Powered by Techcity

48 giờ ở Ninh Thuận

Ninh Thuận nằm ở khu vực Nam Trung Bộ, là điểm đến thích hợp cho người yêu thiên nhiên và thích tìm hiểu về văn hóa Chăm.

Trải nghiệm Ninh Thuận do chị Thu Dung, du khách từ TP HCM, chia sẻ trong chuyến đi đầu tháng 3, nhân dịp năm mới của người Chăm và gợi ý của anh Nguyễn Nam, từ một công ty du lịch tại TP HCM.

Ngày 1

Buổi sáng

Ăn sáng tại trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm với các món ăn đặc trưng địa phương như bánh căn hay bánh canh chả cá. Bánh căn du khách có thể tìm thấy ở nhiều quán ăn trong thành phố, trong khi bánh canh chả cá có một số địa chỉ nổi tiếng như Xuân Hương, bánh canh 79, cô Năm, bà Bốn Phan Rang.

Cánh canh chả cá Ninh Thuận. Ảnh: Moon

Cánh canh chả cá Ninh Thuận. Ảnh: Moon

Tham quan vịnh Vĩnh Hy, cách trung tâm thành phố Phan Rang khoảng 35km. Từ thành phố di chuyển theo cung đường ven biển – có nhiều phong cảnh đẹp. Dọc đường đi, một số điểm tham quan nổi tiếng như vườn quốc gia Núi Chúa, công viên đá Ninh Thuận, hang Rái, cảng cá Mỹ Tân, các vườn nho. “Thông thường trong một ngày, bạn sẽ không kịp đi tất cả các nơi kể trên, nên lựa chọn điểm đến yêu thích nhất”, anh Nam cho hay.

Cảng cá Mỹ Tân và công viên đá Ninh Thuận là hai nơi bạn nên đến đầu tiên. Cảng cá là nơi bạn chứng kiến hoạt động thường ngày của ngư dân và chụp ảnh với những tảng đá bám rêu xanh mướt (đặc biệt nhiều vào dịp cuối năm).

Còn với công viên đá, bạn sẽ phải đi bộ gần 2 km từ đường chính. Nơi này trước đây là một bãi đá rất rộng lớn và trải qua thời gian dài bị bào mòn, đá bị phong hóa và chồng lên nhau, tạo nên nhiều hình thù đặc biệt. Công viên cũng là địa điểm cắm trại yêu thích vào buổi chiều tối để ngắm hoàng hôn.

Công viên đá Ninh Thuận. Ảnh: Thu Dung

Công viên đá Ninh Thuận. Ảnh: Thu Dung

Công viên đá Ninh Thuận. Ảnh: Ảnh: Thu Dung

Công viên đá Ninh Thuận. Ảnh: Thu Dung

“Xung quanh công viên đá không có dịch vụ nào, thời tiết lại khá nóng nên bạn cần chuẩn bị đầy đủ nước và đồ ăn nếu cần”, chị Dung nói.

Buổi trưa và chiều

Nghỉ trưa và ăn uống tại khu vực vịnh Vĩnh Hy. Bạn có thể chọn nhà bè Vĩnh Hy quán hoặc nhà hàng thuộc Vĩnh Hy resort. Các món hải sản ở đây đều tươi ngon, được chế biến đơn giản như hấp hay nướng mọi để giữ nguyên vị ngon ngọt.

Trên đường quay trở lại thành phố, du khách ghé khu vực hang Rái. Đây là điểm đến của nhiều nhiếp ảnh gia.

Góc ảnh bình minh hang Rái của nhiếp ảnh gia. Ảnh:Nguyễn Văn Hợp

Bình minh ở hang Rái. Ảnh:Nguyễn Văn Hợp

Theo anh Nam, nhiều nhiếp ảnh gia đến đây ngồi hàng giờ chỉ để đợi săn được những bức ảnh đẹp lúc bình minh. Nếu không thể đến vào lúc sáng sớm, du khách nên ghé vào buổi chiều khi hoàng hôn xuống. “Điểm chụp ảnh đẹp nhất là khu bàn thạch, với thác biển dâng lên theo từng đợt sóng”, anh Nam nói. Hang Rái nằm khá gần đường chính nên thuận tiện di chuyển.

Nếu còn thời gian, du khách nên ghé vào một trong những vườn nho như Thái An, Xuân Trường, Bé Diễm, Ngọc Nga. Du khách được trải nghiệm hái và thưởng thức sản phẩm, mua đồ mang về như nho, rượu nho, siro.

Buổi tối

Ninh Thuận là nơi nuôi cừu nổi tiếng ở Việt Nam nên nếu có thể ăn được thịt cừu, du khách đừng bỏ lỡ dịp này. Nhà hàng Cừu Ô Vương trên đường Trần Quang Diệu, A Lộc ở Phạm Ngũ Lão hay quán Đông Dương đường Ngô Gia Tự là địa chỉ được nhiều người gợi ý. Các món phổ biến là sườn cừu nướng, lẩu, cháo cừu, đùi cừu đút lò.

Món đùi cừu nướng Ninh Thuận. Ảnh: Ô Vương

Món đùi cừu nướng Ninh Thuận. Ảnh: Ô Vương

Nghỉ đêm tại biển Ninh Chữ, cách trung tâm thành phố khoảng 4 km. Dọc bãi biển này có nhiều khu khách sạn và resort giá dao động từ 1 đến 2,5 triệu đồng một đêm như TTC Ninh Thuận resort, Sài Gòn Ninh Chữ, Hoàn Mỹ Resort, Gold Roaster, Long Thuan Hotel & Resort.

Ngày 2

Buổi sáng và trưa

Nếu đến trong tháng 3, nên dành thời gian tham dự một nghi lễ trong Tết cổ truyền của người Chăm, khi gia đình ra mộ làm lễ mời tổ tiên, ông bà, bố mẹ về nhà ăn Tết, gần giống lễ Tảo mộ và cúng tất niên của người Kinh.

Sáng sớm, gia đình, họ tộc ra phần mộ chung, dọn dẹp, nhổ cỏ, vun lại cát “nhà” của người đã khuất. Mỗi người mất được đánh dấu bằng hai viên đá lớn, đầu hướng về phương Bắc, không có bia khắc tên như người Kinh mà gia đình tự nhớ. Bao nhiêu hàng đá là bấy nhiêu phần mộ.

Hoạt động trước ngày năm mới của người Chăm. Ảnh: NVCC

Các gia đình ra mộ, dọn dẹp, nhổ cỏ, vun lại cát cho từng “nhà” của người mất. Ảnh: NVCC

Mộ được đánh dấu bằng những viên đá. Ảnh: NVCC

Khay trầu cau đem ra mộ. Ảnh: NVCC
Mỗi nhà chuẩn bị một khay trầu cau. Mỗi khay có 20 phần, sắp xếp đẹp. Nếu có con cháu trai đi lấy vợ thì người này sẽ gửi thêm phần trầu cau của mình vào khay để báo cáo. Nghi thức khấn vái làm lễ chỉ khoảng 5-10 phút. Trầu cau sau đó được rải lại ở phần mộ. Còn gia đình, mỗi người lấy một ít cát ở đó, cho vào lư, mang về nhà để đặt lên mâm cúng.

Người Chăm không có bàn thờ, không cắm hương. Họ chỉ sắp mâm cúng vào dịp lễ Tết, đặt nụ trầm lên than củi để có khói tỏa. Vì theo chế độ mẫu hệ, người phụ nữ có kinh nghiệm nhất trong gia tộc sẽ phụ trách phần cúng lễ. Anh em ruột thịt quy tụ về nhà thờ Tổ (là nhà của người con gái út) để cùng làm cỗ, lễ bái.

Trong năm, người Chăm ở Ninh Thuận cũng có nhiều lễ hội như Ranuwan, lễ cầu mưa, lễ mở cửa, lớn nhất là Lễ hội Ka-tê vào tháng 9-10 hằng năm.

Ăn trưa cùng với đồng bào Chăm với các món ăn được gia đình chuẩn bị trước buổi cúng.

Buổi chiều

Thăm làng gốm Bàu Trúc, cách thành phố 10 km. Đây là một trong những làng gốm cổ nhất Đông Nam Á còn tồn tại đến nay.

Các sản phẩm tại làng gốm Bàu Trúc. Ảnh: NVCC

Làng gốm Bàu Trúc. Ảnh: NVCC

Làng gốm Bàu Trúc. Ảnh: NVCC

Trong khi những làng gốm khác ở Việt Nam như Bát Tràng (Hà Nội), Chu Đậu (Hải Dương), Phước Tích (Huế) đều đã áp dụng nhiều công nghệ cao vào sản xuất thì thợ gốm Bàu Trúc vẫn duy trì cách làm cổ xưa hoàn toàn bằng tay và tự di chuyển. Lò nung lộ thiên bằng củi, rơm, trấu. Du khách đến đây sẽ được trải nghiệm tự làm gốm, mua đồ lưu niệm và chụp ảnh.

Các lựa chọn thay thế

Vườn quốc gia Núi Chúa, vườn nho Ba Mọi, khu hồ Thành Sơn, các cánh đồng chăn thả cừu, cánh đồng muối Ninh Thuận, mũi Dinh đều là điểm đến đẹp. Các điểm này nằm rải rác trong tỉnh, với những tuyến đường đi khác nhau, nên cần nhiều thời gian di chuyển hơn.

VnExpress

nguồn

Cùng chủ đề

[Podcast] Bản tin ngày 21/11/2024

Thứ năm, 21/11/2024 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

[Podcast] Bản tin ngày 20/11/2024

Thứ tư, 20/11/2024 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

[Infographic]: Chương trình “Ninh Thuận chào năm mới 2025”

Thứ tư, 20/11/2024 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

[Podcast] Bản tin ngày 19/11/2024

Thứ ba, 19/11/2024 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

* Nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), sáng 19/11, đồng chí Lê Văn Bình, UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đến thăm, chúc mừng một số trường học và nhà giáo tiêu biểu trên địa bàn tỉnh. Cùng đi có lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.Đồng chí Lê Văn Bình, UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh thăm, chúc mừng...

Cùng tác giả

Ngất ngây với rừng hoa bằng lăng tự nhiên ‘nhuộm tím’ khu rừng ven biển

Đi trên đường ven biển ĐT 701 (đường Cà Ná - Mũi Dinh) đoạn qua huyện Thuận Nam (Ninh Thuận), du khách trầm trồ bởi rừng hoa bằng lăng tự nhiên "nhuộm tím" sườn núi. Hai bên đường ven biển ĐT 701 đoạn qua huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) được "nhuộm tím" bởi sắc hoa bằng lăng - Ảnh: DUY NGỌC Những ngày này, nhiều người dân và khách du lịch đi ngang qua tuyến đường ven biển ĐT 701 đoạn...

6 điểm check in đẹp nao lòng ở Ninh Thuận

Nếu chỉ có 3 ngày, 2 đêm ở Ninh Thuận, bạn hoàn toàn đủ thời gian khám phá gần hết những nơi đẹp nhất ở mảnh đất này. Một góc công viên Đá. Ảnh: Lan Hoàng Ninh Thuận có thủ phủ là TP. Phan Rang - Tháp Chàm, thiên nhiên nơi đây được ví von: "Gió như phang, nắng như rang". Ninh Thuận là điểm du lịch quy tụ nhiều cảnh đẹp: phong cảnh đa dạng (có biển, đảo, có đồng cừu,...

Qua miền nắng vàng, gió xanh

Nhiều năm về trước, nơi đây chỉ là một miền nắng rát, gió lớn, đất khô cằn, thì nay giá trị của Ninh Thuận đã tăng lên nhiều lần với những điểm đến xanh trên bản đồ du lịch thế giới. Nhớ lại gần 30 năm về trước, để đến với Ninh Thuận từ Bắc vào hay từ Nam ra, cách tốt nhất là mua được vé giường nằm trên tàu hỏa. Kỷ niệm đáng nhớ nhất với tôi...

Cẩm nang du lịch Ninh Thuận

Ninh Thuận nằm ở khu vực Nam Trung Bộ, tỉnh lỵ là thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, cách TP.HCM 340km, phía bắc giáp Khánh Hòa và phía nam giáp Bình Thuận. Ninh Thuận có Núi Chúa, vừa được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển mới của thế giới. Vịnh Vĩnh Hy - Ninh Thuận. Ảnh: Nguyễn Văn Quang Ninh Thuận mùa nào đẹp Ninh Thuận thường được gọi là "vùng đất của nắng và gió" bởi nơi đây...

Hái rong biển trên đá ở Ninh Thuận

Những ngày này, người dân ra bãi đá trước biển xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam hái rong mang về bán, thu nhập 300-500 nghìn đồng mỗi ngày.

Cùng chuyên mục

Ngất ngây với rừng hoa bằng lăng tự nhiên ‘nhuộm tím’ khu rừng ven biển

Đi trên đường ven biển ĐT 701 (đường Cà Ná - Mũi Dinh) đoạn qua huyện Thuận Nam (Ninh Thuận), du khách trầm trồ bởi rừng hoa bằng lăng tự nhiên "nhuộm tím" sườn núi. Hai bên đường ven biển ĐT 701 đoạn qua huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) được "nhuộm tím" bởi sắc hoa bằng lăng - Ảnh: DUY NGỌC Những ngày này, nhiều người dân và khách du lịch đi ngang qua tuyến đường ven biển ĐT 701 đoạn...

6 điểm check in đẹp nao lòng ở Ninh Thuận

Nếu chỉ có 3 ngày, 2 đêm ở Ninh Thuận, bạn hoàn toàn đủ thời gian khám phá gần hết những nơi đẹp nhất ở mảnh đất này. Một góc công viên Đá. Ảnh: Lan Hoàng Ninh Thuận có thủ phủ là TP. Phan Rang - Tháp Chàm, thiên nhiên nơi đây được ví von: "Gió như phang, nắng như rang". Ninh Thuận là điểm du lịch quy tụ nhiều cảnh đẹp: phong cảnh đa dạng (có biển, đảo, có đồng cừu,...

Qua miền nắng vàng, gió xanh

Nhiều năm về trước, nơi đây chỉ là một miền nắng rát, gió lớn, đất khô cằn, thì nay giá trị của Ninh Thuận đã tăng lên nhiều lần với những điểm đến xanh trên bản đồ du lịch thế giới. Nhớ lại gần 30 năm về trước, để đến với Ninh Thuận từ Bắc vào hay từ Nam ra, cách tốt nhất là mua được vé giường nằm trên tàu hỏa. Kỷ niệm đáng nhớ nhất với tôi...

Cẩm nang du lịch Ninh Thuận

Ninh Thuận nằm ở khu vực Nam Trung Bộ, tỉnh lỵ là thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, cách TP.HCM 340km, phía bắc giáp Khánh Hòa và phía nam giáp Bình Thuận. Ninh Thuận có Núi Chúa, vừa được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển mới của thế giới. Vịnh Vĩnh Hy - Ninh Thuận. Ảnh: Nguyễn Văn Quang Ninh Thuận mùa nào đẹp Ninh Thuận thường được gọi là "vùng đất của nắng và gió" bởi nơi đây...

Hái rong biển trên đá ở Ninh Thuận

Những ngày này, người dân ra bãi đá trước biển xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam hái rong mang về bán, thu nhập 300-500 nghìn đồng mỗi ngày.

Du lịch Ninh Thuận – Tiềm năng và triển vọng

Thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, Ninh Thuận được biết đến là vùng đất có khí hậu "ít mưa, thừa nắng và gió". Bờ biển trải dài với những dãy núi đâm ra biển tạo nên những vũng, vịnh có cát trắng, nắng vàng, nước biển xanh như ngọc. Không những thế, Ninh Thuận còn có hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa đa dạng, có những sản phẩm nông nghiệp đặc sắc được chắt lọc...

Tảng đá xếp chồng chênh vênh ở Mũi Dinh

Tảng đá lớn như tòa nhà xếp chồng lên nhau, tùy theo góc chụp sẽ tạo cảm giác chênh vênh, là điểm check-in của nhiều du khách. Tảng đá chồng nằm ở khu vực Mũi Dinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Vị trí của tảng đá cách điểm check-in "Đồng cừu Sơn Hải" khoảng 4km theo đường ven biển Ninh Thuận. Với kiểu tạo dáng giơ tay, du khách như đang bê trọn tảng đá lớn. Ảnh: Bạch Quyền Không ai biết...

5 điểm check in hot nhất ở Ninh Thuận

⁣5 điểm check in 'hot' nhất ở Ninh Thuận.

Độc đáo tục lệ cô dâu rước chú rể về nhà ở Ninh Thuận

Trái ngược với phần lớn phong tục cưới hỏi ở nhiều nơi theo đúng chế độ mẫu hệ, tại lễ kết hôn của người Chăm ở Ninh Thuận, cô dâu sẽ đi rước chú rể về nhà. Người Chăm Bà Ni tại Phan Rang (Ninh Thuận) đến nay vẫn duy trì chế độ mẫu hệ. Hôn nhân của ai đó nếu muốn được dân làng công nhận là vợ chồng thì phải tổ chức lễ cưới truyền thống (tiếng Chăm là Đam...

Khai mạc Kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh khóa XI

Ngày 19/7, HĐND tỉnh Khóa XI, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc kỳ họp thứ 13-Kỳ họp thường lệ giữa năm 2023. Các đồng chí: Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Minh Lực, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa kỳ họp. Tham dự kỳ họp có các đồng chí: Trần Quốc Nam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất