Trang chủChính trịNgoại giaoNỗ lực "xanh hóa" để thâm nhập sâu hơn vào thị trường...

Nỗ lực “xanh hóa” để thâm nhập sâu hơn vào thị trường EU

Các chính sách xanh của EU đang đặt ra hàng loạt thách thức mới cho doanh nghiệp xuất khẩu khi khối thị trường này yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt hơn đối với hàng hóa nhập khẩu dựa trên tiêu chuẩn về sản xuất bền vững.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sau 4 năm thực thi đã tạo sức bật mới cho thương mại – đầu tư, đưa Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn nhất của EU trong số các nước ASEAN, kim ngạch thương mại hàng hoá giữa Việt Nam – EU đã tăng lên đáng kể.

Trao đổi thương mại không ngừng tăng trưởng

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang EU tháng 6/2024 đạt trên 4,28 tỷ USD, tăng 7,85% so với tháng 5/2024 và tăng 19,54% so với tháng 6/2023. Tính chung 6 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang EU đạt trên 24,69 tỷ USD, tăng 15,37% so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu sang đa số các thị trường chủ lực trong khối EU đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023.

Nhiều mặt hàng quan trọng của Việt Nam xuất khẩu sang EU tiếp tục tăng, như thủy sản tăng 29,5%, rau quả tăng 34,2%, giày dép tăng 49,7%, dệt may tăng 43,4%, gỗ và sản phẩm gỗ tăng 85,2%… Các thị trường xuất khẩu chính là Hà Lan, Đức, Italy, Bỉ, Pháp…

Xanh hóa để tận dụng lợi ích từ EVFTA
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sau 4 năm thực thi đã tạo sức bật mới cho thương mại – đầu tư song phương. (Nguồn: Báo Công Thương)

Bộ Công Thương nhận định, thương mại song phương hai bên ngày càng sôi động nhờ Hiệp định EVFTA. Người tiêu dùng trong nước ngày càng có nhiều cơ hội tiếp cận với các sản phẩm đa dạng, chất lượng cao từ châu Âu với giá thành hợp lý hơn.

Ngược lại, các ngành hàng có lợi thế của Việt Nam xuất khẩu sang EU như dệt may, da giày, lĩnh vực vận chuyển đã tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động Việt Nam. Người lao động cũng có cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng các yêu cầu mới từ EVFTA.

Khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp hiểu về EVFTA cao hơn so với các FTA khác. Gần 50% doanh nghiệp từng hưởng những lợi ích cụ thể từ EVFTA.

Đáng chú ý, tỷ lệ tận dụng ưu đãi C/O mẫu EUR.1 ở mức cao. Theo số liệu thống kê của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), năm 2023, tỷ lệ sử dụng C/O mẫu EUR.1 là 35,2% kim ngạch xuất khẩu, tương đương kim ngạch xuất khẩu sử dụng C/O là 15,4 tỷ USD, tăng 26,1% so với năm 2022.

Một số nhóm hàng có tỷ lệ sử dụng ưu đãi C/O mẫu EUR.1 cao như thủy sản (89,2%), rau, quả (88,3%), gạo (tận dụng hết hạn ngạch 80.000 tấn gạo EU dành cho Việt Nam hàng năm).

Đặc biệt, giày dép là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường EU với kim ngạch xuất khẩu 4,8 tỷ USD có tỷ lệ cấp C/O ưu đãi EUR.1 lên tới gần 100%. Mới nhất, quý I/2024, tỷ lệ sử dụng C/O mẫu EUR.1 là 34,3%.

Tại buổi làm việc vào ngày 30/7 với ông Josep Borrell Fontelles, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), Đại diện cấp cao của EU về Chính sách đối ngoại và an ninh, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, hai bên cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ triển khai hiệu quả Hiệp định EVFTA.

Đồng thời, đề nghị EC sớm gỡ bỏ “thẻ vàng” đối với hải sản xuất khẩu của Việt Nam trên cơ sở ghi nhận những nỗ lực và kết quả đạt được của Việt Nam trong phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không đúng quy định (IUU) và thúc đẩy các nước thành viên còn lại sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA) để đưa hợp tác kinh tế song phương phát triển tương xứng với tiềm năng và mong muốn của cả hai bên.

Lấy “tiêu chuẩn xanh” làm động lực

Tuy nhiên, các chính sách xanh của EU đang đặt ra hàng loạt thách thức mới cho doanh nghiệp xuất khẩu khi khối thị trường này yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt hơn đối với hàng hóa nhập khẩu dựa trên tiêu chuẩn về sản xuất bền vững. EU đang áp dụng nhiều hơn các tiêu chuẩn cao đối với hàng hóa theo hướng có lợi cho sức khỏe người dùng, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững…

Ðể tiếp cận những thị trường này, doanh nghiệp không chỉ phải bảo đảm chất lượng sản phẩm mà còn cần chứng minh sản phẩm thân thiện với môi trường và được sản xuất theo quy trình bền vững.

Đây không chỉ là thách thức đối với doanh nghiệp mới xuất khẩu sang EU mà cả những doanh nghiệp đã có kinh nghiệm tại thị trường này. Bởi các tiêu chuẩn vốn đã quen thuộc đang dần được thay đổi, bổ sung theo hướng yêu cầu cao hơn, xanh hơn.

Ông Ngô Chung Khanh – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho rằng: “Để xuất khẩu bền vững buộc doanh nghiệp Việt Nam phải đổi sang phát triển sản xuất xanh, ứng dụng công nghệ tiêu chuẩn cao để đảm bảo cung cấp sản phẩm xanh, sạch, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường của EU và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng bền vững”.

Còn theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI), chắc chắn những tiêu chuẩn xanh của EU bao trùm gần như tất cả những sản phẩm được xem là thế mạnh của Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường EU như nông thủy sản, đồ gỗ, những mặt hàng công nghiệp và hàng tiêu dùng như dệt may, da giày… Những mặt hàng này đều là một trong những đối tượng được xem là trọng tâm trong việc chuyển đổi xanh của phía EU.

“Chắc chắn là số lượng, phạm vi các doanh nghiệp và hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi các quy định trên là rất lớn”, bà Trang nhấn mạnh.

Để nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh xuất khẩu trong bối cảnh EU đang áp dụng nhiều hơn các tiêu chuẩn xanh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) Dominik Meichle cho biết, thị trường châu Âu rất tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Để mở ra cơ hội, doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ các quy định bền vững của Thỏa thuận Xanh EU (EU Green Deal).

Theo ông Dominik Meichle, các quy định liên quan tới lĩnh vực phát thải carbon, phá rừng và thẩm định, đòi hỏi đầu tư đáng kể vào lao động lành nghề, công nghệ và tài nguyên. Tuy nhiên, thay vì coi những yêu cầu này là rào cản gia nhập, các doanh nghiệp Việt Nam nên coi chúng là động lực để đầu tư chiến lược vào lực lượng lao động và hoạt động của mình. Bằng cách trang bị cho nhân viên kiến thức và kỹ năng về thực hành bền vững, tuân thủ và công nghệ xanh, doanh nghiệp có thể kích thích đổi mới và thúc đẩy tăng trưởng dài hạn.

Xanh hóa để tận dụng lợi ích từ EVFTA
Theo Chủ tịch EuroCham, các quy định liên quan tới lĩnh vực phát thải carbon, phá rừng và thẩm định, đòi hỏi đầu tư đáng kể vào lao động lành nghề, công nghệ và tài nguyên. (Nguồn: World Bank)

Ngoài ra, việc áp dụng các công nghệ và thực tiễn xanh, chẳng hạn như thiết bị tiết kiệm năng lượng, nguồn năng lượng tái tạo, tái chế nước và kỹ thuật giảm thiểu chất thải – không chỉ có thể giúp đáp ứng các tiêu chuẩn của EU mà còn giảm đáng kể chi phí và tăng hiệu quả hoạt động, biến việc tuân thủ thành một lợi thế cạnh tranh.

“EuroCham hướng tới một môi trường kinh doanh thịnh vượng cho tất cả thành viên trên khắp Việt Nam. Quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam là ưu tiên hàng đầu của EuroCham và chúng tôi hoàn toàn cam kết hỗ trợ mục tiêu đầy tham vọng của Chính phủ là đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050”, ông Dominik Meichle khẳng định.

Thời gian tới, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, trong năm 2024, Bộ Công Thương sẽ triển khai một loạt những chương trình hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực, với sự hợp tác của các tổ chức quốc tế nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cho các ngành sản xuất, đặc biệt là với từng ngành có liên quan tới quy định của CBAM và những quy định liên quan đến tiêu chuẩn Xanh của Đức và của EU.

Cụ thể, đối với xúc tiến xuất khẩu, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với hệ thống thương vụ Việt Nam và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để cung cấp tốt nhất những quy định mới và hướng dẫn mới liên quan đến Thỏa thuận Xanh và kinh doanh có điều kiện cũng như kinh tế tuần hoàn cho các ngành sản xuất trong nước, để có thể đáp ứng được tốt nhất và hiệu quả nhất các quy định mới của các quốc gia này.





Nguồn: https://baoquocte.vn/no-luc-xanh-hoa-de-tham-nhap-sau-hon-vao-thi-truong-eu-283664.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết...

Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Dự thảo Luật Nhà giáo tạo bước đột phá trong xây dựng đội ngũ

Dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ, bắt đầu từ những thay đổi trong quản lý nhà nước về nhà giáo.

Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Ngày 7/11, Hải quân Pháp thông báo chuẩn bị triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle trong 4 tuần tới.

Bài đọc nhiều

Giá vàng “chiến thắng” sau bầu cử Mỹ, ông Trump thay đổi thị trường ra sao? Chờ sóng tăng mới

Giá vàng hôm nay 7/11/2024 ghi nhận thị trường đi xuống, sau khi có kết quả bầu cử Mỹ - ông Trump trở thành Tổng thống thứ 47 của đất nước. Giám đốc chiến lược Michele Schneider đến từ hãng MarketGauge chia sẻ, "vàng cuối cùng sẽ chiến thắng, bất kể ai trở thành tổng thống Mỹ".

Ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm...

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 và lời đe dọa áp thuế đối với tất cả hàng nhập khẩu vào nước này nêu bật một vấn đề quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu.

Thị trường đang được điều chỉnh về đúng giá trị thật, khả năng bước vào chu kỳ tăng mới

Giá tiêu hôm nay 7/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng đang được điều chỉnh mạnh

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng thế giới cắt đứt chuỗi ngày liên tiếp lập kỷ lục, rời đỉnh gần 2.800 USD/oune. Thị trường trong nước bất ngờ có "diễn biến lạ" ngay ngày đầu tháng, giá giảm mạnh, nhiều người tranh thủ mua vào. Giá vàng đã bớt lạc quan?

Ông Trump đắc cử Tổng thống, giá dầu trượt nhẹ; chiều nay, xăng trong nước sẽ được điều chỉnh ra sao?

Giá xăng dầu hôm nay 7/11, kết thúc phiên giao dịch ngày 6/11, giá dầu trượt nhẹ khi các nhà đầu tư cân nhắc giữa sự bật tăng của đồng USD so với khả năng các kế hoạch chính sách đối ngoại của Tổng thống mới đắc cử của Mỹ Donald Trump có thể làm giảm nguồn cung dầu toàn cầu. Trong nước, nhiều khả năng nối dài đà tăng của lần điều chỉnh trước.

Cùng chuyên mục

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

Theo ông Zhang Ming, Phó giám đốc Viện Tài chính và Ngân hàng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ đặt lại mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 5% vào năm 2025 bất chấp lời đe dọa về việc tăng thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.

Ông Trump trở lại Nhà Trắng, lộ diện “kẻ thua cuộc” lớn nhất, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị

Chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ 2024 sẽ đưa ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng - một sự trở lại có khả năng gây ra tác động to lớn với nền kinh tế toàn cầu.

Doanh nghiệp Argentina coi Việt Nam là mô hình phát triển kinh tế đáng học hỏi

Ngày 8/11, tại Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp Đại sứ Argentina tại Việt Nam Marcos Antonio Bednarski tới chào xã giao nhân dịp ông nhận nhiệm kỳ mới. Cảm ơn Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh giành thời gian tiếp, Đại sứ Marcos Antonio Bednarski cho biết năm 2023 là một năm đặc biệt trong quan hệ Việt Nam - Argentina, khi hai nước kỷ niệm 50 năm...

Hậu bầu cử Mỹ, tin vui không chỉ đến với ông Trump, tài sản 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD

Ngày 6/11 không chỉ là một ngày tốt lành đối với ông Donald Trump. Theo Chỉ số tỷ phú của Bloomberg, giá trị tài sản của 10 người giàu nhất thế giới trong ngày này tăng kỷ lục. Tính chung, giá trị tài sản của 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD.

Mới nhất

Mới nhất