Powered by Techcity

Bế mạc Hội nghị toàn quốc triển khai luật, nghị quyết

Hội nghị toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, nghị quyết của Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV được kết nối trực tuyến từ Nhà Quốc hội với 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sáng 7/3; có 1.147 đại biểu tham dự, trong đó điểm cầu Trung ương có 130 đại biểu.

Phát biểu bế mạc Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, Hội nghị lần này nhằm thực hiện kết luận của Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất, thực hiện cho được chủ trương rất quan trọng của Đảng, Nhà nước được nêu trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII về gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với thực hiện pháp luật, đảm bảo cho hệ thống pháp luật được thực hiện một cách công bằng, nghiêm minh. Tại Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng đặt ra yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, nhất quán, đảm bảo thượng tôn Hiến pháp và pháp luật.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo và kết luận hội nghị. Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN

“Cẩm nang” để tăng cường tổ chức thực thi pháp luật

Hội nghị nghe hai báo cáo trung tâm, đầy đủ, khái quát của Phó Chủ tịch Nguyễn Khắc Định và Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang.

Các đại biểu cơ bản đồng tình thống nhất đánh giá cao hai báo cáo này; thống kê đầy đủ hơn 400 nội dung chi tiết gắn với từng tổ chức, đơn vị, cơ quan và thời hạn để quy định chi tiết các luật và nghị quyết là một “kỳ công”. Đây là một “cẩm nang” để cơ quan hữu quan tăng cường đôn đốc việc tổ chức, thực thi pháp luật. Ngoài ra có 12 báo cáo, tham luận phát biểu minh họa thêm vào báo cáo trung tâm; đều đưa ra những ý kiến, kiến nghị, giải pháp rất cụ thể, hữu ích để cho các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của Chính phủ nghiên cứu, tiếp thu.

Sau hội nghị này, Kết luận chính thức sẽ được phát hành, làm căn cứ cho các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức hữu quan tổ chức thực hiện.

Căn cứ kết quả Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội khát quát và tóm lược 1 số điểm chính.

Tại kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội đã thông qua 9 Luật, 11 Nghị quyết quan trọng có tác động sâu rộng tới xã hội và chính sách kinh tế vĩ mô của đất nước, không chỉ có ý nghĩa đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của năm 2024, năm 2025 mà còn có ý nghĩa chiến lược và lâu dài trong các giai đoạn tiếp theo. Đặc biệt, với việc thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), Quốc hội đã hoàn thành 1 trong những nhiệm vụ lập pháp quan trọng bậc nhất của cả nhiệm kỳ.

Các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5 đã quy định những vấn đề căn bản về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, tài nguyên nước, viễn thông, các tổ chức tín dụng, vấn đề căn cước, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở, quản lý bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, thí điểm 1 số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ, áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn thuế tối thiểu toàn cầu và một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Cho đến nay, chất lượng các luật, nghị quyết, kể cả Luật Đất đai (sửa đổi) sau khi được ban hành bước đầu nhận được sự đồng thuận, đánh giá cao của nhân dân, cử tri, người Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước…

Cho rằng đây mới chỉ là bước đầu, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh đến vai trò của các văn bản hướng dẫn chi tiết, tổ chức thực thi các luật, nghị quyết này.

Góp phần giải phóng những vướng mắc, “điểm nghẽn”

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN

Chủ tịch Quốc hội đánh giá, đã có chuyển biến tích cực trong công tác triển khai Luật, Nghị quyết, nhất là sau thành công của Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất. Các cơ quan hữu quan đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, chủ động, quyết liệt khắc phục mọi khó khăn, thách thức, nhất là sức ép về tiến độ, phạm vi, khối lượng công việc để nỗ lực, khẩn trương triển khai thi hành luật và nghị quyết. Số lượng ban hành văn bản pháp luật kịp thời hơn, các văn bản hướng dẫn bám sát nghị quyết, luật và cuộc sống hơn. 27/63 tỉnh, thành phố đã có kế hoạch, công văn hướng dẫn phổ biến các luật, nghị quyết mới…

Chủ tịch Quốc hội cho biết, khối lượng công việc cần tiếp tục thực hiện là rất lớn, với gần 400 nội dung, đặc biệt là Luật Đất đai với hơn 100 nội dung, vừa khó, vừa đòi hỏi cao về tiến độ, có nội dung áp dụng luôn từ 1/4/2024; cả 3 đạo luật lớn là Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản đều có hiệu lực đồng thời từ 1/1/2025 nên đòi hỏi tất cả các văn bản quy định chi tiết phải được ban hành đồng bộ, vừa quy định nhiều chính sách mới, đặc thù, các nhiệm vụ, quyền hạn mới theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các cơ quan.

Để triển khai hiệu quả công tác thi hành pháp luật, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh một số yêu cầu trọng tâm.

Cụ thể, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức thực hiện các nội dung theo quy định trong luật, nghị quyết; kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh thuộc thẩm quyền trên cơ sở đề nghị của Chính phủ, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội; phân công cơ quan của Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thẩm tra kỹ lưỡng đối với báo cáo của Chính phủ, các cơ quan về việc thực hiện yêu cầu trong luật, nghị quyết, báo cáo Quốc hội xem xét, thảo luận trong trường hợp cần thiết. Các cơ quan của Quốc hội chủ động theo dõi, giám sát chặt chẽ và đôn đốc các cơ quan thực hiện kịp thời.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bám sát những yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể về triển khai đối với từng luật, nghị quyết được thông qua; sớm ban hành Danh mục văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường thứ 5 và phân công cụ thể cơ quan chủ trì soạn thảo, gắn với thời hạn hoàn thành.

Cùng với đó là tiếp tục ban hành các kế hoạch triển khai thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội; bố trí nguồn lực, chuẩn bị các điều kiện bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; tuân thủ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, khẩn trương xây dựng và ban hành theo thẩm quyền 56 văn bản quy định chi tiết đảm tiến độ, chất lượng để kịp thời có hiệu lực cùng với luật, nghị quyết, có tính khả thi, nhất quán, đồng bộ trong hệ thống văn bản pháp luật, đặc biệt là văn bản quy định chi tiết các luật có mối quan hệ mật thiết với nhau như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản…, không để chồng chéo, phát sinh vướng mắc, điểm nghẽn, phát sinh quy trình, thủ tục, “giấy phép con” trái quy định trong tổ chức thực hiện.

Chính phủ chú ý các chính sách, quy định mới, có hiệu lực sớm hơn so với hiệu lực chung của luật; quy định chi tiết, hướng dẫn triển khai đối với các nội dung chuyển tiếp nhằm tạo cơ sở cho việc thực hiện thông suốt, thống nhất, tránh tạo khoảng trống pháp lý. Tiếp tục rà soát các văn bản dưới luật có liên quan đến các quy định mới của luật, nghị quyết để sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành theo thẩm quyền, bảo đảm phù hợp và đồng bộ với các luật, nghị quyết được thông qua.

Cùng với đó là tăng cường công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu các chính sách, nội dung của luật, nghị quyết và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành để các cơ quan, tổ chức, người dân, doanh nghiệp hiểu đúng, đầy đủ các quy định.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác thi hành pháp luật, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm và tính chủ động, tích cực của đội ngũ công chức, gắn với tăng cường kiểm tra, thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, “lợi ích nhóm”, “lợi ích cục bộ” trong thi hành pháp luật; khắc phục kịp thời, hiệu quả tình trạng đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, công chức. Chú trọng tổ chức đối thoại với doanh nghiệp, người dân, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý chính quyền địa phương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động rà soát, nghiên cứu, chuẩn bị điều kiện cần thiết và tổ chức thực hiện các thẩm quyền, nhiệm vụ được giao, nhất là những thẩm quyền, nhiệm vụ mới được bổ sung trong các luật, nghị quyết của Quốc hội, cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù được áp dụng tại địa phương, cơ quan mình.

Chủ động xử lý theo quy định của pháp luật đối với những vấn đề phát sinh tại địa phương trong quá trình thi hành luật, nghị quyết; kịp thời báo cáo, đề xuất phương án đối với những vấn đề có vướng mắc để cơ quan có thẩm quyền tổng hợp, xem xét, xử lý và nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định trong trường hợp cần thiết.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, trong bài viết “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng” nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả việc thực thi pháp luật. Theo đó, “cần tập trung ưu tiên ban hành đồng bộ và có chất lượng hệ thống pháp luật, các quy định, quy chế, quy trình công tác để thực hiện nghiêm túc, thống nhất trong toàn Đảng và cả hệ thống chính trị”.

Trên cơ sở thành công của Hội nghị lần thứ nhất và Hội nghị lần thứ hai này, “chúng ta cần phải có nỗ lực cao hơn nữa, quyết tâm lớn hơn nữa, trách nhiệm hơn nữa, phối hợp chặt chẽ và hiệu quả hơn nữa nhằm sớm đưa các quyết sách của Quốc hội vào cuộc sống. Tôi mong muốn và tin rằng những vấn đề được trao đổi tại Hội nghị sẽ trở thành bài học kinh nghiệm quý, những vấn đề còn vướng mắc trong triển khai thi hành luật, nghị quyết sẽ có phương án giải quyết phù hợp. Qua đó, để công tác triển khai thi hành pháp luật ngày càng chuyên nghiệp, bài bản, đáp ứng được sự kỳ vọng của cử tri và nhân dân, cùng với công tác xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam vững mạnh”, Chủ tịch Quốc hội nêu.

Theo TTXVN/Báo Tin tức

Nguồn

Cùng chủ đề

Hội nghị toàn quốc triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV

Ngày 7/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) tổ chức Hội nghị toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, nghị quyết của Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, QH khóa XV. Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch QH chủ trì hội nghị. Hội nghị kết nối trực tuyến tới 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tham dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng Đoàn đại biểu QH đơn vị tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan.

Cùng tác giả

Tham dự “Chương trình chào năm mới 2025”

Ngày 28/12, đồng chí Nguyễn Long Biên, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký ban hành Công văn số 6153/UBND-VXNV gửi các sở, ban, ngành; các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thành phố về việc tham dự “Chương trình chào năm mới 2025”.

Ban điều hành Chuyển đổi số tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2025

Theo báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông (cơ quan Thường trực Ban điều hành CĐS tỉnh), năm 2024 Ban điều hành CĐS các sở, ban, ngành, địa phương đã chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, qua đó đã đạt được một số kết quả quan trọng, tạo nền tảng để tổ chức triển khai thực hiện công cuộc CĐS của tỉnh trong năm tiếp theo. Đã có 39/44 chỉ tiêu đạt và vượt...

[Podcast] Bản tin ngày 30/12/2024

Thứ hai, 30/12/2024 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

Tổng kết công tác dân vận năm 2024

Năm 2024, công tác dân vận tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt những kết quả khá toàn diện, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc được khơi dậy và phát huy góp phần động viên các tầng lớp Nhân dân khắc phục khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững ổn định chính trị. Các cấp ủy Đảng, chính quyền chủ động triển khai nhiệm vụ công tác vận động...

UBND tỉnh họp nghe báo cáo về Đề án quản lý và phát triển vùng quy hoạch nuôi biển

 Hiện trạng mục tiêu cụ thể của ngành nuôi biển tỉnh Ninh Thuận đã xác định đến cuối năm 2024 là phải số hóa mặt nước nuôi thủy sản chuyên canh trong phạm vi diện tích khoảng 732 ha (C1) và vùng phát triển điện gió kết hợp nuôi biển công nghệ cao với diện tích 1.295,63 ha (C2) và đến năm 2025-2030 là hoàn thành cơ sở pháp lý vùng nuôi biển chuyên canh, vùng nuôi công...

Cùng chuyên mục

Ban điều hành Chuyển đổi số tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2025

Theo báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông (cơ quan Thường trực Ban điều hành CĐS tỉnh), năm 2024 Ban điều hành CĐS các sở, ban, ngành, địa phương đã chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, qua đó đã đạt được một số kết quả quan trọng, tạo nền tảng để tổ chức triển khai thực hiện công cuộc CĐS của tỉnh trong năm tiếp theo. Đã có 39/44 chỉ tiêu đạt và vượt...

[Podcast] Bản tin ngày 30/12/2024

Thứ hai, 30/12/2024 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

Tổng kết công tác dân vận năm 2024

Năm 2024, công tác dân vận tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt những kết quả khá toàn diện, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc được khơi dậy và phát huy góp phần động viên các tầng lớp Nhân dân khắc phục khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững ổn định chính trị. Các cấp ủy Đảng, chính quyền chủ động triển khai nhiệm vụ công tác vận động...

UBND tỉnh họp nghe báo cáo về Đề án quản lý và phát triển vùng quy hoạch nuôi biển

 Hiện trạng mục tiêu cụ thể của ngành nuôi biển tỉnh Ninh Thuận đã xác định đến cuối năm 2024 là phải số hóa mặt nước nuôi thủy sản chuyên canh trong phạm vi diện tích khoảng 732 ha (C1) và vùng phát triển điện gió kết hợp nuôi biển công nghệ cao với diện tích 1.295,63 ha (C2) và đến năm 2025-2030 là hoàn thành cơ sở pháp lý vùng nuôi biển chuyên canh, vùng nuôi công...

Bộ Giao thông vận tải tổng kết công tác năm 2024

Chiều 30/12, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành GTVT. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tham dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Tham dự tại điểm cầu Ninh Thuận có đồng chí Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo Sở GTVT và các sở, ngành liên quan.

Khai mạc Giải Lướt ván diều Ninh Thuận mở rộng năm 2024

Ngày 30/12/2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ Khai mạc Giải Lướt ván diều Ninh Thuận mở rộng năm 2024. Tham dự có đồng chí Nguyễn Long Biên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh, lãnh đạo các Sở, ban, ngành, địa phương, Hiệp hội Du lịch tỉnh, Hiệp hội thể thao biển tỉnh tự quản đặc biệt Jeju (Hàn Quốc), các đơn vị tài trợ Giải,...

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2024

Năm 2024, công tác dân tộc được Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị các cấp quan tâm chỉ đạo, phối hợp triển khai thực hiện và được Nhân dân cả nước đồng tình ủng hộ. Cùng với sự nỗ lực cố gắng vươn lên của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS), việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc đạt được nhiều kết quả quan trọng, đặc biệt trong triển...

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội XIV của Đảng

Nhằm tạo sự thống nhất cao trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức các hoạt động tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội XIV của Đảng, theo Kế hoạch số 560-KH/BTGTW của Ban Tuyên giáo Trung ương; ngày 23/12/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 361-KH/TU về triển khai nội dung nêu trên. Theo đó, lộ trình và nội dung tuyên truyền được chia thành 2 giai đoạn, trong đó:

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2025

Năm 2024, Hội LHPN tỉnh phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, thực hiện đạt và vượt 8/8 chỉ tiêu nghị quyết đề ra. Các cấp Hội đẩy mạnh tuyên truyền, tập hợp, vận động hội viên (HV), phụ nữ (PN) thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Triển khai sâu rộng phong trào thi đua lao động, sản xuất; tổ chức nhiều hoạt động giáo...

Tổng kết công tác tuyên giáo năm 2024

Sáng 30/12, đồng chí Trần Minh Nam, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có các đồng chí: Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Chamaléa Thị Thủy, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy.

Tin nổi bật

Tin mới nhất