Powered by Techcity

Khơi thông nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thi công lĩnh vực giao thông đường bộ

Theo chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, chiều 27/10, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

5 nhóm chính sách

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Tờ trình của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày đã nêu rõ sự cần thiết và cơ sở ban hành Nghị quyết. Theo đó, quá trình triển khai áp dụng các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ đã bộc lộ, phát sinh một số quy định cần điều chỉnh cho phù hợp với tình hình, nhằm khơi thông nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư công vào lĩnh vực giao thông đường bộ, là một trong những lĩnh vực hạ tầng quan trọng quốc gia.

Dự thảo Nghị quyết gồm 10 Điều với nội dung chính gồm 5 nhóm chính sách, trong mỗi chính sách sẽ có danh mục thí điểm kèm theo.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ. Ảnh: Doãn Tấn /TTXVN

Theo đó, chính sách số 1 về tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP (Điều 4), Chính phủ đề xuất, đối với các dự án giao thông đường bộ, tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án.

Chính sách số 2 về thẩm quyền thực hiện đầu tư dự án đường quốc lộ, đường cao tốc đi qua các địa phương (Điều 5): Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định giao UBND cấp tỉnh có khả năng bố trí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương (bao gồm cả vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương nếu có) làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư dự án đường quốc lộ, đường cao tốc đi qua địa phương mình.

Chính sách số 3 về các dự án giao thông đường bộ qua nhiều địa phương (Điều 6): Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định giao một UBND cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư dự án giao thông đường bộ qua nhiều địa phương và sử dụng ngân sách địa phương này hỗ trợ vốn đầu tư cho địa phương khác để đầu tư thực hiện dự án.

Chính sách 4 về cơ chế đặc thù trong khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (Điều 7): Nhà đầu tư, Nhà thầu thi công không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ dự án hạ tầng giao thông đường bộ. Nhà đầu tư, Nhà thầu thi công có trách nhiệm thực hiện đánh giá tác động môi trường; chịu sự quản lý, giám sát đối với việc khai thác, sử dụng khoáng sản; nộp thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật có liên quan về thuế, phí, pháp luật về bảo vệ môi trường.

Chính sách số 5 về cơ chế đặc thù áp dụng đối với các dự án sử dụng nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022 (Điều 8)…

Đánh giá kỹ tác động chính sách

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, đại diện Cơ quan thẩm tra cho biết: Chính phủ đã đề xuất các chính sách thí điểm đặc thù, nhằm bảo đảm thực hiện thành công chủ trương của Đảng về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ hiện đại, đổi mới mạnh mẽ phân cấp, phân quyền, ủy quyền và nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, thu hút tối đa nguồn lực đầu tư, đa dạng hóa các hình thức huy động, nhất là các nguồn lực ngoài nhà nước. Do đó, nhiều ý kiến tán thành với sự cần thiết ban hành Nghị quyết.

Tuy nhiên, có ý kiến không tán thành với các đề xuất của Chính phủ do việc triển khai các quy định này chưa rõ về kết quả tích cực nhưng có thể dẫn đến hệ lụy tiêu cực. Vì vậy, đề nghị bổ sung đánh giá kỹ lưỡng, đầy đủ hơn về tác động của các chính sách, làm rõ hơn đối với tác động đến thu, chi ngân sách nhà nước, nguồn lực bảo đảm thực hiện chính sách.

Về tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP (Điều 4), Ủy ban Kinh tế nhận thấy, các dự án giao thông đường bộ thường có chi phí thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tổng mức đầu tư rất lớn, dẫn đến khó khăn trong việc thu hút nguồn vốn ngoài nhà nước tham gia đầu tư. Do đó, để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc phát triển hệ thống giao thông đường bộ, Ủy ban Kinh tế cơ bản nhất trí với đề xuất tăng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án đề xuất thí điểm.

Bên cạnh đó, thực tế triển khai thời gian qua cho thấy, các dự án giao thông PPP gặp khó khăn, nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế, chính sách của nhà nước thiếu ổn định nhưng chưa có cơ chế bảo vệ nhà đầu tư một cách thỏa đáng… dẫn đến các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư quan ngại việc đầu tư các dự án này. Do đó, đề xuất của Chính phủ về tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư sẽ chưa xử lý triệt để được những khó khăn, vướng mắc hiện nay. Do đó, Chính phủ cần có giải pháp đồng bộ để bảo đảm hiệu quả của chính sách đề xuất.

Về thẩm quyền đầu tư dự án quốc lộ, cao tốc đi qua các địa phương (Điều 5), Ủy ban Kinh tế cho rằng, thực tế triển khai các dự án áp dụng cơ chế này thời gian qua cho thấy, năng lực của các Ban Quản lý điều hành dự án tại các địa phương chưa đồng bộ, có trường hợp địa phương làm tốt, có địa phương gặp khó khăn, dễ phát sinh tình trạng không hoàn thành đồng bộ, theo tiến độ của các dự án thành phần. Để Quốc hội có thêm cơ sở xem xét, quyết định, đề nghị Chính phủ bổ sung đánh giá sơ kết việc triển khai thực hiện chính sách này trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Về cơ chế đặc thù trong khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (Điều 7), Ủy ban Kinh tế đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng để có các giải pháp phù hợp hơn nữa nhằm bảo đảm tiến độ cho các dự án. Bên cạnh đó, so với Nghị quyết số 43/2022/QH15, ngoài các nhà thầu, Chính phủ đề xuất bổ sung đối tượng áp dụng cơ chế này cho các nhà đầu tư, do đó đề nghị bổ sung, làm rõ sự cần thiết áp dụng cơ chế này đối với các nhà đầu tư thực hiện dự án.

Về cơ chế đặc thù áp dụng đối với các dự án sử dụng nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022 (Điều 8), đối với các dự án hiện đã có trong danh mục Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025, Chính phủ chỉ đạo rà soát, lựa chọn các dự án cấp thiết, đã đáp ứng đủ các điều kiện luật định, để giao kế hoạch vốn kịp thời, đúng quy định pháp luật và chịu trách nhiệm về tính tuân thủ pháp luật trong phân bổ vốn, bảo đảm tính hiệu quả kinh tế – xã hội, không dài trải, gây thất thoát, lãng phí.

Theo TTXVN/Báo Tin tức

Nguồn

Cùng chủ đề

Thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế đặc thù đầu tư xây dựng công trình giao thông

Chiều 28/11, với 464/467 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,93%), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thống đốc tỉnh Gunma, Nhật Bản

Chiều 27/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Yamamoto Ichita, Thống đốc tỉnh Gunma (Nhật Bản) đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký OECD

Chiều 27/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) Mathias Cormann nhân dịp tham dự Diễn đàn Bộ trưởng OECD – Đông Nam Á và các hoạt động trong khuôn khổ Đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á (SEARP) của OECD năm 2023 được tổ chức lần thứ hai liên tiếp tại Hà Nội.

Cùng tác giả

Không khí lạnh tăng cường, khả năng mưa trái mùa vài ngày ở Nam bộ

TPO – Cơ quan khí tượng dự báo, trong những ngày còn lại của năm 2024, khu vực Nam bộ sẽ có mưa trái mùa do ảnh hưởng từ nhiễu động gió đông. Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, chiều tối qua (25/12), áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 10) tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi từ Ninh Thuận đến Bà...

Tổ Công tác Đề án 06 tỉnh: Họp đánh giá tiến độ triển khai sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch...

Trong tuần, các sở, ngành, địa phương đã chủ động triển khai quyết liệt, phối hợp cùng lực lượng Công an đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người đăng ký, kích hoạt tài khoản định danh điện tử (ĐDĐT) mức 2; hướng dẫn người dân tích hợp BHYT, BHXH trên VNeID, sử dụng sổ SKĐT, cấp phiếu LLTP và tích hợp các loại giấy tờ khác trên ứng dụng VNeID. Tính đến ngày 24/12, Sở Tư...

Tổng kết thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2024

Chiều 25/12, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tổng kết, trao giải Cuộc thi trực tuyến “Sắc màu OCOP và sản phẩm đặc thù tỉnh Ninh Thuận” năm 2024.

Quy hoạch Khu du lịch quốc gia Ninh Chữ rộng hơn 12.000ha trên đất liền và biển

Tại Kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh Ninh Thuận khóa XI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã ban hành Nghị quyết thông qua Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia (KDLQG) Ninh Chữ, tỉnh Ninh Thuận đến năm 2045. Về tính chất, Ninh Chữ là KDLQG, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là du lịch (DL) cho tỉnh Ninh Thuận nói riêng và khu vực duyên hải Nam Trung Bộ nói chung.

Hội nghị trực tuyến quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội...

 Tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024), Quốc hội đã hoàn thành khối lượng nhiệm vụ lập pháp lớn nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay, với việc thông qua 18 luật, 21 nghị quyết với sự đồng thuận, thống nhất cao của các đại biểu quốc hội. Nội dung các luật, nghị quyết bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật, với nhiều vấn đề...

Cùng chuyên mục

Không khí lạnh tăng cường, khả năng mưa trái mùa vài ngày ở Nam bộ

TPO – Cơ quan khí tượng dự báo, trong những ngày còn lại của năm 2024, khu vực Nam bộ sẽ có mưa trái mùa do ảnh hưởng từ nhiễu động gió đông. Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, chiều tối qua (25/12), áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 10) tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi từ Ninh Thuận đến Bà...

Tổ Công tác Đề án 06 tỉnh: Họp đánh giá tiến độ triển khai sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch...

Trong tuần, các sở, ngành, địa phương đã chủ động triển khai quyết liệt, phối hợp cùng lực lượng Công an đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người đăng ký, kích hoạt tài khoản định danh điện tử (ĐDĐT) mức 2; hướng dẫn người dân tích hợp BHYT, BHXH trên VNeID, sử dụng sổ SKĐT, cấp phiếu LLTP và tích hợp các loại giấy tờ khác trên ứng dụng VNeID. Tính đến ngày 24/12, Sở Tư...

Tổng kết thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2024

Chiều 25/12, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tổng kết, trao giải Cuộc thi trực tuyến “Sắc màu OCOP và sản phẩm đặc thù tỉnh Ninh Thuận” năm 2024.

Hội nghị trực tuyến quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội...

 Tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024), Quốc hội đã hoàn thành khối lượng nhiệm vụ lập pháp lớn nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay, với việc thông qua 18 luật, 21 nghị quyết với sự đồng thuận, thống nhất cao của các đại biểu quốc hội. Nội dung các luật, nghị quyết bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật, với nhiều vấn đề...

Lễ hội Kate tại tháp Pô Klông Garai

Theo Chăm lịch, vào ngày đầu tiên của tháng 7, tất cả các khu vực đền tháp Chăm của tỉnh Ninh Thuận đều tổ chức lễ rước y trang từ các làng lên đền tháp để làm lễ. Ninh Thuận có 3 khu vực đền tháp được người Chăm theo đạo Bàlamôn thờ cúng hàng năm, trong đó tháp Po Klong Garai (Phường Đô Vinh, TP Phan Rang – Tháp Chàm) được coi là có lợi thế địa lý...

CIENCO4 và chiến lược trở thành tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực

CIENCO4 và chiến lược trở thành tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực Cần Thơ, cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt, metro Bến Thành - Suối Tiên"/>       Trải qua hơn 61 năm xây dựng và phát triển (27/12/1962 – 27/12/2024), từ một Tổng công ty nhà nước, CIENCO4 đã tiên phong cổ phần hóa, trở thành Tập...

Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2025

Tham dự có đồng chí Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy là thành viên BCĐ và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị liên quan.Tại cuộc họp, lãnh đạo Ban Nội chính Tỉnh ủy báo cáo tình hình, kết quả hoạt động của BCĐ PCTN-TC tỉnh năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ, một số nội dung công tác trọng tâm năm...

Ngành Nông nghiệp tổng kết công tác năm 2024

Sáng 25/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024; triển khai kế hoạch năm 2025. Đồng chí Trịnh Minh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đến dự, chỉ đạo hội nghị.

Hội nghị Ban Chấp hành Liên đoàn lao động tỉnh lần thứ V

Năm 2024, tình hình việc làm, thu nhập và tư tưởng của đoàn viên (ĐV), người lao động (NLĐ) cơ bản ổn định. Toàn tỉnh thành lập mới 24 công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, vượt 20% kế hoạch năm; phát triển thêm 3.349 ĐV công đoàn, vượt 123% kế hoạch. Đã có hơn 5.000 lượt ĐV, NLĐ được thụ hưởng các hoạt động chăm lo của các cấp công đoàn với tổng...

Công đoàn Viên chức tỉnh: Tổng kết hoạt động năm 2024

Năm 2024, CĐVC tỉnh đã thực hiện tốt nhiệm vụ, kế hoạch, đạt được nhiều kết quả quan trọng trong hoạt động công đoàn và phong trào công chức, viên chức, người lao động. Công tác chăm lo đời sống, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên (ĐV), người lao động (NLĐ) được quan tâm thực hiện tốt. Công tác tuyên truyền, giáo dục; các phong trào thi đua yêu nước...

Tin nổi bật

Tin mới nhất