Powered by Techcity

Nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 1 có chỉ số giá tăng

Trong tháng 1/2024, tình hình hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh khá sôi động, nhu cầu hàng hóa tiêu dùng, đi lại tăng; nhưng giá cả được kiểm soát, không có hiện tượng tăng giá đột biến, bất thường. Đến cuối tháng 1, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 3.533,3 tỷ đồng, tăng 4,7% so với tháng trước và tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2023.

Góp phần làm tăng doanh thu hoạt động thương nghiệp trong tháng 1 là nhờ các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thương mại, các siêu thị, trung tâm mua sắm luôn duy trì lượng hàng hóa dồi dào và tăng cường đầu tư các sản phẩm mới, đa dạng, phong phú; đồng thời triển khai nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn để kích cầu tiêu dùng nhân dịp đầu năm mới 2024 và chuẩn bị đón tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Bên cạnh đó, chương trình bình ổn thị trường tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 góp phần bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường và an sinh xã hội, cung cấp đầy đủ, thường xuyên, đảm bảo nguồn hàng hóa thiết yếu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, đặc biệt đối với vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc.

Trong tổng mức tăng kể trên, xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 2.695,1 tỷ đồng, chiếm 76,3% tổng mức, tăng 5,6% so với tháng trước và tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 532,1 tỷ đồng, chiếm 15,1% tổng mức, tăng 0,7% so với tháng trước và tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu du lịch lữ hành đạt 1,3 tỷ đồng, chiếm 0,04% tổng mức, tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 17,2% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ khác ước đạt 304,8 tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng mức, tăng 3,8% so với tháng trước và tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước.

Người tiêu dùng chọn mua hàng hóa tại siêu thị Winmart. Ảnh: V.Nỷ

Về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 tăng 0,55% so với tháng trước và tăng 4,26% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính có 7 nhóm có chỉ số giá tăng, 3 nhóm chỉ số giá ổn định, chỉ có 1 nhóm có chỉ số giá giảm. Cụ thể, 7 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm: Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng cao nhất với 4,10%, chủ yếu do giá gas tăng 1,40%; giá nhà ở thuê tăng 9,84%; vật liệu bảo dưỡng tăng 0,40%, nhất là giá mặt hàng sơn các loại tăng do nhu cầu sửa chữa nhà những ngày cận Tết tăng. Tiếp đến nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,25%, tập trung chủ yếu ở các mặt hàng như: Gương treo tường tăng 4,93%; dụng cụ làm vườn tăng 0,99%; chổi các loại tăng 3,99%; nến, diêm tăng 1,79%; thuốc diệt côn trùng tăng 0,68%; giá thuê người phục vụ tăng mạnh 4,38% do giá công thuê những ngày cận Tết tăng.

Các nhóm: Đồ uống và thuốc lá tăng 0,25%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,06%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,03%; giao thông tăng 0,01%. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,05%, trong đó lương thực tăng 0,11% chủ yếu giá gạo tăng (tăng 0,10%) nguyên nhân do sản lượng thu hoạch trong vụ thấp phải nhập gạo ở các tỉnh khác về, chi phí vận chuyển tăng làm tăng giá gạo địa phương.

Ba nhóm: Thuốc và dịch vụ y tế, bưu chính viễn thông, giáo dục có chỉ số giá không tăng không giảm. Riêng nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,04%, do một số cửa hàng quần áo giảm giá để thu hút khách hàng, giải phóng lượng hàng tồn cũ để nhập hàng mới về bán trong dịp cận Tết. Trong đó, quần áo cho bé gái giảm 0,69%; các mặt hàng còn lại giữ giá ổn định do nhu cầu mua sắm vẫn còn chậm.

Tháng 1 là thời điểm giáp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nên hoạt động vận tải trong tháng diễn ra khá sôi động và nhộn nhịp, do nhu cầu vận chuyển hành khách về quê và lượng hàng hóa lưu thông phục vụ sản xuất, kinh doanh tăng. Trong đó, lượng hành khách vận chuyển đạt 1,6 triệu lượt, tăng 0,9% so với tháng trước và tăng cao 78,9% so với cùng kỳ năm trước; vận chuyển hàng hóa đạt 1,6 triệu tấn, tăng 7,7% so với tháng trước và tăng 36,4% so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh: Tiếp nhận 1,42 tỷ đồng ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Cụ thể, Công an tỉnh ủng hộ 500 triệu đồng; Bệnh viện Đa khoa tỉnh ủng hộ 336,4 triệu đồng; Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh 192,6 triệu đồng; Ban Trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh 100 triệu đồng; Hội Doanh nhân trẻ tỉnh 100 triệu đồng; nhóm thiện nguyện Hương Từ Bi 91 triệu đồng; Hiệp hội Giống thủy sản tỉnh 74,8 triệu đồng; Hội đồng Chức sắc Chăm...

UBND tỉnh họp thẩm định Bảng giá đất giai đoạn 2020-2024 trên địa bàn tỉnh

Tại cuộc họp, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đề xuất phương án điều chỉnh Bảng giá đất trên cơ sở phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá tình hình biến động thị trường. Theo đó, phạm vi điều chỉnh Bảng giá đất được căn cứ trên các điều, khoản quy định trong Luật Đất đai năm 2024, Nghị định số 71/2024/NĐ-CP ngày 27/6/2024 của Chính phủ, các...

UBND tỉnh họp nghe báo cáo giải quyết vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh thể thao trên biển

Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh thể thao trên biển tại khu vực vịnh Vĩnh Hy, ngày 5/9/2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ trì, tổ chức cuộc họp với các đơn vị, địa phương liên quan để trao đổi, cho ý kiến và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hiện nay về việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kinh doanh thể thao...

Đoàn công tác của tỉnh thăm, tặng quà Trung thu cho các cháu thiếu nhi Trường Mẫu giáo Phước Hà

Cùng tham gia có lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND huyện Thuận Nam.Lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các sở, địa phương tặng quà cho các cháu thiếu nhi Trường Mẫu giáo Phước Hà.Tại nơi đến thăm, thay mặt Đoàn công tác, đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chúc các cháu thiếu nhi đón...

Bão đổ bộ vào đất liền dự báo tăng, nguy cơ mưa lũ dồn dập ở Trung Bộ

Từ tháng 10 – 12/2024, bão, áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông có khả năng xuất hiện cao hơn trung bình nhiều năm (4 – 5 cơn/năm). Số cơn bão đổ bộ vào đất liền có thể cao hơn so với trung bình nhiều năm (1,9 cơn/năm); tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam; đề phòng khả năng bão, áp thấp nhiệt đới hình thành ngay trên khu vực Biển...

Cùng chuyên mục

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 (Nghị quyết số 50-NQ/TW), Tỉnh ủy Ninh Thuận đã xây dựng Kế hoạch số 204/-KH/TU ngày 8/11/2019 và cụ thể hóa để triển khai thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW, nhằm từng bước làm tốt hơn nữa công tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp

Thời gian gần đây, thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh có nhiều tín hiệu khởi sắc, đóng góp đáng kể vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN không chỉ giúp giải quyết việc làm cho người lao động mà còn góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nguồn thu cho ngân sách địa...

Hiệp hội Du lịch Ninh Thuận khảo sát du lịch tại Hàn Quốc

Từ ngày 4 - 8/9, Đoàn công tác Hiệp hội Du lịch tỉnh Ninh Thuận đã đến khảo sát các sản phẩm du lịch tại thành phố Seoul, Jeju, Hàn Quốc.

Tăng cường xúc tiến kêu gọi đầu tư phát triển du lịch

Thời gian qua, tỉnh Ninh Thuận đẩy mạnh đồng bộ nhiều giải pháp kích cầu du lịch, xúc tiến, quảng bá trong và ngoài nước để thu hút du khách. Cùng với đó, tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu cho phát triển du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật để nâng chất lượng dịch vụ du lịch.

Linh hoạt điều tiết nước đảm bảo sản xuất vụ mùa có hiệu quả

Thực hiện Kế hoạch số 3825/KH-UBND ngày 21/8/2024 của UBND tỉnh về sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vụ mùa năm 2024, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Ninh Thuận đang triển khai kế hoạch điều tiết nước phục vụ sản xuất vụ mùa năm 2024.

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm tỏi tươi, tỏi khô cho 3 hợp tác xã

Chiều 4/9, Hội Nông dân tỉnh tổ chức công bố quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể “Hương vị của nắng và gió Phan Rang” đối với các sản phẩm tỏi tươi, tỏi khô được sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận cho 3 hợp tác xã (HTX): Nông nghiệp hành tím Nhơn Hải; Dịch vụ tổng hợp Thái An; Dịch vụ Nông nghiệp thu mua nông sản Thanh Hải.

Đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ các sản phẩm OCOP hết thời hạn chứng nhận

Năm 2020, UBND tỉnh Ninh Thuận công nhận 69 sản phẩm OCOP của 19 chủ thể. Theo quy định, giấy chứng nhận cho các sản phẩm OCOP đạt từ 3-5 sao có giá trị 36 tháng kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành. Để đảm bảo quyền lợi của các sản phẩm được công nhận, các ban, ngành, địa phương đang tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các chủ thể tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, nâng cao chất lượng sản phẩm để duy trì các tiêu chí và đăng ký đánh giá phân hạng lại sản phẩm.

Bài cuối: “Tăng tốc” thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị năm 2024

Phát huy những giá trị và bài học to lớn của tinh thần Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Thuận tập trung thực hiện công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quê hương Ninh Thuận phát triển nhanh, bền vững, ngày càng thêm giàu đẹp, văn minh.

Dịp lễ Quốc khánh 2/9 toàn tỉnh đón khoảng 75.000 lượt khách du lịch

Trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, tổng lượt khách tham quan, nghỉ dưỡng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận ước đạt 75.000 lượt khách tăng 15,4% so với cùng kỳ 2023; trong đó khách quốc tế ước đạt 900 lượt, tăng 28,6%; thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch (DL) ước đạt 90 tỷ đồng. Hoạt động DL trên địa bàn diễn ra an toàn.

Thi đua lao động chào mừng Quốc khánh 2/9

Chào mừng 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), những ngày này, tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, không khí thi đua lao động, sản xuất hết sức sôi nổi.

Tin nổi bật

Tin mới nhất