Powered by Techcity

Cao tốc sẽ giúp Tây Nguyên ‘cất cánh’

Tây nguyên và Nam Trung bộ được biết đến là khu vực có nhiều lợi thế để phát triển về nông sản, du lịch, vận tải biển và thủy sản. Tuy nhiên, vùng lợi thế này chưa được khai thác hết tiềm năng cũng như bổ trợ cho nhau. Có nhiều nguyên nhân, nhưng hệ thống giao thông còn cách trở, thiếu kết nối liên vùng và chưa đồng bộ là rào cản lớn nhất khiến cả vùng chậm cất cánh, bứt tốc.

Cao tốc sẽ giúp Tây Nguyên 'cất cánh'- Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo hồi cuối tháng 4

Nhận thấy rõ điều này, trong nhiều năm trở lại đây, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến các dự án cao tốc, nhất là các dự án ở Nam Trung bộ – Tây nguyên. Trong đó, một số dự án đã vượt tiến độ đưa vào sử dụng. Điển hình như cuối tháng 4 vừa qua, trước thềm kỳ nghỉ lễ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành dự án thành phần Cam Lâm – Vĩnh Hảo. Đây là dự án rất quan trọng, bởi từ nay “nút thắt” cuối cùng trong tuyến cao tốc từ TP.HCM – Nha Trang dài hơn 400 km đã được tháo gỡ.

Cao tốc sẽ giúp Tây Nguyên 'cất cánh'- Ảnh 2.
Cao tốc sẽ giúp Tây Nguyên 'cất cánh'- Ảnh 3.

Cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo được thông xe hồi cuối tháng 4

Chung niềm vui với người dân vùng Nam Trung bộ và cả nước, tại lễ thông xe, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh để khánh thành dự án là từ nỗ lực chung, quyết tâm cao, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp, sự chỉ đạo sát sao của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, mà đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Theo Thủ tướng, khi dự án này đi vào khai thác sẽ nâng tổng số chiều dài khai thác trên trục cao tốc Bắc – Nam là 1.187 km; đưa tổng chiều dài các tuyến cao tốc trên cả nước vào khai thác đến nay đạt hơn 2.000 km, rút ngắn thời gian đi lại của người dân.

Tục phát huy tinh thần “vượt nắng, thắng mưa”

Một ngày trước kỳ nghỉ lễ 30.4 – 1.5, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Chính phủ đã kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc – Nam phía đông giai đoạn 2021 – 2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột. Điều này càng cho thấy quyết tâm của người đứng đầu Chính phủ muốn “phủ kín” cao tốc khu vực này.

Cao tốc sẽ giúp Tây Nguyên 'cất cánh'- Ảnh 4.

Công nhân Tập đoàn Sơn Hải tăng ca thi công dự án cao tốc đoạn Nha Trang – Vân Phong

Dự án đầu tiên được Thủ tướng tới kiểm tra tình hình thi công là dự án Vân Phong – Nha Trang thuộc tuyến cao tốc Bắc – Nam phía đông giai đoạn 2021 – 2025. Dự án dài hơn 83 km, đi qua 4 huyện, thị xã: Vạn Ninh, Ninh Hòa, Diên Khánh và Khánh Vĩnh thuộc tỉnh Khánh Hòa; tổng mức đầu tư 11.808 tỉ đồng, khởi công tháng 1.2023, hoàn thành theo hợp đồng tháng 12.2025.

Theo chủ đầu tư, đến nay công tác giải phóng mặt bằng cơ bản đáp ứng yêu cầu, đã bàn giao hơn 83 km, đạt 99,7%, chỉ còn khoảng 0,32 km tuyến chính; đã hoàn thành 6/6 khu tái định cư, bàn giao cho 203/203 hộ dân. Theo báo cáo của phía chủ đầu tư, ngay từ khi khởi công, các nhà thầu của dự án đều là các nhà thầu mạnh, chuyên nghiệp như Tập đoàn Sơn Hải đã tập trung chủ động tìm kiếm, xử lý vướng mắc về nguồn vật liệu thi công. Ông Nguyễn Văn Huy, Giám đốc dự án Tập đoàn Sơn Hải, cho biết nhờ chủ động tự sản xuất, đặt hàng và vận chuyển tập kết vật tư, vật liệu, giúp tránh được tình trạng khan hiếm, ép giá nên thi công chủ động, không lo chậm tiến độ.

Theo ghi nhận của PV, để thực hiện đúng tiến độ dự án, các nhà thầu đã huy động 42/42 mũi thi công, 1.020 thiết bị và 1.877 nhân lực đồng loạt trên toàn bộ tuyến đường. Lũy kế sản lượng đến nay là 3.451/7.138 tỉ đồng, đạt 50% giá trị hợp đồng, vượt 5% so với kế hoạch hợp đồng. Sản lượng thực hiện của từng nhà thầu cơ bản đều vượt tiến độ.

Tại thời điểm kiểm tra, Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương Ban Quản lý dự án, các nhà thầu đã chủ động, tích cực triển khai dự án, ngày càng có thêm kinh nghiệm từ các dự án trước. Thủ tướng yêu cầu lấy mốc 30.4.2025 cơ bản hoàn thành dự án để điều chỉnh rút ngắn tiến độ; tiếp tục phát huy tinh thần “vượt nắng, thắng mưa”, “tăng ca, tăng kíp”, “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, “làm việc 3 ca, 4 kíp, xuyên lễ, xuyên tết”; nâng cao chất lượng, bảo đảm kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, vệ sinh môi trường.

“Dự án hoàn thành sớm ngày nào, dân hưởng lợi ngày đó”

Kiểm tra tại dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, Thủ tướng nhấn mạnh dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột có ý nghĩa rất quan trọng, kết nối 2 vùng Tây nguyên và Nam Trung bộ; công trình hoàn thành sớm ngày nào người dân sớm hưởng lợi ngày đó; Tây nguyên – Nam Trung bộ có thêm điều kiện phát triển ngày đó.

Cao tốc sẽ giúp Tây Nguyên 'cất cánh'- Ảnh 5.

Cao tốc Nha Trang – Cam Lâm đã đưa vào sử dụng từ tháng 6.2023

Từ đó, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu 2 tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk giải phóng mặt bằng nhanh, khuyến khích tái định cư tại chỗ và có thể bố trí nơi ở tạm, bảo đảm người dân có nơi ở mới tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ.

Dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 dài 117,5 km, qua 2 tỉnh Khánh Hòa (khoảng 32,7 km) và tỉnh Đắk Lắk (khoảng 84,8 km) với quy mô 4 làn xe, chia làm 3 dự án thành phần, tương ứng 3 đoạn. Dự án thành phần 1 do UBND tỉnh Khánh Hòa làm cơ quan chủ quản, tổng mức đầu tư 5.333 tỉ đồng; dự án 2 do Bộ GTVT làm cơ quan chủ quản (10.436 tỉ đồng), dự án 3 do UBND tỉnh Đắk Lắk làm cơ quan chủ quản (6.165 tỉ đồng).

Theo tiến độ dự kiến, dự án cơ bản hoàn thành một số đoạn tuyến có lưu lượng giao thông lớn năm 2025, cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2026 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2027. Đến nay, giải phóng mặt bằng dự án 1 đạt 74%, dự án 2 đạt 72%, riêng dự án 3 đạt tới 98%.

Sau khi nghe báo cáo về vướng mắc liên quan phương án tài chính dự án BOT QL26 nếu xây nút giao liên thông giữa cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột với QL26, Thủ tướng đồng ý về chủ trương xây dựng nút giao liên thông, tinh thần cần làm ngay nút giao để thuận tiện thi công cùng dự án; nhấn mạnh yêu cầu đặt bài toán tổng thể lên trên, phương án nào tốt hơn, có lợi hơn cho dân, cho nước thì làm, có phương án xử lý hài hòa các vấn đề liên quan lợi ích nhà đầu tư.

Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương xử lý vướng mắc, hoàn thành các thủ tục liên quan đến rừng, xử lý tài sản tận thu và các thủ tục liên quan, kịp thời bàn giao mặt bằng để triển khai thi công. Trước đề nghị của Thủ tướng, Tập đoàn Sơn Hải đại diện các nhà thầu thi công cam kết sẽ nỗ lực rút ngắn tiến độ dự án 6 tháng.

Theo báo cáo của Bộ GTVT, Ban Quản lý dự án 7, các nhà thầu của dự án đều là các nhà thầu mạnh, chuyên nghiệp, đã chủ động tìm kiếm, xử lý vướng mắc về nguồn vật liệu thi công, đồng thời chủ động tập trung thiết bị, nhân lực, đẩy nhanh tiến độ dự án. Biểu dương các đơn vị, Thủ tướng yêu cầu lấy mốc 30.4.2025 cơ bản hoàn thành dự án để điều chỉnh rút ngắn tiến độ.

Về các vướng mắc giải phóng mặt bằng, Thủ tướng yêu cầu địa phương và Tập đoàn Điện lực VN (EVN) khẩn trương xử lý, giải quyết dứt điểm. EVN cần điều chuyển trang thiết bị từ các dự án khác cho việc di dời công trình điện phục vụ dự án này, không để “chờ” thiết bị. Về phía Khánh Hòa, lãnh đạo tỉnh cam kết với Thủ tướng Chính phủ quyết tâm giải quyết xong giải phóng mặt bằng trong tháng 5.

Kế hoạch “khủng” cho giao thông Tây nguyên

Thêm nhiều tin vui cho Tây nguyên, khi trong tháng 5 vừa qua, Bộ GTVT đã phối hợp với các cơ quan T.Ư và địa phương tiến hành bàn nhiều giải pháp để phát triển các dự án giao thông cho khu vực này. Đặc biệt là ưu tiên phát triển các tuyến đường bộ và hàng không, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về giao thông của vùng, đảm bảo tính lan tỏa, liên vùng hình thành kết nối Tây nguyên với Duyên hải Trung bộ và Đông Nam bộ, từ đó khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng.

Theo kế hoạch đề ra, Bộ GTVT sẽ phối hợp, hỗ trợ địa phương trong quá trình nghiên cứu, đầu tư các tuyến cao tốc như: Quy Nhơn – Pleiku, Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, Tân Phú – Bảo Lộc, Bảo Lộc – Liên Khương, Gia Nghĩa – Chơn Thành, một số đoạn cao tốc thuộc tuyến cao tốc Bắc – Nam phía tây. Mở rộng các cảng hàng không Liên Khương, Pleiku và Buôn Ma Thuột; khôi phục, cải tạo tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt; tuyến đường sắt kết nối Tây nguyên (Đà Nẵng – Kon Tum – Gia Lai – Đắk Lắk – Đắk Nông – Bình Phước).

Dự kiến đến năm 2030, Bộ GTVT sẽ hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác tuyến cao tốc Quy Nhơn – Pleiku có chiều dài 180 km với tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 54.000 tỉ đồng. Đến năm 2027 đưa vào khai thác tuyến cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột có chiều dài 118 km với tổng mức đầu tư sơ bộ gần 22.000 tỉ đồng. Cùng đó, sẽ đưa vào khai thác tuyến cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành chiều dài 129 km với tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 25.500 tỉ đồng.

Ngoài ra, còn có kế hoạch đến 2028 đưa vào khai thác tuyến cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc có chiều dài 67 km với tổng mức đầu tư hơn 18.120 tỉ đồng. Đến năm 2025, Bộ GTVT cũng nghiên cứu bổ sung tuyến cao tốc Quảng Ngãi – Kon Tum vào quy hoạch. Nghiên cứu chuẩn bị đầu tư tuyến cao tốc Bắc – Nam phía tây, tiến trình đầu tư tuyến sau năm 2030 gồm: cao tốc Ngọc Hồi – Pleiku có chiều dài 90 km, quy mô 6 làn xe với tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 18.900 tỉ đồng; cao tốc Pleiku – Buôn Ma Thuột có chiều dài 160 km, quy mô 6 làn xe, tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 33.600 tỉ đồng; Buôn Ma Thuột – Gia Nghĩa có chiều dài 105 km, quy mô 6 làn xe, tổng mức đầu tư 22.050 tỉ đồng.

Đối với quốc lộ, dự kiến hoàn thành nâng cấp 63 km quốc lộ (Kon Tum – Quảng Ngãi) đoạn còn lại với tổng mức đầu tư 2.500 tỉ đồng vào năm 2030. Đối với đường sắt, đến năm 2030 dự kiến hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư khôi phục, cải tạo tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt và đường sắt kết nối Tây nguyên (Đà Nẵng – Kon Tum – Gia Lai – Đắk Lắk – Đắk Nông – Bình Phước). Đối với hàng không, Bộ GTVT dự kiến hoàn thành nâng cấp 3 cảng hàng không (CHK) vào năm 2029 gồm: CHK Liên Khương, CHK Pleiku, CHK Buôn Ma Thuột và hoàn thành quy hoạch CHK Măng Đen vào năm 2025.

Dự án thành phần Cam Lâm – Vĩnh Hảo có chiều dài tuyến 79 km đi qua 3 tỉnh: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận được đầu tư theo phương thức đối tác công – tư (PPP) với tổng vốn đầu tư 8.925 tỉ đồng. Sau khánh thành, hàng chục ngàn người dân đã chọn tuyến đường bộ này để trải nghiệm kỳ nghỉ lễ 30.4 và 1.5 vừa qua. Theo ghi nhận, dù lượng khách tăng đột biến nhưng ít có cảnh kẹt xe trên tuyến này.

Nguồn: https://thanhnien.vn/cao-toc-se-giup-tay-nguyen-cat-canh-185240630222208321.htm

Cùng chủ đề

NTO – Cải cách hành chính

Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền, xây dựng tổ chức bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả tiếp tục được xác định là một trọng tâm, đột phá trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn mới, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ đã nhấn mạnh tại phiên họp lần thứ 5 của Ban Chỉ đạo, ngày 19/7/2023.

Cùng tác giả

[Podcast] Bản tin ngày 26/11/2024

Thứ ba, 26/11/2024 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

Báo cáo Công tác chuẩn bị Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận, năm 2024

Căn cứ Thông báo số 5149/TB-BVHTTDL ngày 20/11/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc triệu tập các đơn vị, địa phương tham gia Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận, năm 2024; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo công tác chuẩn bị (tính đến ngày 25/11/2024) như sau:I. THÔNG TIN CHUNG VỀ TỔ CHỨC NGÀY HỘI1. Tên gọi“Ngày hội Văn hóa dân...

Triển khai kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tại hội nghị, đại biểu các sở, ngành, địa phương và các thành viên Ban Tổ chức các ngày lễ lớn của tỉnh đã cho ý kiến về công tác chuẩn bị và tổ chức các hoạt động trong lễ kỷ niệm, trọng tâm là công tác tuyên truyền, khánh tiết; các nội dung lễ viếng Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh và lễ họp mặt kỷ niệm; hoạt động tri ân, thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh...

Ninh Phước: Triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

Thực hiện nhiệm vụ năm 2024, với tinh thần chủ động, sáng tạo và quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, huyện Ninh Phước thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu so với kế hoạch. Tình hình kinh tế-xã hội có bước phát triển, giá trị sản xuất các ngành đạt hơn 12.297 tỷ đồng, đạt 98,29% kế hoạch. Các chương trình mục tiêu quốc gia được chú trọng thực hiện; công tác...

Thường trực Tỉnh ủy chủ trì họp Tiểu ban phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025-2030

Chiều 26/11, đồng chí Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Tiểu ban phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025-2030 chủ trì buổi họp các thành viên của Tiểu ban nghe báo cáo tiến độ triển khai thực hiện các công việc được giao. Tham dự có các đồng chí: Trần Minh Nam, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Huỳnh Tấn Hạnh, UVTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh.

Cùng chuyên mục

[Podcast] Bản tin ngày 26/11/2024

Thứ ba, 26/11/2024 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

Triển khai kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tại hội nghị, đại biểu các sở, ngành, địa phương và các thành viên Ban Tổ chức các ngày lễ lớn của tỉnh đã cho ý kiến về công tác chuẩn bị và tổ chức các hoạt động trong lễ kỷ niệm, trọng tâm là công tác tuyên truyền, khánh tiết; các nội dung lễ viếng Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh và lễ họp mặt kỷ niệm; hoạt động tri ân, thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh...

Ninh Phước: Triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

Thực hiện nhiệm vụ năm 2024, với tinh thần chủ động, sáng tạo và quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, huyện Ninh Phước thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu so với kế hoạch. Tình hình kinh tế-xã hội có bước phát triển, giá trị sản xuất các ngành đạt hơn 12.297 tỷ đồng, đạt 98,29% kế hoạch. Các chương trình mục tiêu quốc gia được chú trọng thực hiện; công tác...

Thường trực Tỉnh ủy chủ trì họp Tiểu ban phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025-2030

Chiều 26/11, đồng chí Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Tiểu ban phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025-2030 chủ trì buổi họp các thành viên của Tiểu ban nghe báo cáo tiến độ triển khai thực hiện các công việc được giao. Tham dự có các đồng chí: Trần Minh Nam, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Huỳnh Tấn Hạnh, UVTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh.

Đột phá phát triển hạ tầng chiến lược

Bài 1: Tạo nền móng cho chuyển đổi số Theo Khung phát triển hạ tầng số được ban hành, hạ tầng số Việt Nam có 4 lớp, gồm: Hạ tầng viễn thông và internet; hạ tầng dữ liệu; hạ tầng vật lý số; hạ tầng tiện ích số và công nghệ số. Khung phát triển này là bước đi quan trọng, phân định rõ thành phần, yêu cầu phát triển hạ tầng số, phản ánh sự tiến hóa, mở rộng...

[Podcast] Bản tin ngày 25/11/2024

Thứ hai, 25/11/2024 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Đảng đoàn Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh

Tham dự có các đồng chí: Trần Minh Nam, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.Thời gian qua, Đảng đoàn Hội Liên hiệp VHNT tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt việc tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện tốt các quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là về VHNT đến CB,HV....

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 25/11, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.

Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận: Tham gia thảo luận tại Hội trường về Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quảng...

Tham gia thảo luận tại Hội trường, đại biểu Chamaléa Thị Thủy, UVTV Tỉnh ủy, đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận, cho rằng: Quảng cáo là một trong những hoạt động có sự chuyển biến nhanh nhất, dễ nhận thấy nhất trong thời đại bùng nổ thông tin của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Công nghệ kỹ thuật số đã làm cho hoạt động Quảng cáo trở nên dễ dàng hơn, thông tin quảng cáo đến...

Hội nghị phản biện xã hội dự thảo Đề án tổ chức Lễ hội Katê

Sáng 25/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị phản biện xã hội dự thảo Đề án tổ chức Lễ hội Katê (Đề án) của đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận. Đồng chí Lê Văn Bình, UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì hội nghị.

Tin nổi bật

Tin mới nhất