Powered by Techcity

Lịch Sử Hình Thành Và Văn Hóa Tỉnh Ninh Thuận

Ninh Thuận là một tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam. Trung tâm của tỉnh là thành phố Phan Rang – Tháp Chàm nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 350km về phía Nam, cách Nha Trang 105km, cách Đà Lạt 110km đồng thời nằm cách sân bay Cam Ranh khoảng 60km, thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Lịch sử hình thành của tỉnh Ninh Thuận

Ninh thuận là một phần lảnh thổ của nước Chiêm Thành thời xa xưa.

– Năm 1653 Chúa trấn giữ Đàng Trong là Nguyễn Phúc Tần (1620 – 1687) đem quân đánh chiếm Phan Lang (sau này là Phan Rang) đặt làm doanh Thái Khang.

– Năm 1692, Chúa Nguyễn Phúc Chu cho sáp nhập Phan Rang và vùng đất còn lại vào nước ta và đặt tên là trấn Thuận Thành.

– Đến năm 1832, trấn Thuận Thành đổi thành tỉnh Bình Thuận, gồm hai phủ Ninh Thuận và Hàm Thuận.

– Ngày 20 tháng 5 năm 1901, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Phan Rang, tỉnh lị cũng là Phan Rang.

– Năm 1913, tỉnh Phan Rang bị xóa bỏ, phần phía bắc nhập vào tỉnh Khánh Hòa, còn phần phía nam gọi là đại lý hành chính, thuộc tỉnh Bình Thuận.

– Ngày 5 tháng 7 năm 1922, tỉnh Phan Rang, còn gọi là tỉnh Ninh Thuận, được tái lập. Tỉnh gồm phủ Ninh Thuận và huyện An Phước (nơi người Chăm cư trú), do một Công sứ Pháp cai trị. Dưới Công sứ còn có một Quản đạo.Năm 1958, tỉnh Ninh Thuận gồm có 3 quận (24 xã): Thanh Hải (quận lị Khánh Hải), An Phước (quận lị Hậu Phước), Bửu Sơn (quận lị An Sơn).

– Ngày 6 tháng 4 năm 1960, thành lập quận Du Long, do tách một phần đất quận Bửu Sơn và một phần đất của quận Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Quận lị đặt tại Karom, xã Cam Ly.

– Trước ngày 16 tháng 4 năm 1975, tỉnh Ninh Thuận gồm có 5 quận: Thanh Hải, An Phước, Bửu Sơn, Du Long và Sông Pha.

– Sau 30 tháng 4 năm 1975, Ninh Thuận được sáp nhập với Bình Thuận, Tuyên Đức, Lâm Đồng thành tỉnh Thuận Lâm.

– Tháng 2 năm 1976, thực hiện chủ trương giải thể khu, hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam, ba tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Tuy hợp nhất thành tỉnh Thuận Hải. Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận cũ có một thị xã (Phan Rang) và 3 huyện (Ninh Sơn, Ninh Hải, An Phước).

– Từ 1977 đến 1981, địa bàn tỉnh Ninh Thuận từ một thị xã và ba huyện hợp nhất thành hai huyện là huyện An Sơn với thị trấn huyện lỵ Tháp Chàm và huyện Ninh Hải (mới) với thị trấn huyện lỵ Phan Rang.

– Từ 1981 lại quay lại các đơn vị hành chính cũ là 1 thị xã và 3 huyện.

– Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Theo nghị quyết của Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 10, tỉnh Thuận Hải được chia tách thành hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận.

– Ngày 1 tháng 4 năm 1992, tỉnh Ninh Thuận chính thức đi vào hoạt động. Khi đó, tỉnh Ninh Thuận có diện tích 3.530,4 km², dân số 406.732 người và gồm có 1 thị xã (Phan Rang) và 3 huyện (Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước).

– Ngày 6 tháng 11 năm 2000, huyện Bác Ái được thành lập.

– Ngày 1 tháng 10 năm 2005, huyện Thuận Bắc được thành lập.

– Ngày 10 tháng 6 năm 2009, huyện Thuận Nam được thành lập.

Vài nét văn hóa của Tỉnh Ninh Thuận

Dân số: 564.129 người (2009)

Dân tộc: Kinh, Chăm, Ra-glai, Cơ-ho, Hoa…

Đơn vị hành chính: 1 Tỉnh lỵ (Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm), 6 huyện

Hiện Ninh Thuận có 233 di tích được thống kê, phân loại gồm 46 đình, 11 đền, 85 chùa và 91 di tích khác, trong đó có 27 di tích được xếp hạng cấp tỉnh và 14 di tích được xếp hạng cấp quốc gia.

Bên cạnh đó, Ninh Thuận là một trong những địa bàn sinh sống của người Việt cổ. Các nhà khảo cổ đã phát hiện được ở Nhơn Hải của Ninh Thuận các mộ cổ chôn cùng với đồ đá, đồ sắt thuộc nền văn minh Sa Huỳnh cách đây khoảng 2500 năm. Do vậy nơi đây còn là nơi gìn giữ được nhiều di sản quý báu của nền văn hoá Chămpa, bao gồm chữ viết, dân ca và nghệ thuật múa, trang phục và nghề dệt thổ cẩm, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc.

Ninh Thuận có gần như còn nguyên vẹn hệ thống tháp Chăm xây dựng trong nhiều thế kỷ trước, tiêu biểu là cụm tháp Hòa Lai (Ba Tháp) xây dựng thế kỷ thứ 9, cụm tháp Po Klong Garai xây dựng thế kỷ 13 và cụm tháp Po Rome xây dựng thế kỷ 17.

Ngoài các giá trị vật thể, văn hóa phi vật thể của người Chăm ở Ninh Thuận cũng phong phú với hơn 100 lễ hội diễn ra quanh năm, trong đó tiêu biểu phải kể đến là lễ hội Ka-tê tổ chức ở tháp Chăm vào tháng 7 lịch Chăm hàng năm. Đây là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của người Chăm, phản ánh sinh hoạt của cộng đồng người địa phương.

thap cham

Tháp Po Klong Garai

Nghệ thuật biểu diễn

Ninh Thuận nổi tiếng với những điệu múa Chăm. Múa thường gắn liền với các lễ hội như Rija Nưgar, Katê, Rija Praung… ở mỗi làng palei hay trên tháp. Đó là những dịp người Chăm thể hiện sự tưởng nhớ của mình đối với những người có công xây dựng đất nước, hay sự sùng bái một hoặc một vài vị vua được thần hóa.

Đi kèm với múa là những nhạc cụ truyền thống như: trống Ginăng, trống Bara nưng, chiêng, kèn Xaranai, Grong (lục lạc), đàn Kanhi… nhưng phổ biến hơn cả vẫn là bộ ba Ginăng, Baranưng và Xaranai, trong đó chủ đạo vẫn là Ginăng, vì có âm thanh mạnh mẽ, hùng  hồn rất phù hợp trong dịp lễ hội cũng như phản ánh được tính cách của người Chăm. Có thể phân chia múa Chăm thành 2 loại: Múa dân gian và múa cung đình.

mua kate thap cham

Lễ Hội Kate Của Người Chămpa

Điểm đến

Ninh Thuận có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Bờ biển Ninh Thuận có nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng, tắm được quanh năm như Bình Tiên, Ninh Chữ, Cà Ná và nhiều sông suối phục vụ du lịch như suối Vàng, thác Tiên, nhiều tháp Chàm như Pôklong Grai (Tháp Chàm), tháp Pôrômê (Ninh Phước).

Sự đa dạng về địa hình tạo ra nhiều vùng sinh thái có những thắng cảnh độc đáo như đèo Ngoạn Mục, vịnh Vĩnh Hy, Hang Rái, suối nước nóng, thác Tiên…thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch biển, du lịch văn hoá kết hợp với sinh thái nghỉ dưỡng.

Bên cạnh các tháp Chàm và làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận còn nhiều điểm du lịch Chăm hấp dẫn khác như bia ký đá chẻ Chung Mỹ, núi Chà Bang, giếng cổ Thành Tín… Đèo Ngoạn Mục, Tháp Pôrômê, Làng du lịch Cà Ná.

Các món ăn nổi tiếng như: Dông 7 món, Nho Ninh Thuận và các làng nghề truyền thống cũng là những điểm hấp dẫn du khách đến Ninh Thuận.

Cùng chủ đề

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác y tế năm 2025

Sáng 24/12, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai công tác y tế năm 2025. Phó Thủ tướng Lê Thành Long dự, chỉ đạo hội nghị. Tham dự tại điểm cầu tỉnh Ninh Thuận có đồng chí Nguyễn Long Biên, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.

Kỳ họp thứ 23 HĐND tỉnh khóa XI thông qua nghị quyết về giá các loại đất và mức chi trả trợ cấp xã...

Tham dự kỳ họp có đồng chí Trần Quốc Nam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh; Lê Văn Bình, UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương.Toàn cảnh Kỳ họp thứ 23 HĐND tỉnh khóa XI. Ảnh: P.Bình Sau phát biểu...

Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng

Sáng 24/12, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN). Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Ninh Thuận có lãnh đạo Thanh tra tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan.

Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2021 – 2026

Sáng ngày 24/12/2024, HĐND tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề). Tham dự có đồng chí đồng chí Trần Quốc Nam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Lê Văn Bình, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Huyền; lãnh đạo...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Long Biên nghe báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức “Chương trình chào năm mới 2025”

Ngày 23/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Long Biên chủ trì cuộc họp nghe báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức “Chương trình chào năm mới 2025”. Tham dự có lãnh đạo các Sở, ban, ngành liên quan và UBND thành phố Phan Rang-Tháp Chàm. “Chương trình chào năm mới 2025” được tổ chức vào lúc 20h00 ngày 31/12/2024 tại Quảng trường - Tượng đài 16 tháng 4, là sự kiện thường niên của tỉnh nhằm tạo khí...

Cùng tác giả

Ngất ngây với rừng hoa bằng lăng tự nhiên ‘nhuộm tím’ khu rừng ven biển

Đi trên đường ven biển ĐT 701 (đường Cà Ná - Mũi Dinh) đoạn qua huyện Thuận Nam (Ninh Thuận), du khách trầm trồ bởi rừng hoa bằng lăng tự nhiên "nhuộm tím" sườn núi. Hai bên đường ven biển ĐT 701 đoạn qua huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) được "nhuộm tím" bởi sắc hoa bằng lăng - Ảnh: DUY NGỌC Những ngày này, nhiều người dân và khách du lịch đi ngang qua tuyến đường ven biển ĐT 701 đoạn...

6 điểm check in đẹp nao lòng ở Ninh Thuận

Nếu chỉ có 3 ngày, 2 đêm ở Ninh Thuận, bạn hoàn toàn đủ thời gian khám phá gần hết những nơi đẹp nhất ở mảnh đất này. Một góc công viên Đá. Ảnh: Lan Hoàng Ninh Thuận có thủ phủ là TP. Phan Rang - Tháp Chàm, thiên nhiên nơi đây được ví von: "Gió như phang, nắng như rang". Ninh Thuận là điểm du lịch quy tụ nhiều cảnh đẹp: phong cảnh đa dạng (có biển, đảo, có đồng cừu,...

Qua miền nắng vàng, gió xanh

Nhiều năm về trước, nơi đây chỉ là một miền nắng rát, gió lớn, đất khô cằn, thì nay giá trị của Ninh Thuận đã tăng lên nhiều lần với những điểm đến xanh trên bản đồ du lịch thế giới. Nhớ lại gần 30 năm về trước, để đến với Ninh Thuận từ Bắc vào hay từ Nam ra, cách tốt nhất là mua được vé giường nằm trên tàu hỏa. Kỷ niệm đáng nhớ nhất với tôi...

Cẩm nang du lịch Ninh Thuận

Ninh Thuận nằm ở khu vực Nam Trung Bộ, tỉnh lỵ là thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, cách TP.HCM 340km, phía bắc giáp Khánh Hòa và phía nam giáp Bình Thuận. Ninh Thuận có Núi Chúa, vừa được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển mới của thế giới. Vịnh Vĩnh Hy - Ninh Thuận. Ảnh: Nguyễn Văn Quang Ninh Thuận mùa nào đẹp Ninh Thuận thường được gọi là "vùng đất của nắng và gió" bởi nơi đây...

48 giờ ở Ninh Thuận

Ninh Thuận nằm ở khu vực Nam Trung Bộ, là điểm đến thích hợp cho người yêu thiên nhiên và thích tìm hiểu về văn hóa Chăm. Trải nghiệm Ninh Thuận do chị Thu Dung, du khách từ TP HCM, chia sẻ trong chuyến đi đầu tháng 3, nhân dịp năm mới của người Chăm và gợi ý của anh Nguyễn Nam, từ một công ty du lịch tại TP HCM. Ngày 1 Buổi sáng Ăn sáng tại trung tâm thành phố Phan...

Cùng chuyên mục

Ngất ngây với rừng hoa bằng lăng tự nhiên ‘nhuộm tím’ khu rừng ven biển

Đi trên đường ven biển ĐT 701 (đường Cà Ná - Mũi Dinh) đoạn qua huyện Thuận Nam (Ninh Thuận), du khách trầm trồ bởi rừng hoa bằng lăng tự nhiên "nhuộm tím" sườn núi. Hai bên đường ven biển ĐT 701 đoạn qua huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) được "nhuộm tím" bởi sắc hoa bằng lăng - Ảnh: DUY NGỌC Những ngày này, nhiều người dân và khách du lịch đi ngang qua tuyến đường ven biển ĐT 701 đoạn...

6 điểm check in đẹp nao lòng ở Ninh Thuận

Nếu chỉ có 3 ngày, 2 đêm ở Ninh Thuận, bạn hoàn toàn đủ thời gian khám phá gần hết những nơi đẹp nhất ở mảnh đất này. Một góc công viên Đá. Ảnh: Lan Hoàng Ninh Thuận có thủ phủ là TP. Phan Rang - Tháp Chàm, thiên nhiên nơi đây được ví von: "Gió như phang, nắng như rang". Ninh Thuận là điểm du lịch quy tụ nhiều cảnh đẹp: phong cảnh đa dạng (có biển, đảo, có đồng cừu,...

Qua miền nắng vàng, gió xanh

Nhiều năm về trước, nơi đây chỉ là một miền nắng rát, gió lớn, đất khô cằn, thì nay giá trị của Ninh Thuận đã tăng lên nhiều lần với những điểm đến xanh trên bản đồ du lịch thế giới. Nhớ lại gần 30 năm về trước, để đến với Ninh Thuận từ Bắc vào hay từ Nam ra, cách tốt nhất là mua được vé giường nằm trên tàu hỏa. Kỷ niệm đáng nhớ nhất với tôi...

Cẩm nang du lịch Ninh Thuận

Ninh Thuận nằm ở khu vực Nam Trung Bộ, tỉnh lỵ là thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, cách TP.HCM 340km, phía bắc giáp Khánh Hòa và phía nam giáp Bình Thuận. Ninh Thuận có Núi Chúa, vừa được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển mới của thế giới. Vịnh Vĩnh Hy - Ninh Thuận. Ảnh: Nguyễn Văn Quang Ninh Thuận mùa nào đẹp Ninh Thuận thường được gọi là "vùng đất của nắng và gió" bởi nơi đây...

48 giờ ở Ninh Thuận

Ninh Thuận nằm ở khu vực Nam Trung Bộ, là điểm đến thích hợp cho người yêu thiên nhiên và thích tìm hiểu về văn hóa Chăm. Trải nghiệm Ninh Thuận do chị Thu Dung, du khách từ TP HCM, chia sẻ trong chuyến đi đầu tháng 3, nhân dịp năm mới của người Chăm và gợi ý của anh Nguyễn Nam, từ một công ty du lịch tại TP HCM. Ngày 1 Buổi sáng Ăn sáng tại trung tâm thành phố Phan...

Hái rong biển trên đá ở Ninh Thuận

Những ngày này, người dân ra bãi đá trước biển xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam hái rong mang về bán, thu nhập 300-500 nghìn đồng mỗi ngày.

Du lịch Ninh Thuận – Tiềm năng và triển vọng

Thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, Ninh Thuận được biết đến là vùng đất có khí hậu "ít mưa, thừa nắng và gió". Bờ biển trải dài với những dãy núi đâm ra biển tạo nên những vũng, vịnh có cát trắng, nắng vàng, nước biển xanh như ngọc. Không những thế, Ninh Thuận còn có hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa đa dạng, có những sản phẩm nông nghiệp đặc sắc được chắt lọc...

Tảng đá xếp chồng chênh vênh ở Mũi Dinh

Tảng đá lớn như tòa nhà xếp chồng lên nhau, tùy theo góc chụp sẽ tạo cảm giác chênh vênh, là điểm check-in của nhiều du khách. Tảng đá chồng nằm ở khu vực Mũi Dinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Vị trí của tảng đá cách điểm check-in "Đồng cừu Sơn Hải" khoảng 4km theo đường ven biển Ninh Thuận. Với kiểu tạo dáng giơ tay, du khách như đang bê trọn tảng đá lớn. Ảnh: Bạch Quyền Không ai biết...

5 điểm check in hot nhất ở Ninh Thuận

⁣5 điểm check in 'hot' nhất ở Ninh Thuận.

Độc đáo tục lệ cô dâu rước chú rể về nhà ở Ninh Thuận

Trái ngược với phần lớn phong tục cưới hỏi ở nhiều nơi theo đúng chế độ mẫu hệ, tại lễ kết hôn của người Chăm ở Ninh Thuận, cô dâu sẽ đi rước chú rể về nhà. Người Chăm Bà Ni tại Phan Rang (Ninh Thuận) đến nay vẫn duy trì chế độ mẫu hệ. Hôn nhân của ai đó nếu muốn được dân làng công nhận là vợ chồng thì phải tổ chức lễ cưới truyền thống (tiếng Chăm là Đam...

Tin nổi bật

Tin mới nhất