Powered by Techcity

Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận tham gia thảo luận về Dự thảo Luật Nhà giáo

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Nhà giáo.

Phát biểu thảo luận tại hội trường, đại biểu Chamaléa Thị Thủy, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận nhất trí với sự cần thiết xây dựng Luật Nhà giáo, điều này nhằm thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về nhà giáo, kịp thời bổ sung các chính sách mới, đặc thù để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo. Tuy nhiên, để hoàn thiện Luật Nhà giáo, đại biểu Chamaléa Thị Thủy đề nghị xem xét bổ sung một số điểm sau:

Thứ nhất, về khái niệm “Nhà giáo”: Tên gọi của dự án Luật là Luật Nhà giáo, nhưng khái niệm thế nào là “Nhà giáo”, chưa thấy dự thảo Luật thể hiện cụ thể tại Điều 4 về giải thích từ ngữ; đại biểu Chamaléa Thị Thủy đề nghị phải quy định rõ khái niệm về nhà giáo trong luật để đảm bảo tính nhất quán, giúp mọi người hiểu luật theo cùng một cách, tránh cách hiểu khác nhau về cùng một từ “nhà giáo”, tăng tính minh bạch, giảm thiểu khả năng xảy ra tranh cãi về ý nghĩa của luật; để khi nói đến nhà giáo là chúng ta hình dung ngay chủ thể được gọi là nhà giáo gồm những ai, khái quát đặc trưng như thế nào để được gọi là nhà giáo.

Đại biểu Chamaléa Thị Thủy, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận phát biểu thảo luận tại hội trường.

Thứ hai, về hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo: Tại khoản 1, Điều 7 quy định: “Hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo là hoạt động đặc biệt, có tính chuyên nghiệp, sáng tạo; có sản phẩm là phẩm chất, năng lực của người học; giúp người học phát triển toàn diện được thực hiện thông qua việc dạy học, tổ chức, hướng dẫn, tư vấn học tập, rèn luyện và nêu gương cho người học”. Quy định như trên chưa bao hàm hết các hoạt động của “nhà giáo”. Hoạt động nghề nghiệp của “nhà giáo” cần được xem xét trên tổng thể của quá trình hoạt động của một “nhà giáo” trong quá trình làm việc của mình. Nó bao gồm quá trình giảng dạy, hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kỹ năng và giá trị đạo đức cho người học; ngoài ra, nó còn bao gồm cả quá trình cộng tác với đồng nghiệp, tham gia các hoạt động quản lý của một “nhà giáo” (tham gia quản lý lớp học, tham gia các cuộc họp của tổ bộ môn …). Bên cạnh đó, cũng cần phải xem lại cơ sở khoa học và thực tiễn của nội dung “có sản phẩm là phẩm chất, năng lực của người học”. Vì nếu quy định như vậy, thì hoạt động của nhà giáo phải có trách nhiệm đảm bảo chất lượng về sản phẩm là “phẩm chất, năng lực của người học”, nhưng thực tế thì điều này rất khó. Bởi vì, “phẩm chất, năng lực của người học” sẽ được tạo nên bởi nhiều yếu tố mà tựu trung lại gồm 3 yếu tố chính là: Gia đình, Nhà trường và xã hội. Trong đó, vai trò quyết định chính để tạo nên phẩm chất, năng lực của người học chính là nền tảng giáo dục gia đình của người học, sự đầu tư về tinh thần và vật chất của gia đình người học. Nhà trường góp phần nhưng cũng không phải là yếu tố quyết định tạo nên sản phẩm là phẩm chất, năng lực của người học. Vì vậy, đại biểu Chamaléa Thị Thủy đề nghị xem xét, điều chỉnh lại nội dung khoản 1, Điều 7 nêu trên.

Thứ ba, về những việc nhà giáo không được làm: Tại điểm c, khoản 2, Điều 11 quy định về việc không được “Ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức”. Theo đại biểu Chamaléa Thị Thủy quy định này là cần thiết, tuy nhiên, nội dung này đã được quy định tại khoản 5 Điều 22 của Luật giáo dục (Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền). Ngoài ra, cần phải nhìn nhận thật bao quát, thấu đáo về vấn đề này để quy định sao cho cụ thể, phù hợp. Bởi trong thực tế, việc dạy thêm là nhu cầu có thật của giáo viên và học thêm cũng là nhu cầu có thật của học sinh, nhất là ở các đô thị, vùng có điều kiện kinh tế phát triển thì các cháu càng được gia đình đầu tư học tập. Không chỉ các cháu học chưa tốt mới phải đi học thêm, mà học sinh có năng lực học tập tốt vẫn rất có nhu cầu học thêm, nhằm nâng cao hơn ngoài kiến thức cơ bản chung ở lớp học, nhất là các cháu có nguyện vọng thi vào trường chuyên, thi học sinh giỏi các cấp và thi vào các trường đại học thuộc Top đầu… thì nhu cầu tìm đến các thầy cô giáo giỏi để được học thêm là có thật. Cho nên, nếu như cho rằng việc tăng lương và các chế độ chính sách cho giáo viên để giải quyết vấn đề dạy thêm vẫn còn chủ quan, chưa thật sự phù hợp với thực tế cuộc sống.

Vì vậy, trong Luật này, đại biểu Chamaléa Thị Thủy đề nghị cần làm rõ các hình thức ép buộc (Ví dụ: ép buộc bằng lời nói, hành động, gây áp lực tinh thần, tạo tâm lý sợ hãi, sử dụng các hình thức kỷ luật, phân biệt đối xử…) nhằm tránh việc quy định lại nội dung đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khác và giải quyết thấu đáo tình trạng tiêu cực trong việc dạy thêm, học thêm.

Thứ tư, về chế độ, chính sách đối với nhà giáo: Đại biểu Chamaléa Thị Thủy thống nhất với chủ trương về việc cần phải luôn xem giáo dục là quốc sách trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước nên việc cần phải chăm lo về chế độ, chính sách, tôn vinh đội ngũ làm công tác giáo dục là cần phải được chú trọng. Thời gian qua, một số chính sách về hỗ trợ học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên sư phạm đã phát huy tác dụng rất tốt, đã thu hút nhiều học sinh giỏi tham gia thi vào ngành sư phạm, chất lượng đầu vào của ngành sư phạm ngày càng tăng, mức độ cạnh tranh vào ngành sư phạm cũng rất “khốc liệt” như chúng ta đã thấy trong các mùa tuyển sinh thời gian qua, đã hết cái thời “chuột chạy cùng sào, mới vào sư phạm”. Đầu vào ngành sư phạm thời gian qua đã ngày càng tốt hơn thì vấn đề đặt ra ở đây là đầu ra. Chính sách như thế nào để các thầy, cô giáo ra trường có được công việc, sống được bằng nghề, theo được đam mê nghề nghiệp, như vậy ngày càng thu hút người tài.

Tuy nhiên, để thực hiện được các chế độ, chính sách được đề ra tại dự thảo Luật và dự thảo Nghị định quy định chính sách tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ, thu hút đối với nhà giáo thì phải căn cứ vào nguồn lực ngân sách có đảm bảo thực hiện được hay không, phải có đánh giá tác động chính sách thật kỹ, đồng thời chính sách nếu có ưu tiên hơn thì cũng nên đặt trong mối tương quan hài hoà với các đội ngũ trí thức, lực lượng lao động khác của xã hội, những người cũng hưởng lương từ ngân sách nhà nước (ví dụ như trong đợt chất vấn vừa qua đối với lĩnh vực Y tế, chúng ta cũng đã nghe thấy tư lệnh Ngành nói lên những khó khăn của ngành Y tế, nhất là khó khăn của Y tế công. Đội ngũ này học hành rất vất vả, tốn kém, phải làm việc trong môi trường không tốt vì là người có bệnh, là bệnh nhân… nên đội ngũ này cũng rất cần được quan tâm về chế độ, chính sách…). Vì thế, theo đại biểu Chamaléa Thị Thủy cho rằng dự thảo Luật cần rà soát lại, nên chăng, cần quy định quan tâm trước đến đội ngũ nhà giáo đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; giáo viên mầm non; giáo viên dạy cho các đối tượng khuyết tật.



Nguồn: http://baoninhthuan.com.vn/news/150435p1c24/doan-dbqh-tinh-ninh-thuan-tham-gia-thao-luan-ve-du-thao-luat-nha-giao.htm

Cùng chủ đề

Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận: Thảo luận tại Hội trường về Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)

Sáng 27/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận: Tham gia thảo luận tại Hội trường về Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quảng...

Tham gia thảo luận tại Hội trường, đại biểu Chamaléa Thị Thủy, UVTV Tỉnh ủy, đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận, cho rằng: Quảng cáo là một trong những hoạt động có sự chuyển biến nhanh nhất, dễ nhận thấy nhất trong thời đại bùng nổ thông tin của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Công nghệ kỹ thuật số đã làm cho hoạt động Quảng cáo trở nên dễ dàng hơn, thông tin quảng cáo đến...

Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận thảo luận tại Tổ về Góp ý Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật...

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 22/11, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận thảo luận tại Tổ về Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật...

Thảo luận về sửa đổi, bổ sung một số điều của dự thảo Luật (Điều 1) tại khoản 3 (Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hạ tầng chất lượng quốc gia, tạo điều kiện xây dựng thành tiêu chuẩn quốc tế đối với các sản phẩm trọng điểm, ưu tiên, chủ lực, đặc thù của Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu của chiến...

Hội nghị phản biện xã hội dự thảo Quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Dự thảo Quy định gồm 4 Chương, 27 Điều, trong đó phạm vi điều chỉnh gồm 5 điều, khoản của Luật Đất đai năm 2024 và 16 điều, khoản của Nghị định 88/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Việc xây dựng, ban hành quy định có ý nghĩa quan trọng, bảo đảm việc tổ chức thi hành Luật Đất đai 2024, Nghị định 88/2024/NĐ-CP...

Cùng tác giả

[Podcast] Bản tin ngày 23/12/2024

Thứ hai, 23/12/2024 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

Phát động phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”

Tham dự buổi lễ có các đồng chí: Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Quốc Nam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Văn Bình, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Nguyễn Long Biên, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy.Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tặng hoa và trao bảng ghi nhận tấm...

Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh mẽ là động lực chính cho tăng trưởng

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn – Ảnh: C.DŨNG Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đánh giá năm 2024 đã đạt nhiều kết quả tích cực trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược diễn ra phức tạp, tạo ra sức ép là rất lớn để duy trì chuỗi cung ứng. Xuất khẩu hơn 400 tỉ USD “Kết quả đạt được quan trọng cho thấy...

UBND tỉnh họp nghe công tác chuẩn bị tổ chức Chương trình “Ninh Thuận chào năm mới 2025”

Chiều ngày 23/12, đồng chí Nguyễn Long Biên, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp nghe báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức Chương trình “Ninh Thuận chào đón năm mới 2025”.

Nhiều dự án điện tái tạo đã hòa lưới có nguy cơ trượt giá bán điện ưu đãi

Hàng trăm dự án điện tái tạo trên cả nước có nguy cơ bị truy thu giá bán điện ưu đãi do vi phạm quy định về nghiệm thu, hưởng sai cơ chế khuyến khích – Ảnh: NGỌC HIỂN Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 23-12, nhiều chủ đầu tư dự án điện mặt trời cho biết các dự án tới đây có nguy cơ bị tính lại giá điện, không còn được hưởng mức giá mua bán điện...

Cùng chuyên mục

[Podcast] Bản tin ngày 23/12/2024

Thứ hai, 23/12/2024 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

Phát động phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”

Tham dự buổi lễ có các đồng chí: Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Quốc Nam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Văn Bình, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Nguyễn Long Biên, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy.Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tặng hoa và trao bảng ghi nhận tấm...

Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh mẽ là động lực chính cho tăng trưởng

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn – Ảnh: C.DŨNG Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đánh giá năm 2024 đã đạt nhiều kết quả tích cực trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược diễn ra phức tạp, tạo ra sức ép là rất lớn để duy trì chuỗi cung ứng. Xuất khẩu hơn 400 tỉ USD “Kết quả đạt được quan trọng cho thấy...

UBND tỉnh họp nghe công tác chuẩn bị tổ chức Chương trình “Ninh Thuận chào năm mới 2025”

Chiều ngày 23/12, đồng chí Nguyễn Long Biên, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp nghe báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức Chương trình “Ninh Thuận chào đón năm mới 2025”.

Nhiều dự án điện tái tạo đã hòa lưới có nguy cơ trượt giá bán điện ưu đãi

Hàng trăm dự án điện tái tạo trên cả nước có nguy cơ bị truy thu giá bán điện ưu đãi do vi phạm quy định về nghiệm thu, hưởng sai cơ chế khuyến khích – Ảnh: NGỌC HIỂN Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 23-12, nhiều chủ đầu tư dự án điện mặt trời cho biết các dự án tới đây có nguy cơ bị tính lại giá điện, không còn được hưởng mức giá mua bán điện...

Bão số 10 vào vùng biển Phú Yên đến Bà Rịa – Vũng Tàu, tâm mưa ở đâu?

Áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa đã mạnh lên thành bão số 10 (tên quốc tế là Pabuk). Chiều 23/12, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, hồi 16h, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 11,3 độ Vĩ Bắc; 112,4 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8...

Loài côn trùng tên nghe mắc cười, bay tối ngày, nuôi thành công ở Ninh Thuận, sản phẩm mật ngọt đạt sao OCOP

UBND TP. Phan Rang-Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) vừa tổ chức lễ công bố; trao giấy chứng nhận cho các sản phẩm đạt OCOP 3 và 4 sao năm 2024. Trong số này có sản phẩm mật ong dú của Công ty TNHH Ong dú Jichi. Loài chúa nhưng nhỏ tí ti, mang lại nguồn lợi cao Trong số này có những sản phẩm độc đáo như sản phẩm Ong dú nuôi kiểng nhà phố của Công ty TNHH Ong dú...

Lễ phát động phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Sáng ngày 23/12/2024, tại xã Phước Kháng, huyện Thuận Bắc, Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Ủy ban MTTQVN tỉnh tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Tham dự Lễ phát động có đồng chí Phạm Văn Hậu - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Trần Quốc Nam - Phó Bí thư Tỉnh ủy,...

Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

Chỉ thị nêu rõ: Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 11/12/2024 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025; Ban Thường vụ Tinh ủy yêu cầu các cấp ủy đảng, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:1. Quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc tinh thần Chi thị...

Đồng chí Trịnh Minh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tình hình sạt lở bờ sông Dinh khu vực xã Phước Sơn

Theo báo cáo của địa phương, trong thời gian gần đây, tình trạng sạt lở bờ sông Dinh trên địa bàn xã Phước Sơn diễn ra nghiêm trọng, với chiều dài trên 5 km. Tại các vị trí bị sạt lở đã lấn sau vào khu dân cư, đất sản xuất của nhiều hộ dân, không chỉ gây ra thiệt hại về kinh tế, mà còn ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của người dân.Đồng chí...

Tin nổi bật

Tin mới nhất