Trang chủDu lịchẨm thựcNỗ lực "giải oan" cho bột ngọt, thứ gia vị gây tranh...

Nỗ lực "giải oan" cho bột ngọt, thứ gia vị gây tranh cãi nhất thế giới


Bột ngọt từng bị coi là một loại gia vị có hại. (Nguồn: CNN)
Bột ngọt từng bị coi là một loại gia vị có hại. (Nguồn: CNN)

Calvin Eng là chủ sở hữu Bonnie’s, một nhà hàng chuyên ẩm thực Quảng Đông, Trung Quốc, nằm ở New York, Mỹ. Anh có một tình yêu không hề che giấu dành cho bột ngọt, hay còn được gọi là mì chính. Calvin thậm chí còn săm chữ “MSG” – tên gọi khác của bột ngọt – lên cánh tay. Thực đơn nhà hàng của anh cũng bao gồm một loại đồ uống đặc biệt với tên MSG Martini.

“Mọi thứ trở nên ngon hơn với bột ngọt, cho dù đó là đồ ăn phương Tây hay đồ ăn Quảng Đông”, anh chia sẻ với CNN. “Chúng tôi sử dụng bột ngọt trong đồ uống. Chúng tôi dùng nó trong món tráng miệng hay thực phẩm mặn. Bột ngọt xuất hiện trong hầu hết các món ăn. Muối, đường và bột ngọt – Tôi luôn nói đùa rằng chúng là bộ ba gia vị phải có của ẩm thực Trung Quốc.

CNN cho biết việc công khai thừa nhận có sử dụng bột ngọt – thứ gia vị từng khiến nhiều người kinh sợ – sẽ không gây ảnh hưởng tới sự thành công của Bonnie’s. Đây là một trong những nhà hàng được yêu thích nhất New York kể từ khi Calvin khai trương nó ở khu Brooklyn vào cuối năm 2021. Bonnie’s đã giành được nhiều giải thưởng nhà hàng mới xuất sắc nhất từ hàng loạt cơ quan truyền thông.

Bản thân Calvin Eng đã được Tạp chí Thực phẩm và Rượu vinh danh là một trong những đầu bếp mới xuất sắc nhất năm 2022. Calvin cũng được đưa vào danh sách Forbes 30 under 30 hồi năm 2023 và đây chỉ là một trong số các thành tựu gần đây của Anh.

Đã từng là một gia vị “cấm kỵ”

Calvin Eng là một trong số những đầu bếp nổi tiếng – bao gồm David Chang của nhà hàng Momofuku và Eddie Huang, tác giả người Mỹ, đầu bếp kiêm đồng sở hữu nhà hàng BaoHaus nức tiếng ở khu Manhattan – đang khám phá trở lại bột ngọt và cố gắng xóa bỏ sự kỳ thị đối với loại gia vị đã có tuổi đời nhiều thế kỷ này.

“Khi tôi lớn lên, việc sử dụng bột ngọt là điều cấm kỵ, ” Calvin chia sẻ với CNN. “Mẹ tôi không bao giờ sử dụng bột ngọt, nhưng bà lại dùng hạt nêm vị gà để nấu ăn. Khi còn bé, tôi không hề biết hai loại gia vị này thực tế giống nhau, cho tới tận khi lớn lên và tìm hiểu. ”

Bột ngọt có lịch sử khá thú vị. Năm 1907, nhà hóa học người Nhật Bản Kikunae Ikeda đã đun sôi một lượng lớn rong biển kombu để chiết xuất chất glutamate. Chất này giúp cho một số loại thực phẩm nhất định, như nước dùng dashi, có hương vị thơm ngon kéo dài. Ông đặt đưa chất mới được chiết xuất vào nhóm vị gọi là “umami” (hay còn được xem là vị ngọt thịt), sau đó tiếp tục tinh chế nó thành bột ngọt. Chất này ở dạng kết tinh có thể được sử dụng như muối và đường.

Một năm sau, doanh nhân Saburosuke Suzuki đã mua lại một phần giấy phép sáng chế ra bột ngọt và cùng với Ikeda thành lập công ty Ajinomoto để sản xuất thứ gia vị này. Bột ngọt nhanh chóng được ưa chuộng, trở thành một loại gia vị được đánh giá cao, đặc biệt là với các bà nội trợ thuộc tầng lớp trung lưu ở Nhật Bản.

Trong những thập kỷ tiếp theo, bột ngọt trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Quân đội Mỹ thậm chí còn tổ chức hội nghị chuyên đề về bột ngọt đầu tiên sau Thế chiến thứ hai để thảo luận về cách sử dụng gia vị này để tạo ra khẩu phần ăn ngon hơn trên chiến trường, qua đó nâng cao tinh thần của binh lính.

Nhưng bột ngọt bất ngờ gặp vận rủi vào năm 1968, khi một bác sĩ người Mỹ gửi một bài viết mang tiêu đề “Hội chứng nhà hàng Trung Quốc” cho một tạp chí y học. Trong bài viết, ông mô tả các triệu chứng như “tê sau gáy”, “gây mỏi người”, “tim đập nhanh”. Ông nghi ngờ bột ngọt, cùng với các thành phần khác như rượu nấu ăn và lượng natri cao, có thể là thủ phạm gây ra những triệu chứng này.

Bài viết đã tạo ra một chú địa chấn, với ảnh hưởng tiêu cực nhằm vào bột ngọt lan rộng khắp thế giới trong suốt nhiều thập kỷ. Các nhà hàng công khai tẩy chay bột ngọt. Các nhà quảng cáo thực phẩm và đồ uống cầu xin người tiêu dùng không hỏi họ về bột ngọt. Thực khách, mỗi lần cảm thấy khó chịu sau một bữa ăn, đều đổ lỗi cho bột ngọt.

Screenshot_5.png
Thực phẩm như phô mai, cà chua, thịt đều có chứa glutamate tự nhiên. (Nguồn: CNN)

Thành phần bột ngọt có gì?

Trong cuộc trao đổi với CNN, Tia Rains, một nhà khoa học dinh dưỡng ở Chicago, đồng thời đang đảm nhiệm vị trí Phó chủ tịch phụ trách Gắn kết Khách hàng và Phát triển Chiến lược của Ajinomoto, chia sẻ: “Nhiều người không biết rằng bột ngọt có nguồn gốc từ thực vật. Chúng tôi làm bột ngọt qua một quá trình lên men, rất giống với cách thức ủ bia hoặc làm sữa chua.”

Đầu tiên, thực vật có đường – như mía hoặc ngô – được lên men bằng vi khuẩn để tạo ra glutamate – một loại axit amin có trong thực phẩm. Glutamate cũng được cơ thể chúng ta sản xuất và hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh.

Sau đó, natri được thêm vào để glutamate kết tinh và trở thành bột ngọt với hình dạng giống hạt muối tinh, mà chúng ta thấy trong các siêu thị và nhà bếp hiện nay.

“Tôi là một nhà khoa học. Tôi nghĩ cách thức bột ngọt hoạt động là một trong những điều thú vị nhất về mặt khoa học,” Rains cho biết. “Lưỡi chúng ta có những cơ quan cảm thụ khác nhau, để cảm nhận những mùi vị khác nhau. Dưới kính hiển vi, cơ quan thụ cảm vị umami của lưỡi trông giống như một cái cây bẫy kẹp. Glutamate, trong vai trò một axit amin, vừa khít với thụ thể đó.”

Vậy umami là gì? Trong những năm gần đây, umami được gọi là “vị thứ năm” – kết hợp các vị quen thuộc mà chúng ta đã biết như ngọt, chua, mặn và đắng. Điều thú vị nằm ở chỗ umami được mô tả có vị hơi thiên mặn.

Khi glutamate đi vào cơ quan thụ cảm, nó sẽ tạo ra cảm giác vị umami trên lưỡi của chúng ta. Nếu thực phẩm có một trong hai nucleotide là inosinate và guanylate, glutamate có thể bám vào thụ thể trong thời gian dài hơn.

“Theo cách nói thông thường, nếu bạn muốn tạo ra một quả bom đầy vị umami, hãy kết hợp glutamate – chất cốt lõi trong việc tạo ra vị umami – với một trong những nucleotide này (inosinate và guanylate). Nó giống như việc não bạn nhận được nhiều vị umami vậy,” Rains giải thích.

Nếu những thông tin này nghe có vẻ phức tạp thì trong thực tế, có thể bạn đã sử dụng glutamate, inosinate và guanylate trong quá trình nấu ăn mà không hề nhận ra. Ví dụ, cà rốt và hành tây có hàm lượng glutamate cao, giúp làm tăng vị umami trong thịt bò (vốn có hàm lượng inosinate cao). Cá ngừ (hàm lượng inosinate cao) và kombu rong biển (glutamate cao) cũng kết hợp với nhau rất tốt để tạo ra hương vị umami đậm đà. Các loại thực phẩm như cà chua và phô mai cũng chứa glutamate tự nhiên.

“Khi ai đó nói với tôi rằng họ mới đi ăn ở một nhà hàng Trung Quốc và bị khó thở, tức ngực, tôi sẽ cảm thấy lo lắng. Tôi sẽ nói rằng họ nên theo dõi cẩn thận, vì bột ngọt không phải là chất gây dị ứng. Chính cơ thể chúng ta cũng tạo ra glutamate nên sẽ không thể bị dị ứng với glutamate,” Rains nói.

CNN cho biết dù thực khách đã liên tục đưa ra nhiều tuyên bố tiêu cực về bột ngọt, các thử nghiệm khoa học được thực hiện trong nhiều thập kỷ đã không cho thấy có cái gọi là “mẫn cảm với bột ngọt”. Nhiều tổ chức chính phủ trên thế giới, gồm cả Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã xem bột ngọt là loại gia vị an toàn.

Trung tâm An toàn Thực phẩm ở Hong Kong lưu ý rằng việc sử dụng bột ngọt có thể làm giảm lượng natri nạp vào cơ thể. Trong khi natri được coi là nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe như huyết áp cao, bệnh tim và đột quỵ.

Screenshot_4.png
Gần như mọi món ăn ở Bonnie’s đều có bột ngọt. (Nguồn: CNN)

Thay đổi nhận thức của người dùng

Cho tới nay, những ý kiến tiêu cực vẫn tiếp tục tràn ngập nhiều cuộc thảo luận về bột ngọt. Nhưng các đầu bếp thế hệ mới như Calvin Eng không ngại nói về bột ngọt và liệt kê nó vào thực đơn của họ. Hành động của họ đang giúp thay đổi những quan niệm lỗi thời.

“Tôi nghĩ khách hàng của chúng tôi là giới trẻ hiểu rõ về bột ngọt và không ngại sử dụng nó. Chúng tôi tự hào khi đón nhận và sử dụng bột ngọt, nhằm giúp xóa bỏ danh tiếng xấu mà nó từng mang.”

Bỏ qua những lo ngại về sức khỏe, một số thực khách coi bột ngọt chỉ như một “lối tắt” giúp tăng hương vị món ăn dễ dàng và nhanh chóng. Calvin Eng không đồng ý với quan điểm này. Anh cho biết các món ăn của nhà hàng mình được chế biến theo cách truyền thống.

“Chúng tôi chế biến món kho và làm nước dùng bằng việc ninh nguyên liệu trong nhiều giờ. Chúng tôi chỉ nêm chút bột ngọt. Những gì chúng tôi làm rất khác với việc đun nước, thêm bột ngọt rồi ăn kèm thứ nước dùng đó với mì,” anh nói.

Nhiều món ăn của Bonnie’s hiện đều có gốc Quảng Đông, nhưng có cách chế biến mới mẻ và cầu kỳ. Ví dụ, món bánh mì kẹp thịt xá xíu của cửa hàng lấy cảm hứng từ hai món ăn là bánh mì kẹp McDonald’s McRib cổ điển và món sườn hầm đậu đen mà mẹ Calvin rất hay làm.

Để làm món bánh này, Calvin hấp sườn cho đến khi thịt có thể dễ dàng tách khỏi xương. Sau đó, anh ướp thịt sườn đã lọc xương với nước sốt xá xíu tự làm, có nêm bột ngọt và nhiều thứ khác, để qua đêm. Khi thịt đã sẵn sàng, nó được ép chặt và dàn mỏng rồi đem nướng. Cuối cùng, Calvin sẽ đặt miếng thịt sườn nướng đó cùng hành tây, dưa chua và mù tạt lên một chiếc bánh bao Quảng Đông cổ điển, mua từ tiệm bánh Quảng Đông mà mẹ anh yêu thích ở khu China Town. Đây được xem là món hấp dẫn nhất trong thực đơn kể từ khi Bonnie’s khai trương.

Anh kỳ vọng khi danh tiếng của bột ngọt được cải thiện ở Mỹ, loại gia vị gây tranh cãi này sẽ dần đón nhận được cái nhìn thiện cảm trở lại ở những nơi khác trên thế giới./.

(Vietnam+)



Nguồn

Cùng chủ đề

Ông Hoàng Nam Tiến: Con người có thể mất việc nếu không hiểu về AI

Tại sự kiện FPT Techday 2024, ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng trường Đại học FPT đã chia sẻ nhiều thông tin thú vị liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI).Ông Tiến cho biết, thực học là nền tảng của mọi sự thành công nhưng AI đã thay đổi tất cả. Từ năm 2024, tất cả học sinh, sinh viên theo học tại FPT đều được sử dụng các công cụ AI để phục...

Tổng Bí thư làm việc với Tiểu ban Kinh tế – Xã hội Đại hội XIV của Đảng

Ngày 13/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng.Tổng Bí thư nêu rõ, thống nhất quan điểm phát triển nhanh nhưng phải bền vững, tăng trưởng cao nhưng phải đảm bảo ổn định vĩ mô, hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh;...

Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

Ngày 13/11, Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) có buổi làm việc cùng Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu (GCGF) về phát triển nhiên liệu sinh học. Bộ Công Thương thực hiện chủ trương thúc đẩy nhiên liệu xanh tại Việt Nam Ngày 13/11, tại trụ sở Bộ Công Thương, Vụ Khoa học và Công nghệ đã làm việc cùng Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu (GCGF)...

Trường tiểu học xuống cấp trầm trọng, nguy cơ đổ sập

Trường tiểu học ở Quảng Ngãi bị xuống cấp nghiêm trọng, đe dọa tính mạng của hơn 100 học sinh và giáo viên. ...

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội ứng phó điều tra phòng vệ thương mại

Nhằm duy trì xuất khẩu, cần tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội ứng phó điều tra phòng vệ thương mại tại thị trường châu Á - châu Phi và châu Đại Dương. Doanh nghiệp còn bị động khi trở thành đối tượng bị điều tra Khu vực châu Á - châu Phi và châu Đại Dương là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, nhưng đồng thời đây cũng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Báo chí phải kết hợp giữa truyền thống với nền tảng số

Một số đại biểu Quốc hội cho biết báo chí truyền thống cần phải có tư duy sáng tạo hơn nữa để kết hợp giữa truyền thống với nền tảng số để vừa đáp ứng yêu cầu, vừa đến người dân một cách nhanh chóng. Bên hành lang kỳ họp, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) đã có những chia sẻ về kế hoạch sửa Luật Báo chí sắp tới, trong đó...

Quốc hội khóa XV: Tháo gỡ khó khăn về nguồn cung bất động sản

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết, nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở thương mại đối với một hoặc các loại đất sau: đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp không phải đất ở... Tiếp tục Chương trình kỳ họp, sáng 13/11, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy trình bày trước Quốc hội dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua...

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump thành lập bộ mới

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố tỷ phú Elon Musk và cựu ứng cử viên Tổng thống Vivek Ramaswamy sẽ lãnh đạo “Bộ Hiệu quả Chính phủ.” Ngày 12/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ thành lập một bộ mới có tên là “Bộ Hiệu quả Chính phủ,” nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động của chính phủ trong nhiệm kỳ thứ hai của ông. Phóng viên TTXVN tại New York dẫn tuyên bố của...

Bản tin 60s: Người Việt tụt hạng về chỉ số thông thạo tiếng Anh

Cụ thể, người Việt đạt 498/800 điểm, nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp (tức là từ 450 đến 499 điểm). Năm ngoái, Việt Nam đạt 505 điểm, xếp 58 thế giới và thuộc nhóm trung bình.  Cụ thể, người Việt đạt 498/800 điểm, nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp (tức là từ 450 đến 499 điểm). Năm ngoái, Việt Nam đạt 505 điểm, xếp 58 thế giới và thuộc nhóm trung...

Khám phá Kaymakli – Thành phố bí ẩn sâu 85m dưới lòng đất ở Thổ Nhĩ Kỳ

Với độ sâu tới 85m, được thiết kế tới 8 tầng, Thành phố ngầm Kaymakli là điểm đến độc đáo bậc nhất Cappadocia (Thổ Nhĩ Kỳ), bên cạnh khinh khí cầu và các nhà thờ trong hang đá...Turkish Airlines mở bay thẳng hàng ngày từ Hà Nội, TP.HCM đến IstanbulTurkish Airlines đang đàm phán "đơn hàng khổng lồ" 600 máy bayTurkish Airlines khai thác đường bay thẳng từ Istanbul-Hà Nội Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/kham-pha-kaymakli-thanh-pho-bi-an-sau-85m-duoi-long-dat-o-tho-nhi-ky-post992918.vnp

Bài đọc nhiều

Ẩm thực bổ dưỡng của người Dao

Dân tộc Dao có nhiều nhóm như Dao đỏ, Dao quần chẹt, Dao lô gang, Dao tiền, Dao quần trắng, Dao thanh y, Dao làn tẻn..., cư trú ở nhiều tỉnh thuộc miền núi phía Bắc. Từ xưa, người Dao rất giỏi trong việc sử dụng các loại cây dược liệu trong rừng để làm thuốc Nam chữa bệnh. Vì vậy, nhiều món ăn, thức uống của người Dao cũng được chế biến như một vị thuốc bổ dưỡng,...

Chuột thản nhiên ‘dạo chơi’ trong bếp nhà hàng dimsum được Michelin gợi ý

TRUNG QUỐC - Đoạn video ghi lại cảnh chuột xuất hiện trong gian bếp của một nhà hàng có tiếng ở Quảng Châu, đang nhận được sự chú ý của dư luận. Sự việc được một nữ du khách ghi lại và đăng tải lên mạng xã hội hôm 31/10. Trong đoạn clip dài 26 giây, nhiều người vô cùng bất ngờ khi phát hiện ra con chuột thản nhiên đi lại trong gian bếp mở của nhà hàng.  Theo mô...

Mì Lò Siêu ngoài sườn béo mắm gừng, nêm cách gì mà người chê kẻ ghét?

Quán mì Lò Siêu được nhiều người đánh giá là chuẩn vị mì Tàu. Cọng mì béo đặc trưng, sườn nấu miếng dài, người thích thì khen, người không thích cũng chê không ít. Nhưng cũng có lẽ vì quá chuẩn vị như thế...

Cách nấu lẩu gà lá é ngon, chuẩn vị tại nhà

Lẩu gà lá é vốn là món đặc sản Phú Yên sau đó lan rộng ra nhiều nơi. Cùng VietNamNet tìm hiểu cách nấu lẩu gà lá é ngon chuẩn vị tại nhà. Xem nhanh: 1. Nguyên liệu làm lẩu gà lá é 2. Cách nấu lẩu gà lá é ngon 3. Lưu ý khi nấu lẩu gà lá é 1. Nguyên liệu làm lẩu gà lá é Gà: 1 con (1,5-2kg)Lá é: 120gMăng chua: 350gNước mắm: 2 muỗng canh Chanh: 1 quảTỏi: 1...

Cùng chuyên mục

Món bánh mềm dẻo dễ ăn, thơm lừng làm ấm bụng ngày lạnh

GĐXH – Bánh có vị mềm dẻo dễ ăn, vị thanh ngọt, bùi bùi từ đậu phộng và thơm từ dừa. Những sợi gừng tươi thơm lừng càng làm món ngon mùa Đông bổ rẻ này thêm dậy mùi, ấm bụng trong ngày lạnh. ...

Tình yêu ơi, ăn ‘khổ qua cà chớn’ cho đời bớt khổ!

Sở hữu cái tên không giống ai, 'khổ qua cà chớn' là món ăn mà ai thử một lần là sẽ có lần tiếp theo, không chỉ vì hương vị đặc biệt, mà còn tính tình dễ thương của chủ quán. Có lẽ chính...

Sóc Trăng: Những chiếc Protip và ghe Cà hâu rực rỡ sắc màu trên dòng sông Maspéro

Tối 12/11, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Sóc Trăng tổ chức Lễ khai mạc trình diễn Lôi Protip (thả đèn nước) và ghe Cà hâu năm 2024, thu hút sự tham gia trình diễn của đại diện các chùa của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Sóc Trăng; 20 chiếc Protip và 4 chiếc ghe Cà hâu làm cho mặt nước dòng sông Maspéro sáng lung linh và lấp lánh với nhiều...

Khách Nhật lần đầu ăn phở ở Hà Nội, nói một điều khiến cả nhóm bật cười

Thừa nhận phở bò không nằm trong danh sách các món ăn phải thử của chuyến đi này nhưng vị khách Nhật Bản cuối cùng phải thốt lên cảm thấy thật may vì đã không bỏ lỡ một món ngon nức tiếng. Papaken (35 tuổi, làm nghề sáng tạo nội dung) là người Nhật Bản, hiện sống ở Việt Nam được hơn 2 năm. Trên kênh YouTube cá nhân có gần 150.000 lượt theo dõi, anh thường xuyên chia sẻ video...

Mới nhất

SpaceSpeakers, Hồ Ngọc Hà, Chipu cùng dàn sao sẽ khai phố mở hội tại SOHO FEST

Trang fanpage chính thức của The Global City đăng tải thông tin về sự kiện khai trương tuyến phố kiểu mẫu SOHO, The Global City và Đại nhạc hội đỉnh cao vào ngày 16/11.Sự kiện có sự tham gia của các anh trai SpaceSpeakers như BinZ, Soobin, Rhymastic, Cường Seven cùng hàng loạt nghệ sĩ tên tuổi như...

Hàng nghìn hộ dân dùng nước sông ô nhiễm để sinh hoạt

TPO - Chưa có nguồn nước sạch sử dụng nên hàng nghìn hộ dân các xã ở huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) phải sử dụng nước sông với nguy cơ ô nhiễm thường nhật để sinh hoạt. Người dân và chính quyền lo lắng bệnh tật sẽ xảy ra khi nguồn nước chưa đảm bảo. 13/11/2024...

Mặt trận Khánh Hòa phổ biến nâng cao nhận thức về quốc phòng an ninh trong thời kỳ mới

Ngày 13/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị bồi dường, phổ biến kiến thức quốc phòng, an ninh cho các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người có uy tín trong các tôn giáo trên địa bàn tỉnh. ...

Miền Tây lũ về “thưa vắng” cá tôm…

Đồng bằng sông Cửu Long có một mùa đặc biệt là mùa nước nổi. Hằng năm, vào khoảng tháng 9 kéo dài cho đến cuối tháng 10, mùa nước nổi ở các tỉnh miền Tây lại quay về. Nước từ nguồn sông Mê Kông tràn về hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp, mang lại nguồn lợi thủy sản...

Người có uy tín ở Quảng Nam – “Điểm tựa” của đồng bào DTTS

Quảng Nam có 386 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Trong những năm qua, đội ngũ này đã thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của mình trên các mặt công tác và được xem là lực lượng quần chúng đặc biệt, là “điểm tựa” của đồng bào DTTS.Chiều 13/11, tại Hội trường Bộ Chỉ huy...

Mới nhất