Sau trận mưa lũ lịch sử hồi tháng 9 (bão số 3) vừa qua, hàng nghìn ngôi nhà của người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai bị sập đổ, vùi lấp. Với quyết tâm hết năm 2024 sẽ hoàn thành việc khắc phục thiệt hại về nhà ở do bão số 3 gây ra, tỉnh Lào Cai đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp quyết liệt, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện mục tiêu này.Trong tuần qua, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam đã triển khai 3 lớp tập huấn phần mềm quản lý tài chính nguồn thu từ Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) cho đại diện Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng và các chủ rừng của 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ đang triển khai thí điểm ERPA. Đây là phần mềm nhằm tăng cường kiểm soát và minh bạch hóa thông tin tài chính từ nguồn ERPA.Ngày 4/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2024, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng.Nhằm nâng cao nhận thức về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, UBND huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Kế hoạch số 2820/KH-UBND của Ủy ban Nhân dân huyện Văn Lãng ngày 30/10/2024 về Thực hiện Tiểu dự án 2, Giảm thiểu tình trạng TH-HNCHT trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, thuộc Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024.Nói đến miền Tây Bắc, không thể không nhắc tới những con đèo nổi tiếng là hùng vĩ và hiểm trở, là điểm dừng chân lý tưởng của du khách mọi miền. Và từ lâu, người ta vẫn nhắc tới danh tiếng của “Tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam với bao điều kỳ thú vẫy gọi con người chinh phục để khám phá.Theo thông tin từ Ban Tổ chức Hội chợ Thương mại và Du lịch miền Tây Thanh Hóa 2024, Hội chợ sẽ được tổ chức trong 5 ngày, từ 6 – 10/12, tại Sân vận động huyện biên giới Thường Xuân.Theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2021 – 2025, cả nước có 32 dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, phân bố chủ yếu trên địa bàn 31 tỉnh. Với các chương trình, chính sách ưu tiên đầu tư, hỗ trợ, đời sống của đồng bào các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn đã có bước phát triển mới.Trong tuần qua, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam đã triển khai 3 lớp tập huấn phần mềm quản lý tài chính nguồn thu từ Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) cho đại diện Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng và các chủ rừng của 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ đang triển khai thí điểm ERPA. Đây là phần mềm nhằm tăng cường kiểm soát và minh bạch hóa thông tin tài chính từ nguồn ERPA.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Hội chợ Thương mại và Du lịch miền Tây Thanh Hóa 2024 . Khám phá các di sản văn hóa độc đáo tại núi Bà Đen . Nữ trưởng bản nơi đại ngàn Trường Sơn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Văn bản số 4362/UBND-NNTN, chỉ đạo các sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố triển khai hiệu quả chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS.Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum vừa ban hành Thông báo số 85/TB-SKHĐT về chấm dứt hoạt động dự án Tổ hợp thương mại, dịch vụ vui chơi giải trí và nhà phố của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC.Sở Công Thương Bình Định đôn đốc nhà thầu khẩn trương tập kết các thiết bị, tranh thủ thời tiết nắng ráo hoàn thành việc lắp điện cho người dân làng O2, xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh.Trước thực trạng thời gian gần đây, các xe chở dăm gỗ rơi vãi trên nhiều tuyến đường gây ô nhiễm môi trường, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đang nghiên cứu lắp 5 Camera giám sát để nâng cao hiệu quả quản lý.Lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang vừa kịp thời cứu nạn ghe chở lúa bị chìm tại đoạn rẽ từ kênh Vĩnh Tế vào kênh T6.
Khẩn trương an cư cho người dân
Những ngày này, gia đình chị Đặng Thị Chinh, dân tộc Dao, ở thôn Làng Ẻn, xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng đang tranh thủ thời tiết nắng ráo để tập trung xây dựng căn nhà mới. Chị Chinh cho biết, ngôi nhà cũ của gia đình chị được làm bằng gỗ đã hơn chục năm nay. Trận mưa lũ vừa qua, đất đá từ quả đồi phía sau nhà sạt xuống đã làm sập đổ hoàn toàn ngôi nhà. May mắn 3 mẹ con an toàn nhưng tài sản, nhà cửa, vật nuôi của gia đình thì bị vùi lấp hết.
“Vừa qua, gia đình tôi được Nhà nước hỗ trợ 100 triệu đồng, tôi vay mượn thêm họ hàng, làng xóm để xây dựng lại ngôi nhà mới này. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng gia đình cũng cố gắng hoàn thiện sớm ngôi nhà để ổn định cuộc sống; bớt đi lo lắng mỗi khi mùa mưa lũ về”, chị Chinh tâm sự.
Theo số liệu thống kê của các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Lào Cai, trận mưa lũ do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 đã làm thiệt hại gần 7 nghìn nhà ở của người dân; trong đó nhà bị sập đổ hoàn toàn hoặc hư hỏng nặng, phải làm mới là 758 căn, nhà phải sửa chữa 1.383 căn, thiệt hại nhà phải di dời khẩn cấp khỏi khu vực nguy hiểm là 4.548 căn. Tổng nhu cầu kinh phí hỗ trợ khắc phục thiệt hại nhà ở lên tới 470 tỷ đồng. Cụ thể, hỗ trợ làm nhà mới, sửa chữa trên 104 tỷ đồng; hỗ trợ nhà ở phải di dời khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền trên 360 tỷ đồng.
“Trong các nhiệm vụ khắc phục thiệt hại sau bão số 3 nhằm ổn định đời sống người dân và thúc đẩy các giải pháp khôi phục phát triển kinh tế-xã hội thì vấn đề liên quan đến nhà ở là ưu tiên hàng đầu của tỉnh Lào Cai. Trong đó, đối với những nhà bị sập hoàn toàn, bị lũ cuốn trôi cần ưu tiên hỗ trợ trước”, ông Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai nêu rõ.
Tập trung mọi nguồn lực
Để triển khai hỗ trợ nguồn lực giúp người dân xây dựng lại nhà ở, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Lào Cai phối hợp với các địa phương rà soát, tổng hợp những hộ bị ảnh hưởng của cơn bão số 3; phân rõ từng nhóm đối tượng để việc hỗ trợ công bằng, đúng chế độ, chính sách, không để sót. Đồng thời, tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh các phương án hỗ trợ nhà ở đối với các nhóm người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo; sử dụng nguồn cứu trợ, thực hiện theo các dự án sắp xếp dân cư, nguồn vốn ủng hộ của các tổ chức, cá nhân; có giải pháp thực hiện một mức hỗ trợ chung, thống nhất đối với một nội dung về nhà ở như xây mới, cải tạo, sửa chữa…
Tại Hội nghị trực tuyến thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ khắc phục thiệt hại về nhà ở do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3 vừa qua, ông Đặng Xuân Phong, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai nêu rõ: Việc quan tâm người nghèo, khó khăn, người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ… là nhiệm vụ quan trọng. Để hoàn thành hàng nghìn ngôi nhà bị ảnh hưởng sau mưa lũ, sớm ổn định đời sống người dân trong thời gian ngắn là nhiệm vụ rất nặng nề. Tuy nhiên, với mục tiêu chậm nhất là ngày 31/12/2024 phải hoàn thành xong nhà bị sập hoàn toàn do bão số 3 thì cả hệ thống chính trị phải vào cuộc.
Trong các nhiệm vụ khắc phục thiệt hại sau bão số 3 nhằm ổn định đời sống người dân và thúc đẩy các giải pháp khôi phục phát triển kinh tế-xã hội thì vấn đề liên quan đến nhà ở là ưu tiên hàng đầu của tỉnh Lào Cai. Trong đó, đối với những nhà bị sập hoàn toàn, bị lũ cuốn trôi cần ưu tiên hỗ trợ trước”.
Ông Trịnh Xuân TrườngChủ tịch UBND tỉnh Lào Cai
“Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, phát huy vai trò của người đứng đầu, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sức mạnh của cả cộng đồng. Cùng với đó, tranh thủ sự quan tâm, ủng hộ của Trung ương, các tỉnh, thành phố, sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế giúp Nhân dân sớm khắc phục hậu quả thiên tai…”, ông Phong nhấn mạnh.
Ảnh hưởng của mưa lũ do hoàn lưu cơn bão số 3 đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai; hàng nghìn người dân bỗng chốc “trắng tay” do mất nhà cửa, tài sản, hoa màu… Với quyết tâm cao nhất, tỉnh Lào Cai đã và đang tập trung nguồn lực hỗ trợ người dân sớm “an cư lạc nghiệp”.
Nguồn: https://baodantoc.vn/no-luc-giup-dong-bao-vung-lu-an-cu-lac-nghiep-1733286720291.htm