Powered by Techcity

Cần quan tâm đến vấn đề xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa

Sáng 30/10, Quốc hội khóa XV thảo luận ở hội trường về Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Phiên thảo luận thu hút sự quan tâm của đông đảo cử tri trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Nhiều cử tri đánh giá, các đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi ngắn gọn, sát thực tế, đi vào vấn đề trọng tâm; hầu hết đại biểu sử dụng hợp lý thời gian để trình bày quan điểm của mình. Bên cạnh đánh giá mặt tích cực, đại biểu cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện các chương trình, đặc biệt là tình trạng người dân không có ý chí tự vươn lên, “bám” chuẩn hộ nghèo để thụ hưởng chính sách hỗ trợ. Nhiều địa phương miền núi không mặn mà trong xây dựng nông thôn mới, vì sau khi hoàn thành xây dựng nông thôn mới sẽ không còn thuộc địa bàn khó khăn, chính sách hỗ trợ bị cắt giảm; đồng thời, đề nghị đơn vị liên quan có giải pháp tháo gỡ vướng mắc, thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia.

Theo ông Lê Văn Gọi, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai, năm 2021, khi Trung ương chưa ban hành khung pháp lý Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, Đồng Nai đã chủ động triển khai các bước, đề ra các chính sách để việc xây dựng nông thôn mới diễn ra thường xuyên, liên tục.

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Ông Lê Văn Gọi cho rằng, Đồng Nai đạt nhiều thành tựu, đi đầu trong xây dựng nông thôn mới của cả nước. Tuy nhiên, vấn môi trường nông thôn vẫn chưa thật sự bền vững, việc thực hiện phân loại rác tại nguồn gặp nhiều khó khăn. Các địa phương chưa triển khai đồng bộ, chuẩn hóa trang thiết bị, phương tiện, hạ tầng kỹ thuật trong quá trình xử lý chất thải rắn. Một số tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ đi qua địa bàn các huyện vẫn còn tình trạng chất thải rắn chưa được thu gom và xử lý. Ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực sản xuất, chăn nuôi, khu vực khai thác khoáng sản còn nhiều hạn chế.

Thời gian tới, cơ quan Trung ương, địa phương cần quan tâm vấn đề xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa. Đồng Nai đã triển khai đề án xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa ở huyện Trảng Bom; song việc thực hiện còn gặp nhiều khó khăn do các xã ven đô chưa có Bộ tiêu chí riêng. Nếu áp dụng Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025 cho các xã ven đô thì một số nội dung chưa phù hợp với tình hình thực tế. Nguyên nhân do các xã ven đô có dân nhập cư đông, tăng dân số cơ học cao tạo áp lực lớn lên cở sở hạ tầng, y tế, giáo dục, văn hóa, môi trường.

Theo ông Lê Văn Gọi, Bộ tiêu chí xã ven đô nếu có sẽ là công cụ quan trọng để quản lý lập và thực hiện quy hoạch khu vực ven đô. Với bộ tiêu chí này, khu vực ven đô sẽ được nhận diện đúng các cơ hội và thách thức trước mắt cũng như lâu dài và đặt ra các yêu cầu cần thực hiện, trong đó ưu tiên các nội dung bảo vệ môi trường, tăng tiện nghi đô thị (không gian công cộng, hạ tầng kỹ thuật, cây xanh, cấp nước) và bảo vệ không gian thoát nước tự nhiên.

Theo ông Lê Văn Gọi, xây dựng nông thôn mới là chương trình đúng đắn, cần được tiến hành liên tục, dài lâu. Vì vậy, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu tham mưu Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành khuôn khổ pháp lý Chương trình nông thôn mới giai đoạn 2026 – 2030 để các địa phương chủ động thực hiện. Các tỉnh phải căn cứ vào Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 để xác định mục tiêu phấn đấu. Ban hành các Bộ tiêu chí nông thôn mới cấp xã, huyện mang tính chất định hướng chung, xuyên suốt trong cả giai đoạn 2026 – 2035 (10 năm) thay vì giai đoạn 5 năm như hiện nay. Trong quá trình thực hiện, nếu có những chỉ tiêu, tiêu chí không phù hợp với thực tiễn cần kịp thời điều chỉnh, bổ sung.

Ông Nguyễn Văn Linh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Xuân Lộc cho biết, thực tế cho thấy, các Chương trình mục tiêu Quốc gia có mối liên hệ, tác động qua lại, cần tiếp tục được triển khai. Đặc biệt, Chương trình xây dựng nông thôn mới đã tác động tích cực đến việc thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Ông Nguyễn Văn Linh cho rằng, Bộ tiêu chí nông thôn mới hiện nay còn một số bất cập, cần sửa đổi, đơn cử như tiêu chí về số người chết phải được hỏa táng. Ngoài ra, việc đầu tư nước sạch là cần thiết song cần có lộ trình. Về vấn đề giảm nghèo, sự hỗ trợ của Nhà nước có chừng mực, thời gian nhất định nên điều quan trọng, tiên quyết là người nghèo phải có việc làm ổn định, từ đó thoát nghèo bền vững. Hiện, kinh tế khó khăn, nhiều lao động thuộc diện hộ nghèo mất việc làm, vì vậy vấn đề giải quyết việc làm cho người nghèo trở thành thách thức với địa phương.

Theo TTXVN/Báo Tin tức

Nguồn

Cùng chủ đề

Agribank Ninh Thuận: Tài trợ 50 triệu đồng xây nhà cho người nghèo

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh về vận động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” năm 2024, sáng 30/10, đại diện lãnh đạo Agribank Ninh Thuận đã trao 50 triệu đồng cho Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh để tài trợ Chương trình xây nhà tình nghĩa, nhà cho người nghèo, nhà đại đoàn kết trên địa bàn tỉnh.

Ưu tiên phát triển sinh kế để giảm nghèo bền vững

Tiếp tục Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, sáng 30/10, Quốc hội tiến hành thảo luận về việc triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Phiên thảo luận thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cư tri Thừa Thiên - Huế.

Cử tri đánh giá cao sự sâu sát của các đại biểu Quốc hội

Ngày 30/10, Quốc hội khóa XV thảo luận ở hội trường về Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Đông đảo cử tri trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã theo dõi phiên thảo luận.

NTO – Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ ký kết và triển khai Chuỗi dự án khí – điện Lô B

Sáng 30/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ ký kết và triển khai chuỗi dự án khí - điện Lô B - Ô Môn giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) cùng các đối tác. Thủ tướng Chính phủ tin tưởng, sau hơn 20 năm đàm phán, vượt qua nhiều khó khăn, vướng mắc, Chuỗi dự án quy mô gần 12 tỷ USD này sẽ được triển khai theo kế hoạch và đạt được những thành công như kỳ vọng.

Cần có giải pháp đột phá và cơ chế đặc thù thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, chiều 30/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Cùng tác giả

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định – Thái Bình Thúc tiến độ Đề án phát triển metro TP. Hà Nội, TP. HCM trị giá 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định – Thái Bình 4 làn xe…   Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Thúc tiến độ Đề án phát...

[Podcast] Bản tin ngày 12/11/2024

Thứ ba, 12/11/2024 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

Đồng chí Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy...

Đồng chí Phan Tấn Cảnh, UVTV Tỉnh uỷ, Bí thư Huyện uỷ Ninh Hải tiếp và làm việc với đoàn. Tham dự buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Tiến Đức, UVTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; lãnh đạo các ban đảng Tỉnh ủy.Toàn cảnh buổi làm việc.Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW và Kế hoạch số 320- KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đại hội đảng bộ các cấp tiến...

NTO – UBND tỉnh họp nghe báo cáo hướng tuyến đường dây 220kV- 500kV Ninh Sơn

Tại cuộc họp, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (đơn vị chủ đầu tư) đã báo cáo hướng tuyến đường dây 220kV - 500kV Ninh Sơn – Ninh Phước. Dự án có điểm đầu tại trạm biến áp 500/200kV Ninh Sơn (thuộc xã Quảng Sơn) đến điểm cuối tại trạm biến áp 220kV Ninh Phước với tổng chiều dài 47,4km; trong đó, đoạn 2 mạch 43,2km và đoạn 4 mạch 4,2km có hành...

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Phước Thuận

Cử tri xã Phước Thuận phát biểu ý kiến.Tại buổi tiếp xúc, cử tri xã Phước Thuận kiến nghị một số vấn đề như: Quan tâm đẩy nhanh tiến độ thi công các phòng học và hỗ trợ đầu tư xây dựng phòng tin học, trang thiết bị môn tin học cho Trường Tiểu học Thuận Hòa; xem xét giải quyết việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho người dân; sớm công khai công tác quy...

Cùng chuyên mục

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định – Thái Bình Thúc tiến độ Đề án phát triển metro TP. Hà Nội, TP. HCM trị giá 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định – Thái Bình 4 làn xe…   Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Thúc tiến độ Đề án phát...

[Podcast] Bản tin ngày 12/11/2024

Thứ ba, 12/11/2024 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

Đồng chí Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy...

Đồng chí Phan Tấn Cảnh, UVTV Tỉnh uỷ, Bí thư Huyện uỷ Ninh Hải tiếp và làm việc với đoàn. Tham dự buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Tiến Đức, UVTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; lãnh đạo các ban đảng Tỉnh ủy.Toàn cảnh buổi làm việc.Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW và Kế hoạch số 320- KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đại hội đảng bộ các cấp tiến...

NTO – UBND tỉnh họp nghe báo cáo hướng tuyến đường dây 220kV- 500kV Ninh Sơn

Tại cuộc họp, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (đơn vị chủ đầu tư) đã báo cáo hướng tuyến đường dây 220kV - 500kV Ninh Sơn – Ninh Phước. Dự án có điểm đầu tại trạm biến áp 500/200kV Ninh Sơn (thuộc xã Quảng Sơn) đến điểm cuối tại trạm biến áp 220kV Ninh Phước với tổng chiều dài 47,4km; trong đó, đoạn 2 mạch 43,2km và đoạn 4 mạch 4,2km có hành...

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Phước Thuận

Cử tri xã Phước Thuận phát biểu ý kiến.Tại buổi tiếp xúc, cử tri xã Phước Thuận kiến nghị một số vấn đề như: Quan tâm đẩy nhanh tiến độ thi công các phòng học và hỗ trợ đầu tư xây dựng phòng tin học, trang thiết bị môn tin học cho Trường Tiểu học Thuận Hòa; xem xét giải quyết việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho người dân; sớm công khai công tác quy...

NTO – Kỳ họp thứ 21 HĐND tỉnh khóa XI: Thông qua 11 nghị quyết liên quan đến cơ chế, chính sách phát triển...

Sáng 12/11, HĐND tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ 21 để thảo luận, quyết định các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Các đồng chí Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Minh Lực, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa kỳ họp.

Đồng chí Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc liên khu dân...

Thời gian qua, hưởng ứng các cuộc vận động, phong trào thi đua do Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, cộng đồng dân cư đã cố gắng, nỗ lực đoàn kết triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trên nhiều lĩnh vực mang lại kết quả tốt đẹp của cộng đồng khu dân cư, có nhiều cách làm sáng tạo; nhiều mô hình được xây dựng...

HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri phường Mỹ Đông

Tại nơi tiếp xúc, đại diện đại biểu HĐND tỉnh báo cáo kết quả kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh khóa XI, nhiệm ký 2021-2026; thông báo kết quả giải quyết, trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri trong lần tiếp xúc trước.Đồng chí Châu Thị Thanh Hà, UVTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Phan Rang – Tháp Chàm và đại biểu HĐND tỉnh (đơn vị bầu cử số 8) tiếp xúc cử tri...

Khởi công xây dựng 60 căn nhà Đại đoàn kết

Trong đợt này, toàn tỉnh xây dựng 60 căn nhà Đại đoàn kết; trong đó, huyện Ninh Phước được hỗ trợ xây dựng 26 căn; Thuận Nam 13 căn; Ninh Sơn 10 căn; Ninh Hải 7 căn và Thuận Bắc 4 căn nhà. Kinh phí xây dựng mỗi căn nhà tối thiểu 100 triệu đồng; trong đó, Quỹ "Vì người nghèo" cấp tỉnh hỗ trợ 50 triệu đồng, ngân sách tỉnh 20 triệu đồng, Quỹ "Vì người nghèo"...

Tin nổi bật

Tin mới nhất