Powered by Techcity

Chỉ thị của Bộ Chính trị về phổ cập giáo dục, xoá mù chữ cho người lớn

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 29-CT/TW (ngày 5/1/2024) của Bộ Chính trị về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông.

Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị:

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW, ngày 5/12/2011 của Bộ Chính trị về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn đã đạt được kết quả quan trọng. Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực cho phổ cập giáo dục, đặc biệt là ở vùng kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, một số nơi có điều kiện tiến hành phổ cập giáo dục trung học. Công tác xóa mù chữ cho người lớn có chuyển biến tích cực, khuyến khích người mới biết chữ tiếp tục học tập để không tái mù chữ. Giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở được quan tâm hơn, tạo điều kiện cho học sinh tốt nghiệp trung học lựa chọn hướng đi phù hợp, tiếp cận nghề nghiệp và học tập suốt đời.

Người dân được chỉ bảo tận tình từng nét chữ trong lớp dạy chữ cho người lớn tuổi trên lòng hồ Trị An. Ảnh: Lê Xuân/TTXVN

Tuy nhiên, việc thể chế hóa, tổ chức thực hiện Chỉ thị chưa đồng bộ, tỉ lệ trẻ em được tiếp cận giáo dục mầm non còn thấp; một số địa phương chưa quan tâm phát triển trường, lớp mầm non; chất lượng phổ cập giáo dục chưa thật vững chắc, chênh lệch giữa các vùng, miền còn lớn; nhận thức về giáo dục nghề nghiệp chưa đầy đủ, mục tiêu phân luồng học sinh sau trung học cơ sở chưa đạt yêu cầu; một số nơi kết quả xóa mù chữ cho người lớn chưa bền vững, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; mạng lưới trường, lớp chưa đáp ứng được nhu cầu học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; tình trạng thiếu giáo viên ở các cấp học có xu hướng tăng, chưa được giải quyết triệt để, nhất là giáo viên mầm non, giáo viên dạy môn học mới theo chương trình giáo dục phổ thông.

Để nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

1. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường công tác vận động, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tạo chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện, bảo đảm cho mọi công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ học tập, hoàn thành phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc; chú trọng trang bị kiến thức và kỹ năng thiết yếu cho người mới biết chữ, duy trì và nâng cao tính bền vững đối với kết quả xóa mù chữ cho người lớn, chú trọng xóa mù chữ chức năng; tăng cường tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở phù hợp với năng lực, sở trường, nguyện vọng, hoàn cảnh, có cơ hội tiếp tục học tập; tạo điều kiện cho người trong độ tuổi lao động có thể tự tạo việc làm hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, thích ứng với những thay đổi của xã hội; đồng thời, phát triển hệ thống giáo dục mở để tạo cơ hội học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập, góp phần đào tạo nguồn nhân lực, cân đối cơ cấu ngành nghề, phát triển giáo dục gắn với kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh.

Đa dạng hóa công tác tuyên truyền, vận động thông qua các hình thức thiết thực, phù hợp với từng đối tượng, nhất là đối với người học và gia đình; tăng cường sự tham gia của các cơ quan truyền thông đại chúng và phát huy ưu thế của tuyên truyền miệng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, mạng xã hội, Internet. Kịp thời biểu dương, nhân rộng các mô hình học tập tiêu biểu, địa phương làm tốt.

2. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, tạo sự đồng bộ, liên thông, nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và phân luồng học sinh sau trung học đáp ứng yêu cầu đề ra.

Chú trọng chính sách ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp; có chính sách tháo gỡ việc phát triển mạng lưới trường, lớp dân lập, tư thục; duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn ở địa bàn khó khăn, kết quả chưa vững chắc; hỗ trợ học nghề, tạo điều kiện cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông lựa chọn chương trình giáo dục phù hợp, được thuận lợi trong chuyển đổi giữa các chương trình giáo dục, học thường xuyên, học suốt đời, liên thông giữa các trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp và cấp học cao hơn; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số, khai thác có hiệu quả tài nguyên giáo dục mở góp phần phát triển nguồn nhân lực bền vững, tạo cơ hội bình đẳng trong tiếp cận giáo dục.

3. Đổi mới căn bản, toàn diện nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục nghề nghiệp theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, tiếp cận dần chuẩn các nước tiên tiến. Chú trọng việc rèn luyện, nâng cao phẩm chất, tư tưởng, đạo đức, năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên. Nâng cao chất lượng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục gắn với quy hoạch nhân lực ngành Giáo dục. Tập trung đầu tư phát triển một số trường đại học sư phạm trọng điểm, hình thành một số trường sư phạm vệ tinh làm nòng cốt trong đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục chất lượng cao. Thực hiện tốt việc liên kết giữa trường sư phạm với địa phương trong xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các cấp học, bảo đảm đủ số lượng, cân đối về cơ cấu, phù hợp với nhu cầu thực tiễn, sớm khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên.

Tiếp tục đổi mới chính sách tiền lương, tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, thu hút, bảo đảm điều kiện cần thiết để giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ; có chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với giáo viên công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, cơ sở giáo dục chuyên biệt.

4. Nâng cao vai trò chủ đạo, trách nhiệm quản lý nhà nước, bảo đảm tổ chức thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tăng cường nguồn lực, bảo đảm ngân sách để hoàn thành các mục tiêu về phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ, phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông, ưu tiên phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo từ Trung ương đến cơ sở; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm vi phạm.

Tiếp tục hoàn thiện mạng lưới trường, lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bảo đảm điều kiện cho giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa gắn với quy hoạch hệ thống giáo dục quốc dân, quy hoạch quốc gia, ngành, lãnh thổ. Đặc biệt quan tâm phát triển mạng lưới trường, điểm trường, lớp học; trường dân tộc nội trú, lớp nội trú dân nuôi, lớp bán trú ở địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện cho cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước đầu tư xây dựng trường, lớp, nhất là trường mầm non, nhà trẻ ngoài công lập tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị đông dân cư, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

5. Tổ chức thực hiện

– Các tỉnh ủy, thành ủy, ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm phổ biến, quán triệt, xây dựng chương trình, kế hoạch, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị.

– Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện văn bản pháp luật có liên quan; Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tăng cường giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông.

– Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo xây dựng mục tiêu cụ thể đến năm 2030; chương trình, kế hoạch để tổ chức thực hiện; thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị.

– Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, hội quần chúng tăng cường công tác vận động, tuyên truyền nhân dân; nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội góp phần thực hiện có hiệu quả Chỉ thị.

– Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban cán sự đảng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chỉ thị, định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Chỉ thị này phổ biến đến chi bộ.

Theo TTXVN/Báo tin tức

Nguồn

Cùng chủ đề

Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đã ký ban hành Kết luận số 72-KL/TW ngày 23/2/2024 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 16/1/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Quy định mới về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 132-QĐ/TW (Quy định số 132) (ngày 27/10/2023) về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Quy định số 132.

Kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền

Mới đây, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định 114 về kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký ngày 11/7/2023 thay thế Quy định số 205/2019 của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền.

Cùng tác giả

Các đơn vị quân đội thăm, chúc Tết UBND tỉnh

Chiều ngày 23/01/2025, đồng chí Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tiếp các Đoàn công tác của Sư đoàn phòng không 377, Quân chủng Phòng không - Không quân do Đại tá Vũ Hoàng, Phó Sư đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Sư đoàn phòng không 377 làm Trưởng đoàn và Cục 11 - Tổng cục II - Bộ Quốc phòng do Đại tá Trần Thanh Sơn, Trưởng phòng 3 làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết UBND...

UBND tỉnh họp nghe công tác chuẩn bị tổ chức Chương trình biểu diễn nghệ thuật và bắn pháo hoa đón giao thừa

 Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chương trình biểu diễn nghệ thuật và bắn pháo hoa đón giao thừa của tỉnh sẽ tổ chức từ 20h00’ ngày 28/1/2025 đến 0h15’ ngày 29/1/2025 tại sân khấu Quảng trường 16 Tháng 4. Chương trình nghệ thuật quy tụ hơn 200 nghệ sĩ, diễn viên với nhiều tiết mục đặc sắc chào xuân mới 2025. Cùng với đó, tại huyện Thuận Bắc cũng sẽ diễn...

Loạt dự án bất động sản được yêu cầu khởi công, hoàn thành trong năm 2025

Loạt dự án bất động sản được yêu cầu khởi công, hoàn thành trong năm 2025Chủ tịch tỉnh Bình Định yêu cầu nhiều chủ đầu tư phải khởi công dự án chậm nhất trong năm 2025. Trong khi đó, tại Ninh Thuận, nhiều dự án chậm tiến độ có mục tiêu hoàn thành hoặc có hạng mục đưa vào sử dụng trong năm nay. Khởi công chậm nhất trong năm 2025 Liên quan đến việc triển khai các dự án của...

NTO – Đồng chí Bí thư Thành ủy Phan Rang

Sáng 23/1, đồng chí Châu Thị Thanh Hà, UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Tp. Phan Rang – Tháp Chàm đến thăm và chúc Tết tập thể cán bộ, viên chức Báo Ninh Thuận.

Cập nhật lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 của học sinh cả nước

Số thứ tự Địa phương Số ngày nghỉ Thời gian nghỉ 1 An Giang 14 ngày 20/1-hết 2/2 (21 tháng Chạp Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ) 2 Bà Rịa-Vũng Tàu 13 ngày 25/1-hết 6/2 (26 tháng Chạp Giáp Thìn đến hết mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) 3 Bắc Giang 9 ngày 25/1-hết 2/2 (26 tháng Chạp Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ) 4 Bắc Kạn 9 ngày 25/1-hết 2/2 (26 tháng Chạp Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ) 5 Bạc Liêu 14 ngày 20/1-hết 2/2 (21 tháng Chạp năm Giáp...

Cùng chuyên mục

Các đơn vị quân đội thăm, chúc Tết UBND tỉnh

Chiều ngày 23/01/2025, đồng chí Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tiếp các Đoàn công tác của Sư đoàn phòng không 377, Quân chủng Phòng không - Không quân do Đại tá Vũ Hoàng, Phó Sư đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Sư đoàn phòng không 377 làm Trưởng đoàn và Cục 11 - Tổng cục II - Bộ Quốc phòng do Đại tá Trần Thanh Sơn, Trưởng phòng 3 làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết UBND...

UBND tỉnh họp nghe công tác chuẩn bị tổ chức Chương trình biểu diễn nghệ thuật và bắn pháo hoa đón giao thừa

 Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chương trình biểu diễn nghệ thuật và bắn pháo hoa đón giao thừa của tỉnh sẽ tổ chức từ 20h00’ ngày 28/1/2025 đến 0h15’ ngày 29/1/2025 tại sân khấu Quảng trường 16 Tháng 4. Chương trình nghệ thuật quy tụ hơn 200 nghệ sĩ, diễn viên với nhiều tiết mục đặc sắc chào xuân mới 2025. Cùng với đó, tại huyện Thuận Bắc cũng sẽ diễn...

Loạt dự án bất động sản được yêu cầu khởi công, hoàn thành trong năm 2025

Loạt dự án bất động sản được yêu cầu khởi công, hoàn thành trong năm 2025Chủ tịch tỉnh Bình Định yêu cầu nhiều chủ đầu tư phải khởi công dự án chậm nhất trong năm 2025. Trong khi đó, tại Ninh Thuận, nhiều dự án chậm tiến độ có mục tiêu hoàn thành hoặc có hạng mục đưa vào sử dụng trong năm nay. Khởi công chậm nhất trong năm 2025 Liên quan đến việc triển khai các dự án của...

NTO – Đồng chí Bí thư Thành ủy Phan Rang

Sáng 23/1, đồng chí Châu Thị Thanh Hà, UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Tp. Phan Rang – Tháp Chàm đến thăm và chúc Tết tập thể cán bộ, viên chức Báo Ninh Thuận.

Cập nhật lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 của học sinh cả nước

Số thứ tự Địa phương Số ngày nghỉ Thời gian nghỉ 1 An Giang 14 ngày 20/1-hết 2/2 (21 tháng Chạp Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ) 2 Bà Rịa-Vũng Tàu 13 ngày 25/1-hết 6/2 (26 tháng Chạp Giáp Thìn đến hết mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) 3 Bắc Giang 9 ngày 25/1-hết 2/2 (26 tháng Chạp Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ) 4 Bắc Kạn 9 ngày 25/1-hết 2/2 (26 tháng Chạp Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ) 5 Bạc Liêu 14 ngày 20/1-hết 2/2 (21 tháng Chạp năm Giáp...

Khai mạc Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025

Lãnh đạo tỉnh dự Khai mạc Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025. Ảnh: Văn NỷTham dự lễ khai mạc có các đồng chí UVTV Tỉnh ủy: Trần Minh Nam, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Lâm Đông, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Lê Văn Bình, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Trần Minh Lực, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Long Biên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Huỳnh Tấn Hạnh, Giám đốc Công an tỉnh; Châu...

Khai mạc Hội báo Xuân Ất Tỵ năm 2025

Hòa chung không khí hân hoan phấn khởi đón chào năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) và hướng đến 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam; ngày 23/01/2025, Hội Nhà báo tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Khai mạc Hội báo Xuân Ất Tỵ năm 2025 với chủ...

[Podcast] Bản tin ngày 22/1/2025

Thứ năm, 23/01/2025 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

Họp mặt kiều bào, thân nhân kiều bào nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025

Nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, chiều 22/1, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Họp mặt kiều bào, thân nhân kiều bào. Đồng chí Lê Văn Bình, UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì buổi họp mặt.

Hội nghị học tập, quán triệt các chỉ thị, kết luận, quy định, thông báo kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư...

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, kết nối từ điểm cầu Tỉnh ủy đến điểm cầu các huyện, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy và cấp ủy cơ sở. Đồng chí Trần Minh Nam, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu Tỉnh ủy có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; các đồng chí...

Tin nổi bật

Tin mới nhất