Powered by Techcity

Mô hình khu kinh tế được nhiều địa phương ưu tiên để tăng lợi thế cạnh tranh

Mô hình khu kinh tế được nhiều địa phương ưu tiên để tăng lợi thế cạnh tranh

Nhiều địa phương đang đề xuất bổ sung quy hoạch khu kinh tế, coi đó là lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư.

Ưu tiên đầu tư khu kinh tế

Mô hình khu kinh tế được nhiều địa phương ưu tiên lựa chọn để thu hút các nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội. Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo đại biểu Quốc hội khi đề cập tới công tác quản lý nhà nước về các khu kinh tế – một trong các nội dung được các đại biểu chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội XV.

Thực tiễn phát triển các khu kinh tế đã được thành lập, như Dung Quất, Vũng Áng, Nghi Sơn, Đình Vũ – Cát Hải… đã chứng minh việc hình thành các khu kinh tế mở ra nhiều cơ hội, tạo động lực thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển thông qua cơ chế ưu đãi đầu tư, hệ thống hạ tầng đồng bộ và có điều kiện để phát triển tập trung công nghiệp quy mô lớn.

Hiện nay, mô hình khu kinh tế vẫn tiếp tục được ưu tiên phát triển tại nhiều địa phương để tăng lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư.

Ví dụ, Tỉnh Quảng Ninh đã có 5 khu kinh tế được thành lập, trong đó có 3 khu kinh tế cửa khẩu và hai khu kinh tế ven biển. Hải Phòng đã thành lập khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải và đề xuất thành lập thêm khu kinh tế ven biển thứ hai. Một số địa phương phía nam, như Ninh Thuận, Bình Thuận, Bến Tre cũng đề xuất bổ sung quy hoạch khu kinh tế.

Hiện nay, phần lớn các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, các dự án có quy mô vốn đầu tư lớn đa số đều lựa chọn các khu công nghiệp, khu kinh tế là địa điểm đầu tư. Ví dụ Samsung, LG, Lego, Pandora, Formosa…

Phân cấp triệt để cho địa phương

Đã phân cấp thẩm quyền triệt để cho các địa phương quyết định định hướng và huy động nguồn lực phát triển các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo. Các nội dung này đã được quy định cụ thể tại Nghị định số 35//2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế. 

Cụ thể, các địa phương có thẩm quyền chủ trì xây dựng và chỉ đạo thực hiện phương án phát triển khu kinh tế trên địa bàn; tổ chức lập, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế…

Các địa phương có quyền quyết định sử dụng vốn ngân sách nhà nước để đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài khu kinh tế.

Chính quyền địa phương cũng có quyền chỉ đạo thực hiện thủ tục đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu chức năng trong khu kinh tế trong thời gian chưa thành lập ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư; Ban hành các chính sách ưu đãi và khuyến khích cụ thể phù hợp với quy định của pháp luật đối với việc ưu tiên tuyển dụng và sử dụng lao động tại chỗ, lao động có chuyên môn cao, tay nghề giỏi.

Các địa phương cũng có thẩm quyền ban hành điều kiện và tiêu chí đối với các doanh nghiệp nhà đầu tư được ưu tiên thuê đất, thuê lại đất theo quy định của pháp luật…

Kết quả đạt được là thu hút được lượng vốn đầu tư lớn, bổ sung nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế;  

Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển đổi không gian phát triển, thúc đẩy liên kết ngành và liên kết vùng, tạo nền tảng quan trọng cho tăng trưởng trong dài hạn.

Góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng năng suất lao động và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực;  góp phần tích cực và công tác bảo vệ môi trường và thực hiện định hướng tăng trưởng xanh…

Cần có Luật khu công nghiệp và khu kinh tế

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị nghiên cứu xây dựng Luật Khu công nghiệp và khu kinh tế, đảm bảo thúc đẩy phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,hiện đại hóa trong tình hình mới; đồng thời đáp ứng được xu thế vận động mới trên thế giới, như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, năng lượng xanh.

Cơ sở của đề xuất này chính là những hạn chế của phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhắc đến. Như, chất lượng hiệu quả quy hoạch chưa đáp ứng yêu cầu, hiệu quả sử dụng đất chưa cao, nguồn vốn ngân sách trung ương bố trí cho phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế còn hạn chế.

Theo giải trình của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một trong những nguyên nhân chính là thể chế và pháp luật có liên quan đến khu công nghiệp, khu kinh tế chưa được hoàn thiện, thiếu đồng bộ và chưa có đột phá để thích ứng với yêu cầu phát triển, tạo hướng đi mới cho phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế.

Tính pháp lý về quy định khung đối với khu công nghiệp, khu kinh tế chưa cao, khung pháp lý điều chỉnh hoạt động khu công nghiệp, khu kinh tế tản mạn, chưa đủ mạnh, mới dừng lại ở cấp Nghị định. Trong khi đó, hoạt động của khu công nghiệp, khu kinh tế liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, được quy định ở cấp luật, như quy hoạch, đầu tư, doanh nghiệp, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, nhà ở, lao động…

Hệ thống chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư của Việt Nam nói chung và của khu công nghiệp, khu kinh tế nói riêng, còn chưa hiệu quả, chưa tạo sự khác biệt để định hướng dòng đầu tư.

Tại địa phương đã hình thành hệ thống ban quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với khu công nghiệp, khu kinh tế.

Tuy nhiên, quy định về vị trí chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của ban quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế chưa rõ, thiếu ổn định, thiếu nhất quán, chưa được phân cấp đầy đủ và chưa tạo được căn cứ pháp lý hoàn chỉnh để triển khai thực hiện chủ trương cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa – tại chỗ của Chính phủ.

Vì vậy, trong thời gian tới, việc nghiên cứu, xây dựng Luật Khu công nghiệp và khu kinh tế là cần thiết.

Cùng với đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho địa phương, bảo đảm phát huy hiệu quả mô hình “một cửa, tại chỗ” trong quản lý đầu tư phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế.

Tính đến nay, cả nước có 26 khu kinh tế cửa khẩu thuộc 21/25 tỉnh biên giới đất liền, với tổng diện tích khoảng gần 775,8 nghìn hecta; 18 khu kinh tế ven biển đã thành lập với tổng diện tích 857,6 nghìn ha, trong đó diện tích đất liền khoảng 568,4 nghìn hecta (chiếm 1,68% tổng diện tích cả nước) thuộc 17/28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giáp biển.

Khu kinh tế chuyên biệt là loại hình khu kinh tế mới được bổ sung tại Nghị định số 35/2022/NĐ-CP nên đến nay chưa có khu kinh tế chuyên biệt được thành lập

Nguồn: https://baodautu.vn/mo-hinh-khu-kinh-te-duoc-nhieu-dia-phuong-uu-tien-de-tang-loi-the-canh-tranh-d229503.html

Cùng chủ đề

Tháng đầu tiên của năm 2024, dòng vốn FDI chảy mạnh vào Việt Nam

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/1/2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 2,36 tỷ USD, tăng 40,2% so với cùng kỳ năm 2023.

Top 10 địa phương thu hút đầu tư FDI lớn nhất

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lũy kế đến hết năm 2023, Việt Nam thu hút được 39.140 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng vốn đăng ký đạt 468,917 tỷ USD; trong đó, 10 địa phương thu hút nhiều FDI nhất, bao gồm: Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Long An và Quảng Ninh.

Cùng tác giả

Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2025

Tham dự có đồng chí Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy là thành viên BCĐ và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị liên quan.Tại cuộc họp, lãnh đạo Ban Nội chính Tỉnh ủy báo cáo tình hình, kết quả hoạt động của BCĐ PCTN-TC tỉnh năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ, một số nội dung công tác trọng tâm năm...

Ngành Nông nghiệp tổng kết công tác năm 2024

Sáng 25/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024; triển khai kế hoạch năm 2025. Đồng chí Trịnh Minh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đến dự, chỉ đạo hội nghị.

Hội nghị Ban Chấp hành Liên đoàn lao động tỉnh lần thứ V

Năm 2024, tình hình việc làm, thu nhập và tư tưởng của đoàn viên (ĐV), người lao động (NLĐ) cơ bản ổn định. Toàn tỉnh thành lập mới 24 công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, vượt 20% kế hoạch năm; phát triển thêm 3.349 ĐV công đoàn, vượt 123% kế hoạch. Đã có hơn 5.000 lượt ĐV, NLĐ được thụ hưởng các hoạt động chăm lo của các cấp công đoàn với tổng...

Công đoàn Viên chức tỉnh: Tổng kết hoạt động năm 2024

Năm 2024, CĐVC tỉnh đã thực hiện tốt nhiệm vụ, kế hoạch, đạt được nhiều kết quả quan trọng trong hoạt động công đoàn và phong trào công chức, viên chức, người lao động. Công tác chăm lo đời sống, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên (ĐV), người lao động (NLĐ) được quan tâm thực hiện tốt. Công tác tuyên truyền, giáo dục; các phong trào thi đua yêu nước...

Cụm thi đua Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố Trung và Nam Trung Bộ: Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm...

Năm 2025, Cụm thi đua Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố Trung và Nam Trung Bộ tiếp tục triển khi thực hiện Chỉ thị 43, ngày 8/8/2024 của Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong tình hình mới; đẩy mạnh hoạt động hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025); tăng cường công tác phối...

Cùng chuyên mục

Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2025

Tham dự có đồng chí Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy là thành viên BCĐ và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị liên quan.Tại cuộc họp, lãnh đạo Ban Nội chính Tỉnh ủy báo cáo tình hình, kết quả hoạt động của BCĐ PCTN-TC tỉnh năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ, một số nội dung công tác trọng tâm năm...

Ngành Nông nghiệp tổng kết công tác năm 2024

Sáng 25/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024; triển khai kế hoạch năm 2025. Đồng chí Trịnh Minh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đến dự, chỉ đạo hội nghị.

Hội nghị Ban Chấp hành Liên đoàn lao động tỉnh lần thứ V

Năm 2024, tình hình việc làm, thu nhập và tư tưởng của đoàn viên (ĐV), người lao động (NLĐ) cơ bản ổn định. Toàn tỉnh thành lập mới 24 công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, vượt 20% kế hoạch năm; phát triển thêm 3.349 ĐV công đoàn, vượt 123% kế hoạch. Đã có hơn 5.000 lượt ĐV, NLĐ được thụ hưởng các hoạt động chăm lo của các cấp công đoàn với tổng...

Công đoàn Viên chức tỉnh: Tổng kết hoạt động năm 2024

Năm 2024, CĐVC tỉnh đã thực hiện tốt nhiệm vụ, kế hoạch, đạt được nhiều kết quả quan trọng trong hoạt động công đoàn và phong trào công chức, viên chức, người lao động. Công tác chăm lo đời sống, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên (ĐV), người lao động (NLĐ) được quan tâm thực hiện tốt. Công tác tuyên truyền, giáo dục; các phong trào thi đua yêu nước...

Cụm thi đua Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố Trung và Nam Trung Bộ: Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm...

Năm 2025, Cụm thi đua Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố Trung và Nam Trung Bộ tiếp tục triển khi thực hiện Chỉ thị 43, ngày 8/8/2024 của Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong tình hình mới; đẩy mạnh hoạt động hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025); tăng cường công tác phối...

[Podcast] Bản tin ngày 24/12/2024

Thứ tư, 25/12/2024 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2024 do TTXVN bình chọn

1. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời Vào hồi 13 giờ 38 phút ngày 19/7/2024, trái tim nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc đã ngừng đập trong niềm tiếc thương vô hạn của đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế. Suốt cuộc đời cống hiến vì nước, vì dân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại hệ thống tư tưởng và lý luận quý giá về con đường cách mạng Việt Nam trong...

Cả nước đón Giáng sinh rộn rã, khách Tây khen ‘Quá tuyệt vời’

Nhiều người đến phố Hàng Mã (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chụp ảnh từ chiều 24-12 – Ảnh: HỒNG QUANG Từ chiều 24-12, trời Hà Nội rét ngọt cùng với tiết trời khô ráo tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ra đường tận hưởng không khí Giáng sinh. Lúc 17h30, các tuyến phố quanh khu vực Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm) bắt đầu đông đúc. Không gian được trang hoàng bởi đặc trưng lễ Giáng sinh kèm theo sắc đỏ...

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác y tế năm 2025

Sáng 24/12, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai công tác y tế năm 2025. Phó Thủ tướng Lê Thành Long dự, chỉ đạo hội nghị. Tham dự tại điểm cầu tỉnh Ninh Thuận có đồng chí Nguyễn Long Biên, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.

Kỳ họp thứ 23 HĐND tỉnh khóa XI thông qua nghị quyết về giá các loại đất và mức chi trả trợ cấp xã...

Tham dự kỳ họp có đồng chí Trần Quốc Nam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh; Lê Văn Bình, UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương.Toàn cảnh Kỳ họp thứ 23 HĐND tỉnh khóa XI. Ảnh: P.Bình Sau phát biểu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất