Powered by Techcity

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 7 luật vừa được Quốc hội thông qua

Sáng 25/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6, bao gồm: Luật Căn cước; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Viễn thông; Luật Tài nguyên nước; Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản.

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.

Cấp, quản lý căn cước điện tử

Luật Căn cước năm 2023 có 7 chương, 46 điều; có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.

Đối tượng áp dụng Luật Căn cước năm 2023 được mở rộng hơn so với Luật Căn cước công dân năm 2014. Ngoài áp dụng đối với công dân Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, Luật còn áp dụng đối với người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam. Luật Căn cước năm 2023 quy định mở rộng, tích hợp nhiều thông tin khác của công dân và người gốc Việt Nam trong các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước so với Luật Căn cước công dân năm 2014 để trực tiếp phục vụ việc ứng dụng tiện ích của thẻ căn cước, căn cước điện tử, kết nối, chia sẻ thông tin người dân.

Quốc hội thông qua Luật Căn cước. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Luật đã sửa đổi, bổ sung theo hướng lược bỏ vân tay và sửa đổi quy định về thông tin số thẻ căn cước, dòng chữ “căn cước công dân, quê quán, nơi thường trú, chữ ký của người cấp thẻ” thành “số định danh cá nhân, căn cước, nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú trên thẻ căn cước”… tạo thuận lợi cho người dân trong quá trình sử dụng thẻ căn cước, hạn chế phải cấp đổi thẻ căn cước và bảo đảm tính riêng tư của người dân.

Cấp, quản lý căn cước điện tử là nội dung mới so với quy định của Luật Căn cước công dân năm 2014. Luật Căn cước năm 2023 quy định, mỗi công dân Việt Nam được cấp 1 căn cước điện tử, có giá trị tương đương như thẻ căn cước sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công và các giao dịch, hoạt động khác theo nhu cầu của công dân.

Bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở năm 2023 có 5 chương, 33 điều; có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.

Việc xây dựng luật nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về kiện toàn, sắp xếp, tinh gọn đầu mối bên trong gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, mối quan hệ công tác của từng tổ chức cơ sở; giảm chi ngân sách nhà nước; cụ thể hóa và tạo cơ sở pháp lý để bảo đảm thi hành quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới. Đồng thời xây dựng, củng cố phong trào toàn dân bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở do đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, các lực lượng chức năng trong đó, công an nhân dân làm nòng cốt thực hiện…

Luật quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức, hoạt động quan hệ công tác, xây dựng lực lượng, bảo đảm điều kiện hoạt động và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế của Pháp lệnh Bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự năm 1994 và thể chế hóa đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, góp phần tăng cường tiềm lực quốc phòng, xây dựng củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân, gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, việc xây dựng và ban hành Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự là rất cần thiết.

Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự gồm 6 chương, 34 điều; có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Việc xây dựng luật nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong tổ chức thực hiện xây dựng nền quốc phòng toàn dân thế trận chiến tranh nhân dân để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong tình hình mới. Đồng thời tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; xây dựng chính sách hỗ trợ, ưu tiên các chương trình đầu tư để phát triển kinh tế – xã hội đối với địa phương, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tại địa bàn bị ảnh hưởng lớn về phát triển kinh tế – xã hội, hạn chế đầu tư nước ngoài; chính sách đối với các khu vực bị hạn chế về quyền sử dụng đất và các quyền, lợi ích hợp pháp khác do yêu cầu quản lý, bảo vệ, bảo đảm an toàn cho công trình quốc phòng và khu quân sự…

Quy định nghĩa vụ doanh nghiệp viễn thông

Luật Viễn thông năm 2023 gồm 10 chương, 73 điều; có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.

Đáng chú ý, về đấu giá kho số viễn thông, tài nguyên Internet, Luật Viễn thông năm 2023 đã quy định cụ thể các loại tài nguyên viễn thông được phân bổ qua hình thức đấu giá. Việc lựa chọn mã, số viễn thông phân bổ qua đấu giá sẽ do thị trường quyết định; sau khi mang ra đấu giá mà đấu giá không thành sẽ quay về phân bổ trực tiếp, tuần tự. Luật quy định việc xác định giá khởi điểm để đấu giá cho từng loại mã, số viễn thông, tên miền Internet.

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Viễn thông (sửa đổi), sáng 24/11. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Luật bổ sung quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp viễn thông phải xác thực, lưu trữ, quản lý thông tin thuê bao, xử lý các sim có thông tin không đầy đủ, không chính xác (sim rác), ngăn chặn tin nhắn rác, cuộc gọi vi phạm pháp luật; bổ sung quy định nghĩa vụ của thuê bao viễn thông không được sử dụng thông tin cá nhân của mình để giao kết hợp đồng cho người khác trừ trường hợp pháp luật cho phép và chịu trách nhiệm về các số thuê bao đã đăng ký sử dụng.

Bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia

Luật Tài nguyên nước 2023 gồm 10 chương và 86 điều; có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024; đã cụ thể hóa 4 nhóm chính sách về: Bảo đảm an ninh nguồn nước; xã hội hóa ngành nước; kinh tế tài nguyên nước; bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống tác hại do nước gây ra và sửa đổi, bổ sung một số chính sách khác.

Bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia là kim chỉ nam trong quá trình xây dựng cho đến khi được Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước. Các chính sách liên quan đến an ninh nguồn nước được thể hiện xuyên suốt trong các chương, điều của luật. Mục tiêu đến năm 2030, hướng tới nâng cao mức đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia lên nhóm các quốc gia đảm bảo an ninh tài nguyên nước hiệu quả trong khu vực Đông Nam Á và tiệm cận với các nước tiên tiến trên thế giới. Bảo đảm số lượng, chất lượng nước phục vụ dân sinh trong mọi tình huống, đáp ứng yêu cầu sử dụng nước cho các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường và giảm thiểu rủi ro tác hại từ các thảm họa do con người và thiên nhiên gây ra liên quan đến nước.

Đồng thời có chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư khai thác nước cấp cho sinh hoạt, sản xuất cho người dân các vùng khăn hiếm nước ngọt, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; tạo điều kiện tiếp cận nước sinh hoạt cho người nghèo, phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng dễ bị tổn thương khác.

Một trong những nguyên tắc cốt lõi của luật là tài nguyên nước phải được quản lý tổng hợp, thống nhất về số lượng và chất lượng, giữa nước mặt và nước dưới đất, giữa thượng lưu và hạ lưu; phân công, phân cấp rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước, nguồn nước với trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch, xây dựng, vận hành công trình thủy lợi, thủy điện, cấp nước đô thị, cấp nước nông thôn; giải quyết những chồng chéo, đan xen, xung đột, có lỗ hổng trong các luật nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước, đảm bảo an ninh tài nguyên nước quốc gia.

Phát triển nhà ở cho nhân dân

Luật Nhà ở (sửa đổi) gồm 13 chương, 198 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Việc xây dựng Luật Nhà ở (sửa đổi) nhằm kịp thời thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong việc phát triển nhà ở cho nhân dân, đặc biệt là người có thu nhập thấp và người nghèo, không có khả năng tạo lập nhà ở theo cơ chế thị trường; sửa đổi hoàn thiện các quy định của Luật Nhà ở năm 2014 phù hợp với tình hình thực tế, tháo gỡ các tồn tại, hạn chế, bảo đảm tính hợp hiến, sự thống nhất, đồng bộ giữa quy định của Luật Nhà ở (sửa đổi) với các luật khác có liên quan.

Luật Nhà ở (sửa đổi) có những điểm mới cơ bản liên quan đến chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của tỉnh; phát triển nhà ở; cải tạo, xây dựng lại chung cư; chính sách về nhà ở xã hội; tài chính cho phát triển nhà ở; quản lý, sử dụng nhà ở; quản lý sử dụng nhà chung cư…

Quản lý chặt chẽ thị trường bất động sản

Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) gồm 10 chương, 83 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Việc xây dựng Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) nhằm kịp thời thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong việc phát triển và quản lý chặt chẽ thị trường bất động sản, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển lành mạnh, bền vững và vận hành thông suốt thị trường bất động sản; vận hành đồng bộ thị trường quyền sử dụng đất, thị trường lao động, thị trường bất động sản; đảm bảo thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh, công khai, minh bạch. Đồng thời sửa đổi, hoàn thiện các quy định của Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 cho phù hợp với tình hình thực tế, tháo gỡ các tồn tại, hạn chế, bảo đảm tính hợp hiến, sự thống nhất, đồng bộ giữa quy định của Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) với các luật khác có liên quan.

Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) có một số điểm mới liên quan đến phạm vi điều chỉnh của luật; các loại bất động sản, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh; công khai thông tin về bất động sản, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh; điều kiện đối với tổ chức cá nhân khi kinh doanh bất động sản; chính sách về kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng có sẵn và hình thành trong tương lai; chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản cho cá nhân tự xây dựng nhà ở và chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản cho tổ chức; chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản; hợp đồng kinh doanh bất động sản…

Theo TTXVN/Báo Tin tức

Nguồn

Cùng chủ đề

Chủ tịch nước Tô Lâm trao Quyết định bổ nhiệm cho Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Công an

Chiều 6/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chủ trì Lễ công bố và trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Chủ tịch nước Tô Lâm: Người cao tuổi luôn xứng danh là rường cột quốc gia

Nhân kỷ niệm 83 năm Ngày truyền thống Người cao tuổi Việt Nam (6/6/1941-6/6/2024), sáng 6/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp mặt, chúc mừng đoàn đại biểu người cao tuổi tiêu biểu toàn quốc.

Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt học sinh tiêu biểu tham dự Chương trình ‘Trại hè yêu thương’

Chiều 28/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc gặp mặt thân mật và biểu dương các cháu học sinh là con liệt sỹ công an, con đỡ đầu Hội phụ nữ Công an, con nuôi Công an xã, con cán bộ, chiến sĩ đạt giải quốc gia, quốc tế năm học 2023-2024.

Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ cán bộ Văn phòng Chủ tịch nước

Sáng 23/5, tại Phủ Chủ tịch, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước đã gặp gỡ lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Chủ tịch nước.

Quyền Chủ tịch nước tiếp Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam

Chiều 27/3, tại Phủ Chủ tịch, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.

Cùng tác giả

HSI và IUCN trang bị kỹ năng cứu hộ rùa biển cho ngư dân Việt Nam

Từ ngày 13-14/11, tại Vườn quốc gia Núi Chúa (tỉnh Ninh Thuận), Cục Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp cùng Tổ chức bảo vệ động vật Humane Society International (HSI), Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế tại Việt Nam (IUCN Việt Nam) tổ chức Chương trình “Tập huấn hướng dẫn cứu hộ rùa biển, thú biển và thu thập thông tin khai thác không chủ ý nhóm loài rùa biển, thú...

[Podcast] Bản tin ngày 13/11/2024

Thứ tư, 13/11/2024 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

Đồng chí Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại phường Văn Hải

Tại nơi tiếp xúc, đại diện đại biểu HĐND tỉnh báo cáo kết quả nội dung các kỳ họp thứ 20 và 21, HĐND tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2021-2026; thông báo dự kiến nội dung chương trình kỳ họp thường lệ cuối năm 2024; kết quả giải quyết, trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri trong lần tiếp xúc trước.Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri phường Văn Hải.Cử tri phường Văn Hải...

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh: Trao quà cho hộ nghèo, học sinh nghèo

Lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh trao quà cho các hộ nghèo.Lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã trao 11 suất quà cho hộ nghèo, học sinh nghèo, với tổng số tiền 100 triệu đồng; trong đó, 9 suất quà cho hộ nghèo (10 triệu đồng/suất), 2 suất quà cho học sinh nghèo (5 triệu đồng/suất). Đây là hoạt động thiết thực của Tập đoàn SOVICO nhằm giúp các hộ nghèo, học sinh nghèo...

Hội thảo “Định hướng phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2035, trọng tâm...

Hội thảo “Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2035, trọng tâm thúc đẩy kinh tế biển và kinh tế đô thị trở thành động lực phát triển”, diễn ra 01 buổi, khoảng từ ngày 15-20/12/2024, tại TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Để xác định rõ những điểm nghẽn, những vấn đề đang là trở lực phát triển trên cơ sở đó...

Cùng chuyên mục

HSI và IUCN trang bị kỹ năng cứu hộ rùa biển cho ngư dân Việt Nam

Từ ngày 13-14/11, tại Vườn quốc gia Núi Chúa (tỉnh Ninh Thuận), Cục Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp cùng Tổ chức bảo vệ động vật Humane Society International (HSI), Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế tại Việt Nam (IUCN Việt Nam) tổ chức Chương trình “Tập huấn hướng dẫn cứu hộ rùa biển, thú biển và thu thập thông tin khai thác không chủ ý nhóm loài rùa biển, thú...

[Podcast] Bản tin ngày 13/11/2024

Thứ tư, 13/11/2024 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

Đồng chí Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại phường Văn Hải

Tại nơi tiếp xúc, đại diện đại biểu HĐND tỉnh báo cáo kết quả nội dung các kỳ họp thứ 20 và 21, HĐND tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2021-2026; thông báo dự kiến nội dung chương trình kỳ họp thường lệ cuối năm 2024; kết quả giải quyết, trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri trong lần tiếp xúc trước.Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri phường Văn Hải.Cử tri phường Văn Hải...

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh: Trao quà cho hộ nghèo, học sinh nghèo

Lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh trao quà cho các hộ nghèo.Lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã trao 11 suất quà cho hộ nghèo, học sinh nghèo, với tổng số tiền 100 triệu đồng; trong đó, 9 suất quà cho hộ nghèo (10 triệu đồng/suất), 2 suất quà cho học sinh nghèo (5 triệu đồng/suất). Đây là hoạt động thiết thực của Tập đoàn SOVICO nhằm giúp các hộ nghèo, học sinh nghèo...

Tỉnh ủy: Quán triệt các kết luận, quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và kế hoạch, hướng dẫn, quy định của...

Tại hội nghị, đồng chí Lâm Đông, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã quán triệt đến các đại biểu nội dung Hướng dẫn số 08-HD/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về một số nội dung Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 320-KH/TU ngày 10/7/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần...

NTO – Tuyên truyền kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (02/12/1964

Thực hiện Hướng dẫn số 166-HD/BTGTW ngày 05/9/2024 của Ban Tuyên giáo Trung ương về tuyên truyền kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (02/12/1964 - 02/12/2024), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hướng dẫn công tác tuyên truyền như sau:

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định – Thái Bình Thúc tiến độ Đề án phát triển metro TP. Hà Nội, TP. HCM trị giá 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định – Thái Bình 4 làn xe…   Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Thúc tiến độ Đề án phát...

[Podcast] Bản tin ngày 12/11/2024

Thứ ba, 12/11/2024 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

Đồng chí Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy...

Đồng chí Phan Tấn Cảnh, UVTV Tỉnh uỷ, Bí thư Huyện uỷ Ninh Hải tiếp và làm việc với đoàn. Tham dự buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Tiến Đức, UVTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; lãnh đạo các ban đảng Tỉnh ủy.Toàn cảnh buổi làm việc.Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW và Kế hoạch số 320- KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đại hội đảng bộ các cấp tiến...

NTO – UBND tỉnh họp nghe báo cáo hướng tuyến đường dây 220kV- 500kV Ninh Sơn

Tại cuộc họp, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (đơn vị chủ đầu tư) đã báo cáo hướng tuyến đường dây 220kV - 500kV Ninh Sơn – Ninh Phước. Dự án có điểm đầu tại trạm biến áp 500/200kV Ninh Sơn (thuộc xã Quảng Sơn) đến điểm cuối tại trạm biến áp 220kV Ninh Phước với tổng chiều dài 47,4km; trong đó, đoạn 2 mạch 43,2km và đoạn 4 mạch 4,2km có hành...

Tin nổi bật

Tin mới nhất