Powered by Techcity

Cần có giải pháp đột phá và cơ chế đặc thù thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, chiều 30/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.

Thẳng thắn chỉ ra những khó khăn, bất cập trong triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, nhiều đại biểu cho rằng cần có giải pháp đột phá và cơ chế đặc thù để phân cấp, phân quyền; đồng thời giảm tỷ lệ đối ứng đối với các địa phương nhận hỗ trợ lớn từ ngân sách Trung ương… để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư cũng như tiến độ thực hiện.

Khó triển khai cơ chế lồng ghép, thực hiện 3 chương trình

Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa Vũ Xuân Hùng phát biểu ý kiến. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Nhấn mạnh việc triển khai thực hiện còn nhiều hạn chế, bất cập, khó khăn và vướng mắc, đại biểu Vũ Xuân Hùng (Thanh Hóa) cho rằng, Ban Chỉ đạo của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia đã được kiện toàn nhưng cơ chế vận hành chưa nhịp nhàng và thiếu sự đồng bộ, thống nhất giữa các cơ quan. Mô hình bộ máy giúp việc “không thống nhất”, mỗi địa phương mỗi kiểu khác nhau. Có địa phương thành lập văn phòng điều phối, có nơi thành lập tổ giúp việc. Cán bộ giúp việc ở cấp huyện, xã kiêm nhiệm, làm nhiều việc khác nhau, thường xuyên thay đổi trong khi công việc rất nhiều. Tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm.

Trong khi đó, Trung ương ban hành “quá nhiều” văn bản với quy định chung chung, dẫn chiếu nhiều nên địa phương khó thực hiện. Một số nội dung chưa được hướng dẫn; một số địa phương chưa hoàn thành văn bản quản lý theo thẩm quyền…

Ngoài ra, còn tình trạng chậm phân bổ vốn, nội dung phân bổ chưa sát với nhu cầu tình hình thực tế của địa phương, không đúng đối tượng. Có những dự án, tiểu dự án, đối tượng thụ hưởng ít nhưng lại phân bổ vốn nhiều. Việc giao vốn sự nghiệp bất cập, chưa thống nhất giữa 3 chương trình. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được giao tổng số vốn sự nghiệp, hai Chương trình còn lại giao chi tiết từng dự án thành phần nên rất khó khăn cho địa phương triển khai cơ chế lồng ghép, thực hiện các Chương trình. Tiến độ giải ngân vốn của ba Chương trình rất chậm, đến nay mới đạt được dưới 50%, đặc biệt là vốn sự nghiệp đạt rất thấp.

Đại biểu Vũ Xuân Hùng cho rằng: “Với những khó khăn cả về thể chế và con người nếu không có giải pháp đột phá và cơ chế đặc thù, khả năng thực hiện mục tiêu giai đoạn 2021-2025 rất khó khăn”.

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện 3 Chương trình, đại biểu nhất trí cơ chế đặc thù mà các giải pháp trong Nghị quyết của Quốc hội đề ra; đồng thời, đề nghị cần có nghị quyết đặc thù để phân cấp, phân quyền và có cơ chế như Chính phủ đề xuất để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư cũng như tiến độ thực hiện.

Tranh luận với ý kiến của đại biểu Vũ Xuân Hùng, đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh) cho biết, những khó khăn trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi không chỉ do nguyên nhân chủ quan mà còn có những nguyên nhân khách quan, vượt thẩm quyền của tỉnh, cần Quốc hội và các bộ ngành tham gia hỗ trợ.

Đối với Trà Vinh, kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, cơ bản đạt kế hoạch đề ra. Riêng chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, việc giải ngân còn hạn chế, chỉ đạt 30% so với kế hoạch vốn. Bên cạnh nguyên nhân chủ quan đã nêu, còn nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau dẫn đến hạn chế này như Trung ương chậm ban hành văn bản hướng dẫn; số đối tượng thụ hưởng để thực hiện hỗ trợ giảm so với thời điểm rà soát. Việc thực hiện dự án giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất gặp nhiều khó khăn do tỉnh không có quỹ đất, định mức hỗ trợ thấp, không có khả năng đối ứng nên quá trình triển khai của tỉnh bị ảnh hưởng, dẫn tới chậm trễ so với tiến độ đề ra…

Đề nghị giảm tỷ lệ đối ứng

Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ Nguyễn Thành Nam phát biểu ý kiến. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Về giải ngân vốn Chương trình mục tiêu đối với vốn sự nghiệp, đại biểu Nguyễn Thành Nam (Phú Thọ) đề nghị Quốc hội, Chính phủ cho phép chuyển nguồn vốn năm 2022 và 2023 đến hết giai đoạn của Chương trình 2021 – 2025.

Lý giải cho đề xuất này, đại biểu Nguyễn Thành Nam cho biết, việc giải ngân nguồn vốn này chậm do vướng mắc về cơ chế, chính sách chậm được tháo gỡ, nhất là quy định về đối tượng thụ hưởng nội dung hỗ trợ, quy trình thanh quyết toán. Cơ bản, việc tổ chức triển khai cơ bản mới được triển khai từ giữa tháng 8/2023. Trong khi đó, nguồn vốn còn lại của Chương trình chưa giải ngân được rất lớn.

Cho rằng việc thực hiện bố trí vốn đối ứng đối với các địa phương còn nhận trợ cấp từ ngân sách Trung ương rất khó khăn, đại biểu Nguyễn Thành Nam cũng đề nghị Chính phủ xem xét, bố trí đủ 100% vốn cho các Chương trình đối với địa phương còn khó khăn về ngân sách.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn Chu Thị Hồng Thái phát biểu ý kiến. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Đồng quan điểm, đại biểu Chu Thị Hồng Thái (Lạng Sơn) đề nghị giảm tỷ lệ đối ứng đối với các địa phương nhận hỗ trợ lớn từ ngân sách Trung ương.

Theo đại biểu Chu Thị Hồng Thái, tỷ lệ đối ứng của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cao, trong khi nguồn thu ngân sách một số địa phương còn hạn chế nên khó khăn trong việc cân đối ngân sách địa phương để đảm bảo đối ứng theo quy định. Do đó, Chính phủ xem xét, sửa đổi theo hướng, giảm tỷ lệ đối ứng đối với các tỉnh nhận hỗ trợ lớn từ ngân sách Trung ương để có thể cân đối được nguồn vốn của địa phương mà không mất đi nguồn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương.

Đồng thời, Chính phủ xem xét tăng nguồn vốn đầu tư cho các tỉnh nhận hỗ trợ lớn ngân sách từ Trung ương để thực hiện công trình giao thông, nhất là các tỉnh khu vực miền núi.

Về thực hiện tín dụng chính sách xã hội, đại biểu Chu Thị Hồng Thái nhất trí với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội là quan tâm bố trí tăng nguồn vốn thực hiện tín dụng chính sách xã hội từ nguồn ngân sách Trung ương và địa phương ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội, mở rộng phạm vi, đối tượng thụ hưởng, nâng định mức cho vay để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

“Tuy nhiên, Quốc hội, Chính phủ nên xem xét giảm lãi suất đối với một số Chương trình hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất”, đại biểu đề xuất.

Đối với mức hỗ trợ hộ nghèo trong xây dựng nhà ở, đại biểu cho rằng, mức hỗ trợ xây mới 40 triệu đồng/hộ, sửa chữa 20 triệu đồng/hộ là chưa đủ để có thể đảm bảo được yêu cầu 3 “cứng” về chất lượng sau khi được hỗ trợ. “Chính phủ nghiên cứu, xem xét tăng mức hỗ trợ xây nhà lên 70 – 80% giá trị nhà ở đạt tiêu chí cho hộ nghèo”, đại biểu Chu Thị Hồng Thái đề xuất.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang Tráng A Dương phát biểu ý kiến. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Quan tâm đến việc lập và giao kế hoạch danh mục đầu tư công giai đoạn hàng năm, đại biểu Tráng A Dương (Hà Giang) kiến nghị cho phép địa phương phân bổ, giao dự kiến tổng nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, chưa bắt buộc giao tên danh mục, quy mô dự án cụ thể.

Việc giao quy hoạch vốn sự nghiệp thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia hàng năm theo từng lĩnh vực, dự án, tiểu dự án thành phần từ Trung ương đến địa phương theo đúng quy định của Luật Đầu tư ngân sách. Tuy nhiên, theo đại biểu Tráng A Dương, trên thực tế, đây là một trong những điểm vướng mắc nhất, các địa phương thiếu tính chủ động trong việc lồng ghép nguồn vốn điều chỉnh dự toán linh hoạt, chưa thể sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.

Vì vậy, đại biểu Tráng A Dương kiến nghị Quốc hội và Chính phủ xem xét ngân sách năm 2024 Trung ương giao tổng thể kế hoạch vốn sự nghiệp chương trình mục tiêu quốc gia, không giao dự toán chi tiết từng dự án và nguồn vốn theo từng dự án, lĩnh vực cụ thể để các địa phương chủ động triển khai thực hiện, đảm bảo sử dụng nguồn lực có hiệu quả, giải ngân đúng kế hoạch và tiến độ hàng năm.

Theo TTXVN/Báo Tin tức

Nguồn

Cùng chủ đề

Đoàn khảo sát liên ngành Trung ương làm việc với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Toàn tỉnh hiện có 297 cơ sở giáo dục đào tạo; trong đó, có 88 trường mầm non, 124 trường tiểu học, 61 trường THCS, 22 trường THPT và 2 trung tâm. Có 65/65 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn xoá mù chữ mức độ 1; 7/7 huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và hoàn thành phổ cập giáo...

Hội thảo khoa học cấp tỉnh vận dụng nội dung tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào thực tiễn xây dựng...

Chiều 30/10, Trường Chính trị tỉnh chủ trì tổ chức Hội thảo khoa học cấp tỉnh: Vận dụng nội dung tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào thực tiễn xây dựng và phát triển tỉnh Ninh Thuận giai đoạn hiện nay.

Còn ý kiến khác nhau về rút bảo hiểm xã hội một lần

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, ngày 23/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Thông qua Luật Viễn thông (sửa đổi) với hơn 94% số đại biểu tán thành

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, sáng 24/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Viễn thông (sửa đổi), với hơn 94% số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.

Bảo đảm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân khi tham gia giao thông

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 10/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cùng tác giả

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác y tế năm 2025

Sáng 24/12, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai công tác y tế năm 2025. Phó Thủ tướng Lê Thành Long dự, chỉ đạo hội nghị. Tham dự tại điểm cầu tỉnh Ninh Thuận có đồng chí Nguyễn Long Biên, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.

Kỳ họp thứ 23 HĐND tỉnh khóa XI thông qua nghị quyết về giá các loại đất và mức chi trả trợ cấp xã...

Tham dự kỳ họp có đồng chí Trần Quốc Nam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh; Lê Văn Bình, UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương.Toàn cảnh Kỳ họp thứ 23 HĐND tỉnh khóa XI. Ảnh: P.Bình Sau phát biểu...

Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng

Sáng 24/12, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN). Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Ninh Thuận có lãnh đạo Thanh tra tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan.

Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2021 – 2026

Sáng ngày 24/12/2024, HĐND tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề). Tham dự có đồng chí đồng chí Trần Quốc Nam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Lê Văn Bình, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Huyền; lãnh đạo...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Long Biên nghe báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức “Chương trình chào năm mới 2025”

Ngày 23/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Long Biên chủ trì cuộc họp nghe báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức “Chương trình chào năm mới 2025”. Tham dự có lãnh đạo các Sở, ban, ngành liên quan và UBND thành phố Phan Rang-Tháp Chàm. “Chương trình chào năm mới 2025” được tổ chức vào lúc 20h00 ngày 31/12/2024 tại Quảng trường - Tượng đài 16 tháng 4, là sự kiện thường niên của tỉnh nhằm tạo khí...

Cùng chuyên mục

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác y tế năm 2025

Sáng 24/12, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai công tác y tế năm 2025. Phó Thủ tướng Lê Thành Long dự, chỉ đạo hội nghị. Tham dự tại điểm cầu tỉnh Ninh Thuận có đồng chí Nguyễn Long Biên, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.

Kỳ họp thứ 23 HĐND tỉnh khóa XI thông qua nghị quyết về giá các loại đất và mức chi trả trợ cấp xã...

Tham dự kỳ họp có đồng chí Trần Quốc Nam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh; Lê Văn Bình, UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương.Toàn cảnh Kỳ họp thứ 23 HĐND tỉnh khóa XI. Ảnh: P.Bình Sau phát biểu...

Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng

Sáng 24/12, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN). Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Ninh Thuận có lãnh đạo Thanh tra tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan.

Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2021 – 2026

Sáng ngày 24/12/2024, HĐND tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề). Tham dự có đồng chí đồng chí Trần Quốc Nam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Lê Văn Bình, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Huyền; lãnh đạo...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Long Biên nghe báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức “Chương trình chào năm mới 2025”

Ngày 23/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Long Biên chủ trì cuộc họp nghe báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức “Chương trình chào năm mới 2025”. Tham dự có lãnh đạo các Sở, ban, ngành liên quan và UBND thành phố Phan Rang-Tháp Chàm. “Chương trình chào năm mới 2025” được tổ chức vào lúc 20h00 ngày 31/12/2024 tại Quảng trường - Tượng đài 16 tháng 4, là sự kiện thường niên của tỉnh nhằm tạo khí...

HĐND huyện Ninh Sơn tổ chức Kỳ họp thứ 21

Năm 2024, tình hình kinh tế-xã hội huyện Ninh Sơn tiếp tục phát triển ổn định. Công tác quy hoạch, quản lý đất đai, tài nguyên môi trường được tăng cường. Trên các lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm thực hiện. Chất lượng giáo dục, công tác chăm lo sức khỏe nhân dân ngày càng được nâng cao. Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện kịp thời, đầy đủ. Quốc phòng...

Khơi thông nguồn lực phát triển

Chiều 23-12, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành công thương năm 2025. Tinh giản gần 18% đầu mối đơn vị Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho biết năm 2024, ngành công thương quyết liệt “tinh, gọn, mạnh” bộ máy theo tinh thần tổng kết Nghị quyết 18, đề xuất tinh giản gần 18% số...

Lãnh đạo Công an tỉnh chúc mừng Giáng sinh năm 2024

Nhân dịp Giáng sinh năm 2024, Đại tá Huỳnh Tấn Hạnh, UVTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số đơn vị liên quan đã đến thăm, tặng quà một số tổ chức, chức sắc, chức việc tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 10

 Vị trí và hướng đi của bão số 10 vào chiều ngày 23/12. (Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 13 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 11,2 độ Vĩ Bắc; 112,4 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây Bắc khu vực Trường Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; bão di...

[Podcast] Bản tin ngày 23/12/2024

Thứ hai, 23/12/2024 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

Tin nổi bật

Tin mới nhất