Powered by Techcity

Đề nghị bổ sung quy định Tòa án hỗ trợ đương sự xác minh, thu thập chứng cứ

Tiếp tục Đợt 2, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, chiều 22/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).

Mở rộng thẩm quyền của tòa án

Tại phiên thảo luận, các đại biểu tán thành với sự cần thiết sửa đổi luật Tổ chức Tòa án nhân dân nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập qua 8 năm thi hành luật; đồng thời thể chế hóa các nghị quyết của Đảng về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và yêu cầu nhiệm vụ giải pháp về cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay.

Về tổ chức tòa án, đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi (Bến Tre) cho rằng, quy định dự thảo luật “không khác so với luật hiện hành” bởi các tòa án này vẫn được tổ chức và có thẩm quyền theo địa hạt tương ứng với các đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện. “Nhìn chung, sự thay đổi này chỉ ở tên gọi. Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong, cơ chế lãnh đạo của cấp ủy đảng, giám sát của cơ quan dân cử địa phương, quan hệ phối hợp công tác với các cơ quan… vẫn thực hiện theo quy định hiện hành. Tòa án cấp phúc thẩm nhưng vẫn xét xử sơ thẩm theo thẩm quyền. Đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu thêm, nếu cần, phải đổi mới toàn diện và thực chất, còn nếu chưa đủ điều kiện, tính khả thi, nên giữ như quy định của luật hiện hành”, đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi nói.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hoà Bình phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Về vấn đề này, đại biểu Trần Thị Thu Hằng (Đắk Nông) cho rằng, việc đổi tên Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố thuộc Trung ương; Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, thành Tòa án nhân dân phúc thẩm, tòa án nhân dân sơ thẩm sẽ khắc phục được tình trạng có nhận thức cho rằng, tòa án là một cơ quan hành chính thuộc địa phương, gây khó khăn cho việc xử lý, giải quyết các vấn đề về tổ chức và hoạt động của tòa án, ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện nguyên tắc độc lập xét xử của tòa án.

“Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở việc đổi tên, số lượng các tòa án vẫn gắn liền với địa giới hành chính; cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tòa này không thay đổi, vẫn chưa thể hiện được đặc thù của mô hình tổ chức tòa án theo thẩm quyền xét xử. Vì vậy, cần có sự điều chỉnh một cách toàn diện, phù hợp với định hướng phát triển lâu dài”, đại biểu Trần Thị Thu Hằng nói.

Đảm bảo khách quan để ra phán quyết công bằng

Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội Nguyễn Hữu Chính phát biểu ý kiến. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Quan tâm tới việc thu thập chứng cứ, đại biểu Nguyễn Hữu Chính (Hà Nội) nhất trí với quy định tại dự thảo và cho rằng, việc tòa án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ phù hợp với thực tiễn, xu thế hiện nay cũng như các nguyên tắc pháp luật và quy định về tố tụng hiện hành. Bên cạnh đó, tòa án thu thập tài liệu cho đương sự vô hình chung đã làm thay việc cho đương sự, khiến họ trông chờ vào tòa án, lâu dài dẫn đến tình trạng quá tải công việc.

“Việc đương sự tự thu thập, giao nộp chứng cứ phù hợp với thông lệ quốc tế hiện nay và so với luật hiện hành, đương sự được tạo điều kiện thuận lợi hơn”, đại biểu Nguyễn Hữu Chính nói.

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, theo luật hiện hành và thực tiễn hiện nay, một số trường hợp khi tòa án yêu cầu thu thập, giao nộp tài liệu liên quan đến một số cơ quan nhà nước và tổ chức còn gặp nhiều khó khăn. Nếu để đương sự tự mình thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến cơ quan, tổ chức này sẽ gặp khó khăn hơn nữa. Do đó, đại biểu Nguyễn Hữu Chính đề nghị bổ sung việc tòa án hỗ trợ đương sự trong việc xác minh, thu thập tài liệu do các cơ quan nhà nước, tổ chức đang lưu giữ, quản lý hồ sơ.

Tranh luận với ý kiến đại biểu về việc tòa án có nên chủ trì thực hiện thu thập chứng cứ hay không, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, “cần thiết quy định tòa án thực hiện thu thập chứng cứ nhằm đảm bảo sự khách quan của vụ án để ra phán quyết công bằng cho tất cả các bên”.

Đại biểu phân tích: “Việt Nam theo hệ dân luật, tòa và thẩm phán chủ trì trong việc đánh giá, xem xét và cần thiết sẽ thu thập chứng cứ. Hơn nữa, tên gọi Tòa án nhân dân chỉ có ở Việt Nam, trong khi ở các nước không có; trong khi đó, điều kiện của Việt Nam có sự chênh lệch về khoảng cách giàu nghèo, dân trí, văn hóa, thành thị và nông thôn. Do đó, nhiều người dân không có điều kiện tranh tụng một cách đầy đủ, nếu khoán cho các bên sẽ rất thiệt thòi cho những người yếu thế”.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng, tòa án chủ trì việc thu thập chứng cứ không mâu thuẫn với các bên tự thu thập chứng cứ nhưng mỗi bên đều thu thập những chứng cứ có lợi cho mình và giấu chứng cứ bất lợi cho mình. “Sửa luật là để thuận lợi hơn cho người dân, để bảo vệ quyền lợi của người dân tốt hơn hay để thuận lợi hơn cho tòa án? Nếu để thuận lợi hơn cho người dân, không nên bỏ thẩm quyền, trách nhiệm thu thập chứng cứ của tòa án”, đại biểu Trương Trọng Nghĩa nói.

Tuy nhiên, đại biểu Mai Khanh (Ninh Bình) cho rằng, thực tế hiện nay, khi các đương sự gửi đơn, đa phần việc thu thập chứng cứ đều dựa vào tòa án. Chính vì vậy đã nảy sinh ra một số hệ lụy như tình trạng nghi ngờ việc thu thập chứng cứ của thẩm phán khiến cho cá nhân và tổ chức “quên” nhiệm vụ cung cấp chứng cứ cho các đương sự, người dân. Việc này đã dẫn tới tình trạng các cơ quan, đơn vị lấy lý do khi tòa án yêu cầu mới cung cấp chứng cứ cho người dân.

“Hiện nay là thời điểm phù hợp và cần thiết để thay đổi vấn đề này. Nếu tiếp tục quy định như hiện nay, việc phấn đấu hướng đến nền tư pháp văn minh, phục vụ người dân sẽ dồn lên tòa án mà bỏ qua vai trò của các cơ quan khác nắm giữ chứng cứ trong việc cung cấp cho người dân”, đại biểu Mai Khanh nói.

Theo TTXVN/Báo Tin tức

Nguồn

Cùng chủ đề

Nghị quyết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 174/2024/QH15 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận thảo luận tại Tổ về Góp ý Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật...

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 22/11, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận thảo luận tại Tổ về Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật...

Thảo luận về sửa đổi, bổ sung một số điều của dự thảo Luật (Điều 1) tại khoản 3 (Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hạ tầng chất lượng quốc gia, tạo điều kiện xây dựng thành tiêu chuẩn quốc tế đối với các sản phẩm trọng điểm, ưu tiên, chủ lực, đặc thù của Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu của chiến...

Thường trực HĐND tỉnh tổ chức Phiên họp thứ 49

Năm 2024, HĐND tỉnh đã bám sát sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Đảng đoàn HĐND tỉnh thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định pháp luật, chương trình, kế hoạch đề ra đảm bảo chất lượng, hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh. Thường trực HĐND tỉnh đã quan tâm cải tiến, đổi mới, tập trung chỉ đạo triển khai...

Sơ kết hợp tác phát triển du lịch giữa 3 tỉnh: Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

Chương trình hợp tác phát triển DL giữa tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh Phú Yên, Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả trong quá trình thực hiện. Trong năm 2024, các tỉnh thường xuyên trao đổi thông tin, hỗ trợ quảng bá DL thông qua các kênh truyền thông. Tích cực tham gia các sự kiện văn hóa, DL, các chương trình Famtrip do các địa phương tổ chức; cung cấp về quy hoạch, kế hoạch,...

Cùng tác giả

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác y tế năm 2025

Sáng 24/12, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai công tác y tế năm 2025. Phó Thủ tướng Lê Thành Long dự, chỉ đạo hội nghị. Tham dự tại điểm cầu tỉnh Ninh Thuận có đồng chí Nguyễn Long Biên, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.

Kỳ họp thứ 23 HĐND tỉnh khóa XI thông qua nghị quyết về giá các loại đất và mức chi trả trợ cấp xã...

Tham dự kỳ họp có đồng chí Trần Quốc Nam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh; Lê Văn Bình, UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương.Toàn cảnh Kỳ họp thứ 23 HĐND tỉnh khóa XI. Ảnh: P.Bình Sau phát biểu...

Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng

Sáng 24/12, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN). Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Ninh Thuận có lãnh đạo Thanh tra tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan.

Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2021 – 2026

Sáng ngày 24/12/2024, HĐND tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề). Tham dự có đồng chí đồng chí Trần Quốc Nam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Lê Văn Bình, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Huyền; lãnh đạo...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Long Biên nghe báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức “Chương trình chào năm mới 2025”

Ngày 23/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Long Biên chủ trì cuộc họp nghe báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức “Chương trình chào năm mới 2025”. Tham dự có lãnh đạo các Sở, ban, ngành liên quan và UBND thành phố Phan Rang-Tháp Chàm. “Chương trình chào năm mới 2025” được tổ chức vào lúc 20h00 ngày 31/12/2024 tại Quảng trường - Tượng đài 16 tháng 4, là sự kiện thường niên của tỉnh nhằm tạo khí...

Cùng chuyên mục

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác y tế năm 2025

Sáng 24/12, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai công tác y tế năm 2025. Phó Thủ tướng Lê Thành Long dự, chỉ đạo hội nghị. Tham dự tại điểm cầu tỉnh Ninh Thuận có đồng chí Nguyễn Long Biên, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.

Kỳ họp thứ 23 HĐND tỉnh khóa XI thông qua nghị quyết về giá các loại đất và mức chi trả trợ cấp xã...

Tham dự kỳ họp có đồng chí Trần Quốc Nam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh; Lê Văn Bình, UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương.Toàn cảnh Kỳ họp thứ 23 HĐND tỉnh khóa XI. Ảnh: P.Bình Sau phát biểu...

Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng

Sáng 24/12, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN). Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Ninh Thuận có lãnh đạo Thanh tra tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan.

Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2021 – 2026

Sáng ngày 24/12/2024, HĐND tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề). Tham dự có đồng chí đồng chí Trần Quốc Nam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Lê Văn Bình, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Huyền; lãnh đạo...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Long Biên nghe báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức “Chương trình chào năm mới 2025”

Ngày 23/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Long Biên chủ trì cuộc họp nghe báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức “Chương trình chào năm mới 2025”. Tham dự có lãnh đạo các Sở, ban, ngành liên quan và UBND thành phố Phan Rang-Tháp Chàm. “Chương trình chào năm mới 2025” được tổ chức vào lúc 20h00 ngày 31/12/2024 tại Quảng trường - Tượng đài 16 tháng 4, là sự kiện thường niên của tỉnh nhằm tạo khí...

HĐND huyện Ninh Sơn tổ chức Kỳ họp thứ 21

Năm 2024, tình hình kinh tế-xã hội huyện Ninh Sơn tiếp tục phát triển ổn định. Công tác quy hoạch, quản lý đất đai, tài nguyên môi trường được tăng cường. Trên các lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm thực hiện. Chất lượng giáo dục, công tác chăm lo sức khỏe nhân dân ngày càng được nâng cao. Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện kịp thời, đầy đủ. Quốc phòng...

Khơi thông nguồn lực phát triển

Chiều 23-12, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành công thương năm 2025. Tinh giản gần 18% đầu mối đơn vị Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho biết năm 2024, ngành công thương quyết liệt “tinh, gọn, mạnh” bộ máy theo tinh thần tổng kết Nghị quyết 18, đề xuất tinh giản gần 18% số...

Lãnh đạo Công an tỉnh chúc mừng Giáng sinh năm 2024

Nhân dịp Giáng sinh năm 2024, Đại tá Huỳnh Tấn Hạnh, UVTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số đơn vị liên quan đã đến thăm, tặng quà một số tổ chức, chức sắc, chức việc tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 10

 Vị trí và hướng đi của bão số 10 vào chiều ngày 23/12. (Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 13 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 11,2 độ Vĩ Bắc; 112,4 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây Bắc khu vực Trường Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; bão di...

[Podcast] Bản tin ngày 23/12/2024

Thứ hai, 23/12/2024 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

Tin nổi bật

Tin mới nhất