Powered by Techcity

Thủ tướng: Thực hiện 3 đảm bảo, 3 đột phá, 3 tăng cường để doanh nghiệp phát triển

Sáng 19/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên năm 2024 (VBF 2024), với chủ đề “Doanh nghiệp FDI tiên phong thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh”.

Hội nghị – Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam đồng tổ chức.

Tham dự Hội nghị – Diễn đàn có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương; đại diện các tổ chức quốc tế, các Đại sứ quán, cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam; lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp, hiệp hội, chuyên gia kinh tế trong nước và quốc tế.

Doanh nghiệp FDI sẵn sàng cùng Việt Nam phát triển xanh

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, nhận thức được tầm quan trọng của tăng trưởng xanh đối với tương lai đất nước, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Trong đó, cộng đồng doanh nghiệp được xác định là nhân tố trọng tâm, đóng vai trò quan trọng, nhất là các doanh nghiệp FDI.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Hội nghị lần này thể hiện mạnh mẽ quyết tâm của Chính phủ cũng như khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI trong triển khai tăng trưởng xanh nhằm hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược về: giảm cường độ phát thải khí nhà kính; xanh hóa các ngành kinh tế; thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi xanh trên nguyên tắc bao trùm, bình đẳng, đồng lợi ích, nâng cao năng lực chống chịu và không để ai bị bỏ lại phía sau.

Tại Hội nghị, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp các nước tại Việt Nam như Anh Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu, Singapore…; các Tập đoàn kinh tế đa quốc gia tại Việt Nam như Intel, Samsung, Bosch, Erex, Coca-Cola, Heineken… tham luận đánh giá về vai trò của FDI trong bối cảnh mới và tham vấn chính sách, khuyến nghị nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Hội nghị cũng đánh giá về tình hình và trách nhiệm của doanh nghiệp FDI trong thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh. Trong đó, Hội nghị nghe báo cáo kết quả khảo sát ESG (môi trường, xã hội, quản trị doanh nghiệp) – các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng, tác động của doanh nghiệp đến cộng đồng.

Cùng đó thảo luận về phát triển nguồn nhân lực gắn với tăng trưởng xanh, phát triển hạ tầng bền vững, tài chính ESG, tình hình triển khai ESG tại các doanh nghiệp trong bối cảnh thúc đẩy xanh hóa nền kinh tế và kế hoạch của doanh nghiệp đối với việc triển khai tăng trưởng xanh và thực hiện ESG.

Ông Denzel Eades, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Anh Quốc tại Việt Nam hoan nghênh cam kết của Việt Nam giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và phát triển bền vững, cũng như những nỗ lực của Chính phủ trong việc thực hiện chương trình nghị sự này; khẳng định các doanh nghiệp Anh sẵn sàng đóng góp đáng kể trong các lĩnh vực quan trọng như năng lượng, tài chính, dược phẩm và hàng tiêu dùng tại Việt Nam.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Anh Quốc tại Việt Nam cũng cho rằng, việc thông qua Quy hoạch Phát triển Điện lực 8 cho thấy cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc giảm thải carbon. Ông khuyến nghị Việt Nam triển khai nhanh chóng Quy hoạch Điện 8, đặc biệt phát triển điện LNG, năng lượng mặt trời và gió; triển khai phối hợp Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) phù hợp với Quy hoạch Điện 8.

Ông Joseph Uddo, Chủ tịch AmCham Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam cho rằng, để có thể lấy lại được động lực và phát triển chuỗi cung ứng, Việt Nam cần tiến hành tái cơ cấu trong các doanh nghiệp nhà nước, quản lý Chính phủ và quy trình quản lý đối với khu vực tư nhân.

Chủ tịch AmCham Hà Nội cho biết, hơn một nửa thành viên của AmCham đang kinh doanh đạt kế hoạch tốt hơn kỳ vọng. Cho rằng, yếu tố quan trọng nhất tạo nên môi trường đầu tư thuận lợi là môi trường pháp lý công bằng, minh bạch, AmCham đề nghị Việt Nam tiếp tục nỗ lực cải cách hành chính như thủ tục trong các vấn đề liên quan thuế, cấp phép đầu tư; cung cấp điện ổn định cho sản xuất, kinh doanh…

Ông Muto Shiro, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI) cho biết, Nhật Bản – Việt Nam đã nâng cấp quan hệ lên “Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á và trên thế giới”, JCCI sẽ tích cực tham gia các chương trình nghị sự quan trọng do Chính phủ Việt Nam thúc đẩy như giảm phát thải carbon, đổi mới sáng tạo và tăng cường chuỗi cung ứng.

Doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn Việt Nam thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa trong việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu; đào tạo nguồn nhân lực; phát triển hạ tầng; quan tâm vấn đề an sinh xã hội để thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững…

Ông Honna Hitoshi, Chủ tịch kiêm Giám đốc đại diện Tập đoàn Erex (Nhật Bản) cho rằng, Việt Nam có tiềm năng rất lớn phát triển năng lượng điện sinh khối và phù hợp với phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn mà Việt Nam đang hướng tới; cho biết, Tập đoàn Erex có kế hoạch đầu tư 18 dự án điện, nhiên liệu sinh khối tại 14 địa phương của Việt Nam; mong muốn các bộ, ngành, địa phương Việt Nam tạo điều kiện để Tập đoàn sớm triển khai các dự án; đồng thời hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý liên quan tín chỉ carbon giúp các doanh nghiệp yên tâm đầu tư vào lĩnh vực này…

Cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển

Sau khi các Bộ trưởng, lãnh đạo các bộ, ngành Việt Nam phát biểu, giải đáp các ý kiến, kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp liên quan phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, logistics, công nghệ thông tin; công tác quy hoạch; phát triển năng lượng, nhất là năng lượng mới, đảm bảo anh ninh năng lượng điện.., phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trân trọng ghi nhận, đánh giá cao các tham luận sâu sắc, thẳng thắn, khách quan, mang tính xây dựng tích cực, thể hiện sự tâm huyết và mong muốn của các đối tác phát triển, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế và trong nước nhằm đóng góp và thúc đẩy sự phát triển thịnh vượng của Việt Nam, với tinh thần “3 cùng” là “cùng lắng nghe và thấu hiểu”, “cùng sẻ chia tầm nhìn và hành động”, “cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Theo Thủ tướng Chính phủ, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2024 và Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp FDI với chủ đề “Doanh nghiệp FDI tiên phong trong thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh” – có tính thời sự và thiết thực, phù hợp với xu thế chung của thế giới hiện nay, đặc biệt là định hướng tăng trưởng xanh, phát triển bền vững của Việt Nam, hướng tới thực hiện cam kết đưa phát thải ròng về “0” vào 2050.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành tiếp tục tổng hợp, rà soát, tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện, sớm trình dự thảo văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, rà soát kỹ các ý kiến tham luận, các vấn đề, câu hỏi cụ thể của các doanh nghiệp, nhà đầu tư để sớm giải quyết, xử lý và hoàn thiện cơ chế, chính sách, bảo đảm công khai, minh bạch, trường hợp vượt thẩm quyền phải kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trong bối cảnh rất khó khăn, nhờ sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, thường xuyên, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tình hình kinh tế-xã hội của Việt Nam tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Trong thành tựu chung của Việt Nam có sự hỗ trợ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế và sự đóng góp của các doanh nghiệp FDI.

“Chính phủ Việt Nam luôn lắng nghe, tôn trọng, chia sẻ với các doanh nghiệp để cùng tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức, cùng làm, cùng hưởng, cùng phát triển; bảo vệ và tạo môi trường hòa bình, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới”, Thủ tướng khẳng định.

Theo Thủ tướng, mặc dù xu hướng FDI trên toàn cầu suy giảm, nhưng Việt Nam vẫn là một điểm sáng trong thu hút FDI. Năm 2023, thu hút FDI đạt gần 36,6 tỷ USD tăng 32,1%; vốn FDI thực hiện đạt gần 23,2 tỷ USD, tăng 3,5%. Tính đến cuối tháng 2/2024, hiện còn trên 39,5 nghìn dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư trên 473 tỷ USD. Có 145 nước và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Xếp hạng môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam tăng 12 bậc năm 2023 theo đánh giá của Tạp chí Nhà kinh tế; chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam xếp hạng 46/132, tăng 2 bậc so với năm 2022 theo đánh giá của WIPO…

Chỉ rõ một số hạn chế và bài học kinh nghiệp trong thu hút FDI thời gian qua và phân tích bối cảnh, tình hình thời gian tới, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cho biết, Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao.

Năm 2024 được xác định là năm tăng tốc, bứt phá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch 5 năm 2021-2025 và Chiến lược 10 năm 2021-2030; kết quả năm 2024 phải tốt hơn năm 2023 như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo.

Thông tin tới Hội nghị về các yếu tố nền tảng về con đường, quan điểm phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, để thực hiện được mục tiêu nêu trên, cần phát huy hơn nữa vai trò của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có khu vực FDI.

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp FDI cùng Việt Nam thực hiện lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là nguồn lực, là động lực và là mục tiêu của sự phát triển; đồng thời không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần, trên tinh thần “lợi ích hài hòa – rủi ro chia sẻ”.

Về quan điểm phát triển về tăng trưởng xanh, Thủ tướng Chính phủ cho biết, Việt Nam xác định tăng trưởng xanh là một trong hai yếu tố cốt lõi của quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và phát triển nhanh, bền vững.

Việt Nam kiên quyết không chấp nhận mô hình “tăng trưởng trước, dọn dẹp sau”; không tăng trưởng bằng mọi giá; chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh”; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển hệ sinh thái xanh, kinh tế tuần hoàn, carbon thấp, chuyển đổi năng lượng…

“Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đây là xu thế tất yếu và là mục tiêu của mọi quốc gia, là một động lực tăng trưởng mới; không quốc gia nào có thể đứng ngoài tiến trình này”, Thủ tướng chỉ rõ.

Theo Thủ tướng, thực hiện chủ trương trên, Việt Nam đã tham gia tích cực, có trách nhiệm trong thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững. Trong đó, cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050; tham gia Sáng kiến Phát thải ròng bằng 0 châu Á (AZEC); Tuyên bố Chính trị thiết lập Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP)…

Việt Nam đã ban hành, triển khai các Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch về chuyển đổi xanh như: Chiến lược về biến đổi khí hậu; Kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh; Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí metan; Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững; Quy hoạch điện VIII…; đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp vùng Đồng bắng sông Cửu Long; triển khai Kế hoạch “Phát triển rừng trồng sản xuất gỗ lớn giai đoạn 2024 – 2030…

Đề nghị doanh nghiệp thực hiện 3 tiên phong, 3 đẩy mạnh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị cộng đồng doanh nghiệp FDI, nhà đầu tư nước ngoài và các đối tác cùng Việt Nam thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, bằng 2 cụm từ “3 tiên phong” và “3 đẩy mạnh”.

Trong đó, các doanh nghiệp FDI, nhà đầu tư nước ngoài tiên phong trong đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm, phát triển theo hướng bền vững, thân thiện môi trường; tiên phong trong chuyển giao công nghệ, thúc đẩy nghiên cứu phát triển, đổi mới sáng tạo; tiên phong trong triển khai thực hiện các dự án xanh, được tài trợ xanh, có tính lan tỏa, dẫn dắt…

Thủ tướng đề nghị các đối tác phát triển đẩy mạnh hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, tham vấn chính sách cho Việt Nam; đẩy mạnh hỗ trợ tài chính, hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam; đẩy mạnh hợp tác về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho Việt Nam, nhất là lực lượng lao động chất lượng cao phục vụ các ngành kinh tế trụ cột, các lĩnh vực quan trọng, mới nổi.

Thủ tướng Phạm Minh Chính với các đại biểu tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Về phía Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, sẽ thực hiện 3 đảm bảo, 3 đột phá, 3 tăng cường để doanh nghiệp phát triển. Trong đó, Việt Nam luôn đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp và đảm bảo cho doanh nghiệp FDI phát triển ổn định, phát triển theo hướng xanh và xu thế của thời đại; đảm bảo ổn định chính trị, trật trự an toàn xã hội, độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ để doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh; đảm bảo ổn định an ninh năng lượng theo hướng chuyển đổi xanh và hệ sinh thái chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn… tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp.

Cùng với đó, Việt Nam thực hiện 3 đột phá về thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách; đột phá về phát triển hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông, hạ tầng số, logistics, hạ tầng xã hội; đột phá về cải cách hành chính và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Theo Thủ tướng, 3 tăng cường mà Việt Nam thực hiện gồm: tăng cường lòng tin giữa doanh nghiệp với Chính phủ và chính quyền các cấp; tăng cường tính công khai, minh bạch, bình đẳng, đi đôi với phòng chống tiêu cực, lãng phí; tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp phát triển xanh, bền vững.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, thời gian qua, các doanh nghiệp FDI, các đối tác phát triển đã hợp tác cùng Việt Nam phát triển. Mỗi bên đều có những tiến bộ, trưởng thành, tích cực, song cũng có mặt còn hạn chế. Thủ tướng tin tưởng với tinh thần hợp tác chia sẻ, lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ; đã nói thì phải làm, đã cam kết thì phải thực hiện, đã thực hiện thì phải có kết quả thực chất; trong thời gian tới, Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp sẽ cùng thắng, tiếp tục đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển của Việt Nam.

Theo TTXVN/Báo Tin tức

Nguồn

Cùng chủ đề

Vinh danh 2 Dự án của phụ nữ Ninh Thuận về khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi xanh toàn quốc

 Đồng chí Phan Thị Ngân Hạnh, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết, Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024 do Hội LHPN Việt Nam phát động từ tháng 3/2024”. Đây là chủ đề có ý nghĩa thiết thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu gây nên những thiệt hại nặng nề trong thời gian qua; đồng thời, góp phần thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong việc phát...

Thủ tướng dự lễ Ký hợp đồng cấp 1,8 tỷ USD cho Dự án sân bay Long Thành

Chiều 1/6, tại Hà Nội, dự Lễ ký kết hợp đồng cấp tín dụng trị giá 1,8 tỷ USD cho Dự án thành phần 3 – Các công trình thiết yếu thuộc “Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành – Giai đoạn 1” do Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) là chủ đầu tư, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu huy động các nguồn tài trợ vốn lớn cho các dự án hạ tầng có tính chất xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Ngày 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Việt Nam từ ngày 21-24/4/2024.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công...

Ngày 16/4, tại Hà Nội, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư (khóa X) về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới. Đồng chí Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Thế Mạnh, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh, có lãnh đạo các ban, ngành, đơn vị liên quan.

Việt Nam đạt nhiều thành tựu trong bảo vệ, thúc đẩy quyền con người

Chiều 15/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo quốc tế công bố Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Cùng tác giả

[Podcast] Bản tin ngày 26/11/2024

Thứ ba, 26/11/2024 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

Báo cáo Công tác chuẩn bị Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận, năm 2024

Căn cứ Thông báo số 5149/TB-BVHTTDL ngày 20/11/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc triệu tập các đơn vị, địa phương tham gia Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận, năm 2024; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo công tác chuẩn bị (tính đến ngày 25/11/2024) như sau:I. THÔNG TIN CHUNG VỀ TỔ CHỨC NGÀY HỘI1. Tên gọi“Ngày hội Văn hóa dân...

Triển khai kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tại hội nghị, đại biểu các sở, ngành, địa phương và các thành viên Ban Tổ chức các ngày lễ lớn của tỉnh đã cho ý kiến về công tác chuẩn bị và tổ chức các hoạt động trong lễ kỷ niệm, trọng tâm là công tác tuyên truyền, khánh tiết; các nội dung lễ viếng Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh và lễ họp mặt kỷ niệm; hoạt động tri ân, thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh...

Ninh Phước: Triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

Thực hiện nhiệm vụ năm 2024, với tinh thần chủ động, sáng tạo và quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, huyện Ninh Phước thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu so với kế hoạch. Tình hình kinh tế-xã hội có bước phát triển, giá trị sản xuất các ngành đạt hơn 12.297 tỷ đồng, đạt 98,29% kế hoạch. Các chương trình mục tiêu quốc gia được chú trọng thực hiện; công tác...

Thường trực Tỉnh ủy chủ trì họp Tiểu ban phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025-2030

Chiều 26/11, đồng chí Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Tiểu ban phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025-2030 chủ trì buổi họp các thành viên của Tiểu ban nghe báo cáo tiến độ triển khai thực hiện các công việc được giao. Tham dự có các đồng chí: Trần Minh Nam, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Huỳnh Tấn Hạnh, UVTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh.

Cùng chuyên mục

[Podcast] Bản tin ngày 26/11/2024

Thứ ba, 26/11/2024 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

Triển khai kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tại hội nghị, đại biểu các sở, ngành, địa phương và các thành viên Ban Tổ chức các ngày lễ lớn của tỉnh đã cho ý kiến về công tác chuẩn bị và tổ chức các hoạt động trong lễ kỷ niệm, trọng tâm là công tác tuyên truyền, khánh tiết; các nội dung lễ viếng Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh và lễ họp mặt kỷ niệm; hoạt động tri ân, thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh...

Ninh Phước: Triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

Thực hiện nhiệm vụ năm 2024, với tinh thần chủ động, sáng tạo và quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, huyện Ninh Phước thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu so với kế hoạch. Tình hình kinh tế-xã hội có bước phát triển, giá trị sản xuất các ngành đạt hơn 12.297 tỷ đồng, đạt 98,29% kế hoạch. Các chương trình mục tiêu quốc gia được chú trọng thực hiện; công tác...

Thường trực Tỉnh ủy chủ trì họp Tiểu ban phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025-2030

Chiều 26/11, đồng chí Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Tiểu ban phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025-2030 chủ trì buổi họp các thành viên của Tiểu ban nghe báo cáo tiến độ triển khai thực hiện các công việc được giao. Tham dự có các đồng chí: Trần Minh Nam, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Huỳnh Tấn Hạnh, UVTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh.

Đột phá phát triển hạ tầng chiến lược

Bài 1: Tạo nền móng cho chuyển đổi số Theo Khung phát triển hạ tầng số được ban hành, hạ tầng số Việt Nam có 4 lớp, gồm: Hạ tầng viễn thông và internet; hạ tầng dữ liệu; hạ tầng vật lý số; hạ tầng tiện ích số và công nghệ số. Khung phát triển này là bước đi quan trọng, phân định rõ thành phần, yêu cầu phát triển hạ tầng số, phản ánh sự tiến hóa, mở rộng...

[Podcast] Bản tin ngày 25/11/2024

Thứ hai, 25/11/2024 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Đảng đoàn Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh

Tham dự có các đồng chí: Trần Minh Nam, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.Thời gian qua, Đảng đoàn Hội Liên hiệp VHNT tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt việc tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện tốt các quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là về VHNT đến CB,HV....

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 25/11, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.

Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận: Tham gia thảo luận tại Hội trường về Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quảng...

Tham gia thảo luận tại Hội trường, đại biểu Chamaléa Thị Thủy, UVTV Tỉnh ủy, đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận, cho rằng: Quảng cáo là một trong những hoạt động có sự chuyển biến nhanh nhất, dễ nhận thấy nhất trong thời đại bùng nổ thông tin của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Công nghệ kỹ thuật số đã làm cho hoạt động Quảng cáo trở nên dễ dàng hơn, thông tin quảng cáo đến...

Hội nghị phản biện xã hội dự thảo Đề án tổ chức Lễ hội Katê

Sáng 25/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị phản biện xã hội dự thảo Đề án tổ chức Lễ hội Katê (Đề án) của đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận. Đồng chí Lê Văn Bình, UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì hội nghị.

Tin nổi bật

Tin mới nhất