Powered by Techcity

Loạt “ông lớn” ngoại rời Việt Nam, điện gió ngoài khơi vẫn loay hoay

Orsted (Đan Mạch), Equinor (Na Uy) và gần đây là Enel (Italy) chuẩn bị rút khỏi Việt Nam, theo ba nguồn tin của Reuters tiết lộ. Đây đều là những “ông trùm” về lĩnh vực điện gió trên thế giới.

Thực tế, không ít doanh nghiệp năng lượng quốc tế từng có tham vọng phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam, nhưng sau nhiều năm kế hoạch vẫn phải “bỏ ngỏ” vì vướng hàng loạt cơ chế, chính sách liên quan.

Bộ Công Thương cũng thừa nhận điện gió ngoài khơi vẫn gặp phải hàng loạt vướng mắc liên quan đến quy hoạch; chủ trương, lựa chọn nhà đầu tư; điều kiện tiếp cận thị trường với nhà đầu tư nước ngoài; đầu tư theo hình thức hợp tác công – tư (PPP)… Bên cạnh đó, các vấn đề về an ninh, quốc phòng, chủ quyền quốc gia; giá điện; tín dụng; tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với thiết bị, thi công xây dựng, an toàn cháy nổ cũng gặp nhiều khó khăn.

Cuộc rút lui của nhiều “ông lớn” năng lượng

Cuối tháng 6/2021, Tập đoàn Orsted của Đan Mạch chính thức đặt chân vào thị trường điện năng lượng tái tạo tại Việt Nam với mong muốn chi tới 13,6 tỷ USD đầu tư dự án điện gió ngoài khơi tại vùng biển Hải Phòng.

Chỉ 3 tháng sau, Orsted đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc hợp tác chiến lược trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi với Tập đoàn T&T của đại gia Đỗ Quang Hiển. Quan hệ hợp tác chiến lược này hứa hẹn đem lại nguồn cung lớn về năng lượng tái tạo thông qua các dự án điện gió ngoài khơi đầu tư mới tại tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận, với tổng công suất lắp đặt ước tính gần 10GW và tổng giá trị đầu tư khoảng 30 tỷ USD (dự kiến được phân kỳ đầu tư trong thời gian 20 năm).

Tuy nhiên, sau gần 2 năm, Orsted đã quyết định dừng “cuộc chơi” tại Việt Nam, chủ yếu do các chính sách liên quan triển khai và mua điện, cơ chế lựa chọn nhà đầu tư và cơ chế bán điện thiếu rõ ràng.

Nối gót Orsted là Tập đoàn Equinor – Công ty năng lượng lớn nhất Na Uy cũng quyết định hủy kế hoạch đầu tư vào điện gió ngoài khơi của Việt Nam sau hơn 2 năm nghiên cứu, khảo sát. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên Equinor đóng cửa một văn phòng phụ trách phát triển điện gió ngoài khơi quốc tế. 

Loạt ông lớn ngoại rời Việt Nam, điện gió ngoài khơi vẫn loay hoay - 1
Equinor – một trong những công ty năng lượng lớn nhất Na Uy đã quyết định rút khỏi thị trường Việt Nam sau nhiều năm nghiên cứu, khảo sát (Ảnh: Equinor).

Trước đó, năm 2021, Equinor và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác phát triển điện gió ngoài khơi và năng lượng tái tạo. Tập đoàn cũng có văn bản đề xuất vị trí khảo sát điện gió ngoài khơi tại một số địa phương như Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Ninh Thuận, Hải Phòng, Thái Bình…

Và mới đây nhất, “gã khổng lồ” năng lượng tái tạo Enel (Italy) có khả năng sẽ rời khỏi thị trường Việt Nam. Hồi tháng 6/2022, Enel đã công bố kế hoạch đầy tham vọng lắp đặt 6GW công suất năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Thời điểm đó, tập đoàn này đặc biệt lưu ý về tiềm năng thị trường điện mặt trời và điện gió của Việt Nam.

Rõ ràng, việc nhiều “ông lớn” năng lượng rút khỏi thị trường Việt Nam cho thấy sức hút của thị trường điện gió ngoài khơi tại Việt Nam đối với các nhà đầu tư ngoại đang cạn dần khi các chính sách liên quan triển khai và mua điện, cơ chế lựa chọn nhà đầu tư và cơ chế bán điện… chưa rõ ràng.

Trong cuộc họp ngày 21/9 với Thủ tướng, ông Đỗ Quang Hiển – Chủ tịch Ủy ban Chiến lược T&T Group – cũng cho biết Tập đoàn Orsted – chiếm 25% sản lượng điện gió ngoài khơi trên thế giới quyết định dừng dự án điện gió tại Việt Nam vào năm 2023 vì các thủ tục hành chính quá phức tạp.

“Mặc dù Orsted có kế hoạch đầu tư một tổ hợp năng lượng tái tạo tại Việt Nam, nhằm xuất khẩu năng lượng ra toàn khu vực châu Á, dự án đã không thể thực hiện do gặp phải các rào cản về thủ tục hành chính. Họ rút bởi vì thủ tục phức tạp quá”, ông Hiển chia sẻ.

Những rào cản, thách thức

Cơ sở hạ tầng lưới điện chưa đảm bảo, rào cản về quy định, chồng chéo các quy hoạch hay khó lựa chọn nhà đầu tư… là nguyên nhân khiến mục tiêu 6.000MW điện gió ngoài khơi của Việt Nam trong 6 năm tới có thể lỡ hẹn. 

Với chiều dài bờ biển hơn 3.400km, Việt Nam được các chuyên gia quốc tế đánh giá có nguồn tài nguyên gió tốt nhất trong khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 5 ở châu Á và thứ 13 trên thế giới. Theo đánh giá, tiềm năng kỹ thuật điện gió ngoài khơi của Việt Nam rất lớn, lên tới 600.000MW.

Thực tế, Việt Nam đã có những định hướng chiến lược cho việc phát triển nguồn năng lượng biển này như Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị, Quy hoạch điện VIII. Trong đó, nước ta đặt mục tiêu công suất loại nguồn điện này đến năm 2030 đạt 6.000MW, định hướng tới năm 2050 từ 70.000MW đến 91.500MW.

Tuy nhiên, việc triển khai lại gặp rất nhiều khó khăn. Đến nay, sau hơn 1 năm ban hành Quy hoạch điện VIII vẫn không có dự án điện gió ngoài khơi nào được quyết định chủ trương và giao chủ đầu tư. Quy hoạch cũng chưa nêu rõ số lượng, công suất và vị trí dự án điện gió ngoài khơi, phương án đấu nối nguồn điện này.

Một số nhà đầu tư cho biết hiện việc chấp thuận chủ trương và lựa chọn nhà đầu tư trong lĩnh vực điện gió còn nhiều vướng mắc và không thống nhất giữa các văn bản quản lý pháp luật hiện hành.

Chia sẻ với phóng viên Dân trí, ông Bùi Văn Thịnh, Chủ tịch Hiệp hội điện gió – điện mặt trời tỉnh Bình Thuận, cho rằng mục tiêu đạt công suất 6.000MW điện gió ngoài khơi của Việt Nam đến năm 2030 khó khả thi.

“Điện gió Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn, nhưng để khai thác được thì gặp rất nhiều trở ngại. Trước hết, Việt Nam thiếu cơ chế, chính sách phát triển điện gió, trong khi cơ chế giá FIT hết hạn thì cơ chế giá mới vẫn phải chờ ban hành. Với điện gió ngoài khơi cũng vậy, cũng gặp khoảng trống về cơ chế chính sách”, ông nhấn mạnh.

Theo Chủ tịch Hiệp hội điện gió – điện mặt trời tỉnh Bình Thuận, cơ sở hạ tầng lưới điện truyền tải của Việt Nam cũng chưa đảm bảo. Do đó, khi tỷ trọng năng lượng tái tạo tăng cao, trong đó có năng lượng điện gió sẽ làm tăng nguy cơ mất an toàn lưới điện.

“Bên cạnh đó, các quy hoạch như quy hoạch khoáng sản; quy hoạch không gian biển; quy hoạch khai thác thủy, hải sản… còn có sự chồng chéo, không phân định rõ ràng. Điều này khiến các doanh nghiệp muốn đầu tư phát triển điện gió ngoài khơi gặp khó khăn”, ông Thịnh nhìn nhận.

Tương tự, TS Dư Văn Toán, chuyên gia năng lượng tái tạo, Viện Nghiên cứu biển và hải đảo (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cũng cho rằng hiện nay, hầu như chưa có văn bản pháp lý nào quy định cụ thể cho điện gió ngoài khơi, mà mới chỉ nêu trong Quy hoạch điện VIII. Cụ thể, trong các quy định liên quan đến biển như Luật Biển Việt Nam 2012, không có quy định cụ thể về việc cho ngành năng lượng tái tạo nói chung và điện gió ngoài khơi nói riêng thuê mặt nước biển.

Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 cũng không quy định về khảo sát, nghiên cứu, xây dựng các dự án phát triển kinh tế biển nói chung (vốn tư nhân) và điện gió ngoài khơi nói riêng mà chỉ quy định về khảo sát, nghiên cứu cơ bản vốn ngân sách.

Về các quy định liên quan giấy phép môi trường, TS Dư Văn Toán cho biết Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 cũng không quy định rõ các dự án năng lượng tái tạo đặc thù thuộc dự án danh mục xanh có mục tiêu giảm khí thải nhà kính, Net Zero thì có thể giảm thiểu một số nội dung đánh giá tác động môi trường hay không.

Loạt ông lớn ngoại rời Việt Nam, điện gió ngoài khơi vẫn loay hoay - 2
Việt Nam thiếu quy định công suất điện gió tối đa cho một dự án để vừa đảm bảo khuyến khích nhà đầu tư tham gia, vừa đảm bảo cân đối hệ thống truyền tải điện (Ảnh: The Guardian).

“Bên cạnh đó, nước ta thiếu quy định về diện tích khu vực biển chấp thuận cho sử dụng để đo gió, khảo sát địa chất, địa hình, đánh giá tác động môi trường (mỗi vùng biển sẽ có quy định khác nhau khi tốc độ, mật độ gió, công suất tua bin, điều kiện địa chất, địa hình biển khác nhau)”, vị chuyên gia nhìn nhận.

Theo TS Toán, Việt Nam thiếu quy định công suất điện gió tối đa cho một dự án để vừa đảm bảo khuyến khích nhà đầu tư tham gia, vừa đảm bảo cân đối hệ thống truyền tải điện. Chưa có quy định công suất dự kiến để khảo sát trong từng thời kỳ quy hoạch cho phù hợp với tổng công suất điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIII.

“Ngoài ra, tiêu chí lựa chọn nhà phát triển dự án có kinh nghiệm, năng lực và có cam kết rõ ràng về tiến độ, chất lượng khảo sát điện gió ngoài khơi cũng chưa được xây dựng. Còn có cách hiểu khác nhau về việc cho phép (hoặc không cho phép) tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện hoạt động đo gió, khảo sát địa chất, địa hình trên biển…”, vị chuyên gia về điện gió ngoài khơi nêu rõ.

Cần giải pháp đột phá

Để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các dự án điện gió ngoài khơi phát triển đạt kỳ vọng, TS Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam, cho rằng cần sửa đổi và bổ sung một cách đồng bộ các bộ luật liên quan. Đồng thời sửa đổi điều lệ tổ chức hoạt động và quy chế tài chính của các tập đoàn kinh tế nhà nước trong lĩnh vực năng lượng như PVN, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)…

“Cần tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế sâu rộng, học hỏi về mô hình quản trị đầu tư, vận hành hiệu quả trong lĩnh vực năng lượng, trong đó có lĩnh vực điện gió ngoài khơi”, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam nhìn nhận.

Về giải pháp mang tính đột phá, TS Thập kiến nghị xem xét ban hành Nghị quyết chuyên đề của Quốc hội gồm các điều kiện cần thiết và cho phép triển khai song song với quá trình hoàn thiện các bộ luật theo tinh thần của nghị quyết chuyên đề đó.

Chia sẻ bên lề lễ công bố báo cáo “Triển vọng Năng lượng Việt Nam – Đường đến Phát thải ròng bằng không (EOR 24)” hồi cuối tháng 6, bà Giada Venturini, Cố vấn cao cấp của Cục Năng lượng Đan Mạch cho biết khi thiết lập các kịch bản, các chuyên gia đã xem xét đến các yếu tố kỹ thuật và kinh tế.

“Trong kịch bản phát thải ròng bằng không (Net Zero), điện gió ngoài khơi có chi phí tối ưu nhất, nhưng dự kiến sẽ được triển khai từ 2035 và sau đó tăng công suất đến năm 2050 dựa theo mục tiêu của PPA (hợp đồng mua bán điện – PV)”, bà nói và cho rằng các quy định cần phải được đẩy nhanh hơn để đạt được mục tiêu này.

Trong báo cáo “Triển vọng Năng lượng Việt Nam – Đường đến Phát thải ròng bằng không”, cơ quan nghiên cứu cho biết quá trình đầu tư và xây dựng điện gió ngoài khơi cần thời gian dài 6-10 năm.

“Do vậy, để đạt được quy mô điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIII và những mục tiêu cao hơn, cần sớm ban hành khung pháp lý cũng như các quy định, hướng dẫn để đảm bảo tốc độ triển khai, bao gồm quy hoạch không gian biển, khung giá và quy trình cấp phép rõ ràng”, báo cáo lưu ý.

Loạt ông lớn ngoại rời Việt Nam, điện gió ngoài khơi vẫn loay hoay - 3
Lịch sử công suất lắp đặt nguồn điện của Việt Nam. Biểu đồ: EOR 24.

Đồng thời, nên sớm thực hiện các nghiên cứu về các vị trí đấu nối khả dụng, hạ tầng cảng biển, chuỗi cung ứng và sự sẵn sàng của lực lượng lao động. Bên cạnh đó, Việt Nam cần sớm triển khai các dự án điện gió ngoài khơi thí điểm theo định hướng trong Quy hoạch điện VIII để tích lũy kinh nghiệm, giảm thiểu rủi ro và chi phí, cũng như nâng cao nhận thức cho các cơ quan có thẩm quyền và tăng niềm tin cho nhà đầu tư.

Trong đó, các chuyên gia chỉ ra rằng sớm ban hành khung pháp lý và các quy định, hướng dẫn cụ thể là điều kiện tiên quyết để triển khai hiệu quả và kịp thời các dự án điện gió ngoài khơi.

Báo cáo cũng chỉ ra chi phí điện gió ngoài khơi được dự báo sẽ giảm trong tương lai, nguồn gió phong phú ở một số khu vực ngoài khơi Việt Nam kết hợp với tiềm năng điện mặt trời bị hạn chế theo giả định, sẽ làm tăng nhu cầu phát triển và chứng tỏ tầm quan trọng của điện gió ngoài khơi ở Việt Nam trong dài hạn.

Trong thông báo kết luận về giải quyết vướng mắc phát triển điện gió ngoài khơi ngày 1/10, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho biết thời gian từ nay đến 2030 không còn nhiều, do đó việc sớm triển khai các dự án điện gió ngoài khơi rất cần thiết để bảo đảm thực hiện được mục tiêu Quy hoạch điện VIII đề ra.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) để có báo cáo, đề xuất Thủ tướng về các nội dung, thủ tục cần thiết để xem xét việc PVN thực hiện việc khảo sát điện gió ngoài khơi, báo cáo trước ngày 5/10.

Đồng thời, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tổng hợp ý kiến về các vướng mắc, vấn đề cần sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực và các quy định pháp luật khác có liên quan để hoàn thiện dự án Luật điện lực (sửa đổi).

Hoặc gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, đề xuất trong dự án một Luật sửa nhiều luật, trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, củng cố hành lang pháp lý triển khai thực hiện các dự án về năng lượng, trong đó có dự án điện gió ngoài khơi.

Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/kinh-doanh/loat-ong-lon-ngoai-roi-viet-nam-dien-gio-ngoai-khoi-van-loay-hoay-20240920135618392.htm

Cùng chủ đề

Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Lễ hội Katê 2024

Chiều ngày 27/9, được sự ủy quyền của đồng chí Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy, Sở Nội vụ, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và đại diện Văn phòng Tỉnh ủy đến thăm, chúc mừng gia đình các đồng chí cán bộ người Chăm tiêu biểu, gồm: Thiết Ngữ, nguyên Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Quảng Tài, nguyên Phó Chủ...

Đoàn giám sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Phan Rang -Tháp Chàm

Sáng 25/9, Đoàn giám sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do đồng chí Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với  Ban Thường vụ Thành ủy Phan Rang-Tháp Chàm về kết quả triển khai thực hiện công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của...

[Infographic] Chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) của tỉnh Ninh Thuận

Thứ năm, 26/09/2024 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

Đoàn giám sát của Tỉnh ủy làm việc với Thành ủy Phan Rang -Tháp Chàm

Sáng 25/9, Đoàn giám sát của Tỉnh ủy do đồng chí Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Thành ủy Phan Rang-Tháp Chàm về kết quả triển khai thực hiện công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường...

Infographic: Cảnh báo mưa lũ và sạt lở ở các xã miền núi

Infographic: Cảnh báo mưa lũ và sạt lở ở các xã miền núi Nguồn: https://baoninhthuan.com.vn/news/149369p24c32/infographic-canh-bao-mua-lu-va-sat-lo-o-cac-xa-mien-nui.htm

Cùng tác giả

Lời kêu gọi của Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh về vận động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” năm 2024

Ngày 3/10, đồng chí Lê Văn Bình, UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh gửi Lời kêu gọi đến các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, cán bộ, chiến sĩ và toàn thế Nhân dân trên địa bàn tỉnh về vận động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” năm 2024.

Thị trường đi ngang, miền Bắc cao nhất 69.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 3/10/2024: Thị trường đi ngang, miền Bắc cao nhất. Ảnh: S.T Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 3/10/2024 điều chỉnh tăng ở một vài nơi và giao dịch trong khoảng 64.000 – 69.000 đồng/kg. Cụ thể, thị trường giá heo hơi miền Bắc ghi nhận tăng nhẹ tại Thái Nguyên và Bắc Giang, trở lại mốc 69.000 đồng/kg, cùng giá với các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và TP....

Đồng chí Nguyễn Long Biên, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm, tặng quà các cá nhân, gia đình người Chăm tiêu...

Đồng chí Nguyễn Long Biên, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm, tặng quà gia đình ông Trương Văn Thọ, nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế.  Đồng chí Nguyễn Long Biên, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm, tặng quà gia đìnhông Đàng Năng Tom, Phó Chủ tịch HĐND huyện Ninh Phước.Đến thăm gia đình ông Trương Văn Thọ, nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế; Đàng Năng Tom, Phó Chủ tịch HĐND huyện...

UBND tỉnh họp nghe báo cáo phương án mở rộng quy mô cấp nước Tiểu dự án Phát triển thủy lợi phục vụ nông...

Dự án WEIDAP/ADB8 được thực hiện tại một số tỉnh ở khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Trong đó, tỉnh ta thực hiện 2 Tiểu dự án, gồm: Tiểu dự án 1- Phát triển thủy lợi phục vụ nông nghiệp CNC Thành Sơn-Phước Nhơn và Tiểu dự án 2 - Phát triển thủy lợi phục vụ nông nghiệp CNC Nhơn Hải-Thanh Hải, có tổng mức đầu tư hơn 832 tỷ đồng. Theo tính toán sơ bộ...

Ninh Thuận chỉ còn 2 dự án chưa thực hiện xác định giá đất trong năm 2024

Ninh Thuận chỉ còn 2 dự án chưa thực hiện xác định giá đất trong năm 2024Trong 22 dự án, công trình, Ninh Thuận đã và đang thực hiện xác định giá đất 20 dự án. Kết quả thu tiền sử dụng đất tính đến tháng 9/2024 được gần 420 tỷ đồng. Khu bến cảng Cà Ná giai đoạn 1- Cảng biển tổng hợp Cà Ná nằm trong số 22 dự án định giá đất cụ thể năm 2024 của...

Cùng chuyên mục

Lời kêu gọi của Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh về vận động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” năm 2024

Ngày 3/10, đồng chí Lê Văn Bình, UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh gửi Lời kêu gọi đến các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, cán bộ, chiến sĩ và toàn thế Nhân dân trên địa bàn tỉnh về vận động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” năm 2024.

Thị trường đi ngang, miền Bắc cao nhất 69.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 3/10/2024: Thị trường đi ngang, miền Bắc cao nhất. Ảnh: S.T Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 3/10/2024 điều chỉnh tăng ở một vài nơi và giao dịch trong khoảng 64.000 – 69.000 đồng/kg. Cụ thể, thị trường giá heo hơi miền Bắc ghi nhận tăng nhẹ tại Thái Nguyên và Bắc Giang, trở lại mốc 69.000 đồng/kg, cùng giá với các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và TP....

Đồng chí Nguyễn Long Biên, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm, tặng quà các cá nhân, gia đình người Chăm tiêu...

Đồng chí Nguyễn Long Biên, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm, tặng quà gia đình ông Trương Văn Thọ, nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế.  Đồng chí Nguyễn Long Biên, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm, tặng quà gia đìnhông Đàng Năng Tom, Phó Chủ tịch HĐND huyện Ninh Phước.Đến thăm gia đình ông Trương Văn Thọ, nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế; Đàng Năng Tom, Phó Chủ tịch HĐND huyện...

UBND tỉnh họp nghe báo cáo phương án mở rộng quy mô cấp nước Tiểu dự án Phát triển thủy lợi phục vụ nông...

Dự án WEIDAP/ADB8 được thực hiện tại một số tỉnh ở khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Trong đó, tỉnh ta thực hiện 2 Tiểu dự án, gồm: Tiểu dự án 1- Phát triển thủy lợi phục vụ nông nghiệp CNC Thành Sơn-Phước Nhơn và Tiểu dự án 2 - Phát triển thủy lợi phục vụ nông nghiệp CNC Nhơn Hải-Thanh Hải, có tổng mức đầu tư hơn 832 tỷ đồng. Theo tính toán sơ bộ...

Ninh Thuận chỉ còn 2 dự án chưa thực hiện xác định giá đất trong năm 2024

Ninh Thuận chỉ còn 2 dự án chưa thực hiện xác định giá đất trong năm 2024Trong 22 dự án, công trình, Ninh Thuận đã và đang thực hiện xác định giá đất 20 dự án. Kết quả thu tiền sử dụng đất tính đến tháng 9/2024 được gần 420 tỷ đồng. Khu bến cảng Cà Ná giai đoạn 1- Cảng biển tổng hợp Cà Ná nằm trong số 22 dự án định giá đất cụ thể năm 2024 của...

Đồng chí Trần Minh Lực, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND dự Lễ hội Katê tại tháp Pô Rômê

Đồng chí Trần Minh Lực, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh tặng quà chúc mừng Lễ hội Katê 2024.Tại đây, đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đã gửi đến các vị chức sắc, chức việc cùng toàn thể đồng bào Chăm nói chung và cộng đồng Chăm Bàlamôn nói riêng đón mừng Lễ hội Katê đầm ấm, vui tươi và hạnh phúc. Đồng chí khẳng định, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã...

Sơ kết 1 năm thực hiện Đề án “Đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an tỉnh thật sự trong sạch, vững mạnh, chính...

Qua 1 năm triển khai thực hiện Đề án, đến nay tổ chức, bộ máy bên trong của các đơn vị, địa phương thuộc Công an tỉnh được điều chỉnh, sắp xếp tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực tiễn nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự; đội ngũ cán bộ được nâng cao về chất lượng, ưu tiên bố trí cho lực lượng trực tiếp chiến đấu, hướng về...

UBND tỉnh họp nghe báo cáo Dự thảo Quyết định quy định hạn mức và quyết định diện tích giao đất

Tại cuộc họp, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã thông qua các dự thảo quyết định. Tính đến năm 2023, UBND tỉnh đã giao đất cho 174 cơ sở tôn giáo với diện tích là 150,32 ha (kể cả đất nông nghiệp); theo khoản 4 Điều 213 Luật Đất đai năm 2024, UBND tỉnh căn cứ nhu cầu thực tế về hoạt động tôn giáo và khả năng quỹ đất của địa phương để...

Ban Tổ chức Trung ương: Quán triệt các văn bản mới về công tác tổ chức xây dựng Đảng và giao ban công tác...

Tại hội nghị, Ban Tổ chức Trung ương đã quán triệt các văn bản: Quy định số 142-QĐ/TW ngày 13/4/2024 của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ; Hướng dẫn 27-HD/BTCTW ngày 26/8/2024 của Ban Tổ chức Trung ương về một số nội dung Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại...

Đoàn kiểm tra, giám sát của UBND tỉnh làm việc với huyện Thuận Nam

Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, Huyện ủy, UBND huyện Thuận Nam đã ban hành nhiều nghị quyết, kế hoạch, xây dựng lộ trình cụ thể, tập trung triển khai có hiệu quả, đạt các tiêu chí NTM theo kế hoạch đề ra. Trong 9 tháng năm 2024, huyện đã huy động hơn 138,7 tỷ đồng để thực hiện chương trình, trong đó phân bổ hơn 78 tỷ đồng đầu tư...

Tin nổi bật

Tin mới nhất