học của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Ảnh: TG

Cần cụ thể trong Luật Nhà giáo

Hiện, Chính phủ đã trình Quốc hội dự thảo Luật Nhà giáo; trong đó có chính sách xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo. Ông Nguyễn Thanh Phương (Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ) cho rằng, dự thảo luật có nhiều lĩnh vực được điều chỉnh rất tốt.

Đồng tình với 8 trong số 9 khoản của Điều 6 quy định chính sách của Nhà nước về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, ông Nguyễn Thanh Phương phân tích thêm: Riêng nội dung khuyến khích, tạo điều kiện để nhà giáo nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia giảng dạy ở Việt Nam, cần quy định rõ hơn nữa, đặc biệt khối đại học.

Ông Nguyễn Thanh Phương cho biết, hiện có nhiều giáo sư ở các nước châu Âu, Nhật Bản khi hết tuổi công tác có nguyện vọng tham gia giảng dạy, nghiên cứu ở các trường trong khu vực châu Á, như Việt Nam, Maylaysia, Thái Lan…

Từ đây, đại biểu Quốc hội đoàn TP Cần Thơ đặt vấn đề, tại sao chúng ta không khai thác tối đa nguồn lực này để thúc đẩy ngành Giáo dục và đào tạo tiếp cận với giáo dục thế giới? Vì vậy, trong luật nên ghi rõ, riêng về vấn đề thu hút cần tạo điều kiện “tối đa” để các nhà giáo ở nước ngoài có thể đến làm việc tại Việt Nam, nhất là dạy ở trường đại học. “Muốn làm được điều này, chính sách visa, giấy phép làm việc rất quan trọng”, ông Phương nói.

Hiện nay, người nước ngoài đến Việt Nam làm việc, muốn xin giấy phép lao động thời hạn 1 năm ở trường đại học gặp khó khăn, với nhiều thủ tục. “Trường ĐH Cần Thơ có chuyên gia Nhật Bản, khi qua Việt Nam ông lo hết mọi thứ, thậm chí đem cả tiền nghiên cứu tới luôn. Tuy nhiên, xin giấy phép làm việc một năm không được.

Vì vậy, cứ 3 tháng một lần, chúng tôi phải đưa vị chuyên gia này qua cửa khẩu Tây Ninh hoặc An Giang, qua Campuchia vài tiếng, đóng dấu xuất cảnh rồi quay về nhập cảnh lại”, đại biểu Nguyễn Thanh Phương kể lại, đồng thời nhấn mạnh, cùng với chính sách thu hút và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các chuyên gia nước ngoài thì quy trình cấp visa, giấy phép làm việc phải thực sự thông thoáng để có thể mời đội ngũ này đến làm việc.

Tại Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo đến năm 2030 có nêu, việc sửa đổi các quy định nhằm khuyến khích chuyển dịch nhân lực hai chiều giữa công và tư, có cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh phí, tạo thuận lợi về thủ tục xuất/nhập cảnh, visa, giấy phép lao động… để thu hút nhân lực trình độ cao từ nước ngoài. Luật sư Nguyễn Kim Dung – Giám đốc Pháp chế và Đối ngoại, Trường ĐH Anh Quốc Việt Nam (BUV) kiến nghị, các chính sách thời gian tới cần đáp ứng theo định hướng này.

Dưới góc độ người làm trong lĩnh vực pháp chế, luật sư Nguyễn Kim Dung nhận thấy, điều kiện cấp phép lao động cho giáo viên nước ngoài của Việt Nam còn nhiều bất cập. Ví dụ theo Nghị định 86/2018/NĐ-CP, giáo viên dạy cơ sở đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn chỉ cần có bằng cao đẳng. Tuy nhiên, Nghị định 152/2020/NĐ-CP lại quy định lao động nước ngoài muốn cấp phép vào Việt Nam phải có bằng đại học.

Giám đốc Pháp chế và Đối ngoại BUV đề xuất, dự thảo Luật Nhà giáo tới đây có nghị định/ thông tư hướng dẫn luật này, cần bổ sung thêm quy định về điều kiện giảng viên người nước ngoài khi mở ngành đối với trường có vốn đầu tư nước ngoài; đồng thời sửa đổi quy định về việc miễn giấy phép lao động cho giảng viên nước ngoài có trình độ cao là tiến sĩ hoặc có học hàm giáo sư quy định tại Nghị định 152/2019/NĐ-CP tương thích với nghị định hướng dẫn Luật Nhà giáo.

Điều 29, dự thảo Luật Nhà giáo có quy định về chính sách thu hút nhà giáo. Ông Thạch Phước Bình (Đoàn ĐBQH Trà Vinh) cho rằng, cần đưa ra tiêu chí cụ thể để thu hút người có trình độ cao, tài năng làm nhà giáo.

Chính sách ưu tiên tuyển dụng và chế độ phụ cấp thu hút cũng chưa đủ hấp dẫn để giữ chân nhân sự, từ đó dẫn đến khó khăn trong việc thu hút nhân lực chất lượng cao và duy trì đội ngũ nhà giáo ở những khu vực cần thiết. Do đó, đại biểu Thạch Phước Bình đề nghị, cần xây dựng chương trình học bổng và hỗ trợ tài chính đặc biệt để đào tạo người có trình độ cao trở thành nhà giáo; trong đó có đội ngũ giảng viên.

Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đề ra mục tiêu: Phấn đấu đạt 100% nhân tài (được công nhận) tiếp tục ở lại sau 5 năm được thu hút và trọng dụng làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước; tỷ lệ nhân tài được đào tạo, bồi dưỡng trong lĩnh vực khoa học – công nghệ đạt 30% vào năm 2025; đạt 60% vào năm 2030 để tiến tới đạt 100% vào năm 2050.





Nguồn: https://danviet.vn/tuyen-dung-giang-vien-noi-dat-lanh-chim-dau-20241203063735337.htm

Cùng chủ đề

Chủ tịch tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy

Ông Nguyễn Khắc Thận, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy. Chiều 2/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về công tác cán bộ. Ông Nguyễn Khắc Thận được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Tại hội nghị, ông Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thái Bình đã thông báo ý...

Xuất khẩu gỗ của cả nước dự kiến thu về 16 tỷ USD trong năm nay

Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần trên 50%, Trung Quốc và Nhật Bản là hai thị trường lớn tiếp theo. Ngành công nghiệp gỗ Việt Nam đang có sự hồi phục tích cực, bước vào giai đoạn chuyển mình. Không chỉ mở rộng vị thế thương mại, doanh nghiệp gỗ còn từng bước khẳng định ở các phương diện công nghệ, sản xuất xanh và phát...

Giảm thiểu rủi ro ngộ độc thực phẩm nhờ truy xuất nguồn gốc

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là giải pháp quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, ngăn ngừa thực phẩm bẩn và nâng cao niềm tin vào chất lượng sản phẩm. Giảm thiểu rủi ro ngộ độc thực phẩm nhờ truy xuất nguồn gốcTruy xuất nguồn gốc thực phẩm là giải pháp quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, ngăn ngừa thực phẩm bẩn và nâng cao niềm tin vào chất lượng sản phẩm. ...

Thủ hiến bang Hessen, Đức: Việt Nam là đối tác quan trọng trong giáo dục, nghiên cứu và công nghệ

Sau chuyến thăm Việt Nam từ ngày 26/11 đến ngày 1/12, Thủ hiến bang Hessen của Đức, ông Boris Rhein, đã đưa ra những đánh giá tích cực, nhấn mạnh mối quan hệ gần gũi và hợp tác giữa bang Hesse và Việt Nam. Theo phóng viên TTXVN tại Đức, phát biểu tại Wiesbaden, thủ phủ của bang Hessen sau khi trở về từ Việt Nam, ông Boris Rhein khẳng định: “Mối quan hệ lâu dài giữa Hessen và Việt...

Đầu tháng 12: Người dân TP.HCM đón Giáng sinh sớm với cây thông, hang đá ngay trung tâm

Cuối tuần cùng không khí se lạnh, nhiều bạn trẻ và các gia đình tại TP.HCM đã 'xúng xính' mặc đẹp chụp ảnh check-in Giáng sinh 2024 với nhiều những cây thông, hang đá bắt mắt trang trí tại khu trung tâm. Theo ghi nhận của Thanh Niên, còn hơn 3 tuần nữa là đến lễ Giáng sinh 2024 nhưng tại các trung tâm thương mại như Diamond Plaza, Saigon Centre (Q.1)... đều đã trang trí những tiểu cảnh Giáng sinh lộng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhiều thành tích “khủng”, là kỹ sư chế tạo động cơ máy bay Pháp ở tuổi 27

Từng là thí sinh Đường lên đỉnh Olympia, 3 năm trước, TS Tô Minh Nhật một mình sang Pháp với 2 vali hành lý cùng giấc mơ chinh phục bầu trời. Hiện tại, Minh Nhật đã chính thức trở thành kỹ sư hàng không. ...

Kỷ niệm 30 năm thành lập, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Hà Nội được nhận bằng khen của TP Hà Nội

Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Hà Nội vừa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập trường (1994 - 2024) và đón bằng bằng khen của Bộ GDĐT, bằng khen của UBND TP Hà Nội vào ngày 1/12/2024. ...

ĐH Bách khoa Hà Nội lý giải

PGS.TS Vũ Duy Hải, Trưởng Ban Tuyển sinh - Hướng nghiệp, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho hay chỉ sau một ngày mở cổng, đã có hơn 13.000 thí sinh đăng ký dự thi. ...

“Soi” hồ sơ của tân Giáo sư Toán học sinh năm 1982, là trưởng khoa tại một trường đại học nổi tiếng

Ông Mai Hoàng Biên là một trong 4 Giáo sư của ngành Toán năm 2024. Tân Giáo sư Mai Hoàng Biên hiện công tác tại Khoa Toán - Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM. ...

Vẻ đẹp mê mẩn của những đồi hoa tam giác mạch tại Hà Giang

Nếu có dịp lên Hà Giang, khách du lịch sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hoa tam giác mạch đang nở rộ. ...

Bài đọc nhiều

Hành trình mang “Giáo dục hạnh phúc” tới cho trẻ em Việt Nam

Nổi bật trong số đó là phương pháp Laulau Learning – một chương trình giáo dục tiên tiến của Phần Lan nhằm phát triển toàn diện trí tuệ, kĩ năng và cảm xúc ở trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời. Vào ngày 29-30/11, 20 cơ sở giáo dục mầm non tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Sơn La đã trở thành những cơ sở giáo dục đầu tiên...

Thanh tra TP.HCM kết luận Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch thu học phí sai quy định

Chánh Thanh tra TP.HCM kiến nghị UBND TP.HCM chỉ đạo Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch rà soát, lập danh sách hoàn trả chênh lệch học phí cho sinh viên. Thu học phí sai quy định là một trong nhiều nội dung...

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

10 năm, trên 30.000 học sinh tham gia

Chiều 29.11, Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức tổng kết 10 năm triển khai Đề án 5695-dạy và học các môn toán, khoa học và tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam (Đề án 5695-chương trình tiếng Anh tích hợp). ...

Cùng chuyên mục

Mở rộng cơ hội du học nghề

Trước xu hướng tăng cường hợp tác quốc tế, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đẩy mạnh chương trình đào tạo với các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị nước ngoài. ...

Bài toán cộng trừ đơn giản gây tranh cãi

Một bài toán tính nhanh trên mạng xã hội đã gây tranh cãi về tính đúng sai. Đề bài ra với dãy: '66 - 6 + 7 + 23 - 18 + 2'. Học trò thực hiện quy tắc tính toán từ trái qua phải và cho ra kết quả là 74. Tuy nhiên, cô giáo lại đưa ra đáp án khác và chỉ ra cách tính đúng bằng cách gộp các số đưa ra kết quả chẵn.Sau...

Nhiều người tranh cãi: ‘Ngoằn nghèo’ hay ‘ngoằn ngoèo’?

Dù là cụm từ quen thuộc, thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày nhưng khi được hỏi, nhiều người lại băn khoăn, phân vân không biết "ngoằn nghèo" hay "ngoằn ngoèo" mới đúng chính tả.Trong Tiếng Việt, từ này thường được sử dụng để gợi tả hình dáng uốn lượn theo nhiều hướng khác nhau của một con đường.Vậy theo bạn đâu mới là từ đúng? Hãy để lại câu trả lời vào box bình luận...

Nhiều thành tích “khủng”, là kỹ sư chế tạo động cơ máy bay Pháp ở tuổi 27

Từng là thí sinh Đường lên đỉnh Olympia, 3 năm trước, TS Tô Minh Nhật một mình sang Pháp với 2 vali hành lý cùng giấc mơ chinh phục bầu trời. Hiện tại, Minh Nhật đã chính thức trở thành kỹ sư hàng không. ...

Biết ơn và trân quý!

Ngày 29/11, Báo Thế giới và Việt Nam kỷ niệm ngày ra số báo đầu tiên, cách đây tròn 35 năm. Như một nguồn sinh lực tiếp thêm cho tuổi mới “vươn mình” của Báo chính là những món quà từ Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam, cùng các đối tác, đồng nghiệp và quý bạn đọc trong và ngoài nước.

Mới nhất

Kỷ nguyên vươn mình: Lời hiệu triệu hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước

GD&TĐ - Đoàn kết, đồng lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc ta đã đi qua những thời khắc khó khăn nhất của lịch sử để có hòa bình, hạnh phúc. Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, chiều 25/11 tại Học viện...

FAMI viết tiếp hành trình san sẻ yêu thương cùng chuyến xe nhân ái

Với thông điệp “Cứng cáp trăm phần, lan tỏa nhân ái”, trong quý IV năm nay, Fami tiếp...

Thí điểm tuyến xe khách đi Sa Pa có lo vỡ luồng tuyến?

Thông tin Hà Nội chấp thuận thí điểm tuyến vận tải mới từ bến xe Lào Cai, Sa Pa về bến xe Giáp Bát và bến xe Nước Ngầm đang gây ra nhiều ý kiến trái chiều... ...

Biến động giá tại một số địa phương

Giá heo hơi hôm nay 3/12/2024 ghi nhận có biến động giá tại một số địa phương ở khu vực miền Bắc và miền Nam. Trong đó, Đồng Tháp tăng 2.000 đồng/kg... Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (3/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận đồng loạt tăng 1.000...

Mới nhất