Powered by Techcity

Đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ các sản phẩm OCOP hết thời hạn chứng nhận

Năm 2020, UBND tỉnh Ninh Thuận công nhận 69 sản phẩm OCOP của 19 chủ thể. Theo quy định, giấy chứng nhận cho các sản phẩm OCOP đạt từ 3-5 sao có giá trị 36 tháng kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành. Để đảm bảo quyền lợi của các sản phẩm được công nhận, các ban, ngành, địa phương đang tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các chủ thể tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, nâng cao chất lượng sản phẩm để duy trì các tiêu chí và đăng ký đánh giá phân hạng lại sản phẩm.

Ông Nguyễn Đình Quang, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại nông sản Thái Thuận, xã Nhơn Sơn (Ninh Sơn), cho biết: Qua thông báo của UBND huyện, năm 2023, công ty đã chủ động đăng ký lại 10 sản phẩm, trong đó có 6 sản phẩm nâng hạng từ 3 sao lên 4 sao. Về hồ sơ đăng ký thì hầu như phải làm mới toàn bộ nhưng thời gian hoàn thiện nhanh hơn do đã có quy trình từ lần đầu tiên tham gia. Đối với sản phẩm OCOP muốn nâng sao thì yêu cầu phải hoàn thiện hồ sơ theo các tiêu chí cao hơn, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự đầu tư bài bản, dài hơi và sản xuất ổn định.

Ông Nguyễn Đình Quang (bên phải) giới thiệu sản phẩm OCOP cho khách hàng. Ảnh: Văn Nỷ

Còn ông Đào Minh Cường, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nho Evergreen Ninh Thuận, phường Văn Hải (Tp. Phan Rang – Tháp Chàm): Trong lần công nhận của năm 2020, HTX có 1 sản phẩm OCOP hạng 4 sao và 2 sản phẩm 3 sao, nhờ đó tạo thuận lợi hơn cho HTX trong sản xuất và kinh doanh. Nên khi các sản phẩm hết hạn chứng nhận, HTX đã phối hợp với Phòng Kinh tế thành phố hoàn thiện hồ sơ gia hạn cho các sản phẩm này và tham gia đánh giá công nhận thêm một số sản phẩm mới. Đến nay, HTX đã có tổng cộng 4 sản phẩm 4 sao và 5 sản phẩm 3 sao cấp tỉnh.

Từ chương trình OCOP, các loại nông sản chủ lực, đặc thù của tỉnh như các sản phẩm nho, táo, măng tây xanh, dưa lưới, hành, tỏi, nước mắm, dê, cừu… đã được tôn vinh, nâng cao giá trị sản xuất, dần khẳng định giá trị kinh tế và có tính cạnh tranh cao trên thị trường. Tuy nhiên, một vấn đề đáng lo ngại hiện nay là số lượng chủ thể tham gia hồ sơ công nhận lại sản phẩm OCOP hết hạn còn khá ít, chưa được như kỳ vọng. Số liệu cuối năm 2023 cho thấy, chỉ có 9 trong tổng số 19 chủ thể tham gia đánh giá, phân hạng lại với 35 sản phẩm OCOP và thực trạng này đến từ nhiều nguyên nhân.

Hiện các sản phẩm OCOP được đánh giá theo bộ tiêu chí tại Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ. Theo nhiều chủ thể, trong bộ tiêu chí có khá nhiều nội dung mới so với bộ tiêu chí trước đây, phần lớn những khó khăn, vướng mắc ở quy mô sản xuất và điều kiện về chứng nhận sở hữu trí tuệ. Cụ thể, để nâng hạng sản phẩm OCOP từ 3 sao lên 4 sao, các chủ thể phải đầu tư, cải tiến dây chuyền, quy trình sản xuất, đóng gói sản phẩm, nâng cấp bao bì… Đối với nâng cấp từ 4 sao lên 5 sao, phải xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định, sản xuất chuyên nghiệp, có hệ thống phân phối sản phẩm trên quy mô toàn quốc và có sản phẩm được thị trường thế giới chấp nhận. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều HTX, DN nhỏ trên địa bàn tỉnh khó đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe này vì cần thời gian dài và nguồn vốn tương đối lớn để hoàn thiện.

Đại diện cơ sở sản xuất nước mắm cá cơm truyền thống Tư Phụng, xã Thanh Hải (Ninh Hải) băn khoăn: Trong bộ tiêu chí đánh giá, yêu cầu các chủ thể phải có năng lực, quy mô sản xuất trung bình trở lên, trong khi chưa quy định quy mô thế nào là nhỏ, trung bình hoặc lớn. Để đạt công nhận sản phẩm 4 sao phải có giấy chứng nhận đăng ký sở hữu trí tuệ nhưng thủ tục để được cấp thì rất lâu.

Bên cạnh đó, nguồn kinh phí cấp cho chủ thể tham gia OCOP còn hạn chế, chỉ mới hỗ trợ được chi phí bao bì, in tem đối với các sản phẩm sau chứng nhận, chưa hỗ trợ về phát triển quy mô, dây chuyền sản xuất, vùng nguyên liệu, thị trường… Do đó, dù hiểu về lợi ích của việc nâng cấp, tái chứng nhận sản phẩm OCOP nhưng nhiều chủ thể vẫn e ngại.

Theo quy định, đối với các sản phẩm OCOP cấp tỉnh khi hết hạn nếu không được công nhận lại sẽ bị thu hồi chứng nhận, chủ thể không được sử dụng nhãn hiệu OCOP (logo OCOP có gắn sao) để in, dán trên bao bì đối với các sản phẩm khi lưu thông, tiêu thụ trên thị trường. Trong trường hợp nếu các cơ quan chuyên môn kiểm tra và phát hiện chủ thể có hành vi lợi dụng danh hiệu OCOP để tiêu thụ sản phẩm trên thị trường thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Do vậy, để duy trì và đảm bảo quyền lợi cho các sản phẩm OCOP, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản đề nghị UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các chủ thể hoàn thiện hồ sơ sản phẩm để tham gia đánh giá, phân hạng lại đối với các sản phẩm OCOP hết thời hạn chứng nhận.

Đồng chí Trương Khắc Trí, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: Đối với chủ thể tham gia đánh giá, phân hạng lại sản phẩm OCOP, sở đã hướng dẫn phối hợp với cấp huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hỗ trợ trực tiếp cho các chủ thể hoàn thiện hồ sơ. Trong đó, ưu tiên hỗ trợ các chủ thể sau khi được công nhận OCOP đạt hạng 3 sao trở lên có quy mô sản xuất nhỏ khó đáp ứng thị trường tiếp tục duy trì, cải tiến nâng cao năng lực sản xuất đảm bảo số lượng, chất lượng từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường. Đối với chủ thể không tiếp tục tham gia đánh giá phân hạng lại làm rõ nguyên nhân và có giải pháp khắc phục để các chủ thể tiếp tục tin tưởng tham gia. Ngoài các sản phẩm đã đăng ký năm 2023, tiếp tục rà soát, đánh giá các sản phẩm khác trên địa bàn có lợi thế, đạt yêu cầu, đề xuất bổ sung, hoàn thiện hồ sơ tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.

Bên cạnh sự hỗ trợ của chính quyền, ngành chức năng trong công tác hỗ trợ hướng dẫn cho các doanh nghiệp, chủ thể nâng cao tinh thần tự giác, trách nhiệm chấp hành thực thi các quy định đảm bảo chất lượng sản phẩm OCOP. Quan trọng hơn hết, các chủ thể cũng cần chủ động tham gia trong việc đăng ký lại đánh giá, xếp hạng lại OCOP cho sản phẩm hết thời hạn, quan tâm đến nâng cao chất lượng, uy tín và tính ổn định của sản phẩm để tạo niềm tin với người tiêu dùng, chiếm lĩnh thị trường, bắt kịp xu hướng tiêu dùng từ đó có định hướng đầu tư, nâng cấp kịp thời.



Nguồn: http://baoninhthuan.com.vn/news/149088p25c151/day-manh-tuyen-truyen-ho-trocac-san-pham-ocop-het-thoi-han-chung-nhan.htm

Cùng chủ đề

Hội nghị công tác HĐND các cấp tỉnh Ninh Thuận năm 2024

Ngày 17/5, Thường trực HĐND tỉnh Khóa XI, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Hội nghị Công tác HĐND các cấp tỉnh Ninh Thuận năm 2024. Đồng chí Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thuờng trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có đồng chí Trần Minh Lực, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí UVTV Tỉnh ủy, Trưởng các Ban HĐND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các ban, ngành và HĐND các địa phương trong tỉnh.

Xây dựng nông thôn mới ở xã ven biển Thanh Hải

Năm 2020, sau khi được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, những năm qua, cấp ủy, chính quyền và người dân xã Thanh Hải (Ninh Hải) tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, thi đua lao động sản xuất, nâng cao các tiêu chí NTM. Nhờ đó đã giúp diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống nhân dân được nâng cao. Thanh Hải trở thành điểm sáng trong xây dựng NTM ở huyện Ninh Hải nói riêng và của tỉnh nói chung.

Cùng tác giả

Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

Chỉ thị nêu rõ: Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 11/12/2024 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025; Ban Thường vụ Tinh ủy yêu cầu các cấp ủy đảng, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:1. Quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc tinh thần Chi thị...

Đồng chí Trịnh Minh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tình hình sạt lở bờ sông Dinh khu vực xã Phước Sơn

Theo báo cáo của địa phương, trong thời gian gần đây, tình trạng sạt lở bờ sông Dinh trên địa bàn xã Phước Sơn diễn ra nghiêm trọng, với chiều dài trên 5 km. Tại các vị trí bị sạt lở đã lấn sau vào khu dân cư, đất sản xuất của nhiều hộ dân, không chỉ gây ra thiệt hại về kinh tế, mà còn ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của người dân.Đồng chí...

Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

   Vị trí và hướng đi của áp thấp nhiệt đới ngày 23/12. Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 1 giờ ngày 23/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,9 độ Vĩ Bắc; 113,6 độ Kinh Đông, trên khu vực Trường Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; áp...

Ninh Thuận: Trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phước Bình

Sáng ngày 23/12/2024, UBND tỉnh tổ chức trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phước Bình. Đồng chí Trịnh Minh Hoàng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự, trao quyết định và chúc mừng đồng chí được bổ nhiệm. Theo đó, UBND tỉnh đã điều động, bổ nhiệm ông Hoàng Lộc, Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn liên hồ Sông Sắt - Sông Trâu trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển...

Khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi hơn 6.235 tỷ đồng; 8.200 tỷ nâng cấp Cảng hàng không Thọ Xuân

Khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi hơn 6.235 tỷ đồng; 8.200 tỷ nâng cấp Cảng hàng không Thọ XuânHải Phòng khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi qua sông Cấm, vốn hơn 6.235 tỷ đồng; Đầu tư 8.200 tỷ nâng cấp Cảng hàng không Thọ Xuân, Thanh Hóa… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Đà Nẵng thành lập Cụm công nghiệp Hòa Liên với diện tích hơn 58...

Cùng chuyên mục

Hội thảo “Định hướng phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2025 – 2030, tầm nhìn đến năm 2035...

Sáng ngày 19/12/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thảo “Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2035 trọng tâm thúc đẩy kinh tế biển và kinh tế đô thị trở thành động lực phát triển”. Đồng chủ trì hội thảo có đồng chí Trần Quốc Nam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; TS.Trần Du lịch, Ủy viên...

Ủy ban nhân dân tỉnh làm việc với Tập đoàn RAMID (Hàn Quốc)

Chiều 18/12/2024, đồng chí Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp và làm việc với Tập đoàn RAMID (Hàn Quốc) nghe báo cáo, tìm hiểu cơ hội đầu tư dự án du lịch nghỉ dưỡng và sân golf trên địa bàn tỉnh. Tham dự buổi làm việc có đồng chí Trịnh Minh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Sở, ngành và địa phương liên quan. Tại buổi làm việc, đại diện Tập đoàn RAMID...

Nâng cao tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp

Với mục tiêu nâng cao tỷ lệ doanh nghiệp (DN) đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN), trong những năm qua, tỉnh đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp thu hút các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo việc làm cho nhiều lao động, đóng góp chung vào tăng trưởng GRDP của tỉnh.

Quyết tâm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025

Xác định năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV; năm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Thương mại điện tử dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Thương mại điện tử là hình thức kinh doanh đang phổ biến và đòi hỏi chủ thể, đơn vị kinh doanh trong thời đại số phải luôn thích nghi để phù hợp với nhu cầu khách hàng.

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế năm 2024

Triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2024 trong bối cảnh có những thuận lợi, cơ hội mới nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn, nhưng với tinh thần chủ động, quyết tâm chính trị cao, ngay từ đầu năm UBND tỉnh tập trung chỉ đạo, điều hành, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành, từng cấp, tiến độ hoàn thành, xác định rõ vai trò người đứng đầu để tổ chức thực hiện các giải pháp.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trần Quốc Nam tiếp và làm việc với Ban Lãnh đạo Tập đoàn MK Group

Sáng ngày 13/12/2024, đồng chí Trần Quốc Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp và làm việc với Ban Lãnh đạo Tập đoàn MK Group (Liên bang Nga). Cùng tham dự có lãnh đạo các Sở ngành liên quan. Chủ tịch UBND tỉnh Trần Quốc Nam làm việc với Đoàn công tác Tập đoàn MK Group   Tại buổi làm việc, ông Igor Panfilov, Chủ tịch Tập đoàn MK-Group, kiêm Phó Chủ tịch Quỹ...

Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó...

Chiều 12/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (NLTT). Tham dự tại điểm cầu tỉnh Ninh Thuận có các đồng chí: Nguyễn Đức Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Trịnh Minh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh...

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá

Trong năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh ước đạt 16.068 tỷ đồng, tăng 13% so cùng kỳ, góp phần tạo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế.

Năm 2024, tỉnh Ninh Thuận thu hút 1.214 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), nằm trong nhóm 10 tỉnh dẫn đầu cả...

Theo Baobaovephapluat.vn Năm 2024, tỉnh Ninh Thuận thu hút 1.214 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), nằm trong nhóm 10 tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI. Theo Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Ninh Thuận, năm 2024, Trung tâm đã tham mưu UBND tỉnh tổ chức thành công 3 hội nghị xúc tiến đầu tư, gồm Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất