Nỗ lực xây bức tường xanh bảo vệ đê điều làng mạc ở Ninh Bình

Việt NamViệt Nam30/10/2023

Về khu vực ven biển huyện Kim Sơn (Ninh Bình), thu hút vào tầm mắt mỗi người là một màu xanh bạt ngàn của những cánh rừng sú, vẹt, bần chua... Ít ai biết rằng, với điểm xuất phát ban đầu (năm 2004) là những bãi triều trơ trọi, sau gần 20 năm với nhiều nỗ lực của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, dưới sự "dẫn đường" là các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, "bức tường xanh" bảo vệ đê điều, làng mạc cho người dân Ninh Bình từng ngày, từng ngày thêm xanh, thêm kiên cố, vững chãi...

So với nhiều địa phương có biển, Ninh Bình là tỉnh có đường bờ biển khá khiêm tốn, dài 18 km nằm giữa 2 cửa sông lớn là sông Đáy và sông Càn. Vùng bãi bồi biển Kim Sơn có tốc độ bồi lắng khoảng 80-100m mỗi năm. Từ khi Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư khóa XII về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng" được ban hành, đặc biệt là hưởng ứng phong trào "Trồng một tỷ cây xanh vì Việt Nam xanh", hoạt động trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển tại Ninh Bình đã được thực hiện quy củ hơn, gắn với trách nhiệm của mỗi cấp ủy, nêu cao vai trò tiền phong, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên, huy động sự tham gia nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân, nhất là người dân sinh sống tại các khu vực ven biển như: Kim Đông, Cồn Thoi, Bình Minh của huyện ven biển Kim Sơn...Đặc biệt, tỉnh Ninh Bình đã tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng nhiều tổ chức trong nước và quốc tế, tiến hành trồng hàng trăm ha rừng ngập mặn.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình, hiện vùng biển Kim Sơn đã trồng được khoảng 615 ha rừng ngập mặn. Từ đó, giúp phát huy hiệu quả rừng ven biển trong việc phòng hộ, bảo vệ các tuyến đê biển; bảo tồn đa dạng sinh học, giảm phát thải khí nhà kính; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân vùng ven biển, góp phần giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng...

Nỗ lực xây bức tường xanh bảo vệ đê điều làng mạc ở Ninh Bình
Từ các vườn ươm, cây giống được vận chuyển đến khu vực tập kết.

 

Nỗ lực xây bức tường xanh bảo vệ đê điều làng mạc ở Ninh Bình
Người dân địa phương tích cực tham gia hoạt động trồng rừng vì họ hiểu rõ: nếu không có cây cối che chở, sóng biển xô thẳng vào chân đê, tràn vào đồng ruộng, ao nuôi thủy sản… ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống. (Trong ảnh: Vận chuyển cây giống bằng hình thức hết sức thủ công, phụ thuộc vào sức người).

 

Nỗ lực xây bức tường xanh bảo vệ đê điều làng mạc ở Ninh Bình bài đang hoàn thiện ảnh chưa duyệt
Hoạt động trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển tại Ninh Bình luôn có sự tham gia nhiệt tình, trách nhiệm của các ngành, đoàn thể, và người dân địa phương. Bộ đội Biên phòng tỉnh không chỉ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động mà còn trực tiếp cùng người dân trồng từng cây giống, là hoạt động giúp gắn kết tình quân- dân thêm gắn bó…

 

Nỗ lực xây bức tường xanh bảo vệ đê điều làng mạc ở Ninh Bình bài đang hoàn thiện ảnh chưa duyệt
Những năm qua, nhiều cánh rừng sú, vẹt… in dấu chân của những người đi trồng rừng.

 

Nỗ lực xây bức tường xanh bảo vệ đê điều làng mạc ở Ninh Bình bài đang hoàn thiện ảnh chưa duyệt
Những ngày ra quân trồng rừng ngập mặn là những ngày như "trên công trường rộn tiếng ca". Sự có mặt của những bóng áo xanh tình nguyện đã đem đến cho không khí lao động thêm sức trẻ, một sự nối tiếp những việc làm ý nghĩa.

 

Nỗ lực xây bức tường xanh bảo vệ đê điều làng mạc ở Ninh Bình
Niềm vui của người đi trồng rừng: khi mỗi người dân địa phương đều hiểu việc trồng rừng, bảo vệ rừng là trách nhiệm, là quyền lợi của bản thân, gia đình để không chỉ bảo vệ các tuyến đê biển mà còn là bảo vệ cho chính cuộc sống sinh hoạt, cuộc sống mưu sinh của mình.

 

Nỗ lực xây bức tường xanh bảo vệ đê điều làng mạc ở Ninh Bình bài đang hoàn thiện ảnh chưa duyệt
Không chỉ tham gia trồng rừng, hoạt động bảo vệ rừng cũng được các lực lượng, đoàn thể, địa phương trong tỉnh chú trọng thực hiện thông qua việc tổ chức thu gom rác thải, làm sạch biển. Chiến dịch "Hãy làm sạch biển" và các hoạt động "Ngày thứ 7 xanh - Ngày chủ nhật sạch", hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) đã cơ bản đem lại những hiệu quả nhất định, góp phần vào công tác bảo vệ môi trường biển.

 

Nỗ lực xây bức tường xanh bảo vệ đê điều làng mạc ở Ninh Bình chùm ảnh dự thi anh xem kỹ giúp em
Những cánh rừng ngập mặn được hình thành không chỉ tạo "bức tường xanh" vững chắc trước biển mà còn tạo ra nguồn thủy sinh dồi dào ngay dưới tán rừng. Người dân vùng ven biển Kim Sơn giờ đây yên tâm sản xuất, cải tạo, mở rộng ao đầm để nuôi tôm, cá, ngao… cho thu nhập ổn định.

 

Nỗ lực xây bức tường xanh bảo vệ đê điều làng mạc ở Ninh Bình bài đang hoàn thiện ảnh chưa duyệt
Mỗi năm, diện tích rừng trồng tăng dần, góp phần phủ xanh một vùng ven biển với khoảng 615 ha rừng ngập mặn. Giờ đây, dọc các tuyến đê biển đã và đang được xây dựng, những cánh rừng sú, vẹt, bần chua… phát triển xanh tốt, vươn mình trước biển. Ở Kim Sơn, có nhiều nơi cây đã phát triển cao lớn tới 3 - 5m, gốc to, tạo thành những bộ rễ lớn giữ đất, chống xói lở, xâm thực rất hiệu quả.

 

Thực hiện: Phan Hiếu- Vũ Đức Phương


Nguồn

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

Happy VietNam

Tác phẩm Ngày hè

Nhân vật

Tết Trong Mơ: Những nụ cười giữa 'xóm ve chai'
Thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ trên cao
Hình ảnh tuyệt đẹp trên cánh đồng hoa cúc chi vào vụ thu hoạch
Giới trẻ xếp hàng từ 6h30, chờ 7 tiếng để chụp ảnh ở quán cà phê cổ trang

No videos available