HTX tổng hợp Nông nghiệp và Du lịch Bầu Zôn (gọi tắt HTX Bầu Zôn) có tên giao dịch nước ngoài là Bau Zon General Agriculture and Tourism Cooperative. HTX Bàu Zôn được thành lập theo Luật Hợp tác xã gồm có 7 thành viên sáng lập có tuổi đời trung bình 35 tuổỉ, đồng bào dân tộc Chăm sinh sống tại xã Phước Hữu. Tất cả các thành viên HTX đều tốt nghiệp đại học và trên đại học, chuyên ngành Kinh tế, Công nghệ thông tin, Môi trường.
HTX Bầu Zôn có trụ sở chính tại thôn Thành Đức thuộc xã Phước Hữu; vốn điều lệ 400 triệu đồng do các thành viên sáng lập đóng góp. Hội nghị thống nhất bầu ông Lưu Trường Lâm giữ chức danh Giám đốc HTX tổng hợp Nông nghiệp và Du lịch Bầu Zôn.
HTX Bầu Zôn liên kết phát triển cây măng tre Tứ Quý trên 50 ha theo mô hình sản xuất an toàn, hiệu quả và bền vững, giá trị kinh tế cao. Xây dựng quy trình sản xuất khép kín, tối ưu chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm măng tre tươi, măng tre khô, giống tre. Hướng dẫn kỹ thuật trồng chăm sóc và cung cấp cây tre giống với sản lượng 30.000 cây/năm. Du lịch tham quan Tháp Pô Rôme kết hợp trải nghiệm dịch vụ nông nghiệp, ẩm thực văn nghệ tại vườn tre Bazo Farm của HTX. Từ các hoạt động cung cấp giống tre, thu mua măng tươi, chế biến măng khô, du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng và xây dựng trang trại, HTX phấn đấu lợi nhuận hàng năm đạt trung bình trên 5 tỷ đồng.
Việc thành lập đưa HTX Bầu Zôn vào hoạt động đánh thức tiềm năng, lợi thế kinh tế vùng hồ chứa nước Bầu Zôn có sức chứa 1,69 triệu khối nước tưới bổ sung cho trên 100 ha đất canh tác một vụ lúa vùng hạ lưu. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ ruộng 1 vụ lúa sang trồng tre cho hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào Chăm xã Phước Hữu.
Đây cũng sẽ là mô hình điểm để đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuậnvà các tỉnh lân cận đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm để phát triển kinh tế theomô hình kinh tế tập thể theo chuỗi giá trị như nội dung của Tiểu Dự án 2, Dự án3 – Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miềnnúi giai đoạn 2021- 2030 đang được triển khai tại nhiều địa phương vùng DTTStrên cả nước.
Hiệu quả từ mô hình nuôi bò sinh sản của đồng bào Raglay thôn Tà Dương