Powered by Techcity

Quyết tâm thực hiện thành công đột phá về xây dựng, hoàn thiện thể chế

Ngày 24/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 8/2023 để thảo luận các dự án: Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ; Luật Đường bộ; Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Dự phiên họp có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng; Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Tại Phiên họp, Chính phủ đã nghe cơ quan chủ trì trình bày tóm tắt các dự thảo luật; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến xây dựng các dự án luật; tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành; xem xét về quy trình, thủ tục chuẩn bị; các yêu cầu, nguyên tắc xây dựng Luật; tính đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật có liên quan; tham khảo kinh nghiệm quốc tế; đồng thời phân tích sâu các vấn đề căn cơ và còn có nhiều ý kiến khác nhau tại các dự án luật.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Đối với dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Chính phủ đã rà soát tổng thể các nghị quyết, chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến Thủ đô Hà Nội để thể chế hóa tối đa các chủ trương, chính sách của Đảng, nhất là Nghị quyết số 15-NQ/TW; bảo đảm thống nhất với Nghị quyết của Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng Luật. Chính phủ xem xét về cơ chế chính sách đặc thù cần thiết để phát triển Thủ đô; vấn đề phân cấp, phân quyền; quản lý tài chính, đất đai; cải tạo chung cư cũ…

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Chính phủ rà soát, xem xét phân định phạm vi điều chỉnh, nội dung quản lý nhà nước trong dự án Luật bảo đảm rõ trách nhiệm, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, không để chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ trống; giải quyết những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn; đặc biệt là phân định rõ trách nhiệm trong việc quản lý nhà nước đối với phương tiện giao thông, về chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường của phương tiện và đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.

Ở dự án Luật Đường bộ, các đại biểu quan tâm các nội dung về tạo cơ chế để huy động tối đa mọi nguồn lực nhằm tạo đột phá trong đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ đồng bộ, hiện đại; tạo thị trường vận tải có cơ cấu hợp lý, hiệu quả và cạnh tranh; nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải đường bộ; gắn phát triển giao thông vận tải với đảm bảo trật tự an toàn giao thông; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm của từng cấp quản lý về phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ, phát triển vận tải đường bộ…

Đối với dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, Chính phủ thảo luận về quy hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh tại dự thảo Luật; nguồn vốn cho phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh; phạm vi điều chỉnh, tổ chức, hoạt động của công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh; tổng công trình sư; quỹ khoa học và công nghệ; các chế độ chính sách khuyến khích, thu hút các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Cùng với cho ý kiến đối với từng dự án luật; giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành trong việc tiếp thu, hoàn thiện dự thảo, hồ sơ để trình các dự án luật theo quy định, kết luận Phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao các Bộ: Công an, Quốc phòng, Tư pháp, Giao thông Vận tải đã tích cực chuẩn bị, trình các dự án, đề nghị xây dựng luật; nghiêm túc tiếp thu, giải trình cặn kẽ, có cơ sở. Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ đã tích cực thẩm định, thẩm tra để kịp tiến độ trình Chính phủ.

Đánh giá cao ý kiến trách nhiệm, sâu sát với tinh thần xây dựng cao của các thành viên Chính phủ và các đại biểu, Thủ tướng cho biết, trong 8 tháng đầu năm 2023, Chính phủ đã tổ chức 7 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, cho ý kiến đối với 34 nội dung gồm có 11 đề nghị xây dựng luật; 14 dự án luật; đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2024, điều chỉnh Chương trình 2023; dự thảo nghị quyết và các nội dung khác.

Theo Thủ tướng, trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, Chính phủ đã tập trung đổi mới và tiếp tục phát huy theo hướng: tăng cường vai trò người đứng đầu; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm tiến độ, chất lượng xây dựng pháp luật; nâng cao năng lực phản ứng chính sách, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông mọi nguồn lực; dành đầu tư công sức, nguồn lực thỏa đáng cho công tác xây dựng thể chế; bổ sung, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức làm công tác pháp chế; quán triệt, hiện thực hóa chủ trương của Đảng trong các văn bản pháp luật; tham khảo các quy định của quốc tế; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để huy động nguồn lực cho phát triển; kịp thời bổ sung nội dung phù hợp với thực tiễn; đổi mới quy trình.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, thông qua việc rà soát, tổng kết, việc trình các dự án, đề nghị xây dựng luật phải làm rõ những quy định kế thừa, giữ như hiện hành; làm rõ những quy định cần loại bỏ; làm rõ những quy định cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới. Đối với nội dung báo cáo về cắt giảm nguồn lực, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cần làm rõ nội dung cắt giảm, cần có lý do và đánh giá cụ thể.

Người đứng đầu Chính phủ giao các Bộ trưởng chỉ đạo tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ ý kiến thành viên Chính phủ, ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học và các đối tượng chịu tác động, hoàn thiện các dự án luật, đề nghị xây dựng luật, dự thảo nghị quyết theo quy định; giao các Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực tiếp tục quan tâm, trực tiếp chỉ đạo để hoàn thiện các dự án, Đề nghị xây dựng luật theo phân công. Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ ngành liên quan tiếp tục phối hợp với cơ quan trình hoàn thiện, trình văn bản; bảo đảm tiến độ, chất lượng.

Thủ tướng lưu ý, thời gian tới, công tác xây dựng thể chế sẽ nặng nề hơn. Chính phủ, các thành viên Chính phủ phải quyết tâm thực hiện thành công đột phá về xây dựng, hoàn thiện thể chế, tháo gỡ tối đa các nút thắt, rào cản, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp; khơi thông mọi nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước đã đề ra.

Theo TTXVN/Báo Tin tức

Nguồn

Cùng chủ đề

Triển khai Thông tư 06/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

Ngày 24/8, Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tổ chức họp triển khai Thông tư 06/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng (Thông tư số 06) và lắng nghe các kiến nghị của Doanh nghiệp trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.

Đồng chí Trần Quốc Nam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với Sở Nội vụ

Ngày 24/8, đồng chí Trần Quốc Nam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh có buổi làm việc với Sở Nội vụ về kết quả thực hiện nhiệm vụ 7 tháng năm 2023. Tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh.

Lãnh đạo UBND tỉnh làm việc với Sở Y tế

Ngày 24/8, đồng chí Nguyễn Long Biên, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh có buổi làm việc với Sở Y tế về kết quả thực hiện nhiệm vụ y tế 7 tháng và nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2023. Tham dự có lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.

Thường trực Tỉnh ủy tiếp và làm việc với Đoàn công tác Tạp chí Cộng sản

Ngày 24/8, đồng chí Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp và làm việc với Đoàn công tác Tạp chí Cộng sản do PGS.TS Phạm Minh Tuấn, Phó Tổng biên tập phụ trách Tạp chí Cộng sản làm Trưởng đoàn về một số vấn đề phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh qua nửa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025.

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri và nhân dân tại Sở Xây dựng

Ngày 24/8, Đoàn giám sát của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh do đồng chí Lê Văn Bình, UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh làm Trưởng đoàn có buổi giám sát việc giải quyết trả lời ý kiến, kiến nghị cử tri và nhân dân tại Sở Xây dựng.

Cùng tác giả

Đột phá phát triển hạ tầng chiến lược

Bài 1: Tạo nền móng cho chuyển đổi số Theo Khung phát triển hạ tầng số được ban hành, hạ tầng số Việt Nam có 4 lớp, gồm: Hạ tầng viễn thông và internet; hạ tầng dữ liệu; hạ tầng vật lý số; hạ tầng tiện ích số và công nghệ số. Khung phát triển này là bước đi quan trọng, phân định rõ thành phần, yêu cầu phát triển hạ tầng số, phản ánh sự tiến hóa, mở rộng...

[Podcast] Bản tin ngày 25/11/2024

Thứ hai, 25/11/2024 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Đảng đoàn Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh

Tham dự có các đồng chí: Trần Minh Nam, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.Thời gian qua, Đảng đoàn Hội Liên hiệp VHNT tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt việc tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện tốt các quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là về VHNT đến CB,HV....

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 25/11, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.

Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận: Tham gia thảo luận tại Hội trường về Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quảng...

Tham gia thảo luận tại Hội trường, đại biểu Chamaléa Thị Thủy, UVTV Tỉnh ủy, đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận, cho rằng: Quảng cáo là một trong những hoạt động có sự chuyển biến nhanh nhất, dễ nhận thấy nhất trong thời đại bùng nổ thông tin của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Công nghệ kỹ thuật số đã làm cho hoạt động Quảng cáo trở nên dễ dàng hơn, thông tin quảng cáo đến...

Cùng chuyên mục

Đột phá phát triển hạ tầng chiến lược

Bài 1: Tạo nền móng cho chuyển đổi số Theo Khung phát triển hạ tầng số được ban hành, hạ tầng số Việt Nam có 4 lớp, gồm: Hạ tầng viễn thông và internet; hạ tầng dữ liệu; hạ tầng vật lý số; hạ tầng tiện ích số và công nghệ số. Khung phát triển này là bước đi quan trọng, phân định rõ thành phần, yêu cầu phát triển hạ tầng số, phản ánh sự tiến hóa, mở rộng...

[Podcast] Bản tin ngày 25/11/2024

Thứ hai, 25/11/2024 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Đảng đoàn Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh

Tham dự có các đồng chí: Trần Minh Nam, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.Thời gian qua, Đảng đoàn Hội Liên hiệp VHNT tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt việc tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện tốt các quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là về VHNT đến CB,HV....

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 25/11, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.

Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận: Tham gia thảo luận tại Hội trường về Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quảng...

Tham gia thảo luận tại Hội trường, đại biểu Chamaléa Thị Thủy, UVTV Tỉnh ủy, đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận, cho rằng: Quảng cáo là một trong những hoạt động có sự chuyển biến nhanh nhất, dễ nhận thấy nhất trong thời đại bùng nổ thông tin của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Công nghệ kỹ thuật số đã làm cho hoạt động Quảng cáo trở nên dễ dàng hơn, thông tin quảng cáo đến...

Hội nghị phản biện xã hội dự thảo Đề án tổ chức Lễ hội Katê

Sáng 25/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị phản biện xã hội dự thảo Đề án tổ chức Lễ hội Katê (Đề án) của đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận. Đồng chí Lê Văn Bình, UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì hội nghị.

Tạo môi trường để đoàn viên, thanh niên rèn luyện, cống hiến và phấn đấu vào Đảng

Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm là đội dự bị tin cậy của Đảng, thời gian qua, đoàn thanh niên các cấp tỉnh Ninh Thuận luôn chú trọng công tác phát triển đảng viên (ĐV) trong đội ngũ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN). Một trong những giải pháp hiệu quả đó là xây dựng môi trường rèn luyện để mỗi ĐVTN có cơ hội cống hiến, trưởng thành về mọi mặt.

Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng, thống nhất nhiều vấn đề quan trọng

Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành nhiều nội dung công việc. Với tinh thần làm việc khẩn trương, trách nhiệm cao, Trung ương đã thảo luận thống nhất các vấn đề quan trọng. Thống nhất cao về nhận thức và hành động Phát biểu bế mạc Hội nghị, khái quát nhấn mạnh kết quả đạt được, một số công việc cần triển khai thực hiện trong...

Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận

Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh ThuậnSau khi ký kết biên bản ghi nhớ với Sở Công thương tỉnh Ninh Thuận tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tại tỉnh Đồng Nai, Công ty cổ phần Tập đoàn Travavina vừa đề xuất khảo sát đầu tư các dự án năng lượng tại tỉnh. Công ty cổ phần Tập đoàn Travavina (gọi tắt là Tập đoàn Travavina) vừa có buổi làm việc và đề...

Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận thảo luận tại Tổ về Góp ý Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật...

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 22/11, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

Tin nổi bật

Tin mới nhất