Powered by Techcity

NTO – Đại biểu Quốc hội tỉnh phát biểu thảo luận tại hội trường về phát triển kinh tế

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, ngày 1/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội (KT-XH) năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024; Đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2021- 2025; Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025; Kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH; Báo cáo của Chính phủ về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng; Kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Nghị quyết số 01/2023/QH15 về Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội phiên họp.

Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh tham gia Kỳ họp thứ 6, Khóa XV.

Phát biểu thảo luận tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2023, dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Chamaléa Thị Thủy, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận tỉnh cho rằng, theo Báo cáo của Chính phủ có thể nhận thấy rằng, khó khăn, thách thức còn nhiều, không chỉ riêng năm 2023 mà với bối cảnh tình hình thế giới nhiều biến động như hiện nay, có thể những năm tiếp theo cũng sẽ còn rất nhiều khó khăn, tác động rất lớn đến kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024 cũng như Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 trong những năm còn lại. Để thực hiện được mục tiêu ổn định chính trị, từng bước khắc phục khó khăn để thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển KT-XH các năm tiếp theo và Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025. ĐBQH Chamaléa Thị Thủy đề nghị Chính phủ cần có giải pháp điều hành linh động và quyết liệt hơn nữa, cần thiết phải tập trung nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Cụ thể cần tập trung vào 3 vấn đề sau:

ĐBQH Chamaléa Thị Thủy phát biểu thảo luận ở hội trưởng dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024.

Thứ nhất, cần có chính sách tập trung đầu tư thật hiệu quả vào yếu tố con người.

Các chính sách lớn nhằm phát triển KT-XH chậm được triển khai, lúng túng trong thực hiện thì nguyên nhân chính cũng do nguồn nhân lực thực hiện còn hạn chế; năng suất lao động nước ta thấp chủ yếu do chất lượng nguồn nhân lực chưa cao; nguồn nhân lực thiếu và yếu trong hầu hết các lĩnh vực mũi nhọn…Do vậy, muốn phát triển KT-XH bền vững, cần có các chính sách đầu tư hiệu quả vào yếu tố con người. Cần thực hiện hiệu quả các chính sách về chăm sóc sức khoẻ Nhân dân; quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa cho giáo dục-đào tạo; xây dựng chính sách phát huy hiệu quả giá trị văn hóa, khơi dậy sức mạnh dân tộc, tinh thần yêu nước và khát vọng vươn lên của người Việt…sẽ tạo ra yếu tố quyết định sự bền vững, lâu dài cho việc phát triển KT-XH. Nếu Chính phủ không có giải pháp kịp thời thì trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, tình trạng học sinh bỏ học ở các cấp học sẽ xảy ra ngày càng nhiều, tình trạng này không chỉ xảy ra ở những vùng có điều kiện KT-XH còn khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, mà đối tượng là dân nghèo thành thị cũng rất khó đầu tư cho con cái học hành, dẫn đến hệ luỵ xã hội và ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nhân lực của đất nước.

Thứ hai, Chính phủ cần có quyết sách hiệu quả hơn nữa cho phát triển nông nghiệp, thực hiện hiệu quả kinh tế nông nghiệp.

Thực tế cho thấy rằng, trong những lúc kinh tế khó khăn nhất, thì nông nghiệp vẫn là cứu cánh. Bởi đơn giản chúng ta có thể bớt mua sắm, bớt du lịch khi kinh tế khó khăn cần thắt chặt chi tiêu, nhưng chúng ta vẫn phải ăn, phải tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp. Thế nhưng tại sao đất nước có đa số người dân xuất thân từ nông thôn, có kinh nghiệm nhất định về nông nghiệp, có tài nguyên đất đai, khí hậu phù hợp…mà chất lượng sản phẩm nông nghiệp lại không có sức cạnh tranh lớn, ít mang lại giá trị cao; tại sao người sản xuất nông nghiệp cuộc sống vẫn còn rất khó khăn? người nông dân vẫn còn than thở về giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao mà giá thành sản phẩm nông nghiệp giảm, chăn nuôi, trồng trọt ra sản phẩm không có người mua; trong khi đó áp lực tăng giá tiêu dùng, tăng chi phí học hành của con cái…luôn đè nặng cuộc sống của người dân nông thôn, người sản xuất nông nghiệp. Do vậy, Chính phủ cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo điều hành, quan tâm xây dựng các chính sách phù hợp để xây dựng ngành nông nghiệp của nước ta trở nên hiện đại, ứng dụng được thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất; xây dựng kinh tế nông nghiệp có sức cạnh tranh và mang lại nhiều giá trị kinh tế, làm cho đời sống người sản xuất nông nghiệp ổn định, có như vậy mới góp phần cho KT-XH đất nước ta phát triển một cách bền vững.

Thứ ba, Chính phủ cần rà soát và sớm thực hiện các giải pháp nhằm khơi thông các điểm nghẽn về chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT-XH.

Theo ĐBQH Chamaléa Thị Thủy, trong Báo cáo số 577 của Chính phủ về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2023, dự kiến Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024 “Xuất hiện tình trạng thiếu hụt điện cục bộ vào cuối tháng 5 – đầu tháng 6 năm 2023 tại một số địa phương miền Bắc; nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết nắng nóng, nhu cầu tiêu thụ điện tăng, hiện tượng El Nino dẫn đến hạn hán, thuỷ điện giảm, nhiệt điện than gặp sự cố, thiếu hệ thống truyền tải từ miền Trung ra miền Bắc; công tác điều tiết điện lực còn bất cập… Việc thiếu hụt cục bộ nguồn cung điện nêu trên đã ảnh hưởng nhất định đến sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của người dân”. Tuy nhiên, thực tế tại địa phương ngoài doanh nghiệp, Đoàn ĐBQH,…đã nhiều lần kiến nghị cơ quan chức năng cần sớm có giải pháp để thực hiện việc tiếp nhận, quản lý hệ thống truyền tải 500 kV Thuận Nam để đảm bảo công tác vận hành hệ thống truyền tải này ổn định, đảm bảo an ninh truyền tải và kiến nghị về việc ưu tiên điều độ để khai thác toàn bộ công suất, điện năng phát của các Nhà máy điện mặt trời, nhưng đến nay chưa được giải quyết dứt điểm để góp phần tháo gỡ khó khăn thực tế cho doanh nghiệp, cũng như góp phần vào đảm bảo nguồn cung về Điện, tránh tình trạng rất bất hợp lý là nơi thừa không sử dụng được, nơi thiếu điện ảnh hưởng sản xuất kinh doanh và nhu cầu sinh hoạt của người dân như thời gian qua.

Nguồn

Cùng chủ đề

[Podcast] Bản tin ngày 24/12/2024

Thứ tư, 25/12/2024 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

[Podcast] Bản tin ngày 23/12/2024

Thứ hai, 23/12/2024 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

[Podcast] Bản tin ngày 20/12/2024

Thứ bảy, 21/12/2024 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

[Podcast] Bản tin ngày 18/12/2024

Thứ tư, 18/12/2024 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

[Podcast] Bản tin ngày 17/12/2024

Thứ tư, 18/12/2024 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

Cùng tác giả

Rong biển giá trị thế nào mà nhiều quốc gia “lùng” mua, được ví như “vị thuốc bổ của đại dương”?

Giáo sư Mary Ellen Camire, Đại học Maine – chuyên gia dinh dưỡng khẳng định: “Rong biển là nguồn cung cấp chất xơ và khoáng chất tuyệt vời”. PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội nuôi biển Việt Nam cho biết, chiết xuất rong biển chứa lượng lớn các khoáng chất biển như magiê, canxi, đồng, kali, selenium, kẽm, iốt và sắt, chất béo thấp, cũng như các chất chống oxy hoá, chất dinh dưỡng và chất xơ, các...

Thêm dự án du lịch chậm tiến độ bị thu hồi đất

Dự án Khu du lịch Rocko Bay Resort của Công ty TNHH Phát triển Du lịch Minh Thành làm chủ đầu tư bị thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai. Phối cảnh Dự án Rocko Bay Resort Ninh Thuận. UBND tỉnh Ninh Thuận đã có thông báo về việc thu hồi đất Dự án Khu du lịch Rocko Bay Resort của Công ty TNHH Phát triển Du lịch Minh Thành (gọi tắt Công ty Minh Thành). Theo đó,...

Chi nhánh Xăng dầu Ninh Thuận: Vững bước để tiến xa hơn

Sau 30 năm xây dựng và phát triển (27/12/1994 - 27/12/2024), Chi nhánh Xăng dầu Ninh Thuận trở thành doanh nghiệp (DN) chủ đạo trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, sản phẩm hóa dầu; khẳng định uy tín, vị thế thương hiệu Petrolimex với khách hàng trong và ngoài tỉnh.

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại các huyện Thuận Nam, Ninh Phước

Tại huyện Thuận Nam, bà Nguyễn Thị Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện tiếp làm việc với Đoàn giám sát. Theo báo cáo của UBND huyện Thuận Nam, địa phương được giao 27.068,6 triệu đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024. Trong đó, Trung ương hỗ trợ vốn sự nghiệp 12.894,4 triệu đồng; vốn đầu tư phát triển 9.319,1 triệu đồng; vốn đối ứng...

Ninh Sơn: Tổng kết công tác Mặt trận năm 2024

Năm 2024, Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Ninh Sơn đã thực hiện tốt và triển khai sâu rộng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trong giai đoạn mới. Xây dựng 1 mô hình tập thể điển hình tiên tiến “Dân vận khéo”; tổ chức 2 hội chợ kích cầu tiêu dùng; vận động Quỹ “Vì người nghèo” được hơn 1,3 tỷ đồng; xây dựng 95 căn nhà...

Cùng chuyên mục

Rong biển giá trị thế nào mà nhiều quốc gia “lùng” mua, được ví như “vị thuốc bổ của đại dương”?

Giáo sư Mary Ellen Camire, Đại học Maine – chuyên gia dinh dưỡng khẳng định: “Rong biển là nguồn cung cấp chất xơ và khoáng chất tuyệt vời”. PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội nuôi biển Việt Nam cho biết, chiết xuất rong biển chứa lượng lớn các khoáng chất biển như magiê, canxi, đồng, kali, selenium, kẽm, iốt và sắt, chất béo thấp, cũng như các chất chống oxy hoá, chất dinh dưỡng và chất xơ, các...

Thêm dự án du lịch chậm tiến độ bị thu hồi đất

Dự án Khu du lịch Rocko Bay Resort của Công ty TNHH Phát triển Du lịch Minh Thành làm chủ đầu tư bị thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai. Phối cảnh Dự án Rocko Bay Resort Ninh Thuận. UBND tỉnh Ninh Thuận đã có thông báo về việc thu hồi đất Dự án Khu du lịch Rocko Bay Resort của Công ty TNHH Phát triển Du lịch Minh Thành (gọi tắt Công ty Minh Thành). Theo đó,...

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại các huyện Thuận Nam, Ninh Phước

Tại huyện Thuận Nam, bà Nguyễn Thị Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện tiếp làm việc với Đoàn giám sát. Theo báo cáo của UBND huyện Thuận Nam, địa phương được giao 27.068,6 triệu đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024. Trong đó, Trung ương hỗ trợ vốn sự nghiệp 12.894,4 triệu đồng; vốn đầu tư phát triển 9.319,1 triệu đồng; vốn đối ứng...

Ninh Sơn: Tổng kết công tác Mặt trận năm 2024

Năm 2024, Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Ninh Sơn đã thực hiện tốt và triển khai sâu rộng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trong giai đoạn mới. Xây dựng 1 mô hình tập thể điển hình tiên tiến “Dân vận khéo”; tổ chức 2 hội chợ kích cầu tiêu dùng; vận động Quỹ “Vì người nghèo” được hơn 1,3 tỷ đồng; xây dựng 95 căn nhà...

Ninh Thuận thông tin lý do dự án khu du lịch ngừng hoạt động gần 6 năm

Ninh Thuận thông tin lý do dự án khu du lịch ngừng hoạt động gần 6 nămDự án Khu du lịch Hoàn Cầu ngừng hoạt động từ năm 2018 do hoạt động thua lỗ. Sau khi tái cơ cấu doanh nghiệp, chủ đầu tư đang điều chỉnh quy hoạch chi tiết để xin điều chỉnh dự án. Khu du lịch Hoàn Cầu ngừng hoạt động, quây tôn kín mít nhiều năm nay. Ảnh chụp tháng 7/2024. Phản hồi câu hỏi của...

Tỉnh ủy tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Tham dự hội nghị có các đồng chí: Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Quốc Nam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các vụ địa phương của Văn phòng Trung ương Đảng; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Tỉnh ủy viên và lãnh đạo các sở, ban, ngành.Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dự hội nghị. Ảnh: P.BìnhTại hội...

Không khí lạnh tăng cường, khả năng mưa trái mùa vài ngày ở Nam bộ

TPO – Cơ quan khí tượng dự báo, trong những ngày còn lại của năm 2024, khu vực Nam bộ sẽ có mưa trái mùa do ảnh hưởng từ nhiễu động gió đông. Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, chiều tối qua (25/12), áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 10) tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi từ Ninh Thuận đến Bà...

Tổ Công tác Đề án 06 tỉnh: Họp đánh giá tiến độ triển khai sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch...

Trong tuần, các sở, ngành, địa phương đã chủ động triển khai quyết liệt, phối hợp cùng lực lượng Công an đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người đăng ký, kích hoạt tài khoản định danh điện tử (ĐDĐT) mức 2; hướng dẫn người dân tích hợp BHYT, BHXH trên VNeID, sử dụng sổ SKĐT, cấp phiếu LLTP và tích hợp các loại giấy tờ khác trên ứng dụng VNeID. Tính đến ngày 24/12, Sở Tư...

Tổng kết thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2024

Chiều 25/12, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tổng kết, trao giải Cuộc thi trực tuyến “Sắc màu OCOP và sản phẩm đặc thù tỉnh Ninh Thuận” năm 2024.

Hội nghị trực tuyến quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội...

 Tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024), Quốc hội đã hoàn thành khối lượng nhiệm vụ lập pháp lớn nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay, với việc thông qua 18 luật, 21 nghị quyết với sự đồng thuận, thống nhất cao của các đại biểu quốc hội. Nội dung các luật, nghị quyết bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật, với nhiều vấn đề...

Tin nổi bật

Tin mới nhất