Powered by Techcity

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 24/10, Quốc hội nghe trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) và thảo luận tại hội trường về dự án Luật này.

Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) tại hội trường, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận tán thành cao với nội dung báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Công đoàn (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Dự án luật trình ra Quốc hội kỳ này được chuẩn bị rất công phu. Để tiếp tục nghiên cứu quy định cụ thể dự án luật Luật Công đoàn (sửa đổi), đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương đề xuất một số ý kiến:

Thứ nhất, về bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn (Điều 27): Tại khoản 2 dự án luật có quy định: “ 2. Cán bộ công đoàn không chuyên trách được sử dụng 24 giờ làm việc trong một tháng đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở; 12 giờ làm việc trong 01 tháng đối với Ủy viên Ban chấp hành, Tổ trưởng, Tổ phó tổ công đoàn để làm công tác công đoàn và được người sử dụng lao động trả lương. Tuỳ theo quy mô cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà Ban Chấp hành công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động thoả thuận về thời gian tăng thêm”.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Ninh Thuận tham gia góp ý Luật Công đoàn (sửa đổi).

Đề nghị cần rà soát quy định cụ thể về quy mô tổ chức, số lượng cán bộ công đoàn không chuyên trách đối với từng loại tổ chức công đoàn tránh gây gánh nặng cho đối tượng sử dụng lao động; cần nghiên cứu bổ sung quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện nội dung này” để đảm bảo việc thực hiện giảm giờ làm việc cho cán bộ công đoàn không chuyên trách được thống nhất.

Thứ 2, quy định về Quản lý, sử dụng tài chính công đoàn, Điều 31, tán thành với việc không quy định cụ thể các phương án phân chia kinh phí công đoàn cho tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, như vậy là phù hợp, tuy nhiên cũng cần nghiên cứu quy định đảm bảo cơ chế để thực hiện nội dung này, cụ thể về nguyên tắc phân chia, thẩm quyền phân chia, do cơ quan, đối tượng nào thực hiện. Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương đề nghị việc phân phối kinh phí công đoàn giữa các cấp thì cần quy định cụ thể là giao cho Tổng Liên đoàn Lao động quy định, như thực tiễn từ trước đến nay công đoàn vẫn đang làm, đảm bảo tính linh hoạt trong công tác quản lý, tùy nhiệm vụ của từng cấp công đoàn và tình hình thực tiễn trong từng giai đoạn Tổng Liên đoàn phân phối kinh phí công đoàn phù hợp, bảo đảm quyền tự quyết công việc nội bộ của công đoàn theo thông lệ quốc tế.

Đối với việc phân chia kinh phí công đoàn cho tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, cần nghiên cứu quy định cụ thể giao cho Chính phủ hoặc Tổng liên đoàn căn cứ vào số thành viên của tổ chức/ tổng số lao động trong doanh nghiệp để thực hiện.

Tiếp theo, tại khoản 4, điều 31 dự thảo luật quy định: “ 4. Sau khi thống nhất với Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu, phân cấp thu, phân phối và quản lý, sử dụng tài chính công đoàn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của công đoàn”. Cần rà soát, xem xét thêm quy định này. Liệu có làm tăng thêm thủ tục trong triển khai, tổ chức thực hiện hay không ? Theo báo cáo của Tổng Liên đoàn, từ trước đến nay việc này do tổ chức công đoàn tự chủ thực hiện, Nghị định 191/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn hiện hành cũng đang trao quyền tự chủ cho tổ chức đoàn trên cơ sở vận dụng định mức, chế độ do Nhà nước quy định, bảo đảm đáp ứng yêu cầu quản lý trong hệ thống tổ chức công đoàn (được quy định tại điểm a, khoản 2 điều 12). Đồng thời, qua kết quả kiểm tra, thanh tra, kiểm toán tài chính công đoàn, báo cáo tổng kết thực tiễn 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012 cũng không thấy có vướng mắc gì trong vấn đề này. Nên cần nghiên cứu quy định phân quyền thẳng cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện việc này.

Theo báo cáo, khi tham gia ý kiến đối với dự án luật Công đoàn sửa đổi, Chính phủ cũng đã có văn bản số 563/ CP-PL ngày 27/9/2024 của Chính phủ về việc tham gia ý kiến đối với dự án luật Công đoàn sửa đổi, Chính phủ cũng cho rằng: “việc thống nhất với Chính phủ về tất cả các tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu đối với các nhiệm vụ chi là cần được cân nhắc về tính phù hợp, khả thi”, nên cần xem xét thêm quy định này.

Công đoàn là tổ chức chính trị-xã hội đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương đề xuất cần phân quyền, giao quyền cho Tổ chức, giao cho Tổng Liên đoàn tự quyết thì Tổng Liên đoàn chịu trách nhiệm về quyết định của mình; như vậy là tin tưởng và tôn trọng quyền tự chủ của tổ chức công đoàn theo thông lệ Quốc tế. Chính phủ không can thiệp vào hoạt động của Công đoàn; đây là tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản nước ta cam kết thực hiện.

Để công tác tài chính công đoàn được thực hiện đảm bảo theo quy định của pháp luật, trong triển khai thực hiện cần tăng cường công tác Kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát tài chính công đoàn được quy định cụ thể tại điều Điều 33 Dự thảo luật.



Nguồn: http://baoninhthuan.com.vn/news/149994p24c34/quoc-hoi-thao-luan-ve-du-an-luat-cong-doan-sua-doi.htm

Cùng chủ đề

Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận tham gia thảo luận về Dự thảo Luật Nhà giáo

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Nhà giáo.

Quốc hội: Góp ý Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 5/11, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước, thực hiện kế hoạch đầu tư công và nghe trình bày Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản.

Hội nghị tổng kết thực hiện Chỉ thị 35-CT/TW và sơ kết thực hiện Quy định 11-QĐi/TW của Bộ Chính trị

Đồng chí Nguyễn Đức Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trị hội nghị. Tham dự có đồng chí Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương.Hội nghị đã tập trung phân tích, đánh giá, làm rõ những kết quả đạt được, chỉ ra những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm qua...

Hội nghị trực tuyến với các địa phương về rà soát, tiếp thu, hoàn thiện các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất...

Tham dự tại điểm cầu tỉnh Ninh Thuận có đồng chí Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương.Dự thảo Nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, bao gồm 3 chương, 32 điều. Nghị định quy định chi tiết các nội dung liên quan đến việc bồi thường về đất ở, đất khác trong thửa đất có nhà ở,...

Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

Sáng 18/1, sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua hai luật này.

Cùng tác giả

Thường trực HĐND tỉnh tổ chức Phiên họp thứ 49

Năm 2024, HĐND tỉnh đã bám sát sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Đảng đoàn HĐND tỉnh thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định pháp luật, chương trình, kế hoạch đề ra đảm bảo chất lượng, hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh. Thường trực HĐND tỉnh đã quan tâm cải tiến, đổi mới, tập trung chỉ đạo triển khai...

Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch

Ninh Thuận, vùng đất nắng gió, không chỉ nổi tiếng với những bãi biển hoang sơ, những cánh đồng nho xanh mướt, mà còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa lịch sử độc đáo. Những di tích tháp Chăm cổ kính, những lễ hội truyền thống đặc sắc đã và đang trở thành điểm nhấn thu hút du khách đến tham quan, khám phá.

[Podcast] Bản tin ngày 22/11/2024

Thứ bảy, 23/11/2024 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

Sơ kết hợp tác phát triển du lịch giữa 3 tỉnh: Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

Chương trình hợp tác phát triển DL giữa tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh Phú Yên, Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả trong quá trình thực hiện. Trong năm 2024, các tỉnh thường xuyên trao đổi thông tin, hỗ trợ quảng bá DL thông qua các kênh truyền thông. Tích cực tham gia các sự kiện văn hóa, DL, các chương trình Famtrip do các địa phương tổ chức; cung cấp về quy hoạch, kế hoạch,...

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV – năm 2024

Theo báo cáo Đại hội, trong 5 năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp của các sở, ban, ngành và cả hệ thống chính trị triển khai đồng bộ, có hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc, tích cực góp phần phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Ninh Thuận. Diện mạo nông thôn miền núi...

Cùng chuyên mục

Thường trực HĐND tỉnh tổ chức Phiên họp thứ 49

Năm 2024, HĐND tỉnh đã bám sát sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Đảng đoàn HĐND tỉnh thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định pháp luật, chương trình, kế hoạch đề ra đảm bảo chất lượng, hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh. Thường trực HĐND tỉnh đã quan tâm cải tiến, đổi mới, tập trung chỉ đạo triển khai...

[Podcast] Bản tin ngày 22/11/2024

Thứ bảy, 23/11/2024 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

Sơ kết hợp tác phát triển du lịch giữa 3 tỉnh: Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

Chương trình hợp tác phát triển DL giữa tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh Phú Yên, Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả trong quá trình thực hiện. Trong năm 2024, các tỉnh thường xuyên trao đổi thông tin, hỗ trợ quảng bá DL thông qua các kênh truyền thông. Tích cực tham gia các sự kiện văn hóa, DL, các chương trình Famtrip do các địa phương tổ chức; cung cấp về quy hoạch, kế hoạch,...

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV – năm 2024

Theo báo cáo Đại hội, trong 5 năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp của các sở, ban, ngành và cả hệ thống chính trị triển khai đồng bộ, có hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc, tích cực góp phần phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Ninh Thuận. Diện mạo nông thôn miền núi...

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận lần thứ IV

Tại Đại hội, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đóng góp các ý kiến về Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội và tham gia xây dựng đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; kinh nghiệm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS trên địa bàn...

NTO – Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận lần thứ IV

Trong hai ngày 21 và 22/11, UBND tỉnh tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận lần thứ IV - năm 2024. Đến dự đại hội, về phía Trung ương có đồng chí Nông Thị Hà, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

Đại hội đại biểu các Dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận lần thứ IV năm 2024

Trong 02 ngày 21 và 22/11/2024, tỉnh Ninh Thuận tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024. Đến dự có đồng chí Nông Thị Hà, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc; đồng chí Phạm Văn Hậu – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy – Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ tỉnh ủy; đồng chí Trịnh Minh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;...

Viếng Nghĩa trang liệt sỹ tỉnh nhân Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số

Nhân dịp Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận lần thứ IV, năm 2024, sáng 22/11, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ viếng Nghĩa trang liệt sỹ tỉnh để tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ.

UBND tỉnh triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

 Trong năm 2024, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị; với quyết tâm cao, các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo điều hành quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, sát tình hình, có trọng tâm, trọng điểm, triển khai hiệu quả 3 khâu đột phá và 6 nhóm ngành, lĩnh vực trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng; tình hình KT-XH tiếp tục phục hồi ổn định và tăng trưởng...

Ninh Hải: Sơ kết 3 năm thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”

Thời gian qua, Huyện ủy Ninh Hải đã lãnh đạo thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” có chuyển biến tích cực. Các địa phương, đơn vị đều ban hành kế hoạch thực hiện phong trào thi đua với nhiều hình thức như: Tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, đoàn viên và Nhân dân cùng tham gia thực hiện và đăng ký mô hình “Dân vận khéo". Qua đó, xây dựng được 114 mô...

Tin nổi bật

Tin mới nhất