Powered by Techcity

Ưu tiên giải quyết vấn đề cấp bách vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn

Chiều 13/9, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo kết quả của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”.

Thu hẹp khoảng cách, nâng cao đời sống người dân

Trình bày báo cáo kết quả giám sát, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, đây là lần đầu tiên Quốc hội tiến hành giám sát giữa kỳ và tiến hành đồng thời với 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Phạm vi rộng cùng với yêu cầu đổi mới, Đoàn giám sát đã giải quyết nhiều nhiệm vụ, khối lượng công việc lớn với cách tiếp cận và cách làm mới phù hợp.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của cả nước đã bám sát mục tiêu “gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp; phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hóa đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững, thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới cấp thôn, bản. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, thúc đẩy bình đẳng giới; xây dựng hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững” và đạt được kết quả ban đầu rất quan trọng.

Về giải ngân vốn, lũy kế đến hết tháng 6/2023, vốn đầu tư công năm 2022 chuyển sang thực hiện năm 2023 giải ngân khoảng 83%. Vốn thực hiện năm 2023 đạt 44,5%, cao nhất trong ba chương trình mục tiêu quốc gia.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Tính đến 30/6/2023, cả nước có 6.022/8.177 xã (73,65%) đạt chuẩn nông thôn mới, 1.331 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 176 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. 263/644 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới. 19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. 1.145/3.513 thôn, bản, ấp được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bình quân cả nước đạt 16,9 tiêu chí/xã; có 2 tiêu chí đã vượt mục tiêu giai đoạn 2021-2025 (về giáo dục và đào tạo, văn hóa), 8 tiêu chí được đánh giá gần đạt mục tiêu.

Về chương trình giảm nghèo bền vững, báo cáo chỉ rõ, chương trình đã cơ bản bám sát mục tiêu “thực hiện giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn”.

Mục tiêu này cao hơn so với giai đoạn trước, gắn với các mục tiêu phát triển bền vững, áp dụng chuẩn nghèo đa chiều bao trùm địa bàn, đối tượng thực hiện chương trình là các “lõi nghèo” của cả nước.

Tổng nguồn vốn thực hiện từ tháng 12/2021 đến năm 2023 hơn 23.130 tỷ đồng, chiếm 30,84% tổng nguồn vốn 5 năm, trong đó nguồn vốn ngân sách Trung ương chiếm khoảng 95%. Vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đến 30/6/2023 lũy kế là 34.527 tỷ đồng, chiếm 10,8%.

Bước đầu, đời sống người nghèo, hộ cận nghèo, địa bàn nghèo có bước cải thiện, nâng cao; cơ bản thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hằng năm. Năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,52% so với năm 2020, chưa đạt so với mục tiêu Quốc hội giao nhưng trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, tăng trưởng kinh tế chỉ ở mức 2,58%, kết quả giảm nghèo cũng là một nỗ lực được ghi nhận. Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,17% và ước thực hiện năm 2023 giảm 1,1%, tỷ lệ giảm nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%, đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng XIII, Nghị quyết 24 của Quốc hội đề ra.

Đối với chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc cho biết, quá trình triển thực hiện đã bám sát mục tiêu tổng quát là “giảm nghèo nhanh, bền vững, giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn, sắp xếp ổn định dân cư, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, thu hẹp dần khoảng cách mức sống, thu nhập so với bình quân chung của cả nước…”.

Chương trình thực hiện đã tích hợp các văn bản chính sách dân tộc ở giai đoạn trước, bước đầu khắc phục tình trạng manh mún, dàn trải để tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, giải quyết những vấn đề cấp bách về kinh tế-xã hội ở vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Kết quả giải ngân từ năm 2021 – 2023 đã hoàn thành và thanh toán vốn Trung ương đạt 18,9% so với kế hoạch trung hạn, trong đó vốn đầu tư phát triển 19,5%; vốn sự nghiệp 12,3%. Theo báo cáo của Chính phủ, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số năm 2022 giảm 3,4%, đạt và vượt mục tiêu kế hoạch giao. Nhiều chỉ tiêu về hạ tầng, kinh tế-xã hội khác cơ bản đạt so với mục tiêu của chương trình. Chính phủ cam kết hoàn thành giải ngân 100% vốn và đạt được các chỉ tiêu đặt ra trong Nghị quyết Quốc hội đến năm 2025.

Bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế khi triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Cụ thể, hệ thống các văn bản chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn thực hiện của Trung ương và địa phương nhiều, ban hành chậm, chưa đồng bộ, còn có vướng mắc nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung kịp thời; chưa ban hành tiêu chí nông thôn mới phù hợp cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương phân bổ chậm, tỷ lệ đối ứng còn cao; kết quả xây dựng nông thôn mới chưa đồng đều, chưa thực sự bền vững; vẫn còn vi phạm trong quản lý tài chính…

Làm rõ thành tựu, hạn chế để đề xuất giải pháp thuyết phục

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Tại phiên họp, Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cơ bản đồng tình với bố cục, nội dung trình báo cáo kết quả giám sát; đồng thời đề nghị thống nhất cách diễn đạt giữa kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế nhằm đảm bảo tính logic trong đánh giá thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Với nhiều nội dung triển khai thực hiện, bà Nguyễn Thị Thanh cho rằng, điểm nhấn chung của các chương trình mục tiêu quốc gia là việc tổ chức sản xuất, tạo sinh kế cho người dân một cách bền vững. Vấn đề này “đã được đề cập nhưng liều lượng còn ít”. Bởi vì, trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nhóm tiêu chí về tổ chức sản xuất là nội dung khó nhất vì liên quan đến phát triển bền vững, gắn với kinh tế nông thôn và vấn đề “tam nông” là nông dân – nông thôn – nông nghiệp.

Do đó, bà Nguyễn Thị Thanh đề nghị, nội dung báo cáo giám sát cần làm rõ, thông tin đậm nét, có trọng tâm, trọng điểm hơn trong từng chương trình liên quan đến việc tổ chức sản xuất, tạo sinh kế cho người dân, để từ đó kiến nghị, đề xuất các giải pháp thuyết phục, khả thi trong thời gian tới.

Đồng quan điểm, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đánh giá cao Đoàn giám sát đã giải quyết nhiều nhiệm vụ, khối lượng công việc lớn, bởi đây là lần đầu tiên Quốc hội tiến hành giám sát giữa kỳ và tiến hành đồng thời với ba chương trình mục tiêu quốc gia có phạm vi rộng, yêu cầu đổi mới rất cao.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, báo cáo còn một số điểm chưa rõ, chưa thống nhất nội dung nổi bật của 3 chương trình nên tính khả thi của các giải pháp rất khó để xem xét thông qua; cần tập trung làm rõ kết quả theo giai đoạn 2020 – 2023 và dự báo giai đoạn 2023 – 2025, thành tựu đạt được cũng như các tồn tại, hạn chế để đề ra giải pháp khắc phụ cụ thể, hiệu quả hơn.

Đề nghị báo cáo cần bám sát một số yêu cầu, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, các nhận định trong báo cáo phải bảo đảm khách quan, chính xác, có cơ sở thực tiễn thuyết phục, phù hợp với các kiến nghị, đề xuất. Số liệu dẫn chứng phải vừa khái quát, vừa cụ thể, minh chứng cho đánh giá mặt được, chưa được và nguyên nhân chủ quan, khách quan. Bên cạnh đó cần chỉ ra trách nhiệm cụ thể của các cơ quan để giải trình, làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan của từng hạn chế, bất cập…

Chia sẻ với khó khăn khi thực hiện giám sát cùng lúc ba chương trình với phạm vi rộng, nhiều đầu mối, nhiều chính sách, cơ chế phối hợp liên ngành, liên vùng.., Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cho rằng, báo cáo cần nêu trọng tâm 3 hạn chế cơ bản: Giải ngân vốn thấp; lồng ghép còn hạn chế; một số chỉ tiêu giao chưa phù hợp với thực tiễn cơ sở địa phương. Từ đó đề ra cụ thể những nội dung cần sửa cụ thể, chính xác để việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được thông suốt.

Cùng với việc chia sẻ, nhân rộng mô hình làm tốt, hiệu quả, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị các giải pháp cần được tập trung lồng ghép nguồn vốn thực hiện, sử dụng vốn tập trung, tiết kiệm, hiệu quả, không để phát sinh nợ đọng, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn dự án. Việc phân bổ vốn tập trung, cụ thể, rõ ràng, minh bạch, có tính đến các yếu tố đặc thù.

Bên cạnh đó, các địa phương rà soát danh mục dự án để tránh đầu tư dàn trải, gây lãng phí nguồn lực và thời gian; hoàn tất việc ban hành văn bản hướng dẫn, rà soát lại các văn bản đã ban hành để sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của địa phương trên nguyên tắc phân cấp mạnh mẽ, nội dung dễ hiểu dễ thực hiện; tăng cường kiểm tra, giám sát, qua đó kịp thời phát hiện vấn đề, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng xử lý…

Theo TTXVN/Báo Tin tức

Nguồn

Cùng chủ đề

Văn phòng UBND tỉnh Ninh Thuận làm việc với Văn phòng UBND tỉnh Bình Thuận

Thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ban Chỉ đạo, Ban Điều hành chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể xây dựng các chương trình, kế hoạch, giải pháp để đẩy mạnh việc xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, chuyển đổi số của tỉnh. Đến nay, hệ thống nền tảng kết nối, chia sẻ tích hợp dữ liệu LGSP cấp...

Hoạt động thăm, tặng quà thiếu nhi nhân dịp Trung thu

Đồng chí Châu Thị Thanh Hà, UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Phan Rang - Tháp Chàmtặng quà cho các cháu thiếu nhi phường Phủ Hà. Ảnh: T.MĐồng chí chúc các cháu thiếu nhi đón Tết Trung thu vui; mong muốn các cháu luôn chăm ngoan, nỗ lực trong học tập và rèn luyên, luôn là con ngoan, trò giỏi, xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ. Yêu cầu chính quyền, các tổ chức, đoàn thể tại địa...

Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh lấy ý kiến dự án Luật Phòng không nhân dân

Luật PKND quy định về nguyên tắc, hoạt động PKND; xây dựng, huy động lực lượng PKND; quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay và bảo đảm an toàn phòng không; nguồn lực, chế độ, chính sách, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đối với PKND. Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện theo ý kiến ĐBQH, dự thảo Luật PKND có 8 chương với...

Phiên họp thứ 26 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Tội phạm ma túy diễn biến phức tạp

Sáng 13/9, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các báo cáo công tác năm 2023 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng, công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật và công tác thi hành án năm 2023.

Cùng tác giả

Diễn đàn lắng nghe tiếng nói của người nghèo gắn với phát động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” năm 2024

Tham dự có các đồng chí: Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Văn Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Trịnh Minh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể.Tại diễn đàn, nhiều ý kiến của người nghèo bày tỏ mong muốn được các cấp, các ngành và địa phương tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để...

Hội thi tìm hiểu chính sách pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Ngày 8/11, UBND tỉnh tổ chức Hội thi tìm hiểu chính sách pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tham dự có các đồng chí: Lâm Đông, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban ngành liên quan.

Thường trực Thành ủy Phan Rang-Tháp Chàm làm việc với Đảng ủy phường Bảo An và Đài Sơn

Đây là 2 địa phương được chọn làm Đại hội điểm, trong đó, Đảng bộ phường Bảo An chọn Đại hội điểm cấp tỉnh và thành phố; Đảng bộ phường Đài Sơn được Đại hội thí điểm cấp thành phố, trực tiếp bầu Bí thư.Đến nay, công tác chuẩn bị đại hội của các chi bộ trực thuộc và Đảng bộ phường Bảo An, Đài Sơn được thực hiện nghiêm túc, chu đáo, đúng quy định. Công tác...

Đồng chí Trần Minh Lực, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc liên khu...

Thời gian qua, hưởng ứng các cuộc vận động, các phong trào thi đua do Đảng, Nhà nước, Ủy Ban MTTQ Việt Nam phát động, cộng đồng liên khu dân cư Long Bình 1 và Long Bình 2 đã có nhiều cách làm sáng tạo trong triển khai thực hiện; vận động Nhân dân duy trì và xây dựng mô hình tự quản về an ninh trật tự; khu dân cư, hộ gia đình bảo đảm trật tự...

Hoàn thành 150 công trình xã hội Co.op Cares

Một trong 150 công trình xã hội của Saigon Co.op đến với bà con Tây Nguyên – Ảnh: HỒNG CHÂU Với phương châm “Siêu thị Việt, do người Việt xây dựng, vì người Việt phục vụ”, Saigon Co.op luôn bền bỉ với sứ mệnh mang lại giá trị cho cộng đồng. Trong hành trình 35 năm phát triển, Co.op Cares ra đời như một dấu mốc quan trọng thể hiện cam kết sâu sắc của Saigon Co.op đối với xã...

Cùng chuyên mục

Diễn đàn lắng nghe tiếng nói của người nghèo gắn với phát động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” năm 2024

Tham dự có các đồng chí: Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Văn Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Trịnh Minh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể.Tại diễn đàn, nhiều ý kiến của người nghèo bày tỏ mong muốn được các cấp, các ngành và địa phương tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để...

Hội thi tìm hiểu chính sách pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Ngày 8/11, UBND tỉnh tổ chức Hội thi tìm hiểu chính sách pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tham dự có các đồng chí: Lâm Đông, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban ngành liên quan.

Thường trực Thành ủy Phan Rang-Tháp Chàm làm việc với Đảng ủy phường Bảo An và Đài Sơn

Đây là 2 địa phương được chọn làm Đại hội điểm, trong đó, Đảng bộ phường Bảo An chọn Đại hội điểm cấp tỉnh và thành phố; Đảng bộ phường Đài Sơn được Đại hội thí điểm cấp thành phố, trực tiếp bầu Bí thư.Đến nay, công tác chuẩn bị đại hội của các chi bộ trực thuộc và Đảng bộ phường Bảo An, Đài Sơn được thực hiện nghiêm túc, chu đáo, đúng quy định. Công tác...

Đồng chí Trần Minh Lực, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc liên khu...

Thời gian qua, hưởng ứng các cuộc vận động, các phong trào thi đua do Đảng, Nhà nước, Ủy Ban MTTQ Việt Nam phát động, cộng đồng liên khu dân cư Long Bình 1 và Long Bình 2 đã có nhiều cách làm sáng tạo trong triển khai thực hiện; vận động Nhân dân duy trì và xây dựng mô hình tự quản về an ninh trật tự; khu dân cư, hộ gia đình bảo đảm trật tự...

Hoàn thành 150 công trình xã hội Co.op Cares

Một trong 150 công trình xã hội của Saigon Co.op đến với bà con Tây Nguyên – Ảnh: HỒNG CHÂU Với phương châm “Siêu thị Việt, do người Việt xây dựng, vì người Việt phục vụ”, Saigon Co.op luôn bền bỉ với sứ mệnh mang lại giá trị cho cộng đồng. Trong hành trình 35 năm phát triển, Co.op Cares ra đời như một dấu mốc quan trọng thể hiện cam kết sâu sắc của Saigon Co.op đối với xã...

Ninh Thuận: Tuyên truyền đẩy lùi tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng DTTS

Từ đầu năm 2024 tới nay, Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận phối hợp các đơn vị tổ chức 8 lớp truyền thông về tác hại của tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS, thu hút trên 400 người tham dự. Trong đó có học sinh các trường phổ thông DTNT: Pi Năng Tắc, Ninh Sơn, Thuận Bắc, phổ thông DTNT tỉnh; đồng bào DTTS các xã Phước Hà (huyện Thuận...

[Podcast] Bản tin ngày 7/11/2024

Thứ năm, 07/11/2024 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

Đại hội Hội Luật gia tỉnh nhiệm kỳ 2024-2029

Nhiệm kỳ 2024 - 2029, Hội Luật gia tỉnh phấn đấu thành lập 1 - 3 chi hội luật gia cơ sở trực thuộc tỉnh hội và 10-15 chi hội luật gia cơ sở trực thuộc các huyện, thành hội; phát triển mới 120–150 hội viên. Tích cực tham gia xây dựng chính sách pháp luật, bảo đảm 100% các văn bản góp ý pháp luật theo yêu cầu của Đoàn đại biểu Quốc hội và góp ý...

Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Theo chương trình kỳ họp, ngày 7/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi). Thảo luận tại hội trường, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Ninh Thuận tán thành với sự cần thiết sửa đổi luật Điện lực; đồng thời, đề nghị bổ sung các quy định nhằm cải cách thị trường điện hiện đại, xứng tầm.

Đại hội Hội Luật gia tỉnh Ninh Thuận khóa VI, nhiệm kỳ 2024-2029

Sáng ngày 07/11/2024, tại Hội trường Ban Dân vận Tỉnh ủy, Hội Luật gia tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024-2029. Tham dự Đại hội có đồng chí Lê Thị Kim Thanh, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam; đồng chí Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; cùng lãnh đạo các Sở, ban, ngành tỉnh và 113 đại biểu chính thức. Đồng chí Lê Huyền phát biểu chỉ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất