Powered by Techcity

Đổi tên ‘căn cước công dân’ thành ‘căn cước’ không phát sinh thủ tục

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 25/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Căn cước.

Đổi tên “căn cước công dân” thành “căn cước”

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước, về tên gọi của dự thảo Luật và tên gọi của thẻ căn cước, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, đa số ý kiến tán thành tên gọi Luật Căn cước và tên thẻ căn cước. Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị giữ nguyên tên Luật Căn cước công dân và tên thẻ căn cước công dân như luật hiện hành.

Ông Lê Tấn Tới cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với đa số ý kiến tán thành tên gọi Luật Căn cước và tên thẻ căn cước. Lý do là việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước thể hiện rõ tính khoa học, sẽ bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật gồm cả công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch; phù hợp với bản chất và mục tiêu quản lý căn cước của Nhà nước ta; phù hợp với phương thức quản lý trong thời kỳ cách mạng 4.0, xây dựng Chính phủ số, xã hội số. Việc sử dụng tên gọi thẻ căn cước như dự thảo Luật là phù hợp, sẽ bao hàm được đầy đủ thông tin về căn cước của công dân.

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Với việc mở rộng, tích hợp nhiều thông tin vào thẻ căn cước vừa nhằm hướng tới mục tiêu quản lý nhà nước về căn cước toàn diện hơn, đầy đủ hơn, vừa tạo thuận lợi cho người dân trong việc sử dụng thông tin cá nhân. Việc đổi tên thẻ căn cước như dự thảo luật Chính phủ trình không làm phát sinh thủ tục, chi phí đổi thẻ với người dân.

Về quản lý người gốc Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống ở nước ta, nhiều đại biểu nhấn mạnh, người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam là một bộ phận không nhỏ, không tách rời của dân tộc ta và phải được Nhà nước, xã hội thừa nhận. Tuy nhiên, do họ không có giấy tờ gì, chưa xác định được quốc tịch Việt Nam, không có hộ chiếu, không căn cước nên thực tiễn rất khó khăn trong việc quản lý. Do vậy, các đại biểu tán thành, dự thảo quy định việc cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chứ không phải cấp thẻ căn cước như đối với công dân Việt Nam là hoàn toàn phù hợp. Quy định này thể hiện được trách nhiệm của Nhà nước ta và là cơ sở để người gốc Việt Nam có điều kiện để thực hiện được trách nhiệm với xã hội, với địa phương nơi đang sinh sống.

Đại biểu Võ Mạnh Sơn (Thanh Hóa) nhấn mạnh, việc đổi tên luật thành Luật Căn cước là phù hợp, vì đối tượng áp dụng của luật không chỉ là công dân Việt Nam, mà còn là người gốc Việt, đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch, người di cư tự do sống dọc biên giới Việt Nam với các nước láng giềng, cơ sở, tổ chức, cá nhân có liên quan, có thể là người nước ngoài không có quốc tịch Việt Nam đang sinh sống lâu dài ở Việt Nam. Việc đổi tên luật thành Luật Căn cước là tất yếu trong công tác quản lý dân cư hiện nay.

Góp ý về quy định cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch, đại biểu Nguyễn Phương Thuỷ (Hà Nội) bày tỏ nhất trí với việc cần cấp giấy tờ tùy thân, xác định căn cước cho những trường hợp trên để phục vụ quản lý xã hội đầy đủ, toàn diện.

Đại biểu Nguyễn Phương Thủy đề nghị xem xét mở rộng phạm vi cấp giấy chứng nhận căn cước cho tất cả những người không quốc tịch, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam nhằm có cơ chế quản lý hiệu quả đối với nhóm đối tượng này. Qua đó, tạo điều kiện để họ có thể tham gia các giao dịch dân sự, các dịch vụ công, nhất là các dịch vụ thiết yếu, bảo đảm cuộc sống.

Tích hợp cả QR code và chíp điện tử trên thẻ căn cước

Đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Huỳnh Thị Phúc phát biểu ý kiến. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Về nội dung thể hiện trên thẻ căn cước, một số ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá thêm về việc thay đổi thông tin thể hiện trên thẻ căn cước; chỉ nên thể hiện những thông tin mang tính chất ổn định, giúp nhận diện lai lịch của một con người. Đồng thời, cân nhắc một số thông tin như “nơi cư trú”, “nơi thường trú”, “nơi sinh”, “nơi đăng ký khai sinh”, “giới tính”, “ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng” bảo đảm thống nhất với quy định của pháp luật hiện hành; cân nhắc thông tin về cơ quan cấp thẻ căn cước, hình dạng, kích thước, màu sắc, ngôn ngữ… của thẻ căn cước bảo đảm phù hợp…

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc thay đổi về thông tin thể hiện trên thẻ căn cước đã được đánh giá cụ thể trong quá trình xây dựng luật, bảo đảm không trùng lặp giữa các trường thông tin, thống nhất giữa các loại giấy tờ tùy thân phổ biến hiện nay của công dân, tương thích với các quy định của pháp luật có liên quan.

Việc dự thảo luật bỏ vân tay trên bề mặt thẻ (được lưu trữ trong bộ phận lưu trữ) để bảo đảm tính bảo mật trong quá trình sử dụng thẻ. Còn bỏ thông tin “quê quán”, sửa đổi “số thẻ căn cước công dân” thành “số định danh cá nhân”, “căn cước công dân” thành “thẻ căn cước”, “nơi thường trú” thành “nơi cư trú”, bổ sung “nơi đăng ký khai sinh”… để tạo thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình sử dụng thẻ căn cước. Đồng thời, việc này cũng bảo đảm tính chính xác về các thông tin của người dân trong việc xác thực, hạn chế việc phải cấp đổi thẻ căn cước và bảo đảm tính riêng tư của người dân; các thông tin căn cước của người dân cơ bản sẽ được lưu trữ, khai thác, sử dụng thông qua chíp điện tử trên thẻ căn cước.

Việc tích hợp cả QR code và chíp điện tử trên thẻ căn cước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng thông tin công dân khi thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự.

Đại biểu Huỳnh Thị Phúc (Bà Rịa – Vũng Tàu) bày tỏ đồng tình với quy định sử dụng thẻ căn cước gắn chip được tích hợp thông tin nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính và các giao dịch khác, không xung đột với các quy định chuyên ngành có liên quan trong việc quản lý, sử dụng các giấy tờ nêu trên, không ảnh hưởng đến chức năng quản lý nhà nước có liên quan với các giấy tờ đang quản lý trong điều kiện bảo đảm bảo mật an toàn thông tin cho đối tượng có thẻ.

Đại biểu Huỳnh Thị Phúc cơ bản thống nhất các quy định liên quan đến cơ sở dữ liệu, tính bảo mật thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về căn cước – được xác định là cơ sở dữ liệu duy nhất của Nhà nước được Chính phủ đầu tư bài bản cơ sở hạ tầng, hệ thống phần mềm được quản lý giám sát bởi đội ngũ chuyên môn, về công nghệ thông tin, an ninh mạng. Do đó, việc truy xuất thông tin được thực hiện theo quy trình kiểm soát an ninh mạng chặt chẽ, bảo đảm tính bảo mật và an toàn thông tin.

Bày tỏ, thống nhất với dự thảo Luật và đánh giá cao sửa đổi, bổ sung dự thảo Luật một cách toàn diện trình Quốc hội tại kỳ họp lần này, đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung (Hải Dương) cho rằng các nội dung thể hiện trên thẻ căn cước trong dự thảo Luật đã có những thay đổi cải tiến tạo thuận lợi hơn cho người dân.

Đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung chỉ rõ, nội dung thể hiện trên thẻ căn cước được sửa đổi, bổ sung theo hướng được bỏ vân tay, sửa đổi quy định về thông tin số thẻ, căn cước, quê quán, nơi thường trú, chữ ký của người cấp thẻ thành số định danh cá nhân, dòng chữ thẻ căn cước nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú. Đại biểu cho rằng thay đổi, cải tiến như trên tạo thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình sử dụng thẻ căn cước, hạn chế việc cấp đổi thẻ căn cước và bảo đảm tính riêng tư của người dân. Các thông tin căn cước của người dân cơ bản sẽ được lưu trữ, khai thác, sử dụng thông qua chip điện tử trên thẻ căn cước.

Theo TTXVN/Báo Tin tức

 

Nguồn

Cùng chủ đề

Hội thảo Giải pháp nâng cao chất lượng công tác cán bộ nữ

Toàn tỉnh hiện có 50/92 cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ, đạt tỷ lệ 54,3%. Cán bộ nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh có 5/47 đồng chí, chiếm tỉ lệ 10,64%; tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy có 2/14 đồng chí, chiếm tỉ lệ 14,29%; cán bộ nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ cấp huyện có 43/230 đồng chí,...

UBND tỉnh họp nghe báo cáo dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách về đất đai đối với đồng bào dân...

Sáng 25/10, đồng chí Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp nghe báo cáo dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh quy định về điều kiện, định mức hỗ trợ giao đất để làm nhà ở, hỗ trợ đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo tỉnh Ninh Thuận.

Tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp, kết hợp trực tuyến tới các tỉnh, thành phố trong cả nước. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Ninh Thuận có đồng chí Nguyễn Long Biên, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo Sở GD&ĐT, các sở, ngành, địa phương.Trong giai đoạn 2013-2023, công tác xã hội...

Còn ý kiến khác nhau về rút bảo hiểm xã hội một lần

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, ngày 23/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Thông qua Luật Viễn thông (sửa đổi) với hơn 94% số đại biểu tán thành

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, sáng 24/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Viễn thông (sửa đổi), với hơn 94% số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.

Cùng tác giả

Thường trực HĐND tỉnh tổ chức Phiên họp thứ 49

Năm 2024, HĐND tỉnh đã bám sát sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Đảng đoàn HĐND tỉnh thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định pháp luật, chương trình, kế hoạch đề ra đảm bảo chất lượng, hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh. Thường trực HĐND tỉnh đã quan tâm cải tiến, đổi mới, tập trung chỉ đạo triển khai...

Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch

Ninh Thuận, vùng đất nắng gió, không chỉ nổi tiếng với những bãi biển hoang sơ, những cánh đồng nho xanh mướt, mà còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa lịch sử độc đáo. Những di tích tháp Chăm cổ kính, những lễ hội truyền thống đặc sắc đã và đang trở thành điểm nhấn thu hút du khách đến tham quan, khám phá.

[Podcast] Bản tin ngày 22/11/2024

Thứ bảy, 23/11/2024 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

Sơ kết hợp tác phát triển du lịch giữa 3 tỉnh: Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

Chương trình hợp tác phát triển DL giữa tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh Phú Yên, Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả trong quá trình thực hiện. Trong năm 2024, các tỉnh thường xuyên trao đổi thông tin, hỗ trợ quảng bá DL thông qua các kênh truyền thông. Tích cực tham gia các sự kiện văn hóa, DL, các chương trình Famtrip do các địa phương tổ chức; cung cấp về quy hoạch, kế hoạch,...

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV – năm 2024

Theo báo cáo Đại hội, trong 5 năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp của các sở, ban, ngành và cả hệ thống chính trị triển khai đồng bộ, có hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc, tích cực góp phần phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Ninh Thuận. Diện mạo nông thôn miền núi...

Cùng chuyên mục

Thường trực HĐND tỉnh tổ chức Phiên họp thứ 49

Năm 2024, HĐND tỉnh đã bám sát sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Đảng đoàn HĐND tỉnh thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định pháp luật, chương trình, kế hoạch đề ra đảm bảo chất lượng, hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh. Thường trực HĐND tỉnh đã quan tâm cải tiến, đổi mới, tập trung chỉ đạo triển khai...

[Podcast] Bản tin ngày 22/11/2024

Thứ bảy, 23/11/2024 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

Sơ kết hợp tác phát triển du lịch giữa 3 tỉnh: Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

Chương trình hợp tác phát triển DL giữa tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh Phú Yên, Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả trong quá trình thực hiện. Trong năm 2024, các tỉnh thường xuyên trao đổi thông tin, hỗ trợ quảng bá DL thông qua các kênh truyền thông. Tích cực tham gia các sự kiện văn hóa, DL, các chương trình Famtrip do các địa phương tổ chức; cung cấp về quy hoạch, kế hoạch,...

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV – năm 2024

Theo báo cáo Đại hội, trong 5 năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp của các sở, ban, ngành và cả hệ thống chính trị triển khai đồng bộ, có hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc, tích cực góp phần phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Ninh Thuận. Diện mạo nông thôn miền núi...

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận lần thứ IV

Tại Đại hội, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đóng góp các ý kiến về Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội và tham gia xây dựng đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; kinh nghiệm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS trên địa bàn...

NTO – Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận lần thứ IV

Trong hai ngày 21 và 22/11, UBND tỉnh tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận lần thứ IV - năm 2024. Đến dự đại hội, về phía Trung ương có đồng chí Nông Thị Hà, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

Đại hội đại biểu các Dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận lần thứ IV năm 2024

Trong 02 ngày 21 và 22/11/2024, tỉnh Ninh Thuận tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024. Đến dự có đồng chí Nông Thị Hà, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc; đồng chí Phạm Văn Hậu – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy – Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ tỉnh ủy; đồng chí Trịnh Minh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;...

Viếng Nghĩa trang liệt sỹ tỉnh nhân Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số

Nhân dịp Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận lần thứ IV, năm 2024, sáng 22/11, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ viếng Nghĩa trang liệt sỹ tỉnh để tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ.

UBND tỉnh triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

 Trong năm 2024, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị; với quyết tâm cao, các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo điều hành quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, sát tình hình, có trọng tâm, trọng điểm, triển khai hiệu quả 3 khâu đột phá và 6 nhóm ngành, lĩnh vực trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng; tình hình KT-XH tiếp tục phục hồi ổn định và tăng trưởng...

Ninh Hải: Sơ kết 3 năm thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”

Thời gian qua, Huyện ủy Ninh Hải đã lãnh đạo thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” có chuyển biến tích cực. Các địa phương, đơn vị đều ban hành kế hoạch thực hiện phong trào thi đua với nhiều hình thức như: Tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, đoàn viên và Nhân dân cùng tham gia thực hiện và đăng ký mô hình “Dân vận khéo". Qua đó, xây dựng được 114 mô...

Tin nổi bật

Tin mới nhất