Powered by Techcity

Vấn đề bạo lực học đường và thiếu giáo viên tiếp tục làm ‘nóng’ Nghị trường Quốc hội

Sáng 8/11, tiếp tục chương trình chất vấn và trả lời chất vấn của Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV. Vấn đề bạo lực học đường, thiếu giáo viên tiếp tục làm “nóng” nghị trường Quốc hội.

Đại biểu Nguyễn Thị Xuân, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk trao đổi với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về vấn đề bạo lực học đường. Đại biểu bày tỏ sự đồng tình với trả lời của Bộ trưởng về nội dung này, liên quan đến những con số bạo lực học đường, những nguyên nhân. Tuy nhiên, đại biểu cũng chia sẻ, bình quân mỗi năm học, cả nước xảy ra hơn 1.500 vụ bạo lực học đường trong và ngoài nhà trường; cứ 5.200 học sinh lại có 1 học sinh đánh nhau.

Đại biểu đề nghị, vấn đề này cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các đoàn thể, trong đó có Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ và là trách nhiệm của toàn xã hội, mỗi gia đình để góp phần chấm dứt bạo lực học đường. Đại biểu Nguyễn Thị Xuân đề nghị Chính phủ cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề này.

Đại biểu Tô Văn Tám, Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum, tranh luận với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về vai trò của nhà trường và xã hội trong việc ngăn chặn bạo lực học đường.

Đại biểu Nguyễn Thị Xuân, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk chất vấn Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về bạo lực học đường. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Đại biểu Tô Văn Tám nhận thấy, mặc dù bạo lực học đường là vấn đề mà chúng ta đã có nhiều nỗ lực để xử lý, nhưng vẫn xảy ra với tính chất ngày càng phức tạp hơn.

Chia sẻ với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về vấn đề khách quan trong giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng văn hóa ứng xử đạo đức học đường, đại biểu Tô Văn Tám cho rằng, trong bối cảnh hiện nay có những giá trị văn hóa truyền thống đang bị cạnh tranh, còn những giá trị mới đang hình thành và chưa rõ, chưa được khẳng định. Do đó, đại biểu Tô Văn Tám cho rằng, vấn đề này không chỉ của ngành giáo dục mà còn là vấn đề của ngành văn hóa. Ngành văn hóa cần có giải pháp để duy trì, phát huy giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống, đồng thời định hướng, thúc đẩy, hình thành giá trị văn hóa mới và giải pháp đó như thế nào.

Đại biểu Leo Thị Lịch, Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang chất vấn Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và Phó Thủ tướng Chính phủ, đại biểu cho biết, hiện nay cả nước còn thiếu 118.253 giáo viên các cấp học, nếu vẫn tiếp tục giảm 10% viên chức theo trả lời của Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong phiên chất vấn ngày 7/11.

Tuy nhiên, đối với các địa phương vùng sâu, vùng xa, không có điều kiện thực hiện tự chủ, thì tình trạng thiếu giáo viên càng nặng nề hơn. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp nào để giải quyết tình trạng này trong thời gian tới?

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trả lời chất vấn sáng 8/11. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Trả lời về vấn đề bạo lực học đường, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, đây là ý kiến đúng đắn và sẽ được tiếp thu nghiêm túc.

Liên quan đến giải pháp xử lý, ngăn chặn bạo lực học đường, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, trong thời gian tới, Bộ sẽ tăng cường tập huấn kỹ năng sống cho học sinh khi có vấn đề nguy cơ phát sinh bạo lực với chính mình…

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cũng sẽ tăng cường tập huấn kỹ năng cho giáo viên phụ trách về vấn đề này; bổ sung bố trí vị trí chuyên trách tư vấn tâm lý học đường vào trong các cơ sở giáo dục; tăng cường triển các hoạt động vui chơi, giải trí tích cực, góp phần hạn chế, giảm khả năng phát sinh các vấn đề bạo lực, tiêu cực… Đồng thời, đẩy mạnh sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc bảo vệ con em khỏi bạo lực học đường.

Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, khâu quan trọng tạo nền tảng gốc rễ để giải quyết được vấn đề này đó là triển khai thật tốt Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với mục tiêu phát triển con người, nâng cao nhân cách đạo đức con người Việt Nam…

Trước đó, chiều 7/11, đại biểu Vương Quốc Thắng (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam) nêu, trong Báo cáo số 508 ngày 3/10/2023 của Chính phủ gửi đến các đại biểu Quốc hội đánh giá việc triển khai các nghị quyết của Quốc hội về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, tại trang 54 có tự đánh giá tình trạng bạo lực học đường diễn ra phức tạp. “Vậy theo Bộ trưởng, có những nguyên nhân nào gây ra tình trạng này và hướng khắc phục thật căn cơ của Bộ trong thời gian tới như thế nào?”, đại biểu Thắng đặt câu hỏi.

Trả lời chất vấn về vấn đề bạo lực học đường, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, theo thống kê, từ ngày 1/9/2021 đến 5/11/2023, cả nước xảy ra 699 vụ bạo lực học đường, liên quan hơn 2.016 học sinh, trong đó có 854 học sinh nữ, bình quân cứ 50 cơ sở giáo dục xảy ra 1 vụ bạo lực học đường.

Theo Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, có nhiều nguyên nhân gây ra bạo lực học đường. Trường học có trách nhiệm phát hiện, xử lý những tình huống bạo lực, nhưng giáo viên, hiệu trưởng khi phát hiện vụ việc còn lúng túng về kỹ năng xử lý. Thêm đó, qua quá trình dịch bệnh kéo dài, học sinh học online lâu, dẫn đến vấn đề tâm lý. Tâm sinh lý của tuổi đang trưởng thành cũng là yếu tố góp phần gây ra tình trạng này.

Một nguyên nhân khác, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn dẫn thống kê của Tòa án nhân dân tối cao về việc hằng năm có 220.000 vụ ly hôn, trong đó 70 – 80% có liên quan bạo lực gia đình. Học sinh trong các gia đình này có thể vừa chứng kiến bạo lực gia đình, vừa bị bạo lực, bỏ rơi. Môi trường như vậy dẫn đến tỉ lệ học sinh liên quan bạo lực học đường rất lớn. Việc ngăn chặn bạo lực gia đình, do đó theo Bộ trưởng, là rất quan trọng.

Bên cạnh đó, mạng xã hội, phim ảnh liên quan bạo lực tập thể, cũng là nguyên dẫn đến vấn đề bạo lực học đường. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT mong các ngành liên quan phối hợp để giải quyết vấn đề này.

Đối với việc thiếu giáo viên, trả lời đại biểu Leo Thị Lịch, Bộ trưởng cho biết, để giải quyết được vấn đề này, cần có giải pháp đồng bộ. Việc thiếu giáo viên thường xảy ra ở bậc mầm non và tiểu học, ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Bộ trưởng cho rằng, dù 5 năm qua, chúng ta đã sắp xếp, dồn dịch được nhiều điểm trường, tuy nhiên, công tác dồn dịch điểm trường này cần được tiếp tục thực hiện ở nhiều khu vực.

Với việc giảm biên chế 10%, qua trao đổi với các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh Tây Bắc và Tây Nguyên, Bộ trưởng đề nghị tỷ lệ này không nên đặt ra một cách cào bằng, máy móc, giống nhau ở các địa phương. Theo đó, đối với các nơi tỷ lệ biên chế viên chức giáo dục lớn hơn, thì cần cân nhắc việc giảm này để đảm bảo đủ giáo viên. Đối với những vùng có điều kiện kinh tế khá hơn, có khả năng xã hội hóa tốt hơn, cần có giải pháp chia sẻ với các tỉnh miền núi và khó khăn. Ngoài ra, cần có những giải pháp về nguồn tuyển, chuẩn bị nguồn tuyển, đầu vào, để khi các tỉnh miền núi, các vùng đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn tiến hành tuyển thì sẽ sẵn có nguồn ứng tuyển.

Theo TTXVN/Báo Tin tức

Nguồn

Cùng chủ đề

Diễn đàn lắng nghe tiếng nói của người nghèo gắn với phát động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” năm 2024

Tham dự có các đồng chí: Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Văn Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Trịnh Minh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể.Tại diễn đàn, nhiều ý kiến của người nghèo bày tỏ mong muốn được các cấp, các ngành và địa phương tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để...

Đồng chí Trần Minh Lực, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc liên khu...

Thời gian qua, hưởng ứng các cuộc vận động, các phong trào thi đua do Đảng, Nhà nước, Ủy Ban MTTQ Việt Nam phát động, cộng đồng liên khu dân cư Long Bình 1 và Long Bình 2 đã có nhiều cách làm sáng tạo trong triển khai thực hiện; vận động Nhân dân duy trì và xây dựng mô hình tự quản về an ninh trật tự; khu dân cư, hộ gia đình bảo đảm trật tự...

Các nghị quyết của Quốc hội cơ bản được triển khai nghiêm túc, có trách nhiệm

Sáng 8/11, sau 2,5 ngày làm việc nghiêm túc, tập trung, Quốc hội (QH) đã hoàn thành tốt đẹp phiên chất vấn và trả lời chất vấn liên quan việc thực hiện một số nghị quyết của QH khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ QH khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề và chất vấn.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời về bộ phim ‘Đất rừng phương Nam’

Sáng 8/11, tiếp tục phiên chất vấn, trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, quy trình thẩm định phân loại phim căn cứ điểm D, Khoản 2, Điều 18 của Luật Điện ảnh. Theo đó, bộ phim "Đất rừng phương Nam" đã được Hội đồng thẩm định phim Quốc gia tiến hành thẩm định.

Cùng tác giả

[Podcast] Bản tin ngày 25/11/2024

Thứ hai, 25/11/2024 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Đảng đoàn Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh

Tham dự có các đồng chí: Trần Minh Nam, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.Thời gian qua, Đảng đoàn Hội Liên hiệp VHNT tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt việc tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện tốt các quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là về VHNT đến CB,HV....

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 25/11, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.

Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận: Tham gia thảo luận tại Hội trường về Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quảng...

Tham gia thảo luận tại Hội trường, đại biểu Chamaléa Thị Thủy, UVTV Tỉnh ủy, đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận, cho rằng: Quảng cáo là một trong những hoạt động có sự chuyển biến nhanh nhất, dễ nhận thấy nhất trong thời đại bùng nổ thông tin của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Công nghệ kỹ thuật số đã làm cho hoạt động Quảng cáo trở nên dễ dàng hơn, thông tin quảng cáo đến...

Hội nghị phản biện xã hội dự thảo Đề án tổ chức Lễ hội Katê

Sáng 25/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị phản biện xã hội dự thảo Đề án tổ chức Lễ hội Katê (Đề án) của đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận. Đồng chí Lê Văn Bình, UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì hội nghị.

Cùng chuyên mục

[Podcast] Bản tin ngày 25/11/2024

Thứ hai, 25/11/2024 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Đảng đoàn Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh

Tham dự có các đồng chí: Trần Minh Nam, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.Thời gian qua, Đảng đoàn Hội Liên hiệp VHNT tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt việc tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện tốt các quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là về VHNT đến CB,HV....

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 25/11, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.

Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận: Tham gia thảo luận tại Hội trường về Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quảng...

Tham gia thảo luận tại Hội trường, đại biểu Chamaléa Thị Thủy, UVTV Tỉnh ủy, đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận, cho rằng: Quảng cáo là một trong những hoạt động có sự chuyển biến nhanh nhất, dễ nhận thấy nhất trong thời đại bùng nổ thông tin của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Công nghệ kỹ thuật số đã làm cho hoạt động Quảng cáo trở nên dễ dàng hơn, thông tin quảng cáo đến...

Hội nghị phản biện xã hội dự thảo Đề án tổ chức Lễ hội Katê

Sáng 25/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị phản biện xã hội dự thảo Đề án tổ chức Lễ hội Katê (Đề án) của đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận. Đồng chí Lê Văn Bình, UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì hội nghị.

Tạo môi trường để đoàn viên, thanh niên rèn luyện, cống hiến và phấn đấu vào Đảng

Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm là đội dự bị tin cậy của Đảng, thời gian qua, đoàn thanh niên các cấp tỉnh Ninh Thuận luôn chú trọng công tác phát triển đảng viên (ĐV) trong đội ngũ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN). Một trong những giải pháp hiệu quả đó là xây dựng môi trường rèn luyện để mỗi ĐVTN có cơ hội cống hiến, trưởng thành về mọi mặt.

Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng, thống nhất nhiều vấn đề quan trọng

Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành nhiều nội dung công việc. Với tinh thần làm việc khẩn trương, trách nhiệm cao, Trung ương đã thảo luận thống nhất các vấn đề quan trọng. Thống nhất cao về nhận thức và hành động Phát biểu bế mạc Hội nghị, khái quát nhấn mạnh kết quả đạt được, một số công việc cần triển khai thực hiện trong...

Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận

Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh ThuậnSau khi ký kết biên bản ghi nhớ với Sở Công thương tỉnh Ninh Thuận tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tại tỉnh Đồng Nai, Công ty cổ phần Tập đoàn Travavina vừa đề xuất khảo sát đầu tư các dự án năng lượng tại tỉnh. Công ty cổ phần Tập đoàn Travavina (gọi tắt là Tập đoàn Travavina) vừa có buổi làm việc và đề...

Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận thảo luận tại Tổ về Góp ý Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật...

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 22/11, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận thảo luận tại Tổ về Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật...

Thảo luận về sửa đổi, bổ sung một số điều của dự thảo Luật (Điều 1) tại khoản 3 (Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hạ tầng chất lượng quốc gia, tạo điều kiện xây dựng thành tiêu chuẩn quốc tế đối với các sản phẩm trọng điểm, ưu tiên, chủ lực, đặc thù của Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu của chiến...

Tin nổi bật

Tin mới nhất