Xác định việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thời gian qua, huyện Ninh Phước đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình dự án, đảm bảo giải ngân vốn đầu tư công đúng tiến độ.
Thời gian qua, việc phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể (KTTT) được tỉnh chú trọng phát triển cả về số lượng và chất lượng, gắn hoạt động sản xuất, kinh doanh với chuỗi giá trị sản phẩm, ứng dụng khoa học - công nghệ. Cùng với các thành phần kinh tế khác, KTTT có đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của tỉnh.
Thời gian qua, Bộ Tài chính đã triển khai các chính sách giãn, hoãn về thuế, phí và tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp liên quan đến thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp. Bên lề Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng đã thông tin rõ hơn về những nội dung này.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025 về chủ trương phát triển chăn nuôi (CN) trở thành ngành sản xuất chính trong tổng cơ cấu nông, lâm nghiệp, thời gian qua, ngành Nông nghiệp tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, thúc đẩy hoạt động CN phát triển tương xứng với tiềm năng tại địa phương.
Với mục tiêu phấn đấu tỷ lệ che phủ rừng được tỉnh ta đặt ra đến năm 2025 đạt 49%, thời gian qua, các cơ quan chức năng, địa phương, đơn vị chủ rừng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm gia tăng độ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành, tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC) trên địa bàn. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, hạn chế, nên tỷ lệ giải ngân chưa đạt mục tiêu đề ra, đến ngày 29/8/2023 kết quả giải ngân vốn ĐTC của tỉnh đạt 43% kế hoạch vốn phân bổ chi tiết; trong đó, một số cơ quan, đơn vị có tỷ lệ giải ngân rất thấp, nhiều khả năng không giải ngân được hết số vốn được giao từ đầu năm.
Thực hiện Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích, phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (NN), thời gian qua, ngành NN đã cùng các địa phương thực hiện nhiều mô hình liên kết đối với các loại cây trồng chủ lực. Qua đó từng bước gia tăng chất lượng và giá trị sản phẩm NN.
Thời gian qua, Sở Công Thương tập trung, chủ động thực hiện nhiều giải pháp, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, kịp thời giải quyết nhanh, đầy đủ các vấn đề khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp (DN), nhằm góp phần cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất dốc, thời gian qua, xã Phước Thành (Bác Ái) đã vận động người dân trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: Bơ, xoài Úc, bưởi da xanh, mít, mãng cầu, dừa xiêm... nhờ đó thu nhập của bà con ngày càng nâng cao.
Với sự am hiểu tường tận các giá trị văn hoá dân tộc mình, thời gian qua, người có uy tín (NCUT) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò, trách nhiệm trong vận động, tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa quý báu của dân tộc.