Powered by Techcity

Bảo tồn Lễ hội Katê

Trong di sản văn hóa Việt Nam, dấu ấn văn hóa Chăm thể hiện rõ nét trong nhiều khía cạnh như: Kiến trúc, phong tục tập quán, điêu khắc, lễ hội, nghệ thuật biểu diễn, nghề gốm, dệt vải… Trong đó, Lễ hội Katê mang đậm bản sắc, nơi hội tụ những giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Chăm.

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, cộng đồng chức sắc, đồng bào Chăm Bàlamôn trên địa bàn tỉnh đã chung tay thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của lễ hội, góp phần xây dựng đời sống văn hóa cơ sở cũng như tạo cơ hội để quảng bá hình ảnh của Việt Nam nói chung và văn hóa Chăm đến với bạn bè, du khách trong nước và quốc tế.

Đặc sắc Lễ hội Katê

Katê là lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 1 đến 3/10, được tổ chức tại 3 đền, tháp Chăm: Tháp Po Klong Garai (Tp. Phan Rang – Tháp Chàm), tháp Po Rome và đền Po Ina Nagar (Ninh Phước).

Lễ hội Katê hằng năm thu hút đông du khách đến tham quan. Ảnh: Thái Huy

Trong đó, tại phần lễ sẽ diễn ra với các hoạt động như: Rước y trang lên tháp, lễ mở cửa tháp, lễ tắm tượng và mặc y phục, đại lễ. Không khí lễ được điểm tô bởi những điệu múa dân gian hòa trong nền nhạc trầm, bổng của đàn Kanhi; rộn ràng, tươi vui với tiếng trống Ghi-năng, Ba-ra-nưng… Sau ngày lễ chính, Lễ hội Katê tiếp tục diễn ra tại các làng, tộc họ và gia đình người Chăm Bàlamôn. Đây cũng là dịp để người Chăm xa xứ trở về quê sum họp với người thân, gia đình. Nhằm tạo không khí vui tươi ở phần hội, tại các làng Chăm cũng tổ chức đa dạng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi mang tính gắn kết cộng đồng như: Đội nước, đẩy gậy, múa cổ truyền, ngâm Ariya… thu hút sự tham gia của đông đảo bà con đồng bào Chăm, du khách khắp nơi đến tham dự. Tất cả tạo nên một Lễ hội Katê rực rỡ sắc màu và đậm đà bản sắc văn hóa Chăm.

“Tiếp lửa” di sản văn hóa

Theo Hội đồng Chức sắc Chăm Bàlammôn tỉnh Ninh Thuận, đến nay Lễ hội Katê vẫn được gìn giữ, bảo tồn khá nguyên vẹn từ thời gian, không gian, trình tự, cách thức thực hành các nghi lễ, thành phần tham gia cúng lễ, trang phục, lễ vật dâng cúng cho đến nghi lễ thực hiện của các chức sắc tham gia hành lễ… Kết quả trên là “tổng hợp” từ sự chung tay bảo tồn, giữ gìn và phát huy từ nhiều cá nhân, tập thể, cộng đồng. Trong đó, thời gian qua, các ngành chức năng tỉnh đã quan tâm, thực hiện nhiều giải pháp, nhiệm vụ trong công tác bảo tồn và tôn vinh các giá trị về vật thể và phi vật thể liên quan đến Lễ hội Katê nói riêng và văn hóa Chăm nói chung. Cụ thể, các sở, ngành, địa phương đã phối hợp xây dựng, lập và trình các hồ sơ khoa học đề nghị các cơ quan chức năng xem xét, công nhận. Đơn cử, năm 2017, Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Ninh Thuận được công nhận đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; hay mới đây nhất là bia Phước Thiện và tượng thờ Vua Po Klong Garai được công nhận là hai bảo vật quốc gia… Song song đó, tỉnh đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng, kết nối, tổ chức Lễ hội Katê với các danh lam thắng cảnh để thu hút khách du lịch tới tham quan, tìm hiểu về giá trị của di sản, góp phần tạo nên những sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Hội đồng Chức sắc Chăm Bàlamôn trao đổi kế hoạch tổ chức Lễ hội Katê 2024.

Trong cộng đồng Chăm Bàlamôn, đội ngũ chức sắc, nhà nghiên cứu, nghệ nhân, người có uy tín… cũng đang có những đóng góp tích cực trong công tác bảo tồn, phát huy lễ hội bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa nhất. Điển hình như, ông Quảng Văn Đại, xã Phước Hậu (Ninh Phước) được ví như “báu vật” của đồng bào Chăm. Với mong muốn ghi chép và bảo tồn nhiều giá trị văn hóa Chăm, hơn 40 năm qua, ông Đại đã dành toàn bộ thời gian đi khắp các làng Chăm ghi chép lại những phong tục, tập quán văn hóa của người Chăm và biên dịch các tài liệu, thư tịch cổ Chăm ra tiếng Việt, trong đó có nhiều tài liệu liên quan đến các nghi thức, nghi lễ của Lễ hội Katê. Bản thân ông hiện đang lưu giữ khoảng 200 cuốn tài liệu và thư tịch cổ của người Chăm, trong đó có những thư tịch cổ có niên đại hơn 100 năm. Hay đội ngũ người có uy tín đồng bào Chăm tham gia vận động, tuyên truyền, lan tỏa các giá trị đặc sắc Katê đến bà con địa phương, nhất là đối với thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về trách nhiệm, vai trò bản thân để tiếp tục “tiếp lửa” cho di sản trong tiến trình hội nhập quốc tế, mở rộng giao lưu văn hóa.

Cả sư Đổng Bạ, Phó Chủ tịch Hội đồng Chức sắc Chăm Bàlamôn tỉnh cho biết: Thời gian qua, tỉnh Ninh Thuận đã tạo điều kiện thuận lợi cho bà con tổ chức Lễ hội Katê một cách trang trọng, quy mô tạo được sự kết nối, đoàn kết trong cộng đồng dân tộc Chăm nói riêng cũng như đồng bào cả tỉnh nói chung. Đồng thời, lãnh đạo tỉnh, địa phương quan tâm, thăm hỏi, động viên các vị chức sắc tôn giáo, các gia đình chính sách và một số gia đình… Đây chính là động lực, sức mạnh để người Chăm tiếp tục giữ gìn nguyên vẹn lễ hội; nỗ lực, cống hiến xây dựng quê hương Ninh Thuận ngày một phát triển, giàu mạnh. Qua đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.



Nguồn: http://baoninhthuan.com.vn/news/149567p1c29/bao-ton-le-hoi-kate.htm

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Du lịch Ninh Thuận về đích sớm

Trong 9 tháng năm 2024, tổng lượt khách tham quan, nghỉ dưỡng trên địa bàn tỉnh hơn 3,2 triệu lượt khách, tăng 20% so cùng kỳ, đạt 100,1% so kế hoạch; trong đó, khách lưu trú, nghỉ dưỡng ước đạt 2,3 triệu lượt, khách tham quan ước đạt 904.000 lượt; khách quốc tế ước đạt 87.000 lượt, tăng 193,9% so cùng kỳ, đạt 87% so kế hoạch năm 2024. Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch (DL) ước đạt 3.662 tỷ đồng, ngành DL về đích kế hoạch năm 2024 trước 3 tháng.

Đồng chí Nguyễn Long Biên, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự Lễ hội Katê tại tháp Po Klong Garai

Lễ hội Katê diễn ra với các nghi thức rước y trang, mở cửa tháp, tắm tượng thần mang đậm văn hóa truyền thống của đồng bào Chăm, thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu văn hóa, du khách trong và ngoài nước và nhân dân các địa phương trong tỉnh.Đồng chí Nguyễn Long Biên, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnhcùng các đại biểu dự Lễ hội Katê tại tháp Po Klong Garai.  Đồng chí Nguyễn...

Đồng chí Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dự Lễ hội Katê tại đền Pô Inư...

Sáng 2/10, đồng chí Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đến dự Lễ hội Katê 2024 với đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn tại đền Pô Inư Nưgar, thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu (Ninh Phước). Cùng đi có đồng chí Chamaléa Thị Thủy, UVTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy, Sở Nội vụ.

Chi cục Hải quan Ninh Thuận: Nhiều giải pháp thu ngân sách nhà nước

Với mục tiêu phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu tăng thu ngân sách nhà nước (NSNN), Chi cục Hải quan (HQ) Ninh Thuận đã chủ động bám sát nội dung công tác của ngành, tích cực triển khai có hiệu quả các giải pháp nhằm phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu được giao.

Thị trường ổn định, Sơn La nỗ lực dập dịch tả heo châu Phi

Thị trường giá heo hơi trong nước đang dần ổn định sau nhiều ngày điều chỉnh tăng giảm liên tiếp. Theo khảo sát mới nhất, giá heo hơi trên toàn quốc hiện dao động trong khoảng 64.000 – 69.000 đồng/kg. Giá cả heo hơi ba miền mới nhất ngày 2/10/2024. Ảnh: nongnghiep.vn Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi đứng yên ở mức 68.000 – 69.000 đồng/kg. Các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và Hà Nội đang ghi...

Cùng chuyên mục

Khánh thành công trình Bia chiến tích lịch sử tại Trường THCS Lý Tự Trọng

Sáng 28/9, Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh tổ chức Lễ khánh thành công trình Bia chiến tích lịch sử tại Trường THCS Lý Tự Trọng, phường Mỹ Hương (Tp. Phan Rang - Tháp Chàm).

Khánh thành Góc Ấn Độ tại Ninh Thuận

Sáng 23/9, tại Thư viện tỉnh, Sở Văn Hóa-Thể Thao và Du lịch tổ chức Lễ Khánh thành Góc Ấn Độ tại Ninh Thuận. Tham dự có ông Madan Mohan Sethi, Tổng Lãnh sự Ấn Độ cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành.

Khai mạc Triển lãm tranh cổ động tấm lớn tuyên truyền chủ quyền biên giới và biển đảo

Sáng 20/9, tại Quảng trường 16 Tháng 4 (Tp. Phan Rang - Tháp Chàm), Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Triển lãm tranh cổ động tấm lớn tuyên truyền chủ quyền biên giới và biển đảo Tổ quốc, nhằm nâng cao nhận thức sâu rộng về vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.

Các làng nghề truyền thống ở Ninh Phước hướng tới Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI

Được tổ chức từ ngày 27 đến 29/9, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI năm 2024 (Ngày hội) là dịp để tôn vinh, giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Chăm sinh sống trên địa bàn tỉnh đến với người dân cả nước. Trong không khí hân hoan hướng tới Ngày hội, đồng bào Chăm sinh sống tại làng Bàu Trúc và Mỹ Nghiệp thị trấn Phước Dân (Ninh Phước) đang tất bật các hoạt động chuẩn bị.

Infographic Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận, năm 2024

Infographic Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận, năm 2024 Nguồn: http://baoninhthuan.com.vn/news/149312p1c29/infographic-ngay-hoi-van-hoa-dan-toc-cham-lan-thu-vi-tai-tinh-ninh-thuan-nam-2024.htm

Bế mạc Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Ninh Thuận lần thứ XV năm 2024

Tối 27/8, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Bế mạc Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Ninh Thuận lần thứ XV năm 2024 với chủ đề “Ninh Thuận – Khát vọng vươn cao”.

Khai mạc Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Ninh Thuận lần thứ XV năm 2024

Sáng 27/8, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Khai mạc Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Ninh Thuận lần thứ XV năm 2024 với chủ đề “Ninh Thuận – Khát vọng vươn cao”.

Hội thi Thiếu nhi kể chuyện theo sách tỉnh Ninh Thuận lần thứ 24, hè 2024

Ngày 18/7, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thi Thiếu nhi kể chuyện theo sách tỉnh Ninh Thuận lần thứ 24, hè 2024 với chủ đề “Đọc sách kiến tạo tương lai”.

Sẵn sàng cho Ngày Văn hóa, Du lịch Ninh Thuận tại Đà Nẵng

“Ngày Văn hóa, Du lịch Ninh Thuận tại Đà Nẵng năm 2024” diễn ra từ ngày 13/7 đến hết 15/7, tại khu vực Công viên bờ đông Cầu Rồng, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng. Với chuỗi hoạt động đa dạng, phong phú, đặc sắc nhằm tôn vinh giá trị văn hóa, ẩm thực, quảng bá hình ảnh du lịch Ninh Thuận, hứa hẹn tạo dấu ấn đậm nét với người dân TP. Đà Nẵng nói riêng và du khách các tỉnh duyên hải miền Trung nói chung.

Đình Long Bình đón nhận bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh

Ngày 7/6, tại xã An Hải, UBND huyện Ninh Phước tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng Đình Long Bình di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh. Đến dự có lãnh đạo các sở ngành và đông đảo cán bộ, nhân dân địa phương.

Tin nổi bật

Tin mới nhất