Powered by Techcity

Giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh về “Đạo đức cách mạng”

Tháng 12/1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm “Đạo đức cách mạng” đăng trên Tạp chí Học tập với bút danh Trần Lực. Trong tác phẩm này, Bác đã trình bày một cách toàn diện, hệ thống về nguồn gốc, vai trò, nội dung, giá trị của đạo đức cách mạng và nêu đầy đủ các chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên.

Cùng với tác phẩm này, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có nhiều bài viết khác về đạo đức cách mạng, tạo thành một hệ thống tư tưởng thống nhất cụ thể và rõ ràng, được minh chứng qua chính tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Đạo đức là cái gốc của người cách mạng

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, điều kiện tiên quyết để người CB, ĐV hoàn thành nhiệm vụ là phải có đạo đức cách mạng: “Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang…” (1). Người từng so sánh đạo đức cách mạng cũng như gốc của cây, nguồn của sông: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. (2)

Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm xã Nam Cường, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, ngày 26-3-1962 – Ảnh tư liệu tại Bảo tàng tỉnh Thái Bình

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trò của đạo đức chính là nền tảng tinh thần, giúp cho CB, ĐV luôn vững vàng trước mọi khó khăn, thử thách, sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp cách mạng: “Có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, không rụt rè, lùi bước. Vì lợi ích chung của Đảng, của cách mạng, của giai cấp, của dân tộc và của loài người mà không ngần ngại hy sinh tất cả lợi ích riêng của cá nhân mình”; “Khi gặp thuận lợi, thành công vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ; lo hoàn thành cho tốt, chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa”(3). Người dẫn chứng, “Trong Đảng ta, các đồng chí Trần Phú, Ngô Gia Tự, Lê Hồng Phong, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai và nhiều đồng chí khác đã vì dân, vì Đảng mà oanh liệt hy sinh, đã nêu gương chói lọi của đạo đức cách mạng chí công vô tư cho tất cả chúng ta học tập”. (4)

Sở dĩ, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đạo đức là cái gốc của người cách mạng là bởi vì nó liên quan trực tiếp tới khả năng và quyết định hiệu quả “gánh vác” công việc của Đảng cầm quyền. Đảng cầm quyền lãnh đạo toàn xã hội, lãnh đạo nhà nước, nếu CB, ĐV không tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng thì mặt trái của quyền lực có thể làm tha hóa bản chất con người. Vì thế, Người luôn nhắc nhở CB, ĐV: Muốn làm cách mạng, trước hết con người phải có cái tâm trong sáng, có đạo đức cao đẹp đối với giai cấp công nhân, nhân dân lao động và đối với dân tộc, luôn phải kiên quyết đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người khẳng định: “Người CB cách mạng phải có đạo đức cách mạng”(5). Đây không chỉ là yêu cầu về phẩm chất, năng lực mà còn là vấn đề có tính nguyên tắc trong chỉ đạo nhận thức và hành động của mỗi CB, ĐV.

Để mỗi CB, ĐV thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, cần có sự tu dưỡng, rèn luyện nghiêm túc. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. (6)

Mặc dù coi đạo đức là gốc, chiếm vị trí hàng đầu trong thang giá trị nhân cách người cách mạng nhưng Hồ Chí Minh luôn đặt “đạo đức” trong mối quan hệ biện chứng với tài năng. “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”; “Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho loài người” (7). Và chỉ khi kết hợp cả phẩm chất và năng lực, đức và tài, CB, ĐV mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Tăng cường rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng theo gương Bác

Xuất phát từ nhận thức đúng đắn về vai trò của đạo đức, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tự mình rèn luyện để có phẩm chất đạo đức cao quý của người cộng sản: Trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người, cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng nhân đạo. Suốt đời, Người đã không ngừng tự tu dưỡng, tự rèn luyện mình về đạo đức, trở thành hình ảnh mẫu mực về “người lãnh đạo và người đày tớ trung thành của nhân dân”, chẳng những có sức lôi cuốn, cảm hóa mãnh liệt đối với toàn thể dân tộc, mà còn ảnh hưởng sâu rộng trên toàn thế giới.

Cùng với tự thân rèn luyện, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho CB, ĐV. Tùy theo từng thời kỳ, Người đã đề ra những yêu cầu đạo đức cụ thể để mọi người phấn đấu rèn luyện, góp phần hoàn thành nhiệm vụ, mang lại những thắng lợi to lớn cho cách mạng.

Trong bản Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân trước lúc đi xa, vấn đề đạo đức của CB, ĐV được Người đặc biệt nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi ĐV và CB phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. (8)

Thấm nhuần tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Đảng ta ở mọi thời kỳ cách mạng đều coi trọng giáo dục đạo đức cách mạng trong Đảng và từng CB, ĐV tự rèn luyện để trở thành người cách mạng chân chính. Qua đó, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công các mục tiêu phát triển đất nước.

Sau hơn 35 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt nhiều thành tựu vô cùng to lớn. Tuy nhiên, thực tiễn đổi mới cũng bộc lộ những khó khăn, thách thức. Đảng ta đã xác định 4 nguy cơ lớn, trong đó có nguy cơ tham nhũng, tức là sự suy thoái về đạo đức cách mạng của một bộ phận CB, ĐV. Từ nhận định đó, Đại hội XII của Đảng đã đặt nhiệm vụ xây dựng Đảng về đạo đức ngang với xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) chỉ ra 9 biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống và nhấn mạnh đó là “một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ”.

Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định xây dựng Đảng về đạo đức là một trong những trụ cột của công tác xây dựng Đảng nói chung, có mối liên hệ biện chứng với các nội dung xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Theo đó, Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Nêu cao tinh thần tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của CB, ĐV. Đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, thực hiện thường xuyên, sâu rộng, có hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương, chức vụ càng cao càng phải gương mẫu”. (9)

Có thể khẳng định, cho đến nay, hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng vẫn luôn là cơ sở, chỉ dẫn quý giá để xây dựng đội ngũ CB, ĐV của Đảng nói riêng và xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói chung.

Theo TTXVN

——————-

(1), (3), (4), (6): Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tập 9, tr. 283, 284, 284, 293.

(2): Sđd, tập 5, tr. 252-253.

(5): Sđd, tập 7, tr. 480.

(7): Sđd, tập 9, tr. 172

(8): Sđd, tập 12, tr. 498.

(9) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb CTQGST, H, 2021, tập I, tr. 183.

Nguồn

Cùng chủ đề

Xây dựng ngành Tổ chức xây dựng Đảng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao

Trải qua 94 năm xây dựng và trưởng thành, ngành Tổ chức xây dựng Đảng (TCXDĐ) tỉnh Ninh Thuận luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xứng đáng là cơ quan tham mưu đắc lực, chỗ dựa vững chắc của cấp ủy các cấp về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Tình cảm của nhân dân Ninh Thuận với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau khi biết tin đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, cán bộ, đảng viên, nhân dân Ninh Thuận bày tỏ sự kính trọng, tiếc thương vô hạn. Dù Tổng Bí thư đã đi xa nhưng sẽ còn mãi hình ảnh người cán bộ giản dị, gần gũi, hết lòng, hết sức phụng sự nhân dân; luôn sẵn sàng phấn đấu, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân vẫn còn mãi.

Tình cảm của các tầng lớp nhân dân Ninh Thuận với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thiếu tá Nguyễn Duy Hưng, Trưởng ban Ban Thanh niên Công an tỉnh xúc động chia sẻ: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một nhà lãnh đạo, một chính khách nổi tiếng không những ở trong nước, là nhà lãnh đạo của Đảng, của nhân dân, mà còn được biết đến và kính trọng ở nước ngoài. Trong 3 nhiệm kỳ qua, đặc biệt từ Khoá XI (năm 2011),...

Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác lý luận

Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về công tác lý luận (LL) và định hướng nghiên cứu đến năm 2030 (Nghị quyết 37), cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh luôn coi trọng việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác LL theo tinh thần Nghị quyết 37, xem đây là nhiệm vụ của đảng bộ, của từng cán bộ, đảng viên.

Đảng ủy Quân sự tỉnh quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị

Ngày 30/11, Đảng ủy Quân sự tỉnh tổ chức Hội nghị quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị, các kế hoạch của Tỉnh ủy cho 135 đồng chí là cán bộ, đảng viên, cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong Đảng bộ và lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh.

Cùng tác giả

[Podcast] Bản tin ngày 22/11/2024

Thứ bảy, 23/11/2024 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

Sơ kết hợp tác phát triển du lịch giữa 3 tỉnh: Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

Chương trình hợp tác phát triển DL giữa tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh Phú Yên, Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả trong quá trình thực hiện. Trong năm 2024, các tỉnh thường xuyên trao đổi thông tin, hỗ trợ quảng bá DL thông qua các kênh truyền thông. Tích cực tham gia các sự kiện văn hóa, DL, các chương trình Famtrip do các địa phương tổ chức; cung cấp về quy hoạch, kế hoạch,...

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV – năm 2024

Theo báo cáo Đại hội, trong 5 năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp của các sở, ban, ngành và cả hệ thống chính trị triển khai đồng bộ, có hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc, tích cực góp phần phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Ninh Thuận. Diện mạo nông thôn miền núi...

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận lần thứ IV

Tại Đại hội, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đóng góp các ý kiến về Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội và tham gia xây dựng đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; kinh nghiệm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS trên địa bàn...

NTO – Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận lần thứ IV

Trong hai ngày 21 và 22/11, UBND tỉnh tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận lần thứ IV - năm 2024. Đến dự đại hội, về phía Trung ương có đồng chí Nông Thị Hà, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

Cùng chuyên mục

[Podcast] Bản tin ngày 22/11/2024

Thứ bảy, 23/11/2024 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

Sơ kết hợp tác phát triển du lịch giữa 3 tỉnh: Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

Chương trình hợp tác phát triển DL giữa tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh Phú Yên, Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả trong quá trình thực hiện. Trong năm 2024, các tỉnh thường xuyên trao đổi thông tin, hỗ trợ quảng bá DL thông qua các kênh truyền thông. Tích cực tham gia các sự kiện văn hóa, DL, các chương trình Famtrip do các địa phương tổ chức; cung cấp về quy hoạch, kế hoạch,...

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV – năm 2024

Theo báo cáo Đại hội, trong 5 năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp của các sở, ban, ngành và cả hệ thống chính trị triển khai đồng bộ, có hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc, tích cực góp phần phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Ninh Thuận. Diện mạo nông thôn miền núi...

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận lần thứ IV

Tại Đại hội, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đóng góp các ý kiến về Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội và tham gia xây dựng đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; kinh nghiệm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS trên địa bàn...

NTO – Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận lần thứ IV

Trong hai ngày 21 và 22/11, UBND tỉnh tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận lần thứ IV - năm 2024. Đến dự đại hội, về phía Trung ương có đồng chí Nông Thị Hà, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

Đại hội đại biểu các Dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận lần thứ IV năm 2024

Trong 02 ngày 21 và 22/11/2024, tỉnh Ninh Thuận tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024. Đến dự có đồng chí Nông Thị Hà, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc; đồng chí Phạm Văn Hậu – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy – Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ tỉnh ủy; đồng chí Trịnh Minh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;...

Viếng Nghĩa trang liệt sỹ tỉnh nhân Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số

Nhân dịp Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận lần thứ IV, năm 2024, sáng 22/11, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ viếng Nghĩa trang liệt sỹ tỉnh để tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ.

UBND tỉnh triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

 Trong năm 2024, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị; với quyết tâm cao, các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo điều hành quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, sát tình hình, có trọng tâm, trọng điểm, triển khai hiệu quả 3 khâu đột phá và 6 nhóm ngành, lĩnh vực trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng; tình hình KT-XH tiếp tục phục hồi ổn định và tăng trưởng...

Ninh Hải: Sơ kết 3 năm thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”

Thời gian qua, Huyện ủy Ninh Hải đã lãnh đạo thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” có chuyển biến tích cực. Các địa phương, đơn vị đều ban hành kế hoạch thực hiện phong trào thi đua với nhiều hình thức như: Tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, đoàn viên và Nhân dân cùng tham gia thực hiện và đăng ký mô hình “Dân vận khéo". Qua đó, xây dựng được 114 mô...

Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 09 về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ...

Đại tá Huỳnh Tấn Hạnh, UVTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự còn có đồng chí Lê Văn Bình, UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh. Quang cảnh hội nghị.Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh đã triển khai thực...

Tin nổi bật

Tin mới nhất