Powered by Techcity

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành, tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC) trên địa bàn. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, hạn chế, nên tỷ lệ giải ngân chưa đạt mục tiêu đề ra, đến ngày 29/8/2023 kết quả giải ngân vốn ĐTC của tỉnh đạt 43% kế hoạch vốn phân bổ chi tiết; trong đó, một số cơ quan, đơn vị có tỷ lệ giải ngân rất thấp, nhiều khả năng không giải ngân được hết số vốn được giao từ đầu năm.

Với tinh thần tăng tốc, quyết liệt, quyết tâm phấn đấu đến ngày 30/9/2023 (cuối quý III/2023) phải đạt 60% vốn giải ngân toàn tỉnh; ngày 6/9/2023, đồng chí Trần Quốc Nam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh có Công văn số 3693/UBND-KTTH yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các chủ đầu tư sử dụng vốn ĐTC đẩy mạnh hơn nữa việc giải ngân vốn theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 749/CĐ-TTg ngày 18/8/2023.

Cụ thể: Đối với các sở, ban, ngành, địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu đề cao trách nhiệm, tập trung chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành triển khai đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, thông báo… mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã ban hành. Cùng với đó, quyết liệt, chủ động xử lý, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn một cách kịp thời, hiệu quả theo chức năng, nhiệm vụ được giao; thực hiện cơ chế phân công, giao trách nhiệm, phối hợp rõ ràng, cụ thể về thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cơ quan, đơn vị trong việc hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án (DA). Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn ĐTC; tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB), tiến độ thi công, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về đất đai, tài nguyên…; có chế tài xử lý nghiêm theo quy định pháp luật các tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn ĐTC. Thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trì trệ, gây nhũng nhiễu, phiền hà, kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý ĐTC. Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để tập trung xử lý những vấn đề vướng mắc, phát sinh, nhất là vận động nhân dân, tháo gỡ vướng mắc trong công tác đền bù GPMB. Thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý và tăng cường lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), đảm bảo sử dụng vốn tập trung, tiết kiệm, hiệu quả.

Đồng chí Trần Quốc Nam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra công trình kênh Đông Nam và kênh Tấn Tài. Ảnh: Tiến Mạnh

Đối với các chủ đầu tư, chủ động chuẩn bị thật tốt các thủ tục, điều kiện cần thiết để sẵn sàng triển khai thực hiện DA và giải ngân hết kế hoạch vốn được giao. Tăng cường đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, tập trung hoàn thiện các thủ tục pháp lý, nghiệm thu và thanh toán cho khối lượng hoàn thành khi đủ điều kiện. Đối với các DA khởi công mới năm 2023, đẩy nhanh hoàn tất thủ tục pháp lý, tiến độ thi công, đảm bảo giải ngân 100% kế hoạch vốn trong năm 2023. Thường xuyên kiểm tra, rà soát từng DA cụ thể; trong quá trình thực hiện DA tuyệt đối không phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản (XDCB); định kỳ hằng tuần, tổ chức giao ban với các đơn vị nhà thầu để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Kiên quyết cắt hợp đồng với các nhà thầu không đảm bảo tiến độ DA, chất lượng công trình.

Tập trung đẩy nhanh tiến độ bồi thường, GPMB cho các DA, nhất là các DA trọng điểm của tỉnh; kịp thời báo cáo UBND tỉnh những khó khăn, vướng mắc để kịp thời chỉ đạo, xử lý. Phối hợp với UBND các huyện, thành phố trong công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chủ trương, chính sách về đền bù, GPMB, đẩy nhanh giải quyết khiếu nại của người dân, kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết chính sách đền bù cho phù hợp thực tế. Bên cạnh đó, các chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng cần có kế hoạch chi tiết, ký cam kết về tiến độ hoàn thành DA, tiến độ giải ngân vốn ĐTC theo từng tháng, quý làm cơ sở để xem xét đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm 2023. Kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan đến tiến độ giải ngân chậm so với bình quân chung của tỉnh để xem xét, xử lý trách nhiệm theo quy định. Kiên quyết xử lý trách nhiệm người đứng đầu để DA chậm tiến độ, không giải ngân hết vốn, xử lý nghiêm các nhà thầu chây ì, thiếu năng lực thi công, chậm tiến độ theo cam kết đúng quy định pháp luật.

Các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án đường Văn Lâm – Sơn Hải. Ảnh: V.Nỷ

Về thực hiện các công trình trọng điểm, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu bám sát các bộ, ngành trung ương để giải quyết các khó khăn, vướng mắc, kịp thời đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát trực tiếp tại công trình, xử lý ngay các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ thực hiện từng DA; tập trung hoàn thành công tác đền bù, GPMB để đẩy nhanh tiến độ các DA.

Đối với vốn chương trình MTQG, các cơ quan thường trực, thành viên Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, ban hành văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025, tổ chức, điều hành thực hiện các nội dung thuộc chương trình được phân công quản lý; đồng thời rà soát các văn bản HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành, nghiên cứu các nội dung cần sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ, tham mưu UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo đối với các nội dung được phân công phụ trách, quản lý. Các sở quản lý chương trình, cơ quan chủ trì hoạt động, DA thành phần theo chức năng, nhiệm vụ kịp thời hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình MTQG trên địa bàn; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện. UBND các huyện, thành phố rà soát, ban hành các văn bản liên quan đến điều hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình ở địa phương; ưu tiên cân đối các nguồn vốn hợp pháp do địa phương quản lý để đối ứng thực hiện chương trình; huy động nguồn lực để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của chương trình. Khẩn trương giải ngân hết 100% kế hoạch vốn năm 2022 kéo dài sang năm 2023 vốn trước ngày 31/12/2023.

Đối với nguồn vốn chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các nhà thầu thi công tập trung tối đa máy móc, nhân lực, tài chính để đẩy nhanh tiến độ triển khai các hạng mục công trình, đảm bảo hoàn thành trong thời gian sớm nhất và giải ngân hết nguồn vốn đã được giao.

Đối với DA đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam và xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải (Đề án ổn định sản xuất, đời sống nhân dân và phát triển khu dân cư đối với các vị trí quy hoạch xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2), đề nghị UBND huyện Thuận Nam và Ninh Hải khẩn trương hoàn tất thủ tục trình phê duyệt DA sau khi có chủ trương đầu tư được duyệt để sẵn sàng triển khai ngay sau khi được bố trí vốn trung hạn và kế hoạch năm 2023. Riêng nguồn vốn nước ngoài, các chủ đầu tư khẩn trương hoàn tất thủ tục, hồ sơ rút vốn gửi Bộ Tài chính, thường xuyên liên lạc, nắm bắt thông tin để bổ sung hồ sơ, đảm bảo điều kiện rút vốn nước ngoài.

Trong quá trình thực hiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ động rà soát, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh điều chuyển vốn giữa các DA chậm giải ngân sang các DA có khả năng giải ngân tốt hơn, có nhu cầu bổ sung vốn để thực hiện theo quy định. Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh thực hiện tạm ứng, thu hồi tạm ứng, nghiệm thu, thanh toán vốn đầu tư theo đúng quy định và ngay khi có khối lượng. Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng giao mỏ không đúng đối tượng làm nảy sinh hoạt động mua đi bán lại tăng giá vật liệu. Tập trung tháo gỡ khó khăn liên quan đến cấp phép mỏ, khai thác nguyên vật liệu đá, cát, đất, phục vụ các DA. Xử lý nghiêm tình trạng tạo khan hiếm giả, liên kết giữa các chủ mỏ vật liệu để nâng giá, khai thác, cung cấp không đúng quy định, làm ảnh hưởng đến việc thi công các DA. Sở Xây dựng thường xuyên cập nhật, điều chỉnh, công bố giá và chỉ số giá các loại vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng phổ biến trên địa bàn theo quy định của pháp luật; thường xuyên kiểm tra, rà soát, quản lý chặt chẽ giá vật liệu xây dựng. Văn phòng UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các nội dung này và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao.

Quá trình thực hiện, trường hợp có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương, chủ đầu tư kịp thời báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư) để xem xét, xử lý.

Nguồn

Cùng chủ đề

Khai thác các yếu tố tác động tăng trưởng năm 2024

Năm 2023, UBND tỉnh bám sát tinh thần chỉ đạo của trung ương, Tỉnh ủy, với quyết tâm chính trị cao, tập trung chỉ đạo điều hành quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, sát tình hình, có trọng tâm, trọng điểm 5 khâu đột phá để thúc đẩy tăng trưởng; cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) chuyển biến tích cực, GRDP tăng 9,40%, tỉnh xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố cả nước và thứ 2/14 các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.

Thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh, các ngành, địa phương đã có nhiều quyết tâm, nỗ lực triển khai các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp và đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, việc thực hiện chương trình còn gặp nhiều khó khăn, nhất là công tác giải ngân vốn đầu tư còn bị vướng nhiều khâu làm chậm tiến độ.

Cùng tác giả

Khai mạc Triển lãm tranh cổ động tấm lớn tuyên truyền chủ quyền biên giới và biển đảo

Sáng 20/9, tại Quảng trường 16 Tháng 4 (Tp. Phan Rang - Tháp Chàm), Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Triển lãm tranh cổ động tấm lớn tuyên truyền chủ quyền biên giới và biển đảo Tổ quốc, nhằm nâng cao nhận thức sâu rộng về vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.

Đoàn giám sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm việc với Đảng ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

Qua nghe lãnh đạo đơn vị báo cáo công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh thời gian qua, phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh tiếp tục triển khai tốt các công tác kiểm tra giám sát, tăng cường công tác quản lý, nhất là đối với tàu “3 không”,...

Tăng mạnh tại miền Bắc, Hà Nội chạm mốc 70.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 20/9/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 20/9/2024 tăng mạnh trong phạm vi rộng và giao dịch trong khoảng 67.000 – 70.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực Bắc 20/9/2024 tăng mạnh trong phạm vi rộng Cụ thể, sau khi tăng 3 giá thương lái tại Hà Nội đang thu mua heo hơi với giá 70.000 đồng đây là mức giá cao nhất khu vực. Cùng tăng...

Kiểm tra, giám sát kết quả xây dựng nông thôn mới huyện Ninh Phước

Chiều 17/9, Đoàn kiểm tra, giám sát của tỉnh do đồng chí Trịnh Minh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn làm việc với UBND huyện Ninh Phước về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Cùng dự buổi làm việc có đồng chí Lê Văn Bình, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh...

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh: Tiếp nhận ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Sáng 19/9, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ tiếp nhận ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Dự lễ có đồng chí Lê Văn Bình, UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.

Cùng chuyên mục

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 (Nghị quyết số 50-NQ/TW), Tỉnh ủy Ninh Thuận đã xây dựng Kế hoạch số 204/-KH/TU ngày 8/11/2019 và cụ thể hóa để triển khai thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW, nhằm từng bước làm tốt hơn nữa công tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp

Thời gian gần đây, thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh có nhiều tín hiệu khởi sắc, đóng góp đáng kể vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN không chỉ giúp giải quyết việc làm cho người lao động mà còn góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nguồn thu cho ngân sách địa...

Hiệp hội Du lịch Ninh Thuận khảo sát du lịch tại Hàn Quốc

Từ ngày 4 - 8/9, Đoàn công tác Hiệp hội Du lịch tỉnh Ninh Thuận đã đến khảo sát các sản phẩm du lịch tại thành phố Seoul, Jeju, Hàn Quốc.

Tăng cường xúc tiến kêu gọi đầu tư phát triển du lịch

Thời gian qua, tỉnh Ninh Thuận đẩy mạnh đồng bộ nhiều giải pháp kích cầu du lịch, xúc tiến, quảng bá trong và ngoài nước để thu hút du khách. Cùng với đó, tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu cho phát triển du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật để nâng chất lượng dịch vụ du lịch.

Linh hoạt điều tiết nước đảm bảo sản xuất vụ mùa có hiệu quả

Thực hiện Kế hoạch số 3825/KH-UBND ngày 21/8/2024 của UBND tỉnh về sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vụ mùa năm 2024, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Ninh Thuận đang triển khai kế hoạch điều tiết nước phục vụ sản xuất vụ mùa năm 2024.

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm tỏi tươi, tỏi khô cho 3 hợp tác xã

Chiều 4/9, Hội Nông dân tỉnh tổ chức công bố quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể “Hương vị của nắng và gió Phan Rang” đối với các sản phẩm tỏi tươi, tỏi khô được sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận cho 3 hợp tác xã (HTX): Nông nghiệp hành tím Nhơn Hải; Dịch vụ tổng hợp Thái An; Dịch vụ Nông nghiệp thu mua nông sản Thanh Hải.

Đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ các sản phẩm OCOP hết thời hạn chứng nhận

Năm 2020, UBND tỉnh Ninh Thuận công nhận 69 sản phẩm OCOP của 19 chủ thể. Theo quy định, giấy chứng nhận cho các sản phẩm OCOP đạt từ 3-5 sao có giá trị 36 tháng kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành. Để đảm bảo quyền lợi của các sản phẩm được công nhận, các ban, ngành, địa phương đang tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các chủ thể tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, nâng cao chất lượng sản phẩm để duy trì các tiêu chí và đăng ký đánh giá phân hạng lại sản phẩm.

Bài cuối: “Tăng tốc” thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị năm 2024

Phát huy những giá trị và bài học to lớn của tinh thần Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Thuận tập trung thực hiện công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quê hương Ninh Thuận phát triển nhanh, bền vững, ngày càng thêm giàu đẹp, văn minh.

Dịp lễ Quốc khánh 2/9 toàn tỉnh đón khoảng 75.000 lượt khách du lịch

Trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, tổng lượt khách tham quan, nghỉ dưỡng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận ước đạt 75.000 lượt khách tăng 15,4% so với cùng kỳ 2023; trong đó khách quốc tế ước đạt 900 lượt, tăng 28,6%; thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch (DL) ước đạt 90 tỷ đồng. Hoạt động DL trên địa bàn diễn ra an toàn.

Thi đua lao động chào mừng Quốc khánh 2/9

Chào mừng 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), những ngày này, tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, không khí thi đua lao động, sản xuất hết sức sôi nổi.

Tin nổi bật

Tin mới nhất