Powered by Techcity

Độc đáo tục lệ cô dâu rước chú rể về nhà ở Ninh Thuận

Trái ngược với phần lớn phong tục cưới hỏi ở nhiều nơi theo đúng chế độ mẫu hệ, tại lễ kết hôn của người Chăm ở Ninh Thuận, cô dâu sẽ đi rước chú rể về nhà.

Người Chăm Bà Ni tại Phan Rang (Ninh Thuận) đến nay vẫn duy trì chế độ mẫu hệ. Hôn nhân của ai đó nếu muốn được dân làng công nhận là vợ chồng thì phải tổ chức lễ cưới truyền thống (tiếng Chăm là Đam Likhah hay Đam Bbang Mưnhum), được vị sư cả và chức sắc trong làng chúc phúc. Tục cưới hỏi của người Chăm Bà Ni thể hiện vai trò quan trọng của người phụ nữ trong chế độ mẫu hệ có quyền “bắt chồng”.

W-thach-thao-3-1.jpg

Sân bên phía nhà gái dựng lên một rạp lễ làm bằng tre nứa (gọi là Kajang likhah) để khởi đầu cho nghi thức kết hôn chính thức. Đám cưới của cộng đồng người Chăm được tổ chức vào các tháng 3, 6, 10 và 11 (Chăm lịch). Vào ngày này, lúc 3h sáng gia đình nhà gái đã phải chuẩn bị lễ nghi, thực phẩm.

W-thach-thao-28-1.jpg

Qua thời gian, đám cưới Chăm xưa với nay khác nhau không nhiều, từ phong tục tới lễ nghi với lễ vật đơn sơ: trầu cau, rượu, bánh trái và đặc biệt là có cá đuối ikan yau – tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở.

W-thach-thao-16-1.jpg

Hôn nhân ở dân tộc Chăm thông qua một ông hoặc bà mối. Trước đó, người này mang ít vàng, bạc, hai hũ rượu… đến gia đình có con gái để cầu hôn. Nếu thuận, hai bên định ngày cưới. Trong ngày thành hôn, con trai cùng khách khứa, họ hàng qua nhà gái. Và tất cả cùng tụ họp ăn uống, nhảy múa, ca hát…

thach thao 9 1.jpeg

Theo chế độ mẫu hệ, toàn bộ việc dạm ngõ, ăn hỏi, tổ chức lễ cưới đều do nhà gái chủ động. Sau chính lễ, chàng trai sẽ ở rể tại nhà vợ.

thach thao 26 1.jpeg

Trong ảnh, cô dâu Thành Phương Ái Như chuẩn bị trang điểm, mặc quần áo truyền thống trong ngày trọng đại.

thach thao 11 1.jpeg

Ái Như và Đạo Văn Hòa trong bộ đồ cưới truyền thống. Trang phục ngày hôm nay, cô dâu mặc áo dài Chăm, trùm đầu bằng một tấm vải, che kín xuống lưng, chỉ để lộ phần gương mặt. Còn chú rể mặc sarong quấn khăn trên đầu có tua hai bên, toàn bộ đều màu trắng.

thach thao 13 1.jpeg

Chú rể Đạo Văn Hòa dùng chén bạc, múc nước tại nhà cô dâu để rửa tay, rửa chân 3 lần làm phép theo kinh Koran với hàm ý sạch sẽ trước khi bước vào rạp hành lễ.

thach thao 29 1.jpeg

Cô dâu, chú rể tiến vào hành lễ trong rạp Kajang likhah. Khi các vị tu sĩ làm lễ đốt trầm hương, chú rể đưa tay cho sư cả để làm lễ rửa tội. Sư cả và các giáo sĩ đọc kinh Koran xin phép với vị thánh Alla cho hai người trẻ thành đôi.

thach thao 19 1.jpeg

Lễ cưới sau đó được diễn ra ở phòng khách của nhà gái. Ở đây, chú rể được dẫn vào phòng cô dâu làm các lễ nghi truyền thống: hai bên trao trầu cau cho nhau, chàng rể trao áo cho cô dâu… Cô dâu đưa miếng trầu cau bỏ vào miệng chồng với ý nghĩa từ nay cô gái sẽ lo cho chàng trai ăn uống đầy đủ.

W-thach-thao-24-1.jpg

Lần lượt cô dâu, chú rể được trao nhẫn cưới sau khi nói “đồng ý” lấy người kia. Nhẫn cưới đã được các thầy sư làm phép trước đó.

W-thach-thao-27-1.jpg

3 ngày đêm đầu được gọi là thời gian làm lễ động phòng. Lúc này vợ chồng nằm ngủ không chung chăn gối, sinh hoạt ăn uống trong phòng và có người ngồi giám sát.

W-thach-thao-32-2.jpg

Sự xuất hiện của những em bé trong đám cưới người Chăm Bà Ni cũng là điều quan trọng, mang ý nghĩa chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ sau này sẽ được con cháu đầy đàn.

W-thach-thao-31-1.jpg

Lễ thức của họ thường đơn giản. Sau khi đôi trẻ được công nhận là vợ chồng, gia đình hai bên sẽ ngồi lại dùng tiệc trà, nhắm rượu cá đuối khô đến cuối ngày.

To Le Cung – Thạch Thảo

nguồn

Cùng chủ đề

Hội nghị phản biện xã hội dự thảo Quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Dự thảo Quy định gồm 4 Chương, 27 Điều, trong đó phạm vi điều chỉnh gồm 5 điều, khoản của Luật Đất đai năm 2024 và 16 điều, khoản của Nghị định 88/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Việc xây dựng, ban hành quy định có ý nghĩa quan trọng, bảo đảm việc tổ chức thi hành Luật Đất đai 2024, Nghị định 88/2024/NĐ-CP...

Đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm việc với Hội Nông dân tỉnh

Từ đầu năm 2024, các cấp HND trong tỉnh đã thực hiện 16/18 chỉ tiêu Trung ương HND Việt Nam giao, trong đó 5 chỉ tiêu đạt trên 150%. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ có nhiều đổi mới, linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế. Trong năm, các cấp hội phát triển mới 2.933 hội viên, nâng tổng số hội viên toàn tỉnh lên 49.850 người; thành lập mới 26 tổ...

Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận tham gia thảo luận về Dự thảo Luật Nhà giáo

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Nhà giáo.

Chương trình “Ninh Thuận chào năm mới 2025” sẽ diễn ra vào ngày 31/12/2024

Ngày 18/11, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 5402/KH-UBND tổ chức chương trình “Ninh Thuận chào năm mới 2025”.

Ninh Thuận: Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận, hơn 13 năm thực hiện Chiến lược hành động quốc gia về bình đẳng giới, vai trò vị thế của phụ nữ trong tỉnh Ninh Thuận có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu chiến lược, Chương trình quốc gia về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới. Toàn tỉnh Ninh Thuận hiện có 52/92 cơ...

Cùng tác giả

Ngất ngây với rừng hoa bằng lăng tự nhiên ‘nhuộm tím’ khu rừng ven biển

Đi trên đường ven biển ĐT 701 (đường Cà Ná - Mũi Dinh) đoạn qua huyện Thuận Nam (Ninh Thuận), du khách trầm trồ bởi rừng hoa bằng lăng tự nhiên "nhuộm tím" sườn núi. Hai bên đường ven biển ĐT 701 đoạn qua huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) được "nhuộm tím" bởi sắc hoa bằng lăng - Ảnh: DUY NGỌC Những ngày này, nhiều người dân và khách du lịch đi ngang qua tuyến đường ven biển ĐT 701 đoạn...

6 điểm check in đẹp nao lòng ở Ninh Thuận

Nếu chỉ có 3 ngày, 2 đêm ở Ninh Thuận, bạn hoàn toàn đủ thời gian khám phá gần hết những nơi đẹp nhất ở mảnh đất này. Một góc công viên Đá. Ảnh: Lan Hoàng Ninh Thuận có thủ phủ là TP. Phan Rang - Tháp Chàm, thiên nhiên nơi đây được ví von: "Gió như phang, nắng như rang". Ninh Thuận là điểm du lịch quy tụ nhiều cảnh đẹp: phong cảnh đa dạng (có biển, đảo, có đồng cừu,...

Qua miền nắng vàng, gió xanh

Nhiều năm về trước, nơi đây chỉ là một miền nắng rát, gió lớn, đất khô cằn, thì nay giá trị của Ninh Thuận đã tăng lên nhiều lần với những điểm đến xanh trên bản đồ du lịch thế giới. Nhớ lại gần 30 năm về trước, để đến với Ninh Thuận từ Bắc vào hay từ Nam ra, cách tốt nhất là mua được vé giường nằm trên tàu hỏa. Kỷ niệm đáng nhớ nhất với tôi...

Cẩm nang du lịch Ninh Thuận

Ninh Thuận nằm ở khu vực Nam Trung Bộ, tỉnh lỵ là thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, cách TP.HCM 340km, phía bắc giáp Khánh Hòa và phía nam giáp Bình Thuận. Ninh Thuận có Núi Chúa, vừa được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển mới của thế giới. Vịnh Vĩnh Hy - Ninh Thuận. Ảnh: Nguyễn Văn Quang Ninh Thuận mùa nào đẹp Ninh Thuận thường được gọi là "vùng đất của nắng và gió" bởi nơi đây...

48 giờ ở Ninh Thuận

Ninh Thuận nằm ở khu vực Nam Trung Bộ, là điểm đến thích hợp cho người yêu thiên nhiên và thích tìm hiểu về văn hóa Chăm. Trải nghiệm Ninh Thuận do chị Thu Dung, du khách từ TP HCM, chia sẻ trong chuyến đi đầu tháng 3, nhân dịp năm mới của người Chăm và gợi ý của anh Nguyễn Nam, từ một công ty du lịch tại TP HCM. Ngày 1 Buổi sáng Ăn sáng tại trung tâm thành phố Phan...

Cùng chuyên mục

Chương trình “Ninh Thuận chào năm mới 2025” sẽ diễn ra vào ngày 31/12/2024

Ngày 18/11, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 5402/KH-UBND tổ chức chương trình “Ninh Thuận chào năm mới 2025”.

Tọa đàm 50 năm văn học nghệ thuật Ninh Thuận sau ngày đất nước thống nhất

Chiều 6/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh tổ chức Hội nghị tọa đàm “50 năm VHNT Ninh Thuận” sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025).

[Infographic]: Cuộc thi sáng tác ca khúc và ảnh nghệ thuật tỉnh Ninh Thuận năm 2024

Thứ tư, 30/10/2024 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

[Infographic]: Danh mục các Lễ hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Thứ hai, 28/10/2024 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

[Infographic]: Cuộc thi “Thiết kế sản phẩm gốm Chăm làm quà tặng của tỉnh Ninh Thuận”

Thứ sáu, 25/10/2024 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

Bế mạc Hội thi thể thao – dân vũ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XII, năm 2024

Tối 11/10, Hội LHPN tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Bế mạc Hội thi thể thao – dân vũ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XII, năm 2024.

Bảo tồn Lễ hội Katê

Trong di sản văn hóa Việt Nam, dấu ấn văn hóa Chăm thể hiện rõ nét trong nhiều khía cạnh như: Kiến trúc, phong tục tập quán, điêu khắc, lễ hội, nghệ thuật biểu diễn, nghề gốm, dệt vải... Trong đó, Lễ hội Katê mang đậm bản sắc, nơi hội tụ những giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Chăm.

Khánh thành công trình Bia chiến tích lịch sử tại Trường THCS Lý Tự Trọng

Sáng 28/9, Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh tổ chức Lễ khánh thành công trình Bia chiến tích lịch sử tại Trường THCS Lý Tự Trọng, phường Mỹ Hương (Tp. Phan Rang - Tháp Chàm).

Khánh thành Góc Ấn Độ tại Ninh Thuận

Sáng 23/9, tại Thư viện tỉnh, Sở Văn Hóa-Thể Thao và Du lịch tổ chức Lễ Khánh thành Góc Ấn Độ tại Ninh Thuận. Tham dự có ông Madan Mohan Sethi, Tổng Lãnh sự Ấn Độ cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành.

Khai mạc Triển lãm tranh cổ động tấm lớn tuyên truyền chủ quyền biên giới và biển đảo

Sáng 20/9, tại Quảng trường 16 Tháng 4 (Tp. Phan Rang - Tháp Chàm), Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Triển lãm tranh cổ động tấm lớn tuyên truyền chủ quyền biên giới và biển đảo Tổ quốc, nhằm nâng cao nhận thức sâu rộng về vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.

Tin nổi bật

Tin mới nhất