Powered by Techcity

Thương mại điện tử dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Thương mại điện tử là hình thức kinh doanh đang phổ biến và đòi hỏi chủ thể, đơn vị kinh doanh trong thời đại số phải luôn thích nghi để phù hợp với nhu cầu khách hàng.

 Thông qua thương mại điện tử, doanh nghiệp cũng mở rộng thêm thị phần trong nước, thị trường xuất khẩu, tăng nhanh doanh số và nâng cao nhận diện thương hiệu ở thị trường nước ngoài… Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nhìn thấy rủi ro trong việc không hòa mình vào chuyển đổi số bởi nếu bỏ qua sẽ bị tụt hậu cũng như tạo ra khoảng cách với thị trường và người tiêu dùng. Do đó, để tận dụng hiệu quả việc chuyển đổi số, ngoài hành lang pháp lý thuận lợi, nhiều ý kiến cho rằng doanh nghiệp phải chủ động thích ứng với quy định của thị trường và cân nhắc đến yếu tố xanh, phát triển bền vững.

Khu vực trải nghiệm sàn thương mại điện tử nongsan.buudien.vn. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN

Nhận định từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), thời gian qua, Bộ Công Thương luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, tổ chức trong quá trình chuyển đổi số qua việc triển khaichính sách. Qua đó, nhằm phát triển thị trường thương mại điện tử cạnh tranh lành mạnh, xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả thương mại điện tử vào kinh doanh, thích ứng với xu thế kinh doanh và công nghệ mới. Hơn nữa, trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động, khả năng linh hoạt và sẵn sàng chuyển đổi là chìa khóa cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Thống kê cho thấy, thương mại điện tử đã và đang trở thành động lực chủ chốt trong nền kinh tế số với tốc độ tăng trưởng ấn tượng 25% trong năm 2023 và dự kiến sẽ chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ vào năm 2025. Quá trình này không chỉ mở ra cơ hội lớn mà còn thúc đẩy doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi và đạt những bước tiến quan trọng.

Ông Trần Quốc Bảo, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn KIDO kiêm Giám đốc Điều hành kênh thương mại điện tử E2E (thuộc Tập đoàn KIDO) chia sẻ: Trong 3 tháng đầu áp dụng bán hàng online, doanh nghiệp lo lắng và chông chênh về thành quả thu được từ thương mại điện tử ra sao. Nhưng đến nay, phần lớn nguồn thu của doanh nghiệp là từ thương mại điện tử đã chứng minh đây là hướng đi thành công.

Chính việc tham gia thương mại điện tử đã giúp KIDO thu được kết quả đáng khích lệ. Mục tiêu tham gia thương mại điện tử nhằm tăng cường độ phủ sản phẩm, làm hoạt động marketing. Với nền tảng thương mại điện tử trên Scom, KIDO tiếp cận khách hàng mới trên mạng xã hội để có được tệp khách hàng theo kịp với xu hướng của sản phẩm.

Với vai trò nền tảng sàn thương mại điện tử, ông Nguyễn Lâm Thanh- đại diện TikTok Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam cho hay, khi triển khai nền tảng ứng dụng TikTok và TikTok Shop đã đặt ra mục tiêu hỗ trợ cho nhà nước, doanh nghiệp và người lao động đứng vững trong kỷ nguyên chuyển đổi số và đưa hàng Việt tới gần hơn với người tiêu dùng.

Thực tế triển khai chương trình phiên chợ OCOP – mỗi xã một sản phẩm đã tôn vinh hàng nông sản Việt Nam, xóa nhòa khoảng cách số giữa nông thôn, thành thị. Triển khai chương trình này cũng hướng dẫn người dân, mỗi thứ 7 hàng tuần, tổ chức 1 phiên livestream để giới thiệu, tiếp cận 5 triệu người khá thành công.

Sản phẩm của địa phương được bán trên Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Ninh Thuận tại địa chỉ: http://sanphamninhthuan.vn. Ảnh: TTXVN phát

Tháng 6/2024, chương trình đã được mở rộng với gọi tên là chương trình là Tự hào hàng Việt. TikTok đã phối hợp với các hội để doanh nghiệp sản xuất hưởng ưu đãi của nền tảng như hỗ trợ bán hàng. Trong 6 tháng, hỗ trợ 10 nghìn doanh nghiệp, đăng tải, đưa lên nền tảng TikTok Shop hashtag như Tự hào hàng Việt hay OCOP…

Là đối tác của Bộ Công Thương trong tổ chức các chương trình, TikTok cũng cam kết đồng hành cùng chương trình thương mại điện tử và Bộ Công Thương giới thiệu nhiều nhất các sản phẩm của nhà sản xuất Việt đến với cộng đồng người tiêu dùng. Qua đó, xây dựng liên minh của hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước để xây dựng liên minh bảo vệ người tiêu dùng trong việc lựa chọn những hàng hóa tốt, giá thành hợp lý, cùng Chính phủ đảm bảo nguồn thu, tái đầu tư.

Bà Hoàng Thị Tân, Giám đốc Hợp tác xã Tâm Trà Thái cho biết: Thời gian qua, hợp tác xã đã tích cực quảng bá sản phẩm trên các nền tảng trực tuyến như Zalo, TikTok, Facebook và website. Bởi hình thức bán hàng này là cơ hội để đưa sản phẩm của hợp tác xã và các hộ thành viên đến với khách hàng trên khắp cả nước. Thị trường đã được mở rộng, sản xuất và kinh doanh nông sản đạt hiệu quả cao hơn. Hiện nay, khoảng 40% sản lượng của hợp tác xã đã được tiêu thụ qua nền tảng số.

Tương tự, việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động sản xuất kinh doanh như tích hợp bán hàng đa kênh, sử dụng phần mềm nhật ký sản xuất FaceFarm, phần mềm kế toán MISA và phần mềm bán hàng Sapo đã giúp Hợp tác xã chè La Bằng đạt nhiều thuận lợi trong việc sản xuất và bán hàng. Cùng đó, hợp tác xã đã kết nối được với nhiều doanh nghiệp, đối tác trên toàn quốc, đóng góp trực tiếp hơn 20% vào tổng doanh thu. Ngoài ra, hợp tác xã còn thường xuyên cử cán bộ và thành viên tham quan, học hỏi các mô hình phát triển trong và ngoài tỉnh, tham gia các lớp đào tạo và tập huấn để nâng cao trình độ công nghệ thông tin, từ đó kịp thời thích ứng với xu thế của thời đại.

Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số cũng đang mở ra cơ hội đột phá cho khu vực kinh tế tập thể và hợp tác xã tại Thái Bình. Với hơn 800 hợp tác xã và tổ hợp tác trên toàn tỉnh, Thái Bình đang mạnh mẽ thúc đẩy kết nối cung – cầu, nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng chuỗi giá trị bền vững cho các sản phẩm tiêu biểu.

Theo Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thái Bình Trần Văn Toản, năm 2024 Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thái Bình tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm), số hóa quá trình tiếp nhận hồ sơ, chấm điểm, phân hạng sản phẩm; số hóa sản phẩm và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị, hướng đến kết nối liên thông hệ thống cơ sở dữ liệu chương trình OCOP.

Thời gian tới, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thái Bình sẽ tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường, hỗ trợ hợp tác xã từ khâu chế biến đến tiêu thụ sản phẩm; thường xuyên tổ chức các hội nghị kết nối cung – cầu, đặc biệt tập trung nguồn lực hỗ trợ các hợp tác xã quảng bá và xúc tiến thương mại trên môi trường số.

Đánh giá từ các chuyên gia, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển thương mại điện tử trung bình 25%/năm, thuộc top đầu ở khu vực ASEAN. Nếu hợp tác xã, doanh nghiệp không nắm bắt cơ hội phát triển thương mại điện tử ở từng thời điểm sẽ khó vươn mình trong kỷ nguyên số.

Thực tế cho thấy, khi bán hàng hóa qua kênh thương mại điện tử đã giúp hợp tác xã, doanh nghiệp tăng cường độ phủ sản phẩm mà hình thức bán hàng truyền thống chưa đạt được. Thương mại điện tử vừa giúp kinh doanh, vừa tiếp cận được với khách hàng mua online, từ đó có được tệp khách hàng và xu hướng của thị trường. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp, hợp tác xã chưa tận dụng được cơ hội để phát triển và mở rộng thị trường. Do đó, cần phải có lộ trình rõ ràng mới có thể bứt phá và thu được hiệu quả từ thương mại điện tử.

Bà Lại Việt Anh- Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho rằng: Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hiện nay khá nóng nên có thể đi kèm những vấn đề cạnh tranh, hàng giả, hàng nhái, vi phạm sở hữu trí tuệ và sự tham gia của doanh nghiệp chưa đồng đều. Bên cạnh đó, giao dịch thương mại điện tử chủ yếu tập trung tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Vì vậy, Sở Công Thương địa phương cần phối hợp cùng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số để có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp đưa hàng Việt lên môi trường số và thúc đẩy năng lực cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.

Về định hướng thương mại điện tử trong tương lai, theo bà Lại Việt Anh cần phát triển nguồn nhân lực và thương mại điện tử bền vững. Điều này đòi hỏi sự cân bằng giữa lợi ích người tiêu dùng và doanh nghiệp, doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài… Qua đó, tạo ra sự cân bằng bình đẳng và nhất là giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế với mục tiêu xã hội, môi trường.

Theo baotintuc.vn

 



Nguồn: http://baoninhthuan.com.vn/news/150816p1c25/thuong-mai-dien-tu-dan-dat-chuyen-doi-so-trong-doanh-nghiep.htm

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

UBND tỉnh: Hội nghị hiệp đồng giao nhận quân năm 2025

Sáng 19/12, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị hiệp đồng giao nhận quân và huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên lực lượng dự bị động viên năm 2025.

Kỳ họp thứ 16, HĐND huyện Ninh Hải khóa XII

Toàn cảnh Kỳ họp thứ 16, HĐND huyện Ninh Hải khóa XII.Trong năm 2024, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, huyện Ninh Hải thực hiện cơ bản đạt các chỉ tiêu đề ra. Sản xuất ở tất cả các ngành, lĩnh vực được chủ động triển khai thực hiện hiệu quả với 13/13 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch.Kinh tế của huyện phát triển khá, cơ cấu kinh...

Ban biên tập Báo Ninh Thuận thăm, chúc mừng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/20240, chiều 19/12, Ban biên tập Báo Ninh Thuận đã đến thăm, chúc mừng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.

Hội thảo “Định hướng phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2025 – 2030, tầm nhìn đến năm 2035...

Sáng ngày 19/12/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thảo “Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2035 trọng tâm thúc đẩy kinh tế biển và kinh tế đô thị trở thành động lực phát triển”. Đồng chủ trì hội thảo có đồng chí Trần Quốc Nam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; TS.Trần Du lịch, Ủy viên...

Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm Ngành Văn hóa, Thể thao và Du...

Ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2025 với chủ đề “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”. Tham dự...

Cùng chuyên mục

Hội thảo “Định hướng phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2025 – 2030, tầm nhìn đến năm 2035...

Sáng ngày 19/12/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thảo “Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2035 trọng tâm thúc đẩy kinh tế biển và kinh tế đô thị trở thành động lực phát triển”. Đồng chủ trì hội thảo có đồng chí Trần Quốc Nam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; TS.Trần Du lịch, Ủy viên...

Ủy ban nhân dân tỉnh làm việc với Tập đoàn RAMID (Hàn Quốc)

Chiều 18/12/2024, đồng chí Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp và làm việc với Tập đoàn RAMID (Hàn Quốc) nghe báo cáo, tìm hiểu cơ hội đầu tư dự án du lịch nghỉ dưỡng và sân golf trên địa bàn tỉnh. Tham dự buổi làm việc có đồng chí Trịnh Minh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Sở, ngành và địa phương liên quan. Tại buổi làm việc, đại diện Tập đoàn RAMID...

Nâng cao tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp

Với mục tiêu nâng cao tỷ lệ doanh nghiệp (DN) đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN), trong những năm qua, tỉnh đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp thu hút các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo việc làm cho nhiều lao động, đóng góp chung vào tăng trưởng GRDP của tỉnh.

Quyết tâm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025

Xác định năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV; năm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế năm 2024

Triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2024 trong bối cảnh có những thuận lợi, cơ hội mới nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn, nhưng với tinh thần chủ động, quyết tâm chính trị cao, ngay từ đầu năm UBND tỉnh tập trung chỉ đạo, điều hành, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành, từng cấp, tiến độ hoàn thành, xác định rõ vai trò người đứng đầu để tổ chức thực hiện các giải pháp.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trần Quốc Nam tiếp và làm việc với Ban Lãnh đạo Tập đoàn MK Group

Sáng ngày 13/12/2024, đồng chí Trần Quốc Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp và làm việc với Ban Lãnh đạo Tập đoàn MK Group (Liên bang Nga). Cùng tham dự có lãnh đạo các Sở ngành liên quan. Chủ tịch UBND tỉnh Trần Quốc Nam làm việc với Đoàn công tác Tập đoàn MK Group   Tại buổi làm việc, ông Igor Panfilov, Chủ tịch Tập đoàn MK-Group, kiêm Phó Chủ tịch Quỹ...

Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó...

Chiều 12/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (NLTT). Tham dự tại điểm cầu tỉnh Ninh Thuận có các đồng chí: Nguyễn Đức Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Trịnh Minh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh...

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá

Trong năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh ước đạt 16.068 tỷ đồng, tăng 13% so cùng kỳ, góp phần tạo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế.

Năm 2024, tỉnh Ninh Thuận thu hút 1.214 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), nằm trong nhóm 10 tỉnh dẫn đầu cả...

Theo Baobaovephapluat.vn Năm 2024, tỉnh Ninh Thuận thu hút 1.214 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), nằm trong nhóm 10 tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI. Theo Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Ninh Thuận, năm 2024, Trung tâm đã tham mưu UBND tỉnh tổ chức thành công 3 hội nghị xúc tiến đầu tư, gồm Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu...

Doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà với chế biến sản phẩm rong biển

Việt Nam có hàng trăm loài rong biển, nhiều loài có giá trị kinh tế cao, nhưng vẫn chưa mang lại giá trị tương xứng với tiềm năng.

Tin nổi bật

Tin mới nhất