Trang chủNewsThời sựNỗ lực của ngành TN&MT giúp giải phóng, phát huy các nguồn...

Nỗ lực của ngành TN&MT giúp giải phóng, phát huy các nguồn lực tài nguyên cho phát triển kinh tế, xã hội


ttg-pb-trung-canh.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Sáng tạo, kịp thời, bám sát thực tiễn, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị

Theo báo cáo của Bộ TN&MT, trong năm 2023, bám sát chỉ đạo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, toàn ngành đã rất nỗ lực, quyết liệt trong giải quyết công việc, bảo đảm các hoạt động quản lý nhà nước của Bộ, của ngành được nhịp nhàng, thông suốt, đặc biệt trong bối cảnh Bộ có sự thay đổi, chuyển giao lãnh đạo. Nhiều kết quả quan trọng đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi nhận và Nhân dân đánh giá cao.

Nổi bật là tạo lập hệ thống pháp luật về TN&MT ngày càng đồng bộ, thống nhất, đi vào cuộc sống; chủ động thực hiện sớm các giải pháp để đảm bảo các yếu tố đầu vào cho nền kinh tế như đất đai, sản xuất, tài nguyên nước, thông tin, số liệu khí tượng thủy văn phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược của đất nước.

ttg-phat-bieu-toan-canh2.jpg
Quang cảnh Hội nghị

Hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường ngày càng được nâng cao, thể hiện rõ nét qua sự chuyển biến tích cực về thực hiện trách nhiệm của chính quyền các cấp, doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhận thức của người dân đối với các vấn đề về môi trường.

Chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu trong Ngành TN&MT được quan tâm đầu tư, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công, giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp. Theo báo cáo xếp hạng đánh giá mức độ chuyển đổi số năm 2022, Bộ TN&MT xếp hạng 3/17 Bộ, cơ quan ngang Bộ (có dịch vụ công).

Cùng với đó, Bộ đã chủ động dự báo sớm, đủ độ chi tiết, tin cậy cao trong cảnh báo mưa lớn, bão, lũ trên các sông và các hình thái thời tiết cực đoan. Chủ động triển khai các chiến lược, kế hoạch về ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng công bằng, thu hút đầu tư ngoài nước cho phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch.

Tại Hội nghị, lãnh đạo các Bộ, ngành và địa phương chia sẻ những thuận lợi khó khăn trong công tác phối hợp triển khai, đồng thời hiến kế, đóng góp ý kiến về các chủ trương lớn, các nhiệm vụ trọng tâm, các giải pháp, sáng kiến, cơ chế phối hợp, hợp tác để giúp Bộ TN&MT xây dựng kế hoạch hành động và tổ chức triển khai thành công trong năm 2024.

Vai trò nòng cốt trong việc xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

ttg-phat-bieu-can-canh.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Phát biểu chỉ đạo tại Hôi nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội, thuận lợi và nhiều hơn dự báo, Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, sức chống chịu có hạn nhưng độ mở lớn, song đến ngày cuối cùng của năm 2023, có thể khẳng định chúng ta đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho cả năm, trong đó quy mô GDP đạt khoảng 430 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt khoảng gần 4.300 USD, niềm tin của người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư được tăng cường.

Phân tích thêm về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của ngành TN&MT, Thủ tướng nêu rõ, cùng với con người và truyền thống lịch sử – văn hóa, thì thiên nhiên với các nguồn tài nguyên là một trong những nguồn lực bên trong mang ý nghĩa cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định để phát triển đất nước.

Thủ tướng ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao nỗ lực, kết quả, thành tựu mà ngành tài nguyên và môi trường đã đạt được, đóng góp quan trọng vào thành tựu, kết quả chung khá toàn diện của cả nước trong năm 2023.

Trước hết, về công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ được giao, tập thể Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ TN&MT đã đoàn kết, đổi mới tư duy, cách thức tổ chức thực hiện, bám sát các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Trung ương, của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt để triển khai linh hoạt, sáng tạo, kịp thời, hiệu quả hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

thu-tuong-trao-doi-ben-le.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao đổi với các đại biểu tham dự Hội nghị

Thứ hai, công tác hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật tiếp tục được Bộ quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện, qua đó tạo lập hệ thống pháp luật về tài nguyên và môi trường ngày càng đồng bộ, thống nhất, đi vào cuộc sống, như xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực của ngành đóng vai trò nòng cốt trong việc xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi) để góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hiện nay, thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững. Toàn Ngành đã tổ chức tốt việc lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo luật này với đa dạng phương thức lấy ý kiến, với 12 triệu lượt ý kiến góp ý. Cùng với đó, Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua.

Bộ TN&MT cũng đã chủ động, khẩn trương triển khai lập, trình phê duyệt toàn bộ các quy hoạch cấp quốc gia (08/08 quy hoạch), đây đều là các quy hoạch quan trọng có tính chất khai mở, dẫn dắt, làm nền tảng cho sự phát triển ngành, lĩnh vực. Trong đó, lập Quy hoạch không gian biển quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng nhưng là nhiệm vụ khó, phức tạp, lần đầu được triển khai thực hiện ở nước ta.

Thứ ba, công tác quản lý tài nguyên với nhiều kết quả quan trọng, toàn ngành đã chủ động thực hiện sớm các giải pháp để đảm bảo các yếu tố đầu vào cho nền kinh tế như đất đai, tài nguyên nước, thông tin, số liệu về khí tượng thủy văn phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược của đất nước.

Trong đó, toàn ngành đã tham mưu, xử lý 172 dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng, với diện tích 6.922 ha. Hướng dẫn, phối hợp với các địa phương thực hiện tốt công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các công trình trọng điểm quốc gia; cơ bản đáp ứng nguồn cung vật liệu phục vụ thi công các công trình, dự án trọng điểm tại khu vực phía Bắc và Tây Nguyên, ưu tiên bố trí ngay 9,1 triệu m3 cát đắp phục vụ các dự án cao tốc tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Ngành cũng thực hiện điều tra tài nguyên cát biển, bước đầu đã xác định khu vực có diện tích khoảng 32 km2, với trữ lượng 145 triệu m3 có điều kiện khai thác khả thi để đề xuất chuyển sang giai đoạn thăm dò khai thác.

Thứ tư, việc thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường tiếp tục được cải thiện về hiệu quả, hiệu lực; trách nhiệm của chính quyền các cấp, doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhận thức của người dân đối với các vấn đề về môi trường ngày càng được nâng cao.

Đến nay, sau 2 năm kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành, các địa phương đã ban hành tương đối đầy đủ các văn bản triển khai, với nhiều kết quả tích cực như tỷ lệ khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt hơn 92%; cơ bản hoàn thành xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom và xử lý tại khu vực đô thị đạt 95%…

Bộ đã rất tích cực triển khai định hướng của Đảng đối với mục tiêu “xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường” thông qua việc triển khai xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Kinh tế tuần hoàn, phù hợp với xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu, rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu.

Thứ năm, việc triển khai các chủ trương, giải pháp chuyển đổi xanh, giảm phát thải, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu rất tích cực, đạt những kết quả quan trọng, đặc biệt là trong thúc đẩy chuyển đổi năng lượng, Việt Nam là nước đầu tiên công bố kế hoạch Huy động nguồn lực, đánh dấu một cột mốc quan trọng hướng tới việc thực hiện cơ chế Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP) được thống nhất giữa Việt Nam và Nhóm Đối tác Quốc tế (IPG).

ttg-chup-anh-luu-niem-1.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo Bộ TN&MT và lãnh đạo các Bộ, ngành tham dự Hội nghị

Thứ sáu, kết quả chuyển đổi số xây dựng Chính phủ điện tử. Công tác chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu trong ngành tài nguyên và môi trường đã được Bộ và các địa phương quan tâm đầu tư, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Bộ Tài nguyên và Môi trường xếp hạng 3/17 Bộ, cơ quan ngang Bộ về mức độ chuyển đổi số; 63/63 tỉnh, thành phố đã và đang khẩn trương triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Tuy nhiên, Thủ tướng yêu cầu ngành TN&MT tuyệt đối không chủ quan, say sưa, thỏa mãn với những kết quả đã đạt được. Bên cạnh đó, cần thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế, thách thức trong giải quyết những vấn đề phát sinh về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đối khí hậu.

Theo đó, công tác xây dựng thể chế, chính sách đã được quan tâm, cố gắng, tuy nhiên, việc tham mưu sửa đổi một số văn bản để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh còn chưa được kịp thời, chậm so với yêu cầu. Việc triển khai, thực thi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã bộc lộ một số vướng mắc. Kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất được phân bổ ở nhiều địa phương còn thấp. Tình trạng lãng phí trong khai thác, sử dụng tài nguyên còn phổ biến như đất đai nhiều dự án chậm đưa vào sử dụng, để hoang hóa. Tiềm năng về kinh tế biển chưa được phát huy đầy đủ. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật về chuyển đổi xanh cần tiếp tục được ban hành. Biến đổi khí hậu, thiên tai diễn biến nhanh…

Đẩy mạnh chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát huy nguồn lực TN&MT vì một tương lai bền vững

Cơ bản đồng thống nhất với các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024 mà ngành TN&MT đã xác định, Thủ tướng nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể.

Trước hết, cần quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển KTXH năm 2024.

Coi trọng, làm tốt công tác xây dựng Đảng, công tác tổ chức, cán bộ, xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên, đặc biệt là xây dựng bằng được đội ngũ cán bộ đủ năng lực, phẩm chất, uy tín, ngang tầm những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, nhạy cảm liên quan đến đất đai, môi trường, khoáng sản, tài nguyên…, xem đây là yếu tố quyết định để phát triển ngành, góp phần phát triển đất nước nhanh và bền vững.

thu-tuong-pb-toan-canh-1-.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện thể chế, xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật đồng bộ, khả thi để huy động, quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài nguyên cho phát triển kinh tế, xã hội; bảo vệ môi trường sống, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp.

Trong đó, tập trung mọi nguồn lực hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đảm bảo chất lượng để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp gần nhất; tổ chức triển khai thi hành Luật ngay sau khi được thông qua, cùng với Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Đồng thời, tổ chức xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản để trình Chính phủ xem xét, trình Quốc hội trong năm 2024; tiếp tục rà soát tháo gỡ các vướng mắc ở các văn bản dưới Luật để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Tiếp tục cải cách mạnh mẽ, cắt giảm tối đa những thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết; đồng thời phân cấp, ủy quyền tối đa, những gì địa phương có thể làm được, làm tốt thì để địa phương làm. Tuy nhiên, phải bảo đảm phân cấp đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường kiểm tra giám sát, kiểm soát việc thực thi, phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Thủ tướng lấy ví dụ, thủ tục phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng hiện nay còn rất rườm rà, 10 ha lúa, 20 ha rừng mà phải trình lên đến Thủ tướng, qua quy trình nhiều bước, mất rất nhiều thời gian, làm lãng phí nguồn lực và cơ hội, cản trở sự phát triển. Thủ tướng cho rằng cần phân cấp cho địa phương quyết định vấn đề này.

Cùng với đó, tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để quản lý và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên của đất nước. Tiếp tục tổ chức hiệu quả việc thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các cơ sở, hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.

Đa dạng hóa, thu hút đầu tư phát triển hạ tầng môi trường, xử lý, tái chế chất thải, nước thải với công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường. Triển khai tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh. Nghiên cứu thí điểm mô hình tuần hoàn, ít phát thải để tiến tới nhân rộng cho cả nước.

Triển khai kế hoạch hành động thực hiện cam kết chính trị với các đối tác về hỗ trợ cho chuyển đổi năng lượng công bằng, phát triển các ngành kinh tế dựa vào hệ sinh thái và triển khai các mô hình thích ứng, tăng cường sức chống chịu, giảm thiểu tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu. Trong đó cần có các dự án, chương trình cụ thể, các cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp để sử dụng hiệu quả nguồn hỗ trợ này.

Thủ tướng lưu ý cần tiếp tục hiện đại hóa, tăng dày mạng lưới khí tượng thủy văn, trạm ra đa, mạng lưới quan trắc, nâng cao chất lượng dự báo.

Thủ tướng yêu cầu Bộ, ngành TN&MT phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các bộ ngành, địa phương, cơ quan, cầu thị lắng nghe, tiếp thu ý kiến của nhau và ý kiến người dân, doanh nghiệp.

Thủ tướng nhấn mạnh, nhiệm vụ thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, thông qua việc tiếp tục xây dựng thể chế, đào tạo nhân lực, huy động nguồn lực TN&MT vì một tương lai bền vững, đặc biệt là xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai, môi trường, khoáng sản, kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Thủ tướng tin tưởng rằng với truyền thống đổi mới, sáng tạo, quyết tâm cao ở Trung ương cũng như ở địa phương, ngành tài nguyên và môi trường sẽ tiếp tục phát triển tốt, thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra, đạt kết quả năm 2024 cao hơn năm 2023.

small_bt-phat-bieu-can-canh.jpg
Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Thủ tướng Chính phủ đã dành thời gian quý báu tới dự và chỉ đạo tại Hội nghị. Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh tin tưởng rằng, sự quan tâm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian qua là nguồn cổ vũ, động viên to lớn đối với toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Ngành tài nguyên và môi trường, để Ngành tiếp tục hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Chính phủ giao phó.

Thay mặt Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ, cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động toàn Ngành TN&MT, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh xin tiếp thu toàn bộ những ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để cụ thể hóa thành các nhiệm vụ trong Chương trình, kế hoạch công tác năm 2024 để tổ chức thực hiện có hiệu quả như Thủ tướng mong muốn.



Nguồn

Cùng chủ đề

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030

Đắk Lắk tập trung triển khai các dự án kết cấu hạ tầng tạo sức lan tỏa lớn Kế hoạch nêu rõ các chương trình, dự án triển khai thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất; nguồn lực và việc sử dụng nguồn lực để thực hiện quy hoạch. Cụ thể, đối với các dự án đầu tư công, tỉnh Đắk Lắk tập trung triển khai các dự án kết cấu hạ tầng tạo sức lan tỏa...

Huyện Thoại Sơn (An Giang) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh An Giang có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo UBND huyện Thoại Sơn tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về sản xuất và môi trường để bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới. * Huyện Thoại Sơn vinh dự là huyện đầu tiên trong tỉnh An Giang đạt chuẩn huyện nông thôn mới...

Tìm giải pháp, thúc đẩy, phát triển bền vững, Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Tại Hội thảo, đại biểu đến từ các tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên và các chuyên gia đều có những tham luận và báo cáo về thực trạng, những tiềm năng, lợi thế và thách thức của địa phương trong...

Đắk Nông phấn đấu giải ngân 95% vốn đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia

Kế hoạch đề ra mục tiêu cụ thể: Phấn đấu tỷ lệ giải ngân đạt trên 95% kế hoạch vốn được giao, bao gồm kế hoạch vốn năm 2023 và kế hoạch vốn năm 2022 được phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2023. Giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng ĐBDTTS & MN trong giai đoạn là 5%. Giải quyết nhu cầu cấp thiết của hộ DTTS; trong đó,...

Than Quang Hanh chú trọng làm tốt công tác an sinh xã hội

Cùng với việc thường xuyên quan tâm chăm lo về việc làm và thực hiện tốt chế độ chính sách cho người lao động, những năm qua, công tác an sinh xã hội tại địa phương luôn được Công ty Than Quang Hanh - TKV tích cực triển khai thực hiện. Từ công trình chào mừng 60 năm thành lập tỉnh… Con đường từ Quốc lộ 18 dẫn vào mỏ Ngã Hai Quang Hanh trước đây khi chưa có hệ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân sẽ thăm, làm việc tại Brazil, CH Dominica

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica. Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Tổng thống...

Phối hợp liên ngành, liên vùng, liên tỉnh nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí

(TN&MT) - Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề xuất các bên cùng nhau chọn thời điểm Tháng 11 Năm 2024 là điểm mốc, đánh dấu cho các hành động chung - các giải pháp phối hợp liên ngành - cam kết cho sự phối hợp và gắn kết giữa các cơ quan Trung ương và Địa phương trong giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí – một vấn đề ô nhiễm môi trường chung đang được dư luận...

Hoàn thành 2 tuyến cao tốc tại Cao Bằng-Lạng Sơn ngay trong 2025

Ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát thực địa và có cuộc làm việc với yêu cầu hoàn thành 2 dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn)-Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị-Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn) ngay trong năm 2025, góp phần thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau trong năm 2025. ...

Bổ nhiệm ông Lê Tiến Đạt giữ chức Phó Tổng Thanh tra Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1379/QĐ-TTg bổ nhiệm ông Lê Tiến Đạt, Cục trưởng Cục Giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra, Thanh tra Chính phủ giữ chức Phó Tổng Thanh tra Chính phủ. Thời hạn bổ nhiệm...

Cùng nhau xây dựng quê hương thành nơi ‘ai đi xa cũng nhớ về, ai đã đến một lần cũng muốn quay lại’

Chung vui cùng người dân khu phố 3 (phường Phước Nguyên, TP. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) nhân Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024, chiều 14/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà mong bà con cùng nhau xây dựng và phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh là nơi để ai đi xa cũng nhớ về, ai đã đến một lần cũng muốn quay lại. ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Quốc hội thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

(ĐCSVN) - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, chiều 13/11, với 100% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương (NSTW) năm 2025. Theo đó, năm 2025, Quốc hội quyết nghị tổng số thu NSTW là 1.020.164 tỷ đồng. Tổng số thu ngân sách địa phương là 946.675 tỷ đồng. Trong đó, sử dụng 60.000 tỷ đồng nguồn tích lũy cho cải cách tiền...

Cùng chuyên mục

“Xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững”

(ĐCSVN - Với chủ đề “Xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững”, trong năm Chủ tịch G20-2024, Brazil thúc đẩy 03 ưu tiên gồm: Thúc đẩy bao trùm xã hội và chống đói nghèo, chuyển đổi năng lượng và phát triển bền vững, cải tổ hệ thống quản trị toàn cầu. ...

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông tham dự, chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Bình Phước

Sáng 15/11, tại TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề "Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, tự lực, tự cường, hội nhập và phát triển bền vững".Thực hiện Kế hoạch số 180-KH/BDV-TW ngày 09/9/2024 của Ban Dân vận Trung ương, mới đây, ngày 13/11 Đoàn khảo sát Trung ương đã tiến...

Toàn cảnh thiết kế 5 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM

TP.HCM đang nghiên cứu, hoàn thiện báo cáo tiền khả thi cho 5 dự án BOT trọng điểm nhằm nâng cấp hạ tầng giao thông và cải thiện khả năng kết nối khu vực. ...

Thu hồi giải thưởng ‘Thanh niên sống đẹp’ đối với Nguyễn Đỗ Trúc Phương

Trung ương Hội LHTN Việt Nam đã có công văn thông báo thu hồi giải thưởng "Thanh niên sống đẹp" năm 2020 đối với Nguyễn Đỗ Trúc Phương do vi phạm pháp luật. Ủy ban T.Ư Hội LHTN Việt Nam vừa có công văn thông báo thu hồi Giải thưởng "Thanh niên sống đẹp" năm 2020 đối với Nguyễn Đỗ Trúc Phương. Công văn được gửi tới Ban Thư ký Hội LHTN Việt Nam các tỉnh, thành phố và các cơ...

Kéo dài thời gian mở Triển lãm quốc phòng Việt Nam 2024

Ngày 15/11, trong họp báo thông tin về các hoạt động Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân do Bộ Quốc phòng tổ chức, Thiếu tướng Lê Ngọc Thân, Chủ nhiệm Chính trị Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng cho biết, lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần thứ 2 (2024) sẽ diễn ra trong sáng 19/12 với sự tham...

Mới nhất

[Ảnh] Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah

Trong chương trình tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 tại Lima, Peru, chiều 14/11/2024 (giờ địa phương, sáng 15/11 giờ Việt Nam), Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah. Trong chương trình tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 tại Lima, Peru, chiều 14/11/2024 (giờ địa phương,...

Giá vàng đột ngột tăng, cửa hàng ‘quay xe’ bán ra mỗi người 1 chỉ, khách bỏ về

Giá vàng tăng nóng trở lại, từ sáng sớm khách đến giao dịch đã xếp hàng kín vỉa hè dù tiệm vàng chưa mở bán. Tuy nhiên, nhiều người “ngã ngửa” khi cửa hàng bất ngờ thông báo mỗi người chỉ được mua 1 chỉ và đã bực tức bỏ về. Mới 7h30' sáng nay (15/11), nhiều người đã đến...

Hoa hậu Kỳ Duyên trình diễn bikini nóng bỏng, “lấn át” đối thủ trong một bức ảnh

Sở hữu chiều cao 1,76m cùng số đo ba vòng quyến rũ lần lượt là 86-60-96cm, Hoa hậu Kỳ Duyên - đại diện Việt Nam gây chú ý khi trình diễn...

Con ba khía, con động vật hoang dã, dân Sóc Trăng nuôi dưới tán rừng, bắt bán 70.000 đồng/kg

Huyện Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng) đã hỗ trợ nông dân thực hiện thành công mô hình nuôi ba khía (một loài động vật hoang dã lớp giáp xác) dưới...

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông tham dự, chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Bình Phước

Sáng 15/11, tại TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề "Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, tự lực, tự cường, hội nhập và phát triển bền vững".Thực hiện Kế hoạch số...

Mới nhất