Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhNợ công cao nhưng không hề nao núng, điều gì đang xảy...

Nợ công cao nhưng không hề nao núng, điều gì đang xảy ra với kinh tế Nhật Bản?


Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ước tính, tỷ lệ nợ công trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản là khoảng 260% cho đến nay là mức cao nhất trong số các nền kinh tế phát triển, vượt qua mức 204% trong Thế chiến II năm 1944 và có xu hướng tiếp tục tăng lên. Tuy nhiên, Tokyo vẫn tương đối lạc quan.

Một kịch bản tích cực cho thấy, tốc độ tăng trưởng tiềm năng của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới cao hơn, chính phủ nước này dự kiến cân bằng cán cân ngân sách vào năm tài khóa 2026. Tuy nhiên, chi phí đi vay đang tăng lên.

Quyết định của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) ngày 28/7 cho phép lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) tăng cao hơn mức trần trước đó từ 0,5% đến 1% khiến lợi suất tăng đột biến. Đây là lần đầu tiên lợi suất trái phiếu này tăng trên 0,6% trong 9 năm.

Nợ công cao nhưng không hề nao núng, điều gì đang xảy ra với kinh tế Nhật Bản?
Tokyo được ví như đang ngồi trên một ‘núi nợ’. (Nguồn: Nikkei Asia)

Nợ nhưng vẫn không ngừng chi tiêu

Trong khi đó, Nhật Bản vẫn tiếp tục chi tiêu. Thủ tướng Fumio Kishida cam kết tăng chi tiêu quốc phòng lên 2% GDP vào năm tài khóa 2027 từ mức khoảng 1% hiện nay và tăng gấp đôi ngân sách chăm sóc trẻ em lên mức 3.500 tỷ Yen (25 tỷ USD) hàng năm. Ông lên kế hoạch phát hành 20.000 tỷ Yen trái phiếu Chuyển đổi xanh (GX) trong thập kỷ tới.

Trong khi các trái phiếu GX được hoàn trả thông qua kế hoạch định giá carbon và thuế carbon, Chính phủ của ông Kishida vẫn chưa giải quyết được kế hoạch trang trải phần chi phí quốc phòng dự kiến tăng thêm và ngân sách bổ sung cho việc chăm sóc trẻ em.

Đối mặt với một xã hội siêu già, chính phủ Nhật Bản dự kiến phải chi gần 1/4 GDP cho phúc lợi xã hội như chăm sóc điều dưỡng và lương hưu trong năm tài chính bắt đầu từ tháng 4/2040.

Cho đến nay, không điều nào trong số này khiến các nhà đầu tư toàn cầu hoảng sợ như kế hoạch thuế mà cựu Thủ tướng Anh Liz Truss đã làm. Kế hoạch đó khiến lợi suất trái phiếu chính phủ Anh lên mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và đẩy nhanh sự sụp đổ chính quyền bà Truss chỉ sau 44 ngày tại vị.

Nhiều yếu tố khác nhau đang làm giảm “ngòi nổ” của “quả bom nợ hẹn giờ” tại Nhật Bản. Các công ty nắm giữ lượng tiền mặt lớn và chưa vay nhiều. Trái phiếu chính phủ Nhật Bản có kỳ hạn trung bình tương đối dài và hầu hết được trong nước nắm giữ, bên cạnh đó là thặng dư tài khoản vãng lai lành mạnh và một giai đoạn lạm phát hiếm hoi.

Krisjanis Krustins, Giám đốc đánh giá xếp hạng nợ quốc gia của khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Fitch Ratings nói: “Thật khó tưởng tượng một cuộc khủng hoảng nợ ở Nhật Bản. Nhưng mức xếp hạng A không có nghĩa là hoàn toàn không có rủi ro. Nếu tăng trưởng và lạm phát quay trở lại mức thấp, tỷ lệ nợ có xu hướng tăng lên”.

Dưới thời Thống đốc trước đây của BoJ Haruhiko Kuroda và tiếp tục dưới thời Thống đốc Kazuo Ueda, Ngân hàng trung ương định hướng lãi suất trong biên độ quanh hoặc dưới 0 và theo chương trình mua tài sản lớn, BoJ hiện nắm giữ khoảng một nửa số trái phiếu chính phủ.

Người đứng đầu bộ phận nghiên cứu vĩ mô Nhật Bản tại Ngân hàng JPMorgan Chase Tohru Sasaki nói: “Ngân hàng trung ương không thể thoát khỏi việc kiếm tiền từ nợ của Chính phủ. BoJ có thể sẽ mua nợ nếu chúng ta gặp rắc rối từ đây. Tôi không nói điều này theo nghĩa lạc quan, mà theo nghĩa bi quan”.

Nhật Bản dự kiến chi 22,1% ngân sách năm tài chính hiện tại cho việc trả lãi và mua lại nợ. Nhận thức được điều này và gánh nặng nợ ngày càng tăng, Bộ trưởng Tài chính Shunichi Suzuki cảnh báo vào tháng Ba năm nay rằng: “Tài chính công của Nhật Bản gia tăng ở mức độ nghiêm trọng chưa từng có”.

Những mối nguy tiềm ẩn

Tuy nhiên, Christian de Guzman, nhà phân tích rủi ro nợ công của công ty đầu tư của Moody, phụ trách Nhật Bản cho rằng niềm tin của nhà đầu tư vào tình hình tài chính của Nhật Bản dường như vẫn được duy trì. Mặc dù Nhật Bản có thể yên tâm rằng gánh nặng nợ nần của họ sẽ không sớm gây ra thiệt hại kinh tế lớn, các nhà kinh tế vẫn nhìn thấy những mối nguy hiểm.

Shigeto Nagai, người đứng đầu bộ phận kinh tế Nhật Bản tại Oxford Economics có trụ sở tại Anh, cho biết: “Thời gian rút khỏi chương trình nới lỏng định lượng của BoJ mất nhiều năm và cần rào chắn bảo vệ. Nếu thực hiện kém, nó có thể gây ra hỗn loạn thị trường trái phiếu”.

Kim Eng Tan, Giám đốc cấp cao của S&P Global Ratings, cảnh báo rằng nếu ngân hàng trung ương đột ngột tăng lãi suất hoặc thắt chặt chính sách tiền tệ, thì họ sẽ khai quật được “rất nhiều yếu điểm được giấu kín”.

Tăng trưởng thấp khi dân số Nhật Bản già đi và giảm sút cũng là rủi ro lớn. Nếu năng suất không tăng đáng kể, dân số trong độ tuổi lao động thấp sẽ khiến Nhật Bản rất khó duy trì hoặc tăng trưởng. Như giới quan sát nhận định, đối với Nhật Bản, yếu tố rủi ro xã hội lớn nhất là nhân khẩu học.

Nợ công cao nhưng không hề nao núng, điều gì đang xảy ra với kinh tế Nhật Bản?
Tăng trưởng thấp khi dân số Nhật Bản già đi và giảm sút là rủi ro lớn. (Nguồn: Shutterstock)

Lạm phát do tăng trưởng tiền lương không theo kịp lại có thể là liều thuốc chữa bách bệnh cho tình trạng nợ nần. Giá tiêu dùng đã tăng trở lại vào tháng Sáu để vượt mục tiêu 2% của BoJ trong tháng thứ 15 liên tiếp.

Mặc dù lãi suất quanh mức 0%, Nhật Bản hiện có lạm phát nhanh hơn Mỹ, nơi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vừa tăng lãi suất tuần trước.

Ông Krustins cho biết, nếu lạm phát bền vững xảy ra ở Nhật Bản, điều đó sẽ có tác động tích cực đến GDP và tỷ lệ nợ trên GDP, đồng thời cũng có xu hướng tích cực đối với doanh thu của chính phủ. Tuy nhiên, đến một lúc nào đó, Nhật Bản sẽ phải củng cố vị thế nợ và hạn chế chi tiêu ngay cả khi dân số ngày càng già đi, các nhà kinh tế nhận định.

Trong khi đó, ông Ranil Salgado, Trưởng phái đoàn IMF tại Nhật Bản cảnh báo rằng, Tokyo phải đối mặt với sự lựa chọn giữa tăng thuế và cắt giảm chi tiêu. Theo ông Salgado, việc tăng thêm (không được ưa chuộng về mặt chính trị) trong thuế suất tiêu dùng là giải pháp tốt nhất cho các nhu cầu chi tiêu quan trọng. Chuyên gia này cho rằng: “Ở một quốc gia như Nhật Bản, nơi có một lượng lớn dân số già, cách tốt nhất để đánh thuế thu nhập vĩnh viễn hoặc tiêu dùng vĩnh viễn là thuế tiêu dùng”.

Richard Koo, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Nomura và là tác giả của cuốn sách Suy thoái bảng cân đối kế toán: Cuộc đấu tranh của Nhật Bản cho biết, cuối cùng thì nhiệm vụ ngăn chặn khủng hoảng nợ có thể thuộc về BoJ và liệu khu vực tư nhân của Nhật Bản có thể đổi mới để thúc đẩy tăng trưởng hay không.

Ông Koo nói: “Người đi vay duy nhất còn lại là Chính phủ. Tôi muốn nhìn thấy BoJ thoát khỏi chương trình nới lỏng định lượng và dần dần chuyển những khoản nắm giữ đó cho các nhà đầu tư khu vực tư nhân”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Bà Harris thất bại vì không quan tâm đến kinh tế và lạm phát

(CLO) "Tất cả những gì cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tập trung vào là nền kinh tế", chiến lược gia James Carville của cựu Tổng thống Bill Clinton đã nói như vậy vào năm 1992. ...

Chứng khoán Mỹ rực xanh sau chiến thắng của ông Trump, xuất khẩu LNG Nga đạt kỷ lục, EU siết thuế VAT

Chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống, dự báo thời điểm nhu cầu dầu toàn cầu đạt đỉnh, khí đốt Nga sang EU và Moldova qua Ukraine vẫn tăng, xuất khẩu của Trung Quốc ghi nhận tín hiệu tích cực… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Doanh nghiệp, người tiêu dùng ngần ngại “xuống tiền”, có lý do để tạm gác âu lo

Theo các khảo sát và bình luận từ các giám đốc điều hành doanh nghiệp, trong nhiều tháng qua, người tiêu dùng và doanh nghiệp đã trì hoãn việc mua sắm, đầu tư. Nguyên nhân một phần bởi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.

Australia “thở phào” vượt qua lạm phát

Ngày 3/11, Thủ tướng Australia Anthony Albanese tuyên bố giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng lạm phát tại nước này đã qua.

Thị trường “căng thẳng cực độ”, phát hiện đồng tiền “chiến thắng”, lịch sử đã chứng minh

Lịch sử cho thấy, đồng Yen Nhật Bản đã đánh bại USD, Franc Thụy Sỹ, vàng, trái phiếu kho bạc và đồng EUR - những tài sản an toàn phổ biến nhất - trong phần lớn giai đoạn trước các cuộc bầu cử Mỹ.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cảnh báo hành vi mạo danh OpenAI và Cục Đăng kiểm để lừa đảo

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) gần đây đã cảnh báo về một loạt hành vi lừa đảo mạo danh OpenAI và Cục Đăng kiểm nhằm đánh vào lòng tin của người dùng.

Xây dựng văn hóa kinh doanh, tạo sức mạnh mềm thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững

Diễn đàn quốc gia thường niên "Văn hóa với Doanh nghiệp" lần thứ tư và Chương trình xét, công nhận "Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hoá kinh doanh Việt Nam" năm 2024 đã diễn ra chiều nay (10/11), tại Hà Nội.

Sôi nổi hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh

Từ 11-30/11, nhiều hoạt động được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Biết tạo dựng thương hiệu khác biệt, gạo Việt Nam đứng đầu khu vực về giá

Trong tuần qua, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đang được giao dịch cao nhất trong khu vực nhờ sự tạo dựng ngành hàng lúa gạo tương đối khác biệt so với các nước.

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng 41,3% so cùng kỳ năm trước

Tính riêng tháng 10, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 1,42 triệu lượt khách, tăng gần 28% so với cùng kỳ năm 2023.

Bài đọc nhiều

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

Ngày hội Việt Nam Xanh: Thúc đẩy lối sống xanh, tiêu dùng xanh

Sáng nay (9-11) Ngày hội Việt Nam Xanh khai hội tại Nhà văn hóa Thanh niên (số 4 Phạm Ngọc Thạch, quận 1, TP.HCM), mở ra hai ngày hội hè tưng bừng trong không gian xanh giữa trung tâm TP.HCM với hàng loạt hoạt động xuyên suốt đến hết ngày 10-11. ...

Ấn tượng với không gian xanh của Vinamilk tại Ngày hội Việt Nam Xanh

Ngày hội Việt Nam Xanh đã khai hội tưng bừng vào sáng 9-11 với sự tham gia của đông đảo người dân và doanh nghiệp. Trong đó, Vinamilk là một trong những đơn vị tích cực hưởng ứng với không gian xanh ấn tượng và nhiều hoạt động ý nghĩa. ...

Cùng chuyên mục

Khép lại Ngày hội Việt Nam Xanh, trao giải Tuổi Trẻ Start-up Award 2024 và Tái tạo xanh

Sau hai ngày hội, Ngày hội Việt Nam Xanh đã chính thức khép lại tối 10-11 với những con số ấn tượng, những đơn hàng xanh đã được kết nối, thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh, sản xuất xanh. Thêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao ...

Lo ngại giá giảm, nông dân đua nhau bán cà phê tươi

Lo ngại giá giảm, nhiều nông dân tại Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước… tranh thủ hái cà phê để bán tươi ngay đầu vụ. Theo nhiều chuyên gia, giá cà phê khả năng vẫn tốt vì cung đang thiếu cầu. Hơn một tuần...

Quản lý thuế đối với các sàn TMĐT xuyên biên giới chưa được cấp phép như thế nào?

(PLVN) - Các nhà quản lý sàn TMĐT có trách nhiệm đăng ký, tự tính, tự khai, tự nộp thuế trực tiếp thông qua Cổng TTĐT của Tổng cục Thuế … Trước băn khoăn của dư luận về việc quản lý thuế đối với các sàn TMĐT xuyên biên giới đang hoạt động tại Việt Nam nhưng chưa đăng ký cấp phép, thông tin với báo chí hôm 8/11, đại diện Bộ Tài chính cho biết, hoạt động kinh doanh...

Khám phá hành trình đổi đời cho chai nhựa tại Ngày hội Việt Nam Xanh

Không gian trải nghiệm của Công ty cổ phần Nhựa tái chế Duy Tân tại Ngày hội Việt Nam Xanh gây ấn tượng khi giới thiệu công nghệ tái chế tiên tiến Bottle-to-Bottle, cho phép tái chế chai nhựa lên đến 50 lần, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn. ...

Mới nhất

Diễn biến về vị trí và cường độ của hai cơn bão trên biển Đông

Tin bão mới nhất: Dự báo vào ngày 12/11, bão số 7 sẽ suy yếu thành vùng áp thấp khi đi vào khu vực đất liền từ Quảng Nam đến Bình...

Chồng thường xuyên chuyển tiền cho “người đặc biệt”, biết danh tính mà tôi tức điên người

Lần này, tôi quyết không dung thứ cho hành động "qua mặt" của chồng nữa. ...

Cảnh báo hành vi mạo danh OpenAI và Cục Đăng kiểm để lừa đảo

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) gần đây đã cảnh báo về một loạt hành vi lừa đảo mạo danh OpenAI và Cục Đăng kiểm nhằm đánh vào lòng tin của người dùng.

Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Giá vàng đang trượt dốc mạnh kể từ khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngã ngũ. Trong khi đó, nhu cầu huy động vốn của ngân hàng tăng cao, dấy lên cuộc đua lãi suất. Vàng không còn động lực tăng giá Sau khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ kết thúc...

Phân cấp, phân quyền trong cấp phép, chứng chỉ hành nghề lĩnh vực khám, chữa bệnh

Theo chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 11 và sáng 12/11, Quốc hội tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế đối với Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, trong đó có nội dung việc cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực khám,...

Mới nhất